VIỆt nam phật giáo sử luận nguyễn Lang Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội 1979 o0o Nguồn



tải về 5.52 Mb.
trang45/49
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích5.52 Mb.
#35590
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hán văn

01. Thiền Uyển Tập Anh

02. Tục Tạng Kinh, Thương Vụ Ấn Thư Quán in lại 1926

03. Đại Tạng Kinh, Châu Khánh Lan, Diệp Quang Xước, Thích Phạm Thành… in, 1931

04. Mông Sơn Thí Thực Khoa Nghi, Lá Bối giữ bản.

05. Ngự Chế Thiền Điển Thống Yếu Kế Đăng Lục

06. Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục

07. Đạo Giáo Nguyên Lưu

---o0o---

Anh Văn, Pháp Văn

08. Bulletn De l’Ecole Francaise d;Extrême (B.E.F.E.O), Hà Nội, 1932.

09. Le Monde, Robert Guillain, Paris, ra ngày 6.4.1961

10. Le Bouddhisme Au Vietnam, Mai Thọ Truyền, Sài Gòn, 1962

11. Informations Catholiques Internationales, số 188, Paris, ra ngày 15.3.1963

12. Levre Jaune Du Vietnam, Hélène Tournaise, Perrin, 1965.

13. The Light Of Asia, Sir Edwin Arnold

15. The Pentagone Paper, nhật báo The New York Times xb, New York, 1971

---o0o---

Quốc Văn

16. Quả Dưa Đỏ, Nguyễn Trọng Thuật, Giải thưởng Khai Trí Tiến Đức 1925

17. Chuyện Phật Đời Xưa, Đoàn Trung Còn, Agence, Saigonnaise de Publicité xb, Sài Gòn, 1931

20. Truyện Phật Thích Ca, Đoàn Trung Còn, Sài Gòn 1932

21. Phật Giáo Vấn Đáp, chùa Hưng Long

22. Tăng Đồ Nhà Phật, Đoàn Trung Còn, Sài Gòn, 1934

23. Các Tông Phái Đạo Phật Ở Viễn Đông. Đoàn Trung Còn, Sài Gòn, 1935

24. Việt Nam Tây Thuộc Sử, Đào Trinh Nhất, Sài Gòn, 1937

25. Xuân Đạo Lý, Mật Thể, 1942

26. Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Mật Thể, Tân Việt xb. Hà Nội, 1943

27. Phật Giáo, Trần Trọng Kim, Tân Việt xb, Sài Gòn, 1950

28. Phật Giáo Trong Ba bài Diễn Thuyết, Trần Trọng Kim, Tân Việt xb, Sài Gòn, 1950

29. Cụ Trần Cao Vân, Hành Sơn, Minh Tân xb, Paris, 1952

30. Phật Giáo Thuở Xưa Và Phật Giáo Ngày Nay, Trần Trọng Kim, Tân Việt xb, Sài Gòn, 1953

31. Hương Đạo Hạnh, Tâm Tấn, Liên Hoa xb, Huế, 1956

32. Lịch sử Việt Nam Hiện Kim, Phan Xuân Hòa, Sài Gòn, 1957

33. Phật Giáo Tranh Đấu Sử, Quốc Oai, Tân Sanh xb, Sài Gòn, 1963

34. Thủ Lăng Nghiêm, Tâm Minh Lê Đình Thám dịch, 2 tập, Ban Hoằng Pháp, Hội Phật Giáo thống nhất Việt Nam xb, Hà Nội, 1964

35. Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm, Nguyệt Đam và Thần Phong, Sài Gòn, 1964

36. Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam, Quốc Tuệ, Sài Gòn, 1964

37. Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam, Nam Thanh, Sài Gòn, 1964

38. Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử, Tuệ Giác, Sài Gòn, 1964

39. Phật Học Từ Điển, Đoàn Trung Còn và Huyền Mặc Đạo Nhân, Sài Gòn, 1965

40. Yến Sáng Á Châu, Phật Học Tùng Thư xb, Sài Gòn, 1965

41. Ánh ĐạoVàng, Võ Đình Cường

42. Ý Văn, Tam Ích, Lá Bối xb, Sài Gòn, 1967

43. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Sài Gòn, 1973

44. Đông Kinh Nghĩa Thục, Nguyễn Hiến Lê, Lá Bối xb, Sài Gòn, 1974

45. Thiền Sư Viền Thành, Nguyễn Văn Thoa, Môn đồ Ba La Mật và Tra Am xb, Nha Trang, 1974  

---o0o---



Tạp Chí Quốc Văn

46. Nam Phong, số 167 (1931), số 189, (1933), số 195 (1934), số 208 - 209 (1934)

47. Tiếng Chuông Sớm, số 2 (1.7.1935), số 3 (15.7.1935), số 9 (12.10.1935)

48. Viên Âm, số 2 (1.1.1934), số 8 (1.7.1934), số 13 (2.1935), số 14 (4.1935), số 15 (5.1935), số 13 (1336), số 25 (1.6.1937), số 48 (5.1942), số 52 (9.1942), số 58 (3.1945), số 59 (4.1943)

49. Đuốc Tuệ, số 2 (17.12.1935), số 11 (25.2.1936), số 29 (30.6.1936), số 32 (21.7.1936), số 54 (1.2.1937), số 60(1.5.1937), số 108 (15.5.1939), số 159 (1.7.1941)

50. Pháp Âm, số 1 (2.1937), số 5 (5.1937), số 7 (7.1937), số 10 (10.1937), số 12 (12.1937), số 13 (2.1938)

51. Tiến Hóa, số 1 (1.1938), số 2 (1.2.1938), số 3 (1.3.1938), số 8 (8.1938), số 9 (9.1938)

52.. Tam Bảo, số 2 (15.2.1937), số 5 (6.7.1937)

53. Từ Bi Âm, số 151 (7.1938)

54. Quan Âm Tạp Chí, số 1 đến 34 (24.10.1938 - 2.1943)

55. Giải Thoát, 1936

56. Thuyền Lữ

57. Bồ Đề, số 11 (17.2.1950), số 24 (28.8.1950)

58. Phật Giáo vn, số 1 (1956., số ()), số 3 (1956), số 4 (1956), số Xuân (1957), số 8 (1957), số 9 (1957), số 11, 12 (1957), số 16 đến 21 (1958), số 22 (1958), số 27 (1959), số 28 (1959)

59. Hải Triều Âm, số 1 (21.4.1964)

60. Từ Quang, số 161 (1.1966), số 237 (11.1972), số 239 (1.1973)



---o0o---
HẾT

1 . Tác phẩm này được viết vào cuối thế kỷ thứ hai 

2 . Do Trung Hoa Thư Cục ở Bắc Kinh tái bản năm 1963. Bản đầu tiên được in năm 1955. 

3 . Theo câu chuyện này, vua Hán Minh Ðế nằm mộng thấy một người vàng bay qua trước điện, sáng ra cho người đi sang Tây Vức để tìm đạo Phật. Chuyện được cho là xảy ra trong niên hiệu Vĩnh Bình thứ mười, tức là năm 67 của thế kỷ thứ nhất kỷ nguyên Tây lịch. 

4 . Hán Linh Ðế mất vào năm 189.

5 . Mâu có thể là lấy từ Mâu Ni, cũng như Thích là lấy từ Thích Ca, và Mâu Tử có thể là một cái tên có nghĩa tương đương với Thích Tử, Ðiều Ngự Tử hay Phật Tử. 

6 . Danh từ Hùng Vương có lẽ đã được viết lầm danh từ Lạc  Vương, chữ Lạc và chữ Hùng viết hơi giống nhau.

7 . Vô vi ở đây có nghĩa là niết bàn.

8 . Tịch diệt ở đây có nghĩa là niết bàn

9 . Bài tựa này có thể đọc trong ấn bản Thiền Uyển Kế Ðăng Lục do hội Phật Giáo Bắc Kỳ thực hiện năm 1943 tại Hà Nội với sự bảo trợ của trường Viễn Ðông Bác Cổ. Trong sách này, bài tựa có đề là “San khắc Truyền Ðăng Thủ Trần Gia Bản”. 

10 . Bài tựa ấn bản 1715 do một ông đồ nho viết (“sau buổi dạy học tại Chiền Ðường, một vị thiền tăng đã đến đàm luận rất lâu với tôi về kinh Phật. Những chuyện. Những chuyện bàn luận các vấn đề Phật giáo như lông rùa, sừng thỏ... Vị tăng liền lấy trong tay áo một quyển Lục tên là Tập Anh nhờ tôi sửa chữa chổ sai để in lại”). Ông đồ này có thể là giỏi về Hán học nhưng lời văn chứng tỏ sức học Phật kém, ưa dùng từ ngữ Phật mà dùng không được chính. IIng ta nói rằn ông đã làm công việc hiệu đính này trong 10 ngày. Ta không biết tình trạng trong bản văn mà vị thiền tăng (có lẽ là Thích Như Trí) đem tới nhờ ông ta sửa chữa ra sao, nhưng ta rất nghi có lẽ vì sức học Phật non yếu mà ông đồ này đã làm hại đến bản văn kia không ít. Bản in 1715 cũng còn đầy dẫy những sai lầm; chỉ những người quen thuộc lắm với loịa ngữ lục Thiền học mới có thể tự hiệu đính được những đoạn đã trở nên vô nghĩa vì tam sao thất bổn. Thích Như Trí có lẽ không đủ tự tin về Hán học nhưng giao bản thảo kia cho một nhà nho ngôn ngữ Phật giáo còn bập bẹ thì qsủa là một chuyện đáng làm cho ta ngạc nhiên vậy. 


11 . Truyền thống Ấn Ðộ thường ít có khuynh hướng ghi chép lịch sử tông môn hơn truyền thống Trung Hoa. 

12 . Hai vị thiền sư triều Lý có khuynh hướng thần bí ma thuật. 

13 . Tại cung điện vua Ðường từ nay sẽ vắng tiếng giảng kinh của Ngài, trong khi đó lênh đênh ngoài biển cả, đạo đức của Ngài làm hương hoa nổi khắp mặt biển. 

14 . Trên con đường vè, mưa làm thấm dập chiếc áo vải thô và gió làm phai lạt bớt mùi hương của chiếc ấn ngài mang theo - áo và ấn đây là tùy thân của thiền sư đắc truyền. 

15 . Biển vắng không thuyền bè đi lại, làm sao tôi nhận được tin tức của ngài sau này. 

16 . Sách Thiền Uyển Tập Anh trong đoạn nói về thiền sư Sùng Phạm có nhắc đến tên Vô Ngại, một vị thiền sư ngụ ở chùa Pháp Vân và dạy Thiền học vào thế kỷ thứ mười. Nhưng đây không phải là Vô Ngại thượng nhân mà Thẩm Thuyên kỳ nói tới. 

17 . Y Vương Tích Vị Ðàm: Phật được gọi là Y vương, vua của các thầy thuốc, chữa được mọi tâm bệnh. Y vương ở đây có nghĩa là Phật pháp. 

18 . Hổ Khê: pháp sư Huệ Viễn ít khi đưa khách qua khỏi con khe chảy ngang trước núi. Pháp sư một lần cùng khách đàm luận về Ðạo Phật vì vui câu chuyên nên đã đi qua khe, có một con hổ rống lên vì lấy làm lạ.


19 . Trần Văn Giáp nói ông không hiểu câu: “Kim hựu hữu Pháp Ðắc Hiền Thượng Pháp Sĩ ư Tỳ Ni Ða Lưu Chi truyền tam tổ Phái, vi bồ tát trung nhân...” Ông nói: “Bao nhiêu tên người được kể ra trong sáu chữ Pháp, Ðắc, Hiền, Thượng, Pháp, Sĩ này?” Theo chúng tôi, đây là một lối ấn loát. Hai chữ “Ðắc và Pháp” đã được đặt nhầm chỗ. Ðáng lý phải để: “Kim hựu hữu Pháp Hiền thượng sĩ, đắc pháp ư Tỳ Ni Ða Lưu Chi, truyền tam tổ phái, vi bồ tát trung nhân”. Nghĩa câu này trở nên rõ ràng: nay lại có thượng sĩ Pháp Hiền (thượng sĩ là danh hiệu tôn xưng một vị cao đức, như thượng sĩ Tuệ Trungv.v...) đắc pháp với Tỳ Ni Ða Lưu Chi, truyền tông phái của tam tổ, là một vị bồ tát sống...” 

20 . Trần Văn Giáp trong Le bouddhisme En Annam Des Origines Au XIII è Siècle, nêu ra nghi vấn cho rằng nếu Ðàm Thiên mất vào khoảng 479-484 thì làm sao biết Tỳ Ni Ða Lưu Chi và Pháp Hiền vốn đã hành đạo vào cuối thế kỷ kế tiếp. Và ông cho rằng Tùy Cao Ðế nói tới trong Thuyền Uyển Tập Anh phải là Tề Cao Ðế... Thực ra Ðàm Thiên không những sống qua thời đại nhà Tề mà còn sống vào thời đại nhà Trần và Tùy nữa. sách Thích Thị Thông Giám (cuốn 6) của Bản Giác nói: Ðàm Thiên, khi nước Tề diệt thì vào nước Trần thì gặp được tác phẩm Nhiếp Ðại Thừa Luận mà đất Bắc chưa bao giờ nghe nói đến. Khi nhà Tùy ủng hộ chính pháp, Ðàm Thiên liền vượt sông đem kinh qua. Sách Phật Tổ Thống Ký (quyển 40) cũng nói: “Tùy Văn Ðế, năm thứ bảy sau khi lên ngôi chiếu ban cho pháp sư Ðàm Thiên hiệu Chiêu Huyền Ðại Sa Môn Thống. Năm thứ 14, chiếu lập chùa Thiền Ðịnh, triệu Pháp sư Ðàm Thiên triệu tập 120 vị danh đức hải nội về ở”. Vua Văn Ðế nhà Tùy (Tùy Cao Tổ) lên ngôi năm 582, ngay sau thời gian Phật giáo bị vua Võ Ðế nhà Bắc Chu đàn áp, bắt tăng đồ hoàn tục, lấy tự viện cho các vị công hầu sử dụng. Tùy Văn Ðế ngay sau khi lên ngôi đã ra lệnh thiết lập lại mọi tự do hành đạo và ủng hộ Phật giáo hết mực. Ðàm Thiên cộng tác với vua trong việc trùng hưng đạo Phật, hẳn biết rõ về tình trạng Phật giáo Giao Châu. Dẫn chứng của Thông Biện rất hợp với những sự kiện này. 


21 . Mạn Ðà La: Phạn ngữ là Mandala, đồ hình tròn trong đó các Ðức Phật và Bồ tát được sắp xếp theo những lề lối khác nhau để tượng trưng cho Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới nói đến trong Mật Giáo. Thai Tạng Giáo là tượng trưng cho nguyên lý (lý) và nguyên nhân (nhân) trong khi Kim Cương Giới tượng trưng cho trí tuệ (trí) và kết quả (quả). 


22 . Nguyên văn bài kệ: 

Có tử tất có sinh

Có sinh tất có tử

Tử khiến cho người buồn

Sinh làm người vui vẻ

Buồn vui thật vô cùng

Bổng nhiên sinh bỉ thử

Với chuyện tử sinh đừng để tâm chi

Án tô rô tô rô tất rị!

(Hữu tử tức hữu sinh

Hữu sinh tất hữu tử

Tử vi thế sở bi

Sinh vi thế sở hỷ

Bi hỷ lưỡng vô cùng

Hốt nhiên thành bỉ thử

Ư chư sinh tử bất quan hoài

Án tô rô tô rô tất rị!) 


23 . Tam Ma Ðịa (Samadhi) là thiền định: Tổng trì Tam Ma đại (Dharanisamadhi) là thiền định về tổng trì 

24 . Kim xỉ là răng vàng. Có lẽ là xứ Miến Ðiện

25 . Mười tám đứa con là thập bát tử, viết chung lại thì thành chữ Lý, tức nhà Lý. 

26 . Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép: “Vua thích giết người; phàm người bị hành hình thì sai lấy cỏ tranh quấn vào người mà đốt cho lửa cháy gần hết; hoặc sai người ... (lược) lấy dao ngắn, dao cùn, xẻ từng mảnh để không cho chết chóng... (lược). Ði đánh dẹp bắt được tù thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút, sai người làm lao dưới nước, dồn cả vào trong ấy, đến khi triều lên thì ngập nước mà chết... (lược), từng róc mía ở đầu sư Quách Ngang, giả lỡ tay, lưỡi dao trượt xuống đầu nhà sư chảy máu, rồi cả cười.. 
 

27 . Mùa kết hạ; Varsas, tức là ba tháng mùa mưa, trong thời gian này chư tăng an cư tĩnh tu không ra khỏi tu viện.

28 . Ý thiền sư Vô Ngôn Thông là thiền hay thiền sư không phải làmột cái gì có thể định nghĩa được, như cây thoan lư kia, nhìn thẳng vào đó thì thấy ngay, khỏi cần qua trung gian ngôn ngữ và khái niệm. Thiền là sự tỉnh thức, sự sinh hoạt trong thế giới thực tại chỉ có thể thể nghiệm mà không thể đàm luận và giảng giải.

29 . Nhất đại sự nhân duyên: Lý do lớn của sự xuất hiện của Phật trên đời, tức là khai mở cho chúng sinh thấy, hiểu, giác ngộ và thâm nhập tri kiến Phật (khai thị ngộ nhập Phật tri kiến - Kinh Diệu Pháp Liên Hoa).

30 . Diệu tâm: Tâm màu nhiệm.

31 . Chính pháp nhãn tạng: Kho tàng của cải thấy về chính pháp.


32 . Thực tướng vô tướng: Chân lý không màu sắc.


33 . Pháp môn tam muội: Phương pháp thiền định.


34 . Những tu viện của Luật Tông, lấy giới luật làm căn bản cho giáo lý.


35 . A tăng kỳ kiếp: Vô số kiếp


36 . “Ðạt thời biến cảnh thị, bất ngộ vĩnh quai sơ”.

37 . “Nhất thiết chư pháp giai tòng tâm sinh, tâm vô sở sinh, pháp vô sở trú, nhược đạt tâm địa, sở vô tác ngại”.


38 . Ðạo vô hình tượng

Xúc mục phi dao

Tự phản suy cầu

Mạc cầu tha đắc

Túng nhiêu cầu đắc

Ðắc tức bất chân

(Lược)

Sở dĩ tam thế chư Phật, lịch đại tổ sư



Ấn thụ tâm truyền, diệc như thị thuyết

39 . Liễu ngộ chân tâm khai tuệ nhãn

Biến hóa linh thông hiện thực tướng

Hành trú tọa ngọa độc trác nhiên

Ứng hiện hóa thân bất khả lượng

Tuy nhiên sung mãn biến hư không 

Quán lai bất biến như hữu tướng

Thế gian vô vật khả tỷ huống

Trường hiện linh quang minh lãng lãng

Thường thời diễn thuyết bất tư nghị

Vô đắc nhất ngôn dĩ vô đương

(Chú thêm: trong thơ ca Nguyện học va một số thiền sư Việt Nam, có sự lẫn lộn ít nhiều với thơ ca của các thiền sư Trung Quốc. Xem Hà Văn Tấn: Vấn đề văn bản học các tác phẩm văn học Phật Giáo Việt Nam. Tạp chí văn học, số 4-1992 - N.HC.)


40 . Ðây là ví dụ thoại đầu mà Quy Sơn dùng cho Hương Nghiêm, một đệ tử thông minh học rộng, nhưng chưa có chiều sâu tu chứng: “Tôi không muốn hỏi về những kiến thức của ông. Tôi chỉ muốn hỏi xem trong đời sống thường nhật của ông, ông đã thấy được gì. Hãy tùy tiện nói ra một câu xem? Ông hãy nói cho tôi xem trước khi được cha mẹ ông sinh ra thì mặt mũi của ông như thế nào?” Hương Nghiêm không trả lời được. Ông nói: “Xin thầy dạy con đi”. Quy Sơn: “Nếu tôi nói kiến giải của tôi cho ông nghe thì có lợi ích gì cho ông đâu?” Hương Nghiêm về đốt hết sách vở, bắt đầu vào thực tế Thiền quán, sau này nhân cuốc đất làm văng một hột sỏi vào thân tre [cốc] một cái, liền hoắt nhiên khai ngộ. Quy Sơn đã dùng một thoại đầu.


41 . Nghĩa cứu cánh: Chân lý tuyệt đối


42 . Giác hải tâm như hải

Thông Huyền đạo hựu huyền

Thần thông kiêm biến hóa

Nhất Phật nhất thần tiên.




43 . Bất bạo động

44 . Kiến Văn Tiểu Lục: “Tôi có thu thập văn còn sót trên đá và trên đồng được vài chục bài... (lược). Nhân đây lục ít bài có danh để biết đại khái cách thức: bài minh trên chuông chùa Thiên Phúc, núi Phật Tích, dựng niên hiệu Nguyên Hóa thứ 9 triều Lý, sư Huệ Hưng soạn; bài minh trên bia chùa Hội Khánh ở Sùng Nghiêm, Ái Châu, dựng niên hiệu Ðại Khánh thứ 9, sư Pháp Bảo soạn; bài minh trên bia tháp Hội Khánh ở núi Ngọc Già, dựng niên hiệu Hội Phong thứ nhất, pháp sư Lê Kim soạn; bài bia ở bảo tháp Sùng Thiện Diên Linh ở núi Long Ðội (thuộc huyện Duy Tiên) dựng niên hiệu Duệ Vũ thứ hai, binh bộ viên ngoại lang là Mai Công Bật soạn; bài bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn, làng Ngọ Xá, huyện Vĩnh Phúc, dựng niên hiệu Duệ Vũ thứ bảy, sư Pháp Bảo soạn; bài bia chùa Diên Phúc, làmg Cổ Việt, dựng năm Ðại Khánh thứ tư, do môn khách của Ðỗ Anh Vũ là Công Diệm soạn...”

45 . Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép là năm Ðinh Dậu (1237). Ðây chép theo bài tựa sách Thiền Tông Chỉ Nam do chính tay Trần Thái Tông viết


46 . Thái Tổ: Trần Thừa, cha của Thái Tông, khi Thái Tông lên ngôi ông ta được phong Thượng Hoàng.

47 . Tỳ trước chư hương thiệt tham vị

Nhãn manh chúng sắc nhĩ văn chương

Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách

Nhật viễn gia hương vạn lý trình




48 . Bãi đãng cuồng phong quát địa sinh

Ngư ông lúy túy điếu chu hoành

Tứ thì vân hợp âm mài sắc

Nhất phái ba thiên cố động thanh

Vũ cước trận thôi phiêu lịch lịch

Lôi xa luân chuyển nô oanh oanh

Tam thời, trần liễm: thiên binh tĩnh

Nguyệt lạc trường giang dạ kỷ canh




49 . “Ðã làm vua thì không còn có thể theo ý thích của riêng mình được nữa, mà phải lấy ý thích của dân làm ý thích của mình, lấy lòng dân làm lòng mình”.

50 . “Nhật vãng gia hương vạn lý trình”: (ngày hết quê xa vạn dặm đường) (Tứ Sơn) hay “Hoàng hà cửu khúc vị quân cử, một thiệp đồ trình tự đáo gia” (chín khúc sông Hằng khai tuệ nhãn, đường xa không bước vẫn về nhà (Niêm Tụng Kệ)

51 . Thụ dụng thân là báo thân (Sambhogakaya) một trong tam thân của Phật sử dụng vào sự lợi ích tu chứng của kẻ khác.

52 . Vô vị chân nhân xích nhục đoàn

Hồng hồng bạch mạc tương quan

Thùy tri vân quyên trường không tĩnh

Thúy lộ thiên biên nhất dạng sơn

(Phổ Khuyết Sắc Thân)


53 . Tứ sơ tiễu bích vạn thanh tùng

Liễu ngộ đô vô vạn vật không

Hỷ đắc lư nhi gtam cước tại

Mạch ky đã sấn thượng phong cao




54 . Bách Trượng thiền sư nghe một tiếng hét của Mã Tổ thiền sư, điếc đặc ba ngày.

55 . Phong đã tùng quan, nguyệt chiếu đình

Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh

Cá trung tư vị vô nhân thức

Phó dữ sơn tăng thưởng đáo minh




56 . Con cả của An Sinh Vương là Tung. Sách Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư trong phần nói về vua Trần Minh Tông, có ghi lời bàn của Ngô Sĩ Liên nưh sau:

“Vua vốn là người hậu với thân thuộc trong họ, đối với người vài vế trên mà quý hiển lại càng tôn kính lắm. Phàm kẻ thần hạ người nào có tên trung với những người ấy đều đổi cho tên khác. Như người tên là Ðộ đổi thành Sư Mạnh vì tên Ðộ trùng với tên Thượng Phụ (Trần Thủ Ðộ), tên là Tung thì đổi thành tên Thúc Cao, vì tên Tung trùng với tên Hưng Ninh Vương con trưởng của An Sinh Vương”. Có những bản in lầm An Sinh Vương thành An Ninh Vương. Ta chưa từng nghe ai có tước hiệu là An Ninh Vương bao giờ. Hưng Ninh Vương là con của An Sinh Vương Trần Liễu. Chữ sinh trong An Sinh Vương đã bị khắc lầm thành chữ Ninh chỉ vì trước đó đã có chữ ninh trong Hưng Ninh Vương.




57 . Trúc Thiên tiên sinh, trong bản dịch Thượng Sĩ Ngữ Lục (Ðại Học Vạn Hạnh xuất bản, 1969) nói rằng bài Thượng Sĩ Hành Trạng là do Pháp Loa viết. Thực ra, chính Nhân Tông đã tự tay viết tài liệu này trong đó vua gọi Trần Thánh Tông là Dụ Lăng và hoàng hậu Thiên Cảm là mẫu hậu. Chính vua lúc ấy 29 tuổi, đã tự mình đi thỉnh Thượng Sĩ (thầy học của mình) đến dự tuần trai tăng cầu siêu cho mẹ. Pháp Loa, hồi Tuệ Trung mất (1291) mới lên bảy tuổi. Pháp Loa sau này chỉ làm công việc biên chép sách Thượng Sĩ Ngữ Lục từ những tài liệu do Nhân Tông trao lại. Nhân Tông đã hiệu khảo và viết về hành trạng Thượng Sĩ, bởi chính vua là người gần gũi và sống với Thượng Sĩ nhiều năm với tư cách là một người học trò thân yêu của Thượng Sĩ.

58 . Tuệ Trung cũng rất khâm phục đức độ và đạo đức của Thánh Tông. Sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục còn giữ lại một bài thơ của Tuệ Trung để ca ngợi đạo học của Thánh Tông.

59 . Vô thường chư pháp lành

Tâm nghi tôi tiện sinh

Bản lai vô nhất vật

Phi chủng diệc phi manh

Nhật nhật đối cảnh thì

Cảnh cảnh tòng tâm xuất

Tâm cảnh bản lai vô

Xứ xứ ba la mật

Nghiết thảo dữ nghiết nhục

Chúng sinh các sở thuộc

Xuân lai bách thảo sinh

Hà xứ kiến tội phúc?




60 . Trì giới kiêm nhẫn nhục

Chiêu tội bất chiêu phúc

Dục tri vô tội phúc

Phi trì giới nhẫn nhục

Như nhân thượng thụ thời

An Trung tự cầu nguy

Như nhân bất thượng thụ

Phong nguyệt hà sở vi?




61 . Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, Pháp Loa biên tập, Trần Nhân Tông khảo đính, Trần Khắc Chung đề bạt. Tác phẩm này được in nhiều lần đời Trần. Bản hiện có là bản in năm 1943 do sa môn Thanh Cừ chùa Pháp Vũ viết vào năm ấy. Các bản in này đều có mang một bài lược dẫn của Tỳ Khưu Huệ Nguyên chùa Long Ðộng núi Yên Tử viết trong một dịp trùng sang năm 1763. Sách gồm có bốn phần:

Phần I: Ðối Cơ (tương đối từng căn cơ), gồm những mẫu đối thoại giữa Tuệ Trung với môn đệ học giả.

Phần II: Cử Công Án, gồm có 13 công án, mỗi công án có lời niêm (nhận xét) và một bài kệ tụng của Tuệ Trung.

Phần III: Thi Tụng, gồm có 49 bài vừa thơ vừa kệ của Tuệ Trung.

Phần IV: Thượng Sĩ Hành Trạng (con người và sự nghiệp của Thượng Sĩ), do Trần Nhân Tông viết. Sau bài của Trần Nhân Tông là một số bài kệ ca tụng đạo học của Tuệ Trung do các vị đệ tử nổi danh của Trần Nhân Tông viết.

Hiện có một bản dịch quốc ngữ của Trúc Thiên, do Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Sài Gòn, xuất bản năm 1969.




62 . Chữ nghi trong câu “Thế gian nghi vọng bất nghi chân” có lẽ vốn là chữ chép lầm

63 . Ðồng tử đây là Thiện Tài Ðồng Tử, nói đến trong kinh Hoa Nghiêm (phẩm Nhập Pháp Giới). Thiện Tài đến với Bồ tát Văn Thù Sư Lợi và phát tâm tu học, sau đó đi dần về phương Nam tham vấn với 53 bậc thiện tri thức và nhờ đó mà chứng nhận được pháp giới, tức là pháp giới, tức là thế giới thực tại. Ở các thiền viện thường thấy tượng đức Quán Âm Bồ tát bên cạnh có một đồng tử chắp tay tham lễ: đó là cuộc tham vấn thứ 27 giữa Thiện Tài và Bồ Tát Quan Âm.


64 . Sách Tam Tổ Thực Lục gọi là “Kim Phật”

65 . Sau khi những trận đánh ở biên giới Lào Việt kết thúc vào mùa hè năm 1295, Trúc Lâm đã từng đi thực tập xuất gia ở chùa Vũ Lâm (ở làng Vũ Lâm đã từng đi thực tập, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Mãi đến năm 1299 vua mới chính thức xuất gia tại núi Yên Tử. tại Vũ Lâm có sẵn một hành cung của Nhân Tông vì Nhân Tông tập sự xuất gia tại đó nên hành cung được biến thành chùa Vũ Lâm.

66 . Hồng thấp bác quy cước

Hoàng hương chích mã yên



tải về 5.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương