VIỆt nam phật giáo sử luận nguyễn Lang Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội 1979 o0o Nguồn



tải về 5.52 Mb.
trang46/49
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích5.52 Mb.
#35590
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49

Sơn tăng trì tịnh giới

Ðồng tọa bất đồng xan




67 . Khắc Chung nói với người Chiêm Thành rằng trước khi công chúa lên hỏa đàn chết theo vua Chiêm thì nên để công chúa ra ngòai bờ biển để làm lễ chiêu hồn ở ven trời, đốn linh hồn vua Chiêm cùng về hỏa đàn. Người Chiêm nghe theo; Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về. Lênh đênh loanh quanh mãi ở đường biển, mười tháng sau mới về đến kinh sư. Theo sách Ðại Nam Nhất Thống Chí, công chúa Huyền Trân sau khi về nước đã xuất gia tu học tại chùa Nộn Sơn, xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản tỉnh Nam Ðịnh.

68 . Huệ Võ Ðại Vương Quốc Chẩn.

69 . Am Ngọa Vân thực ra ở trên một ngọn thuộc về dãy Yên Sinh, phía tây dãy Yên Tử và thấp hơn Yên Tử, nhưng đường lên có phần khó khăn hơn. Ở đó, ngoài Ngọa Vân Am còn có Phật Hoàng bảo tháp song đã bị phá phách nghiêm trọng vì sự lơ là của người có trách nhiệm từ sau 1945 (N.H.C.).



70 . Khúc lục thằng sàng: ghế này dùng trong thiền viện

71 . Ðệ nhất nghĩa đế: chân lý tuyệt đối.

72 . Tám chữ tháo tung: Tám chữ là “sinh diệt diệt dĩ, tịch diệc vi lạc” (sinh và diệt sau khi đã diệt rồi, thì đó là niềm vui niết bàn). Kinh Niết Bàn, phẩm Thánh Hạnh, kể chuyện Bồ Tát Tuyết Sơn hy sinh cho quỷ La sát ăn thịt để được nghe nửa sau của bài kệ, gồm có tám chữ. Toàn bài kệ như sau:

“Chư hạnh vô thường

Thị sinh diệt pháp

Sinh diệt diệt dĩ



Tịch diệt vi lạc”.


73 . Trạo cử là trạng thái lay động, hôn trầm là trạng thái mê muội

74 . Ðây là những nguyên tắc thiền đạo của phái Lâm Tế, do Lâm Tế thiền sư sáng tạo.

75 . Hàn Sơn và Thập Ðắc là hai cao tăng ẩn sĩ

76 . Tưởng Hủ và Tây Hồ là hai vị xử sĩ, một người ưa chơi trúc, một người ưa chơi mai.

77 . Quỳ: tên một loại thú ở núi, chỉ đi một chân


78 . Lập lại câu “Nhân trước y tiền hoàn bất thị” (chấp theo lối cũ là sai lạc) mà Trúc Lâm thường dùng để đáp nhiều câu hỏi của thiền giả đặt ra.

79 . Ở các chương trên, tác giả phiên âm là Tiêu Diêu, cũng chỉ là một người (N.H.C.)

80 . Ðây là danh hiệu Phật.

81 . Quán đỉnh (Abhíecani) là một nghi thức Mật Giáo. Ngày xưa khi vị vua Ấn Ðộ lên ngôi, người ta lấy nước bốn biển rưới lên đầu vua trong ý niệm cầu chúc vua nối tiếp sự nghiệp đế vương một cách bền vững. Mật Giáo đã phỏng theo ý này. Có hai loại lễ quán đỉnh của Mật Giáo: Một là truyền giáo quán đỉnh, để trao truyền bí pháp cho người kế chức vụ A Xà Lê. Truyền giáo quán đỉnh cũng được gọi là truyền pháp quán đỉnh, hay là để thọ chức quán đỉnh. Hai là kết duyên quán đỉnh, phép quán đỉnh trao cho những người muốn được kết duyên với Phật Giáo. Trong các lễ quán đỉnh này, những câu châm ngôn thần chú được tuyên đọc. Anh Tông Văn Huệ Vương, Uy Huệ Vương là những người chỉ được nhận phép kết duyên quán đỉnh.

82 . Người bị tướng nhà Minh là Trương Phụ giết. Khi ông tới dinh Trương Phụ để thi hành một sứ mạng ngoại giao của vua Trần Trùng Quang (1409-1413) giao cho. Trương Phụ đã cho ông ăn cỗ đầu lâu. Ông đã ăn để tỏ đởm lược và khí phách của mình. Trương Phụ cho ông về, nhưng sau nghe lời dèm liền sai quân đuổi theo bắt lại. Ông đã mắng Trương Phụ là ngược tặc cướp nước. Trương Phụ giận sai đem đánh chết.

83 . Mê tân: Bến mê

84 . Từ phiệt: bè từ tế độ

85 . Bài thơ này trích trong khảo luận của Hoàng Xuân Hãn về Nguyễn Biểu đăng trong Khai Trí Tiến Ðức Tập San: số 2 và 3 năm 1941, Hà Nội. 

86 . Các vua đời Lý đã dựng trên ba mươi ngôi chùa: vua Thái Tổ dựng lên các chùa Hưng Thiên Ngự, Thắng Nghiêm, Ðại Giáo (1010), Vạn Thọ, Tứ Ðại Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng Thánh Thọ (1011), Thiên Quang, Thiên Ðức (1016), Chân Giáo (1024), Diên Hựu (1049); vua Thánh Tông dựng các chùa Ðông Lâm, Tỉnh Lự (1055), Báo Thiên (1056), Thiên Phúc, Thiên Thọ (1057), Sùng Nghiêm Báo Ðức (1059), Nhị Thiên Vương (1070), vua Nhân Tông dựng các chùa Lãm Sơn (1086), Vĩnh Phúc (1100), Sùng Phúc (1115), Quảng Giáo (1121), Hộ Thánh (1124); Vua Thần Tông dựng các chùa Quảng Nghiêm Tứ Thánh (1130), Thiên ninh, Thiên Thành (1133); Vua Anh Tông dựng các chùa Vĩnh Long, Phúc Thánh (1144); vua Cao Tông dựng các chùa Thánh Huân (1206). Vào khoảng mười ngôi chùa khác do các vua Lý dựng chưa kể được tên. Ðến đời Trần một số trong các chùa kể trên đổ nát, không được xây dựng lại.

Các vua Trần cũng dựng thêm chùa, nhưng các quốc tự được chính quyền chu cấp có lẽ chỉ vào số 15 ngôi.




87 . Thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú”, trích trong Tâm Kinh Bát Nhã.

88 . Nếu ở nơi xa xôi cách trở thì số người trong hội đồng có thể rút xuống 5 vị.

89 . Giới tử: những người sắp được thụ giới

90 . Giới Cụ Túc: giới tỳ khưu. Cụ túc có nghĩa là hoàn toàn đầy đủ.

91 . Lời tán dương nước từ bi của Quán Thế Âm: “Hoặc đọng dưới ngòi bút rồng của đấng quân vương sẽ làm cho sóng ơn tràn khắp, hoặc đọng trên cành liễu của Bồ tát tưới thành cam lộ” (Hoặc tại quân vương long bút hạ tán tác ân ba, hoặc cư Bồ tát dương liễu đầu sái vi cam lộ).


92 . Xin xem chú thích Quán đỉnh ở Chương XVI: “Tổng quan về Phật Giáo đời Trần” tập I

93 . Tứ hoàng thệ nguyện: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ; phiền não vô tận thệ nguyện đoạn; pháp môn vô thượng thệ nguyện học; Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

94 . Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ðại Than thiền sư là một vị quốc sư

95 . Năm 1311, vua Chiêm Thành là Chế Chí sai trại chủ Câu Chiêm sang triều cống Ðại Việt. Ðoàn Nhữ Hài dụ Câu Chiêm, nói rằng nếu Câu Chiêm giúp làm nội ứng để Ðại Việt đánh Chiêm Thành thì sẽ được hậu đãi. Rồi phao tin Chế Chí phản trắc, đem quân sang đánh Chiêm Thành. Lại năm 1376, khi Chế Bồng Nga cho đem mười mâm vàng sang để tạ tội và ước hẹn sẽ tôn trọng điều cam kết không quấy phá biên giới Ðại Việt nữa thì Ðỗ Tử Bình lúc bấy giờ đang trấn giữ Châu Hóa, giấu vàng đi làm của riêng, và tâu về triều là Chế Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nên đem quân sang đánh. Vua Duệ Tông giận lắm bèn thân chinh đi đánh Chiêm Thành.


96 . Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư 


97 . Dười thời vua Dụ Tông

98 . Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư 

99 . Việt Sử Tiêu Án

100 . Kiến Văn Tiểu Lục


101 . Khâm Ðịnh Việt Sử Khâm Giám Cương Mục

102 . Hội Tao Ðàn do Lê Thánh Tông lập ra năm 1495 để sáng tác và phê bình văn học. Lê Thánh Tông là Tao Ðàn nguyên soái. Các ông Thân Nhân Trung, Ðỗ Nhuận, Thái Thuận là phó nguyên soái. Lương Thế Vinh làm Tao Ðàn sái phu. Hội Tao Ðàn có chừng ba mươi người.

103 . Kiến Văn Tiểu Lục

104 . Thật ra, quyền này chỉ là tương truyền, chưa ai nhìn thấy tận mắt văn bản. (N.H.C)

105 . Người tỉnh Hải Dương, làm chức Thượng Thư triều vua Lê Hiển Tông.

106 . Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, Hà Nội, 1970

107 . Ðèn Hàn Tử: đèn của Hàn Dũ; thơ Hàn Dũ (đời Ðường) có câu: “Phần cao du di kế quỹ, hằng ngột ngột dĩ dùng niên” nghĩa là đốt đèn dầu để tiếp nối bóng mặt trời, thường cặm cụi suốt năm.

Gối Ôn Công: Ôn Công (đời Tống) chăm học, sắm một các gồi tròn để nằm đọc sách. Hể buồn ngũ thì gối lăn, đánh thức mình dậy.

Trà Triệu Châu: Thiền sư Triệu Châu (778-897) hỏi một trong hai vị tăng mới đến: “Thầy đã đến đây lần nào chưa?” Trả lời: “Chưa”. Triệu Châu nói: “Uống trà đi”. Lại hỏi vị tăng kia: “Thầy đã đến đây lần nào chưa?” Trả lời: “Rồi”. Triệu Châu nói: Uống trà đi”. Vị Viện Chủ thiền viện hỏi Triệu Châu: “Người chưa từng đến thì dạy “uống trà đi” còn vị đã từng đến cũng dạy “uống trà đi, thế là thế nào?” Triệu Châu gọi: “Viện Chủ!” Viện Chủ đáp: “Dạ!” Triệu Châu nói: “Uống trà đi”. Câu chuyện đó trở thành công án thiền học.

Bánh Vân Môn: Một hôm có vị thiền giả đến thăm thiền sư Vân Môn (881-966). Vân Môn cầm một chiếc bánh đưa lên, không nói gì; vị thiền giả lĩnh hội ngay được thiền ý khỏi cần qua trung gian văn tự.

Củi Tuyết Phong: Tuyết Phong Nghĩa Tồn thiền sư (822-908) một hôm đem đặt một bó cũi trước mặt thiền sư Lương Giới (người sáng lập tông Tào Ðộng). Lương Giới hỏi: “Nặng nhiều ít?” Tuyết Phong: “Cả loài người trên mặt đất xúm lại cũng không đỡ lên nổi”. Lương Giới: “Sao đem tới đây được?” Thiền sư Tuyết Phong không trả lời được.

Ðá Thạch Ðầu: Mã Tổ tss (707-786) hỏi Ẩn Phong: “Ði Ðâu?” Ẩn Phong đáp: “Ði lên núi Thạch Ðầu”. Mã Tổ: “Ðường lên núi Thạch Ðầu đá trơn nguy hiễm lắm”. Ẩn Phong: “Ðã có cây gậy tùy thân, không lo”. Liền đi tới Thạch Ðầu Sơn chống gậy nói: “Tông chỉ nào?” Thạch Ðầu la lên: “Trời xanh, Trời xanh”. Ẩn Phong lặng yên, về kể chuyện ấy với Mã Tổ. Mã Tổ nói: “Nếu tới lần nữa mà ông ta còn nói “trời xanh,trời xanh” thì đằng hắng hai lần. Ẩn Phong y lời, tới hỏi cùng câu hỏi. Thạch Ðầu đằng hắng hai lần, Ẩn Phong không biết nói ra sao, liền trở về báo cáo với Mã Tổ. Tổ nói: “Ta đã nói: đường lên Thạch Ðầu đá trơn lắm mà người không tin.”




108 . Hát kệ là hát những bài kệ (hoặc những bài thơ) của các thiền sư để lại.


109 . Thực ra Thiền tông truyền tâm (chứ không phải tông) chỉ nam quốc ngữ hành chỉ là một cách gọi khác của bài Thiền tông bản hạnh mà thôi. Cách gọi này thấy in trong bản khắc (mộc bản) năm Bỏa Ðại thứ bảy (1932), Nguyên văn: An Tử Sơn Trúc Lâm Trần Triều Thiền Tông truyền tâm quốc ngữ hành. Hai ông Ðinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên đã lược bớt phần đầu và in sai một chữ, đồng thời cho rằng đây là bài hát kệ còn giữ được từ đời Trần; nhưng có phần chắc đây là sáng tác của Thiền sư Chân Nguyên thế kỷ XVII đúng như ý kiến ông Nguyễn Lang (N.H.C)


110 . Từ Ðạo Hạnh họ Từ tên Lộ, con của Từ Vinh, làm chức tăng quan đô sát dưới triều Lý

111 . Làng An Lãng là sinh quán của Từ Ðạo Hạnh

112 . Tức chùa Thầy ở Quốc Oai tỉnh Sơn Tây


113 . Lý Tế Xuyên, giữ chức trung phẩm phụng ngự, trông coi Ðại Tạng Kinh. Ông viết Việt Ðiện U Linh Tập vào năm 1329

114 . Tức Không Lộ thiền sư, phái Vô Ngôn Thông, mất năm 1141.

115 . Chùa Thần Quang tức là chùa Keo, làng Dũng Nghĩa, tỉnh Thái Bình. Chùa Hành Thiện, cũng được gọi là chùa Keo, nhưng lại ở Xuân Trường, Nam Hà.

116 . Chi tiết này cũng nói trong sách Lĩnh Nam Chích Quái, nhưng không có trong sách Thuyền Uyển Tập Anh 

117 . Chi tiết này chỉ Việt Ðiện U Linh chép, không có trong Thuyền Uyển Tập Anh và Lĩnh Nam Chích Quái.

118 . Có lẽ là Miến Ðiện

119 . Tất cả đoạn này, nói về việc ba người gặp ông già chở sang Tây Trúc bằng đường thủy và bà già dạy pháp thuật, đều không nằm trong Thuyền Uyển Tập Anh và Lĩnh Nam Chích Quái 

120 . Ðoạn nói về Giác Hoàng, Sách Việt Ðiện U Linh không chép

121 . Chi tiết “đi vào núi mà tịch” không có trong Thiền Uyển Tập Anh. Chi tiết về ngày mồng bảy tháng Ba chỉ có trong sách Việt Ðiện U Linh Tập 


122 . Sách Lĩnh Nam Chích Quái lắm khi cho Minh Không và Không Lộ là hai nhân vật khác nhau. Thiền sư Không Lộ, theo Thuyền Uyển Tập Anh họ Nguyễn chứ không phải họ Dương.

123 . Chi tiết về Tứ Ðại Khí cùng bài kệ chỉ thấy chép trong Thuyền Uyển Tập Anh 

124 . Chuyện nồi cơm đãi sứ giả và chuyện làm phép cho thuyền đi nhanh chỉ thấy chép trong Việt Ðiện U Linh Tập.

125 . Chuyện chảo dầu và những cây đinh, Lĩnh Nam Chích Quái không nói tới

126 . Vở chèo Quan Âm Thị Kính, Vũ Khắc Khoan giới thiệu, nhà xuất bản Ðào Tấn, Sài Gòn, 1966 

127 . Vũ Khắc Khoan, Vở chèoQuan Âm Thị Kính, Sài Gòn, 1966 

128 . Tranh dân gian diễn tả những hình ảnh này còn giữ được lại tới ngày nay.

129 . Một tác phẩm sân khấu bình dân đã ra đời nói về chuyến du hành của Quan Âm dưói Âm phủ, đó là vở Quan Âm du hành đại phủ. Năm 1935, Tú Tòng Khê có hợp tác với nhà in Xưa Nay ở Sài Gòn để xuất bản bằng quốc ngữ vỡ tuống này. Năm 1934, nhà in Bảo Tồn ở Sài Gòn cũng có in Quan Âm du hành địa phủ, nhưng đây lại là những bài hát vọng cổ. 

130 . Trong truyện Quan Âm Thị Kính có những câu sau đây cũng nói về Tam Thân của Phật:

Hóa thân thì mượn chân thân

Siêu thân thì lượm tinh thần đem đi.


131 . Diệu Thiện được gọi là Chúa Ba, công chúa thứ ba

132 . Kiến văn tiểu lục cho biết năm Giáp ngọ (1714) niên hiệu Vĩnh Thịnh, Hương Hải thiền sư 87 tuổi. Theo cách tính tuổi ta thì ông phải sinh năm Mậu thìn (1628) niên hiệu Vĩnh Tộ thứ mười đời Lê Thần Tông (N.H.C)

133 . Theo Kiến Văn Tỉeu Lục. Theo Thích Trí Hiếu, thì số tác phẩm của Hương Hải là hai mươi cuốn (Ðuốc Tuệ, số 7, ra ngày 21.1.1936, Hà Nội).

134 . Thực ra, Trịnh Căn đã chết từ năm 1709. Vì thế người đến thăm chùa Nguyệt Ðường phải là Trịnh Cương, lên nắm phủ Chúa trong những năm 1709-1729 (N.H.C)


135 . Bài thơ do Thiền sư Thích Trí Hiếu, trú trì chùa Xích Ðằng Nguyệt Ðường cho đăng trong Ðuốc Tuệ số 7, ra ngày 21.1.1936, Hà Nội).

136 . Theo Kiến văn tiểu lục, Hương Hải Thiền sư chết ngày 12 tháng năm năm Ất mùi (1715) (N.H.C).

137 . Chá Cô Khúc là một điệu hát vui giọng Nam ở Cổ Nhạc Phủ, khiến người miền Nam ở đất khách mỗi khi nghi lòng nhớ nhà. Thơ Hoàng Dĩnh Kiên có câu:

Trong nhà có khách Giang Nam viếng

Ðừng hát Chá Cô theo gió xuân.

(Tọa thượng nhược hữu Giang Nam Khách

Mạc hướng xuân phong xướng Chá cô)


138 . Thích Trí Hiếu có cho in trong tập san Ðuốc Tuệ số 7, ra ngày 21.1.1936, hai bài thơ của Hương Hải, một bài ngâm vịnh cảnh xuân, một bài đề tặng quan trấn thủ Sơn Tây. Sau đây là hai bài ấy, không thấy chép trong Kiến Văn Tiểu Lục:

1. Tam dương khai thái chuyển hồng quân

Cửu thập thiều quang sắc sắc tân

Dạ tính thanh phong chiêu ngọc lộ

Nhật tình thụy khí ái từ vân

Sơn cao lâm thụ hy kỳ mỹ

Bình địa viên hoa phức úc huân

Xứ xứ nghênh trường ca vạn thọ

Nhân nhân hòa mục vĩnh thiên xuân.

2. Hướng minh quy mệnh sự quân vương

Yết kiến tôn công khánh thọ đường

Tài dụng kinh luân kim đức hạnh

Ân thi lễ nghĩa quý văn chương

Ngoại trừ đạo tặc bình dân ái

Nội dưỡng chinh liêm sĩ tốt cường.

Quyền trấn Nam giao danh tứ hải.

Khuông phù quốc chính lạc quần phương.


139 . Trong Kế Ðăng Lục câu đầu là: “Sấu trúc trường tùng trích thúy hương”, câu ba là: “Bất tri thùy trú Nguyên Tây tự”.


140 . Theo Lê Mạnh Thát trong vài Về tác giả bài thơ “Xuân Nhật tức sự”. Tạp chí văn học, số 1-1984, thì “trong số 40 bài thơ do Lê Quý Ðôn chép lại trong Kiến Văn Tiểu Lục nói là của thiền sư Hương Hải, có đén 32 bài là của tác giả Trung Quốc đời Tống mà ta có thể tìm lại trong các sách Trung Quốc hiện còn” (N.H.C.)

141 . Như Lai Tạng là nền tảng mầu nhiệm của mọi hiện hữu.

142 . Năm thứ tâm hương để cúng đường Phật: giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.

143 . Nê ngưu: Trâu làm bằng đất bùn. Trâu đất bùn đi vào biển không để lại dấu vết.

144 . Nhắc câu “niêm” dau đây của Trần Thái Tông:

Một đám bạch vân qua trước động

Bao nhiêu chim chóc lẩn đường về

(Nhất phiến bạch vân hoành cốc khẩu

Ký đa quy điểu tận mê sào)


145 . Lòng rồi tức là lòng rỗi, sự thảnh thơi không bị bó buộc của tâm hồn.

146 . Danh hiệu của Phật 

147 . Hòa thượng Bổn Kiểu Khoáng Viên là đệ tử của thiền sư Ðạo Mân, đời thứ ba mươi mốt, phái Lâm Tế, ở chùa Thiên Khai, Quảng Ðông. Ðạo Mân có để lại một bài kệ truyền pháp sau đây:

Ðạo bổn nguyên thành Phật Tổ Tiên

Minh như hồng nhật lệ trung thiên

Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ



Chiếu thế chân đăng vặn cổ huyền.


148 . Sách Hải Ngoại Kỷ Sự còn cho biết là trong thời gian chúa Nguyễn Phúc Trăn (1678-1691) trị vì ông cũng đã được chúa mời thỉnh tới hai lần nhưng chưa đi được. Lần này ông qua là do chúa Nguyễn Phúc Chu mời. Hai sứ giả được chúa cử sang mời Thạch Liêm là Trần Thiêm Quang và Ngô Tư Quan chứ không phải là thiền sư Nguyên Thiều. Sách Hải Ngoại Kỷ Sự cũng không hề đề cập đến Nguyên Thiều.


149 . Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, 1943 Hà Nội.

150 . Thạch Liêm, Hải Ngoại Kỷ Sự

151 . Theo sách Hoa Di Biến Thái, trích trong bản dịch Hải Ngoại kỷ Sự,Viện Ðại Học Huế, 1963.

152 . Ðại Nam Thực Lục Tiền Biên nói Nguyên Thiều ra Thuận Hóa lập chùa Quốc Ân và tháp Phổ Ðồng. Nhưng hiện không thấy dấu vết tháp Phổ Ðồng ở chùa Quốc Ân.

153 . Hải Ngoại Kỷ Sự 

154 . Núi Thiên Ấn vuông vức như quả ấn. Núi này có rất nhiều đá son có thẻ mài thành mực đỏ để chấm bài học trò. Chân núi phía nam có hòn nhỏ gọi là hòn Triện, phía Bắc có núi Lã Vọng, phía Ðông tiếp núi Tam Thai, phía Tây giáp núi Long Ðầu.

155 . Tài liệu trong Tây Ninh xưa và nay  của Huỳnh Minh, 1972

156 . Theo tài liệu của Ðắc Nhất, chùa Thường Tín Hà Nội, viết trong Ðuốc Tuệ số 20 ra ngày 20.3.1938

157 . Cây sào và dây cỏ là dụng cụ ngư phủ dùng để mang cá về một nơi, tức là sự sống thường nhật. Hai câu của Thủy Nguyệt có ý nói là từ trong sự sống hàng ngày mà sự giác ngộ hiển hiện


158 . Tục truyền Ðạt Ma cưỡi trên một bông lau trắng, vượt biển mà về Ấn Ðộ 

159 . Thiền sư Giác Lãng Ðạo Thịnh hiệu Trượng Nhân, người Kiến Ninh, họ Trương, xuất gia hồi mười chín tuổi với thiền sư Thụy Nham ở núi Mộng Bút. Sau đến tham học với thiền sư Nguyên Lai ở chùa Năng Nhân, núi Bắc Sơn. Sau nữa lại tham khảo với Ðông Uyển Cảnh và đắc pháp với vị này.



160 . Ðại Nam Nhất Thống Chí chép: “Chùa Thiền Lâm ở xã An Cựu, tương truyền do Hòa thượng Thạch Liêm kiến tạo, cảch trí rất u tịch. Ngụy Tây Sơn thái sư Bùi Ðắc Tuyên chiếm ở. Sau Ðắc Tuyên thất bại. Người trong làng nhân theo nền cũ sửa chữa lại. Bản triều khoảng đời Gia Long, Thừa Thiên cao hoàng hậu bỏ tiền ra kiến trúc lại. Nay dần dần hư nát, chỉ còn ngôi chính điện. Phía tả chùa có một quả chuông đồng lớn cao hơn bốn thước vòng lưng sáu thước, dày bảy tấc, có khắc chữ “Lê Vỉnh Thịnh thập nhị niên chú”.

161 . Sách này do Thạch Liêm viết trong thời gian lưu trú tại Ðại Việt. Sách chia làm sáu cuốn, ghi chép cuộc hành trình của tác giả và những bài văn thơ tác giả đã làm trong thời gian ấy. Sách lại có bốn bài tựa; một trong bốn bài được ký tên Ðại Việt Quóc Vương Nguyễn Phúc Chu, đệ tử thọ Bồ Tát Giới, pháp danh Hưng Long, viết ở phương trượng Tịnh danh trong Giác Vương Nội Viện. Bài tựa này viết vào tháng Sáu năm Giáp Tý (1696), trước ngày hồi hương của Thạch Liêm. (có lẽ tác giả tính nhầm. Năm 1696 phải là năm Bính tý-N.H.C.). Sách được khắc bản vào khoảng năm 1699. Bản của chúng tôi sử dụng là bản được tàng trữ trong Ðông Dương Văn Khố tại Ðông Kinh, Nhật Bản. Một bản dịch quốc ngữ của Viện Ðại Học Huế được thực hiện năm 1963, chỉ tiếc các dịch giả không am tường mấy về danh từ Phật học nên có nhiều chỗ làm oan cho tư tưởng Thạch Liêm.

162 . Ở các tỉnh ta thấy những ngôi chùa mang biển ngạch sắc tứ ký tên Thiên Túng Ðạo Nhân (đạo hiệu của Chúa Nguyễn Phúc Chu) hoặc Từ Tế Ðạo Nhân (đạo hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát).

163 . Con gái quan thiếu phó Tống Phúc Vĩnh. Bà mất năm 1696 trước khi về nước mấy tháng, thọ bốn mươi bốn tuổi, được truy tôn là Quốc Thái Phu Nhân.

164 . “Ðộng tĩnh nhị tướng liễu nhiên bất sinh”” chữ trong kinh Lăng Nghiêm được Bồ Tát Quán Thế Âm dùng để diễn tả quá trình quan sát âm thanh để chứng ngộ của ông.

165 . Bản điều trần này sau đó được ông soạn thảo lại thành một bản khác gồm có 18 điều. Số là chúa Nguyễn Phúc Chu một hôm muốn học phép trì chú cầu mưa và tạnh; thay vì dạy những bài chú này, Thạch Liêm “Ðem những việc chính trị bàn luận mấy ngày hôm trước, chép lại từng điều làm thành một bản “Lập Quốc Chính Ước” gồm có 18 điểm, đều là những việc thương lính, yêu dân, lợi nước, kỷ cương, pháp độ, chép từng điểm rõ ràng.” Chúa đọc xong rất mừng, đem 18 điều này khắc bản yết lên cửa phủ để hiểu dụ văn võ quan dân.

166 . Hồi Thạch Liêm về nước, ông có để lại hai người đệ tử: Khánh Ngu và Thiên Vũ. Hưng Triệt chắc là pháp danh của một trong hai người này. Khánh Ngu làm hậu đường chùa Trường Thọ, còn Thiên Vũ làm tri khách

167 . Kinh Dịch là một tác phẩm Lão học. Những tư tưởng của Chu Dịch mà các nho gia đem ra nói của Khổng Tử vốn là tư tưởng triết học của Lão giáo

168 . Xem chương XXIII

169 . Rất tiếc chúng tôi chưa có duyên tìm được sách này. Sách viết vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười tám.

170 . Thơ của Hương Hải:

Nguyên lai tam giáo đồng nhất thể

Nhậm vận hà tằng lý hữu thiên.


171 . Ba nguyên: tinh, khí và thần.


172 . Hàn dũ làm chức gián nghị đại phu, là tác giả tập Nguyên Ðạo và bài Sớ ngăn việc rước xá lợi Phật. Lý luận bài Phật trong hai tác phẩm này rất là đơn giản: Phật Giáo bỏ đạo quân thần phụ tử mà đi tìm thanh tịnh tịch diệt; tăng đồ không tăng gia sản xuất; Phật là dân xứ dã man. Biện pháp của ông đề nghị rất mạnh: đạo kỳ sở đạo (Nho hóa đạo Phật), nhân kỳ nhân (bắt tăng sĩ trở ra thế tục), hỏa kỳ thứ (đốt kinh Phật), lư kỳ cư (tịch thu tu viện). Sớ của ông không được vua Ðường chấp nhận, và ông bị biếm.



tải về 5.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   41   42   43   44   45   46   47   48   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương