VIỆt nam phật giáo sử luận nguyễn Lang Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội 1979 o0o Nguồn



tải về 5.52 Mb.
trang42/49
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích5.52 Mb.
#35590
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   49

CUỘC ĐẢO CHÍNH NGÀY 1.11.1963


Phái đoàn Liên Hiệp Quốc chưa hoàn tất được việc điều tra thì ngày 1.11.1963 một cuộc đảo chính đã xảy ra ở Sài Gòn: Quân đội Việt Nam Công Hòa đã đứng dậy lật độ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Cuộc đảo chính này được chuẩn bị từ cuối tháng Bảy nhưng mãi đến đầu tháng Mười một mới thực hiện được bởi các tướng lãnh trong quân đội đã gặp nhiều khó khăn.

Chính quyền Ngô Đình Diệm biết rằng lòng dân căm phẫn cho nên đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng để ngăn ngừa những âm mưu đảo chính.

Trước hết, chính quyền ra lệnh thuyên chuyển các tướng lãnh tư lệnh các Vùng Chiến Thuật. Tướng Tôn Thất Đính từ Vùng Hai được đem về Vùng Ba. Tướng Huỳnh Văn Cao về Vùng Bốn. Tướng Nguyễn Khánh về Vùng Hai. Tướng Đỗ Cao Trí về Vùng Một. Những tướng bị nghi ngờ thì được triệu về Sài Gòn giữ những chức vụ không có quân trong tay. Tướng Trần Văn Đôn làm cố vấn quân sự cho Phủ Tổng Thống. Tướng Dương Văn Minh cũng vậy. Hai lực lượng hùng hậu nhất mà chính quyền tin cậy là Lực Lượng Đặc Biệt do trung tá Lê Quang Tung làm tư lệnh và Lữ Đoàn Liên Minh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ mà chủ lực đóng tại thành Cộng Hòa, Dinh Gia Long, nơi cư ngụ của tổng thống và cố vấn, cũng được bố phòng rất chặt chẽ và có đủ sức chống lại chiến xa của quân đảo chính ít nhất là trong mười hai giờ.

---o0o---

VAI TRÒ CỦA NHỮNG CẤP CHỈ HUY TRẺ TRONG QUÂN ĐỘI


Những vị tướng lãnh đầu tiên nghĩ đến chuyện đảo chính là Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim và Dương Văn Minh. Nhóm tướng lãnh này chuẩn bị cuộc đảo chính rất kỹ lưỡng, có thể nói là chậm chạp nữa. Áp lực trong quần chúng và trong quân đội rất lớn, những các tướng vì sợ thất bại như những lần đảo chính trước nên đã chần chừ rất nhiều. Một mặt họ muốn Hoa Kỳ cam kết là không xen vào phá hoại chương trình của họ, một mặt họ lại không tin lời cam kết của Hoa Kỳ, sợ Hoa Kỳ phản bội vào giờ chót.

Nên biết rằng lúc này dư luận thế giới và dư luận dân chúng Hoa Kỳ đã nổi lên chống chế độ Ngô Đình Diệm kịch liệt và Hoa Thịnh Đốn đã hết hy vọng làm áp lực được cho chính quyền Ngô Đình Diệm thực thi bản Thông Cáo Chung hoặc trục xuất hai vợ chồng ông cố vấn Ngô Đình Nhu ra khỏi chính quyền. Theo tài liệu mật Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ có ý muốn ủng hộ một cuộc đảo chính tại Sài Gòn để diệt trừ ông Ngô Đình Nhu. Cũng theo tài liệu này, tình báo C.I.A. báo cáo có ít ra là mười nhóm âm mưu đảo chính. Chính những nhóm tướng tá trẻ trong quân đội đã làm áp lực cho các tướng lãnh cấp cao ngồi lại với nhau để nói chuyện lật đổ chính quyền. Các nhóm tướng trẻ này thấy các tướng lãnh cấp cao chần chờ lâu quá nên đã tự động sắp xếp kế hoạch cấp tốc và liều lĩnh để mau đạt được mục đích. Tướng Dương Văn Minh cầm đầu cuộc đảo chính đã chần chừ khá lâu trong thời gian từ giữa tháng Chín đến đầu tháng Mười, một phần vi nghi kỵ Hoa Kỳ, một phần vị sợ cuộc chính biến sẽ làm đổ máu nhiều quá. Sự hình thành của những nhóm đảo chính trẻ đã thúc đẩy các tướng lãnh rất mạnh 406.

---o0o---

CÁC TƯỚNG LÃNH NGỜ VỰC HOA KỲ


Từ sau ngày chính quyền càn quét các chùa, đại sứ Henri Cobot Lodge can thiệp để đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (V.O.A.) cải chính tin đã loan báo rằng quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự vào việc càn quét chùa chiền 20.8.1963 như chính quyền ông Diệm đã phao vu.

Tướng Dương Văn Minh lại còn yêu cầu Hoa Kỳ tuyên bố ngưng viện trợ chính quyền Ngô Đình Diệm để tỏ thiện chí sẽ không phá hoại âm mưu đảo chính. Cũng vì vậy từ hồi tháng Tám. Hoa Thịnh Đốn đã bí mật cho phép đại sứ Lodge tuyên bố cắt viện trợ cho chính phủ Diệm bất cứ lúc nào mà ông đại sứ thấy cần thiết. Lực Lượng Đặc Biệt mà ông Diệm đã sử dụng để càn quét chùa chiền đêm 20.8.1963 cũng được cắt viện trợ từ cuối tháng này. Lực lượng này được Hoa Kỳ trang bị rất tối tân. Sự cắt đứt viện trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm được thực hiện dần dần bắt đầu từ tháng Mười.

Như vậy đài V.O.A. đã cải chính tin quân đội có tham dự vào việc càn quét chùa chiền và chính quyền Hoa Kỳ đã tuyên bố ngưng viện trợ cho chính phủ Diệm. Tuy vậy các tướng lãnh vẫn còn nghi ngờ là tướng Paul Harkins của Hoa Kỳ và ông Jonh Richardso, giám đốc tình báo C.I.A. sẽ tìm cách phá hoại cuộc đảo chính. Tướng Harkins, ông Richardson và ông đại sứ Nolting đều được coi như là những người có cảm tình với ông Ngô Đình Diệm.

Các tướng lãnh chủ mưu trong cuộc cách mạng vì sự nghi ngờ ấy đã không tiết lộ cho Hoa Kỳ biết chiến lược của họ.

---o0o---

TIẾN TRÌNH CỦA ĐẢO CHÍNH

Tướng Trần Văn Đôn đã có công thuyết phục các tướng Tôn Thất Đính tham dự vào công cuộc lật đổ chính quyền. Tướng Đính lúc này thực sự có binh quyền trong tay: ông vừa làm tư lệnh Vùng Ba vừa chỉ huy quân sự thủ đô. Ông được ông Ngô Đình Nhu tin cẩn.

Theo tài liệu của Ngũ Giác Đài, ông Ngô Đình Nhu đã nghe phong phanh về cuộc đảo chính và có với tướng Đính vào để nhờ giăng một cái bẫy đảo chính giả với mục đích tiêu diệt những tướng tá muốn đảo chính. Tướng Đính đã về thuật lại với các đồng chí của mình. Các tướng vẫn lo ngại một số đơn vị quân đội còn trung thành với ông Diệm nên đã đưa những đơn vị này đi hành quân ở những vùng khá xa Sài Gòn để các đơn vị này không kịp về cứu ứng trong ngày có cách mạng.

Họ còn tổ chức hai chiến dịch Phi Hỏa và Hắc Dịch tại miền Tây và cho tướng Đính vào thuyết phục tổng thống Diệm cho bớt một số binh sĩ thuộc Lữ Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ và thuộc Lực Lượng Đặc Biệt tham gia . Ông lại còn thuyết phục để sư đoàn 7 đóng ở Mỹ Tho được sát nhập vào quân đoàn Vùng Ba Chiến Thuật do ông làm tư lệnh.

Nữa đêm rạng ngày 31.10.1963, tướng Đính hạ lệnh cấm trại toàn thể quân đoàn Vùng Ba Chiến Thuật. Rồi ông ủy đại tá Nguyễn Hữu Có xuống Mỹ Tho đoạt quyền tư lệnh Sư Đoàn 7. Sau đó đại tá Nguyễn Hữu Có đem một đơn vị tới bắc Mỹ Thuận tịch thu hết tất cả tàu bè để cản đường về thủ đô của bất cứ đơn vị nào của quân đoàn Vùng Bốn Chiến Thuật. Như vậy là Sư Đoàn 7, một sư đoàn đã từng góp phần lớn trong việc đàn áp cuộc đảo chính ngày 11.11. 1960 đã được trấn ngự.

Các tướng lãnh đã chặn ba nẻo chính có thể tiến quân về thủ đô: con đường từ Lục Tỉnh về thì do đại tá Nguyễn Hữu Có án ngữ tại Phú Lâm. Con đường miền Tây có thiếu tướng Mai Hữu Xuân với quân lực Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Con đường từ miền Bắc có đại tá Vĩnh Lộc với chiến đoàn Vạn Kiếp. Các tướng này vừa có nhiệm vụ cản đường những đạo quân từ xa kéo về “cứu giá” vừa có nhiệm vụ bao vây và tiến đánh các lực lượng phòng thủ của chính quyền.

Sáng 1.11.1963, trung tướng Trần Văn Đôn triệu tập cấp chỉ huy của một số đơn vị quân đội đồn trú tại Sài Gòn và các vùng phụ cận, những vị từ cấp Úy đến cấp Tá mà ông nghi có thể còn trung thành với chế độ. Về tới Tổng Tham Mưu, các vị nầy bị tướng Đôn cầm chân để cho quân lính của họ trở thành “rắn không đầu”. Cũng vào sáng hôm ấy, nhiều đơn vị trong đó có chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến đã được âm thầm di chuyển về tới tận thủ đô.

Đại sứ Henri Cabot Lodge giờ này vẫn chưa hay biết gì về cuộc đảo chính. Vào hồi mười giờ sáng, ông đưa đô đốc Harry Felt vào dinh Gia Long để ông này từ biệt tổng thống Diệm về nước.

Trưa hôm ấy, tướng Đôn cũng mời tất cả các tướng lãnh đến dùng cơm tại trụ sở Tổng Tham Mưu. Trong bữa cơm, ông Dương Văn Minh đứng dậy đề nghị tất cả tướng lãnh tham dự vào cuộc lật đổ bạo quyền. Hầu hết đều vỗ tay hưởng ứng nồng nhiệt. Đại tá Lê Quang Tung, tư lệnh Lực Lượng Đặc Biệt đứng dậy phản đối bỏ về. Ông bị bắt ngay sau khi ra khỏi nơi đó.

Vào lúc 1 giờ 30 chiều hôm đó, tiếng súng Cách Mạng đầu tiên nổ. Thiếu tướng Mai Hữu Xuân chế ngự ngay được đơn vị của Lực Lượng Đặc Biệt đóng tại Tân Sơn Nhất. Theo xa lộ Biên Hòa, các đơn vị của chiến đoàn Vạn Kiếp và Thủy Quân Lục Chiến rầm rộ tiến về thủ đô, chiếm Đài Phát Thanh, Tổng Nha Cảnh Sát, Ty Cảnh Sát Đô Thành và Nha Viễn Thông của Bộ Nội Vụ. Thành Cộng Hòa, nơi đồn trú của Lữ Đoàn Liên Minh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, cũng tức thời bị vây hãm.

Đài Phát Thanh được quân Cách Mạng chiếm vào lúc 1 giờ 45’ đài bắt đầu phát thanh tiếng nói của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Hội Đồng Cách Mạng kêu gọi tổng thống Ngô Đình Diệm từ chức. Các tướng lãnh ra điều kiện là nếu ra hàng, hai ông Diệm và Nhu sẽ được bảo đảm tính mạng và đưa ra ngoại quốc. Cố vấn Ngô Đình Nhu cho mời các tướng vào dinh thương thuyết, nhưng lời mời bị các tướng bác bỏ.

Từ trong thành Cộng Hòa, Lữ Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ dùng đại bác và đại liên chống trả. Họ có tới bốn mươi xe thiết giáp. Cuộc tấn công thành Cộng Hòa khởi sự từ 5 giờ 55 chiều, đến 7 giờ, lực lượng này đầu hàng.   

---o0o---



tải về 5.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương