VIỆt nam phật giáo sử luận nguyễn Lang Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội 1979 o0o Nguồn



tải về 5.52 Mb.
trang49/49
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích5.52 Mb.
#35590
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49

III. Vấn đề bắt bớ và giam giữ Phật giáo đồ

Chính phủ lập một Ban Điều Tra để xét lại các hồ sơ khiếu nại của Phật giáo. Tất cả những ai có liên can đến cuộc vận động thực hiện năm nguyện vọng của Tổng Hội Phật giáo đề ra, bất luận ở đâu, sẽ được tổng thống đặc biệt khoan hồng. Chính phủ sẽ xác nhận lệnh sửa sai đã ban ra cho các cán bộ để thực thi chính sách bình đẳng tôn giáo của chính phủ.

IV. Tự do truyền đạo và hành giáo.

1. Những sinh hoạt thuần túy tôn giáo và thường xuyên như ngày 14, rằm, 30, mồng một, cầu siêu, cầu an hay các ngày vía nếu làm trong phạm vi nhà cửa hay trụ sở Hội thì khỏi phải xin phép.

Các sinh hoạt bất thường và ngoài phạm vi nhà chùa hay trụ sở Hội thì phải xin phép.

2. Về vấn đề các chùa làng có tính cách thuần túy địa phương. Trung ương cần phải có thì giờ gom góp đủ hồ sơ liên hệ. Vì thế, trong khi chờ đợi, chỉ có thể cho bầu lại ban quản trị mới của các chùa làng nếu xét thấy cần, hầu để cho giới phật tử được tham gia quyền quản trị các chùa này.

3. Xác nhận thông tư số 16-TPP.TTK ngày 23.9.1960 không áp dụng cho việc tiếp nhận cũng như tạo mãi động sản và bất động sản của Phật giáo.

4. Dành mọi sjư dễ dàng cho các sư xây cất (chùa, trường học và cơ sở từ thiện)

V. Trách nhiệm và trợ giúp.

Những cán bộ có trách nhiệm về các vụ đã xảy ra từ ngày 8 tháng 5 năm 1963, bất kỳ thuộc thành phần nào, cũng sẽ bị nghiêm trị, nếu cuộc điều tra đang tiến hành chứng tỏ lỗi của họ.

Sự cứu trợ gia đình nạn nhân đang là một mối lo âu của các cơ quan xã hội và của chính quyền.

Các gia đình nạn nhân ở Huế đã được trợ giúp kịp thời và có thể được trợ giúp thêm tùy theo gia cảnh từng người.

Ủy Ban Liên Bộ sẽ phụ trách theo dõi việc thi hành các điều khoản trên nhất là tại các địa phương.

Nếu có sự lệch lạc Tổng Hội Phật giáo sẽ kịp thời báo tin cho Ủy Ban Liên Bộ

Lập thành hai bản chính tại Sài Gòn

Ngày 16.6.1963.

PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO                     ỦY BAN LIÊN BỘ 

Ký tên                                                       Ký tên

Thượng tọa Thích Thiện Minh                      Nguyễn Ngọc Thơ

                Thích Tâm Châu                                             Nguyễn Đình Thuần

                Thích Thiện Hoa                                             Bùi Văn Lượng

KHÁN


Hòa thượng Hội Chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam 

Ký tên: THÍCH TỊNH KHIẾT

Những diều được ghi trong Thông Cáo Chung này đã được tôi chấp nhận nguyên tắc ngay từ đầu.

Ký tên: NGÔ ĐÌNH DIỆM




381 . Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam. Quốc Tuệ, Sài Gòn 1964, trang137

382 . Sách đã dẫn, trang 143-144

383 . Cuộc Đấu tranh Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam, Nam Thanh, Sài Gòn 1964, trang 26

384 . Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử. Tuệ Giác, Sài Gòn 1964, trang 172.

385 . Theo thư của thiền sư Thiện Minh gửi Ủy Ban Liên Bộ ngày 1.7.1963, trong Công Cuộc Tranh Đáu Của Phật Giáo Việt Nam. Quốc Tuệ, Sài Gòn 1964, trang 172.

386 . Sách đã dẫn, trang 156-158

387 . Sách vừa dẫn, trang 162-166

388 . Bác sĩ Lê Khắc Quyến, sau khi bị chính quyền ép ký biên bản cuộc khám nghiệm, đã từ chức giám đốc Bệnh Viện Trung Ương và khoa trưởng trường Đại Học Y Khoa Huế. Sau vụ này, các giáo sư ngoại quốc đang dạy tại trường Y Khoa Huế đều từ chức bỏ về nước để phản đối chính quyền Sài Gòn vì họ đã biết rõ sự thực về cuộc khám nghiệm.


389 . Đọc toàn văn lá thư này trong Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam, sách đã dẫn, trang 170-174.

390 . Sách vừa dẫn, trang 193-194

391 . Sách Phật Giáo Đấu Tranh do Quốc Oai biên soạn (Tấn Sanh, 1963) có in danh sách 21 vị tăn ni bị cảnh sát đã thương trầm trọng ngày 17.7.1963. Theo Quốc Oai, tất cả các vị tăng ni trong cuộc biểu tình ngày 17.7.1963 đều bị đánh đập, không nhiều thì ít. Cảnh sát xé nát áo nhiều người. Có vị bị thương máu me đầy người.

392 . Bản kê khai một số hành động vi phạm Thông Cáo Chung Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam. Quốc Tuệ, trang 276-278.

393 . Phật Giáo Tranh Đấu. Quốc Oai, trang 135-140.

394 . Sách đã dẫn, trang 137-140

395 . Một tháng sau, trung tá Trần Thanh Chiêu được công khai tuyên dương công trạng và được gắn Trung Dũng Bội Tinh (Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật Giáo Việt Nam. Quốc Tuệ, trang 231).


396 . Sách đã dẫn, trang 237-239.

397 . Sách vừa dẫn, trang 318-319.

398 . Sách vừa dẫn, trang 278-291)


399 . Công Cuộc Tranh Đấu Của Phật giáo Việt Nam. Quốc Tuệ, trang 362.


400 . Bà Ngô Đình Nhu đã từng gọi hành động tự thiêu của các thiền sư là “nướng chả” và đã từng tuyên bố công khai với báo chí trong nước và ngoại quốc là các vị tăng càng tự thiêu càng nhiều thì bà càng vỗ tay hoan hô.


401 . U.S.O.M. là United State Operation Mission.

402 . The Pentagone Papers do nhật báoThe New York Times xuất bản năm 1971, New Yorl.

403 . Sau ngày cách mạng thành công, người ta tìm ra được ngôi mộ của Quách Thị Trang tại nghĩa địa Gò Vấp.

404 . Cảnh Sát Chiến Đấu đã phá cổng và leo tường, thâm nhập vào trường Chu Văn An để đàn áp học sinh. Học sinh bắt loa kêu gọi cảnh sát và quân đội ủng hộ cuộc đấu tranh của họ. Sau khi cảnh sát thâm nhập vào trường, học sinh bắt đầu kháng cự lại. Họ liệng bàn ghế từ trên lầu xuống làm hàng chục cảnh sát viên bị thương. Họ cầm cự được trong nhiều giờ trước khi bị chế ngự. Chỉ có độ 100 học sinh leo tường sau trốn sang được khu cư xá đại học, còn tất cả đều bị bắt.

405 . Tại Liên Hiệp Quốc lúc này người đại diện của chính phủ Ngô Đình Diệm alf nhà bác học Bửu Hội từ Phi Châu được lệnh bay sang Nữu Ước vào đầu tháng Chín để lãnh đạo Phái Đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc. Tại Sài Gòn thân mẫu của ông là ni sư Diệu Huệ, nghe tin con mình đang vận động che dấu sự thực về cuộc đàn áp Phật giáo tại Việt Nam, đã tìm mọi cách liên lạc với ông để khuyên ông từ bỏ công việc đó. Tại Nữu Ước, thiền sư Nhất Hạnh đã gặp ông Bửu Hội tới hai lần để khuyên ông từ chức, nhưng không được ông nghe lời. Ngày 20.10.1963, thân mẫu của ông họp báo tại Sài Gòn tuyên bố bà không còn nhận ông Bửu Hội là con nữa.


406 . Tài liệu bí mật Ngũ Giác Đài cũng khẳng định rằng các tướng lãnh cao cấp trên bị thúc đẩy bởi những cuộc âm mưu đảo chính của các tướng tá trẻ tuổi. Điện văn của đại sứ Lodge gửi về Hoa Thịnh Đốn ngày 5.10.1963 cho biết là sáng hôm ấy tướng Minh đã nói rằng một trong những nguyên n do khiến ông phải hành động mau chóng là vì có nhiều cấp chỉ huy đơn vị sư đoàn, đại đội v.v… đang âm thầm chuẩn bị đảo chính của riêng họ, và nếu ông không hành động mau thì “những cuộc đảo chính ấy có thể thất bại” và có thể làm hư hết công chuyện. Tướng Minh cũng nhấn mạnh rằng cuộc đảo chính là việc của ông và các tướng lãnh khác trong quân đội, và ông không muốn Hoa Kỳ xen vào. Ông chỉ cần Hoa Kỳ cam kết là không tìm cách “thọc gậy bánh xe” mà thôi.


tải về 5.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương