VIỆt nam cộng hòA 10 ngày cuối cùNG



tải về 1.71 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích1.71 Mb.
#38155
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

QUỐC VƯƠNG FAISAL

Muốn Viện Trợ Cho Việt Nam Cộng Hòa

Theo Frank Snepp thì trong những cuộc th­ương thuyết con thoi giữa các nước Trung Đông nhằm giải quyết hòa bình giữa các nước Ả Rập và Do Thái, vào ngày 19 tháng 3 năm 1975, Ngoại Trưởng Henry Kissinger ghé thăm nước Ả Rập Saudi (Saudi Arabia,) quốc gia sản xuất dầu hỏa hàng đầu của thế giới. Ngày 23 tháng 3 trước khi rời Riyad, Thủ Đô Saudi Arabia, Ngoại Trưởng Kissinger vô cùng ngạc nhiên khi Quốc Vương Faisal, vốn là một người rất mến phục và ủng hộ Tiến Sĩ Kissinger, đã nói riêng với ông là Quốc Vương muốn dành cho Ngoại Trưởng Hoa Kỳ một ân huệ cá nhân.

Quốc Vương Faisal nói rằng ông rất kính phục lòng can đảm của nhân dân Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu để bảo vệ tự do cho chính họ. Vua Faisal nói rằng vì cảm tình đối với nhân dân Miền Nam Việt Nam và một phần cũng vì cảm tình với Ngoại Trưởng Kissinger, nhà vua và chính phủ Ả-Rập Saudi sẵn sàng bảo đảm cho việc viện trợ cho vay một số tài khoản ‘’vĩ đại’’ (a huge grant-in-aid) cho chính phủ Sài Gòn nhằm bù đắp cho việc viện trợ của Hoa Kỳ bị cắt giảm. Ngoại Trưởng Kissinger ngạc nhiên và vui mừng cho đến độ sững sờ vì đây là một ‘’phép lạ trên sân khấu’’ (deus ex machina) mà ông hằng mong đợi sẽ xảy ra để giúp cho ông ta thực hiện được chiến lược về ngoại giao của ông tại Đông Dương.

Nhưng bất hạnh thay, đề nghị viện trợ của Ả Rập Saudi cũng trở thành vắn số và phù du như những môn thuốc giải độc khác trước đây nhằm chữa chạy cho cuộc chiến tranh Đông Dương trong gần 30 năm. Chỉ có ba ngày sau khi đưa ra đề nghị này với Kissinger, Quốc Vương Faisal lại bị một người cháu giết chết vì ganh tức và hy vọng viện trợ cho Việt Nam cũng bị chôn vùi cùng với cái chết của Vua Faisal nước Ả Rập Saudi.

Frank Snepp cũng cho biết thêm rằng trong khi tiếp xúc với Ngoại Trưởng Kissinger mấy tuần trước đó, chính Đại Sứ Martin đã đưa ra ý kiến nên tìm cách vận động yêu cầu xin viện trợ từ nước Ả Rập Saudi. Tuy nhiên sau cùng thì chính Quốc Vương Faisal là người đã xúc tiến dự án đề nghị này. Ngay cả sau khi Quốc Vương Faisal từ trần, Đại Sứ Martin vẫn còn thúc đẩy Ngoại Trưởng Kissinger tiếp tục vận động cho kế hoạch viện trợ này nhưng chẳng có đi đến đâu vì người kế vị còn phải chú trọng đến những vấn đề khác. Frank Snepp: Sách đã dẫn. Trang 216.

Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng Trưởng Phát Triển trong những năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa cũng có cho biết thêm về chuyện này như sau:

‘’Cuộc viếng thăm của phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ vào cuối tháng 2 năm 1975 đã cho thấy sự thật hiển nhiên là sự viện trợ của Hoa Kỳ đang đỗ vỡ và sau đó lại còn có thêm nhiều diềm xấu tiếp diễn: Những thất bại tại Cao Nguyên, sự thất thủ của các Tỉnh Miền Trung cùng Đà Nẵng và việc Hoa Kỳ cúp viện trợ là những dấu hiệu tồi tệ nhất.

Thêm vào đó lại còn có vụ Quốc Vương Saud al Faisal của nước Ả Rập Saudi bị ám sát ngày 25 tháng 3 năm 1975. Vua Faisal đã bày tỏ cảm tình và niềm ngưỡng phục về công cuộc chiến đấu chống cộng sản của nhân dân Miền Nam Việt Nam và ông đã đề nghị trợ giúp cho Việt Nam. Vào đầu năm 1975, Quốc Vương Faisal đã chấp thuận trên nguyên tắc sẽ cho Việt Nam vay một số ngân khoản ‘’nhiều trăm triệu’’ Mỹ kim. Số tiền này sẽ được sử dụng nhằm đẩy mạnh nền kinh tế của Miền Nam Việt Nam và đồng thời cho phép Tổng Thống Thiệu mua nhiên liệu và vũ khí đạn dược của bất cứ quốc gia nào muốn bán cho Việt Nam. Một giải pháp khác được đề nghị cho kế hoạch cho vay này của Quốc Vương Faisal là Ả Rập Saudi sẽ bảo đảm cho việc Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa. Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng nghiêng về phía bảo đảm cho vay hơn là vì điều này sẽ loại trừ được những vấn đề khó khăn có thể xảy ra nếu phải mua những vũ khí chiến cụ của Mỹ ở ngoài thị trường Hoa Kỳ. Sự thật là toàn bộ guồng máy những vũ khí trong chiến tranh Việt Nam đều được sản xuất tại Hoa Kỳ (made in USA) do dó mà không thể nào mua sắm vũ khí đạn dược từ một nước ngoại quốc nào khác.

Tiến Sĩ Nguyễn Tiến H­ưng nhớ lại rằng ‘’Có lẽ dường như là một điều kỳ cục nếu liên kết dầu hỏa của Ả Rập Saudi với sự sống còn của Miền Nam Việt Nam trong nỗ lực tìm kíếm viện trợ về quân sự, tuy nhiên trong những ngày đen tối nhất của tháng 4 năm 1975 thì chẳng có chuyện gì là kỳ cục cả. Khi người ta đang sắp sửa bị chết trôi thì ai cũng đều cố gắng nắm vào cái gì đang nổi trên mặt nước’’.

Người Việt Nam tin rằng số phận của họ đã đến chỗ tuyệt cùng: Khi mà kế hoạch của Quốc Vương Faisal sắp sửa được thực hiện thì nhà vua lại bị một người cháu giết chết. Tổng Thống Thiệu đã gửi một bức công điện phân ưu đến Hoàng Gia Ả Rập Saudi và đồng thời khẩn nài chính phủ Ả Rập tiếp tục kế hoạch viện trợ của cố Quốc Vương Faisal. Chính phủ Ả Rập Saudi trả lời rằng họ sẽ cứu xét đề nghị này và Tổng Thống Thiệu đã gửi Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc sang thăm viếng Ả Rập Saudi. Người Việt Nam tự than thở rằng chính số của họ là sẽ bị bỏ rơi.” Nguyễn Tiến Hưng & Jerrold Schecter: Sách đã dẫn, trang 306.

Trong một cuốn sách mới xuất bản vào năm 2005, Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng có nói thêm về việc này và cho đăng nguyên văn bức điện văn của Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc gửi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phúc trình về việc này như sau:

‘’Vừa vào phòng, ông Thiệu đưa cho tôi xem một công điện đề ngày 14 tháng 4 năm l975 do Ngoại Trưởng Bắc gửi từ Luân Đôn về. Ông Bắc vừa ở Saudi Arabia đi Luân Đôn. Chuyến đi của ông có mục đích xin Quốc Vương Haled Crown (tiếng Anh là Khalid), vừa kế vị Quốc Vương Faisal, đồng ‎ý cho Việt Nam Cộng Hòa vay tiền như phụ vương của ông đã bị ám sát.

Luân Đôn ngày 14 tháng 3 năm 1975

Công tác tôi đi Saudi Arabia đã được kết thúc thành công. Tôi được tiếp kiến Vua Haled Crown, Hoàng Tử Rabed và Hoàng Tử Abdullab (cũng là Thủ Tướng) Đệ Nhất và Đệ Nhị Phó Thủ Tướng. Tất cả, đặc biệt là Vua Haled đã cho tôi những bảo đảm vững chắc về việc tiếp tục yểm trợ và viện trợ kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã thảo luận kỹ càng với Hoàng Tử Rudal Faisal (Bộ Trưởng Ngoại Giao,) Hoàng Tử Massoud (Thứ Trưởng Ngoại Giao) và ông Amant (Tổng Trưởng Dầu Lửa và Tài Chánh).

Về viện trợ sắp tới tôi đã cung cấp cho chính phủ Saudi một bản giác thư trình bày chi tiết về nhu cầu viện trợ và tình hình tại Miền Nam. Tôi hy vọng là quyết định về khoản tiền và phương thức của viện trợ sẽ được chính phủ Saudi cứu xét sớm” Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Cơ sở Xuất Bản Hứa Chấn Minh, San Jose, Califoria, 2005, trang 310-311.

Bức điện văn này đề ngày 14 tháng 4 năm l975 và chỉ một tuần sau đó thì Tổng Thống Nguyên Văn Thiệu từ chức, nửa tháng sau đó thì Miền Nam rơi vào tay cộng sản Bắc Việt. Tuy nhiên vào những ngày tháng 4 năm 1975, việc nước Ả Rập Saudi hứa sẽ trợ giúp cho Việt Nam Cộng Hòa cũng phải được xem như là một ‘’phép lạ’’, dù rằng đó chỉ là một phép lạ trong ảo tưởng mà thôi.

Sau 1975, người viết có cơ hội làm việc tại Jeddha, nước Ả Rập Saudi, trong một thời gian và có nghe nói đến việc nầy. Một vài người Ả Rập của người viết cho biết rằng vào khoảng cuối năm 1974, Việt Nam Cộng Hòa có tham dự một cuộc triển lãm quốc tế tại Thành Phố Hải Cảng Jeddha, lúc bấy giờ là Thủ Đô thương mại và ngoại giao của Vương Quốc Ả Rập Saudi. Trong cuộc triển lãm nầy, Việt Nam đã gởi sang trưng bày những bức tranh cũng như là một sô bàn ghế sơn mài, đa số là của công ty Thành Lễ và những sản phẩm này đã được dân chúng, nhất là giới thương lưu giàu có trong Hoàng Gia nhiệt liệt tán thưởng, nhờ đó mà họ có cảm tình với Việt Nam Cộng Hòa. Quốc Vương Faisal là một trong những người đó. Họ cũng xác nhận chuyện Vua Faisal có ý định viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa tuy nhiên vì phía Việt Nam quá chậm chạp trong việc xúc tiến kế hoạch này cho nên sau khi Nhà Vua bị ám sát thì vị Hoàng Thái Tử (crown prince) là Kbalid ibn Abdulaziz lên nối ngôi không biết gì nhiều về việc này, do đó mà kế hoạch đã không được xúc tiến và bất thành.

Dường như đó cũng là vận nước cho nên Miền Nam đã bỏ lỡ mất cơ hội có một không hai này. Số phận của Việt Nam Cộng Hòa cũng gặp nhiều sự không may vì Quốc Vương Khalid (1975-l982) là người có đầu óc bảo thủ, không chú trọng nhiều đến những vấn đề bên ngoài thế giới Ả Rập cho nên ông ta không để ý đến việc Quốc Vương Faisal đã có quyết định trợ giúp cho Miền Nam Việt Nam chống lại cộng sản. Tuy nhiên sau khi lên ngôi, Quốc Vương Khalid lại chọn Hoàng Tử Fabd ibn Adulaziz làm Hoàng Thái Tử kế vị thì ông này lại là người không những am tường về các vấn đề quốc tế mà lại còn là người chống cộng sản rất tích cực. Sau khi Vua Khalid băng hà vào năm 1982, Hoàng Tử Fadb ibn Abdulaziz trở thành Quốc Vương trị vì n­ước Ả Rập Saudi từ năm 1982 cho đến đầu tháng 8 năm 2005. Trong thời gian trị vì, Vua Fadh đã viện trợ vô cùng tích cực cho phong trào kháng chiến A-Phú-Hãn chống lại cộng sản Liên Xô trong mấy thập niên và sau cùng thì Liên Xô phải triệt thoái ra khỏi A-Phú-Hãn.

Nếu Quốc Vương Fahd lên ngôi thay cho Quốc Vương Faisal ngay từ năm l975 thì biết đâu tình hình Việt Nam lại chẳng có thể một vài thay đổi ?

TỪ BẮC KINH

Hoa Kỳ Đã Quyết Định Bỏ Rơi Việt Nam Cộng Hòa Từ Năm 1971

Việc người Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam sau này thì ai cũng đều biết rõ, nhưng có rất ít người biết đ­ược rằng Hoa Kỳ đã có ý định rút ra khỏi Việt Nam từ năm 1967 dưới thời Tổng Thống Lyndon Johnson và vào năm 1971 thời Tổng Thống Richard Nixon mà người đã thực hiện chính sách này không ai khác hơn là Tiến Sĩ Henry Kissinger lúc bấy giờ là Cố Vấn về An Ninh Quốc Gia và sau đó trở thành Bộ Trưởng Ngoại Giao trong chính phủ của Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Gerala Ford.



Sứ Mạng của Đại Sứ Bunker.

Rút Ra Khói Việt Nam

Trong một cuốn sách được dịch ra tiếng Việt và xuất bản vào năm 2000 tại California, Tiến Sĩ Stephen B. Young đã dựa vào những mối liên hệ giữa ông với ông Ellsworth Bunker, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm l967 cho đến 1973 cũng như là những tài liệu riêng mà ông Bunker để lại và viết thành một cuốn sách mang tựa đề Cuộc Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ nói về những diễn biến chính trị tại Miền Nam Việt Nam.

Tiến Sĩ Stephen B. Young cho biết rằng lúc còn sinh tiền, cựu Đại Sứ Ellsworth Bunker đã tiết lộ cho ông biết rằng vào tháng giêng năm 1967, Tổng Thống Lyndon Johnson đã bổ nhiệm ông Bunker làm Đại Sứ Koa Kỳ tại Sài Gòn với một niệm vụ bí mật: Chuẩn bị việc Hoa Kỳ rút quân chiến đấu ra khỏi Miền Nam Việt Nam.

Stephen Young nói rằng khi ông hỏi Đại Sứ Bunker tại sao ông lại được Tổng Thống Johnson chọn làm Đại Sứ tại Sài Gòn thì ông Bunker đã cho ông biết rằng đó là tại vì nước Cộng Hòa Doninican. Vào mùa Xuân năm 1965, Tổng Thống Johnson đã gửi 25.000 quân Hoa Kỳ sang Cộng Hòa Dominican để ổn định tình hình sau khi một nhóm Quân Nhân thân Fidel Castro, Chủ Tịch nước cộng sản Cuba, sắp sửa c­ướp được chính quyền. Gởi quân sang thì dễ nhưng triệt thoái quân đội trở về mà phe thân cộng sản không nắm được chính quyền mới là chuyện rất khó. Đại Sứ Hoa Kỳ tại Dominican Republic lúc đó là Ellsworth Bunker đã thực hiện được việc khó khăn đó: Phe thân Castro bị thua phe dân chủ, tình hình được ổn định và Quân Đội Hoa Kỳ triệt thoái về nước.

Ông Stephen Young nói rằng: Tương tự như vậy, năm 1967, Tổng Thống Jobnson muốn rút ra khỏi cuộc chiến tranh Đông Dương và yêu cầu tìm ra giải pháp.

Jobnson tránh xác định và tập trung nỗ lực vào công việc chấm  dút chiến tranh. Tổng Thống Jobnson chỉ muốn ông Bunker hoàn tất sứ mạng của Hoa Kỳ tại Miền Nam Việt Nam. Bắt đầu là rút quân chiến đấu Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu do cuộc chiến đòi hỏi, ưu tiên hàng đầu là phải tăng cường quân số và quấn luyện Quân Đội Miền Nam Việt Nam để họ có thể chịu trách nhiệm và thay thế những nơi mà Quân Đội Hoa Kỳ sẽ triệt thoái Khi Quân Đội Miền Nam lớn mạnh và đủ khả năng, chừng ấy mới bắt đầu rút các đơn vị chiến đấu Hoa Kỳ Stephen B.Young: Cuộc Chiến Thắng Bị Bỏ Lỡ, Nguyễn Vạn Hùng dịch, Thời Luận, Califomia xuất bản 2001. Trang 53-55.



Kissinge: Hoa Kỳ Sẽ Rút Khỏi Việt Nam và ‘’Sẽ Không Bao Giờ Trở Lại’’

Vào năm 1968, Tổng Thống Johnson không ra tái tranh cử và ông Richard Nixon lên nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ vào tháng Giêng năm 1969. Tân Tổng Thống Nixon được mọi người xem như­ là một nhân vật chống cộng hàng đầu, tuy nhiên ít có người biết là ông ta cũng theo đuổi đường lối về việc giải kết chiến tranh Việt Nam mà Tổng Thống Johnson đã vạch hối năm 1967 và vẫn giữ ông Ellsworth Bunker làm Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho đến sau Hiệp Định Paris vào năm 1973. Mặt khác cũng có rất ít người, kể cả người Mỹ, lại biết được rằng 2 năm trước khi ký Hiệp Định Paris, chính phủ Nixon đã tiết lộ cho Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai biết rằng Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa và sau khi Quân Đội Mỹ triệt thoái thì sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam.

Trong cuốn sách The Vietnam War Files: Uncovering the Secret History of Nixon-Era Strategy (Hồ Sồ chiến Tranh Việt Nam: Tiết Lộ những Bí mật Lịch Sử  Về chiến Lược Thời Đại Nixon) xuất bản vào năm 2004, dựa vào những hồ sơ ‘’tối mật’’ mới được giải mật, tác giả Jeffrey Kimball đã cho biết rằng từ tháng 7 năm 1971, Tiến Sĩ Henry Kissinger, Cố Vấn về An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Hoa Kỳ, đã thông báo cho Trung Cộng biết rằng Hoa Kỳ sẽ không lưu giữ lực lượng quân sự nào tại Nam Việt Nam để bảo vệ cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Trong trang 5, phần ‘’Indochina’’ của ‘’tài liệu hướng dẫn’’ (briefing book) được Ban Tham Mưu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia soạn thảo để Tiến Sĩ Kissinger thảo luận với Thủ Tướng Chu ân Lai vào hai ngày 9 và 10 tháng 7 năm 1971, Tiến Sĩ Kissinger đã nói với Thủ Tướng Trung Hoa cộng sản Chu ân Lai rằng:

‘’Nhân danh Tổng Thống Nixon, tôi muốn đảm bảo với Thủ Tướng rằng Hoa Kỳ sẵn sàng chuẩn bị một sự giàn xếp mà trong đó mọi diễn biến về chính trị tại Miền Nam Việt Nam sẽ do người Việt Nam quyết định với nhau. Chúng tôi sẵn sàng triệt thoái các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ qua nhưng 4 lịch trình được ấn định rõ ràng và để cho những ‘’thực tế khách quan’’ (objective realities) hoạch định cho tương lai chính trị. ‘’Chúng tôi muốn có một khoảng thời gian vừa phải (decent interual.) Chúng tôi xin bảo đảm với Thủ Tướng  như vậy’’.

Nếu chính phủ Việt  Nam muốn tự quyết định thay đổi chính phủ hiện tại của họ thì chúng tôi sẽ chấp nhận điều đó. Nhưng mà chúng tôi sẽ không quyết định về việc dó cho họ.

Như Tổng Thống Nixon đã nhiều lần tuyên bố, chúng tôi tin t­ưởng rằng những nguyên tắc sau đây sẽ là những điểm quan trọng hàng đầu cho một sự giàn xếp chính trị tại chính trị Miền Nam Việt Nam:

- Một giải pháp chính trị phải phản ảnh nguyện vọng của nhân dân Miền Nam Việt Nam và cho phép họ được quyết định tương lai của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài.

- Một giải pháp chính trị hợp lý phải phản ảnh những mối liên hệ hiện nay giữa các lực lượng chính trị tại Miền Nam Việt Nam

- Chúng tôi sẽ tôn trọng những kết quả của diễn tiến chính trị đã đươc thỏa thuận.

Một điều cần phải chú ý là khi người Mỹ nói về các lực lượng chính trị tại Miền Nam có nghĩa là các lực lượng chính trị hoạt động hợp pháp tại Việt Nam Cộng Hòa, các lực lượng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và cả các lực lượng từ Bắc Việt xâm nhập vào cùng với mấy trăm ngàn bộ đội Bắc Việt, điều đó có nghĩa là ngay từ tháng 7 năm l971, chính sách của Tổng Thống Nixon là triệt thoái Quân Đội Mỹ mà không nhất quyết đòi hỏi cộng sản Bắc Việt cũng phải rút quân đội về Bắc như lập trường đang được đòi hỏi tại cuộc hòa đàm ở Paris.

Trong một phóng ảnh chụp lại trang số 5 của bản ‘’briefing book’’ này, bên lề phía tay trái, Tiến Sĩ Kissinger có ghi thêm với chính thủ bút của ông như­ sau: ‘’Chúng tôi muốn có một khoảng thời gian vừa phải’’. Chúng tôi cam kết với Thủ Tướng như vậy (We want a decent interual. You have our assurance.)

Tác giả Jeffrey Kimbal cho biết thêm rằng: ‘’khi Kissinger và Chu ân Lai thảo luận về vấn đề Việt Nam trong hai ngày 9 và 10 tháng 7 năm 1971, Kissinger đưa ra ‘’chiến lược liên kết’’ (stratagem of linkage) hay là ‘’củ cà-rốt và cây gậy’’ nhưng ông ta cũng nói rõ giải pháp ‘’một thời gian vừa phải’’ (decent interval solution) dành cho tương lai của Miền Nam Việt Nam. Chẳng hạn như Kissinger đã nói với Chu ân Lai rằng: Điều mà chúng tôi cần đòi hỏi là một giai đoạn chuyển tiếp (transition period) giữa sự triệt thoái (của Quân Đội Hoa Kỳ) và mọi diễn biến về chính trị (political evolution.)

Chu ân Lai hỏi Kissinger: Vấn đề triệt thoái toàn thể Quân Lực Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam có thể nào hoàn tất được chậm nhất là vào năm tới (1972) hay không? Ông Cố Vấn vừa mới rời Sài Gòn ?

Kissinger: Tôi đã đề nghị như sau nhân danh Tổng Thống Richard Nixon: Thứ nhất, chúng tôi sẽ ấn định ngày tháng triệt thoái ra khỏi Việt Nam.

Chu ân Lai: Ngày tháng triệt thoái toàn diện ?

Kissinger: Đúng vậy. Thứ hai, như là một phần của sự giàn xếp, cần phải có một cuộc ngưng bắn trên toàn lãnh thổ Đông Dương. Thứ ba, cần phải có sự trao trả tất cả mọi tù binh. Thứ tư, cần phải tôn trọng Hiệp Định Genève.

Nhân danh Tổng Thống Nixon, tôi muốn thưa  với Thủ Tướng một cách vô cùng long trọng rằng trước hết, chúng tôi chuẩn bị triệt thoái toàn diện ra khỏi Đông Dương và đưa ra một hạn kỳ nhất định, nếu có một cuộc ngừng bắn và trao trả tù binh. Thứ hai, chúng tôi sẽ để cho giải giải pháp chính trị dành cho Việt Nam tự diễn tiến và dành cho người Việt Nam giải quyết với nhau mà thôi.

Chúng tôi thừa nhận rằng một giải pháp phải phản ảnh nguyện vọng của nhân dân Miền Nam Việt Nam và cho phép họ tự quyết định tương lai của chính họ mà không có một sự can thiệp nào cả. Chúng tôi sẽ không bao giờ trở lại (reenter) Việt Nam và sẽ tôn trọng mọi diễn tiến chính trị.

Tổng Thống Nixon đã chỉ thị cho tôi nói với Thủ Tướng rằng Hoa Kỳ tin rằng đã đến lúc cần phải có hòa bình. Dĩ nhiên là chúng tôi không thể nói với Thủ Tướng là Trung Quốc phải làm gì, tuy nhiên chúng tôi tin tưởng rằng cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc thì sẽ thúc đẩy việc cải thiện mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong bất cứ tình huống nào, điều mà chúng tôi mong ước là nhân dân Đông Dương có thể quyết định tương lai của họ mà không cần phải có chiến tranh.

Lập trường của chúng tôi là Hoa Kỳ không nhất định ủng hộ việc duy trì ‘’một chính phủ nào đó’’ (a particular government) tại Miền Nam Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những nghĩa vụ về hạn chế sự ủng hộ của chúng tôi đối với chính phủ đó sau khi nền hòa bình được thiết lập và chúng tôi cũng ấn định lại mối liên lạc mà chúng tôi sẽ duy trì với chính phủ đó sau khi hòa bình trở lại.

Điều mà chúng tôi không thể làm được là tham dự vào việc lật đổ những người mà trước đây chúng tôi là đồng minh của bọ, bất cứ cái nguồn gốc của sự đồng minh đó như thế nào.

Nếu mà cái chính phủ đó không được lòng dân như quí vị đã nghĩ thì một khi mà chúng tôi triệt thoái ra khỏi Việt Nam càng sớm chừng nào thì cái chính phủ đó càng sớm bị lật đổ chừng đó. Và nếu mà các chính phủ đó bị lật đổ sau khi chúng tôi rút lui thì chúng tôi sẽ không hề can thiệp.

Điều chúng tôi cần là phải có một giai đoạn chuyển tiếp gữa việc triệt thoái Quân Đội mà các diễn tiến chính trị. Không phải chúng tôi cần giai đoạn nầy để chúng tôi trở lại một lần nữa, nhưng chúng tôi cần giai đoạn đó là để cho nhân dân Việt Nam và các phần khác ở Đông Dương có quyền đinh đoạt lấy số phận của họ.

Ngay cả trong giai đoạn chuyển tiếp, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những hạn chế về những loại viện trợ nào có thể cung cấp cho các nước tại Đông Dương. Và nếu mà không có quốc gia nào tại Đông Dương sẵn sàn nhận viện trợ quân sự từ bên ngoài thì chúng tôi sẵn sang cứu xét đến việc loại bỏ hẳn các viện trợ về quân sự.

Tôi đã nói với Thủ Tướng ngày hôm qua, và tôi xin nói lại điều đó thêm một lần nữa là nếu sau khi Hoa Kỳ hoàn toàn rút Quân Đội ra khỏi Việt Nam mà nhân dân các nước tại Đông Dương thay đổi chính phủ của họ thì Hoa Kỳ sẽ không bao giờ can thiệp.

Hoa Kỳ sẽ tôn trọng sự quyết tâm và nguyện vọng của nhân dân Đông Dương. Thủ Tướng có nói đến việc hằng triệu người mà Bắc Việt sẵn sàng hy sinh. Tôi xin thưa với Thủ Tướng không cần thiết phải hy sinh thêm một triệu người.

Hoa Kỳ sẵn sàng đạt đến hòa bình nhanh chóng nếu mà nền hòa bình đó được thỏa thuận trong khuôn khổ mà tôi vừa đề cập đến. Những nếu mà Thủ Tướng có đề nghị nào khác về giai đoạn chuyển tiếp nào hoặc là Hà Nội có một đề nghị nào khác, chúng tôi sẵn sàng cứu  xét.

Chu ân Lai trả lời: Chúng tôi ủng hộ đề nghị 7 điểm của bà Nguyễn thị Bình của chính phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam. Chúng tôi ủng hộ họ. Chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn, chúng tôi còn tiếp tục ủng hộ họ. Sự ủng hộ nầy không những chỉ dành riêng cho nhân dân Việt Nam mà còn cho cả nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Lào. Còn việc họ chọn lựa một chế độ chính trị nào và giải pháp sau cùng mà họ đạt được sau khi lật đổ được những chế độ phản động thì đó là việc của họ, chúng tôi không hề can thiệp’’ Jeffrey Kimbal: The Vietnam War Files: Uncovering the Secret History of Nixon-Era Strategy, University Press of Kansas, 2004. Trang 187-192.

Đó là đại cương những điều Tiến Sĩ Kissinger nói với Thủ Tướng Chu ân Lai hồi tháng 7 năm 1971, gần một năm rưỡi trước ngày Hiệp Định Paris được ký kết và gần 4 năm trước ngày cộng sản Bắc Việt mở những cuộc tổng tấn công để cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam.

Tuy đã nói với Thủ Tướng Chu ân Lai như vậy, nhưng 5 tháng sau khi Kissinger rời Bắc Kinh thì vào ngày 31 tháng 12 năm 1971, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã gửi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một lá th­ư trước khi ông sang viếng thăm Trung Cộng vào tháng 2 năm 1972. Trong bức thư nầy ông Nixon nói với ông Thiệu rằng:

‘’Xin Tổng Thống tin tưởng một cách tuyệt đối rằng chúng tôi sẽ không bao giờ ký kết một bản thỏa ước nào với Bắc Kinh mà lại phải hy sinh đến quyền lợi hay là những vấn đề liên quan đến sự sinh tồn của các quốc gia khác. Xin Tổng Thống cũng nên biết rằng những sự cam kết của Hoa Kỳ đối với các quốc gia khác sẽ không bị ảnh hưởng gì bởi cuộc thăm viếng Bắc Kinh của tôi.

Nếu mà vấn đề Việt Nam được đưa ra thảo luận tại Bắc Kinh thì tôi muốn bảo đảm với Tổng Thống rằng tôi sẽ đặt vấn đề một cách thẳng thắn và rõ rệt rằng lập trường của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa là cuộc chiến tranh tại Việt Nam phải được kết thúc qua những thương thuyết trực tiếp với Hà Nội và nếu mà không phải như vậy thì chỉ có kết thúc bằng sự lớn mạnh của Việt Nam Cộng Hòa trong việc tự bảo vệ chống lại sự xâm lăng của Hà Nội.

Tôi muốn các nhà lãnh đạo Bắc Kinh phải hiểu một cách rõ rệt rằng cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa sẽ luôn luôn sát cánh với nhau trong vấn đề sinh tử nầy” Nguyễn Tiến Hưng and Jerrold Schecter: The Palace File, Harper & Row Pubhshers. New York. 1986, trang 366: Bức thư thư nhất trong 31 bức thư mà Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon gửi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Sáu tháng sau cuộc viếng thăm của Kissinger, Tổng Thống Nixon chính thức công du sang Bắc Kinh, lần đầu tiên một vị Tổng Thống Hoa Kỳ sang viếng thăm nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa từ khi nước này được thành lập năm 1949.

Trong một cuộc hội kiến, khi thảo luận về vấn đề Việt Nam, Tổng Thống Nixon đã nói với Thủ Tướng Chu ân Lai rằng:

Rõ ràng là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa muốn Hoa Kỳ bỏ rơi Đài Loan thì Trung Hoa đã được điều đó, còn điều chúng tôi muốn là Trung Hoa giúp cho chúng tôi về vấn đề Việt Nam thì chúng tôi không nhận được sự giúp đỡ nào.

Tôi muốn Thủ Tướng biết cho rằng dĩ nhiên là chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ quyền lợi của chúng tôi, bảo vệ Quân Đội của chúng tôi và mang tù binh của chúng tôi trở về. Tôi hiểu rằng chính phủ của Thủ Tướng có thể có phản ứng về những việc chúng tôi phải làm. Chúng tôi sẽ không làm điều gì mà chúng tôi không coi rằng điều đó là cần thiết để đạt được mục tiêu của chúng tôi. Và mục tiêu của chúng tôi là triệt thoái sau khi những tù binh của chúng tôi hồi hương. Nhưng nếu chúng tôi không có cơ hội để thương thuyết, thì không phải là chúng tôi mà chính Bắc Việt mới là những kẻ đã bắt buộc chúng tôi phải sử dụng các sử dụng các hoạt động quân sự.

Nhưng thưa Thủ Tướng, vấn đề giải quyết chiến tranh là một việc không thể nào tránh được vì chính tôi đã quuyết định như vậy. Nhưng mà việc đó phải được thực hiện một cách đúng đắn. Điều đó sẽ không còn lâu nữa đâu.

Chu ân Lai hỏi: Tổng Thống muốn nói chuyện rút quân.

Nixon trả lời: Phải. Triệt thoái toàn diện Quân Đội Hoa Kỳ. Nhưng như tôi đã nói, tôi nhấn mạnh rằng việc đó phải được thực hiện đúng cách. Chúng tôi sẽ không đơn phư­ơng rút quân mà không đạt được những mục tiêu của chính sách chúng tôi tại đó’’. Jeffrey Kimball: Sách đã dẫn, trang 202-203.

Ba tháng sau, ngày 5 tháng 5 năm 1972, sau khi công du Bắc Kinh trở về, Tổng Thống Nixon lại gửi cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một lá thư nữa, trong đó ông nói rằng:

Tôi muốn bảo đảm với Tổng Thống rằng tôi cũng cùng quan điểm với Tổng Thống: Khả năng tự vệ của Việt Nam Cộng Hòa là chiếc chìa khóa để bảo đảm cho một nền hòa bình lâu dài trong vùng Đông Dương.

Như Tổng Thống cũng nhận thấy, ngoại trừ một sự thống trị toàn diện tại Đông Dương, phe cộng sản ở Đông Dương xem bất cứ một giải pháp  nào khác chỉ là một sự ngừng bắn chiến lựơc mà thôi. Đây có lẽ là một điểm mà chúng ta cần phải cảnh giác. Trong bản Thông Cáo Chung tại Thượng Hải  ngày 27 tháng 2 năm 1972, tôi đã minh định tại Thượng Hải minh định rằng mục tiêu của Hoa Kỳ tại Á Châu và trên thế giới là đạt được một nền ‘’hòa bình công chính và an ninh’’ (just and secure) công chính để hoàn thành những nguyện vọng của các dân tộc và các quốc gia mong ước được sống trong tự do và tiến bộ, và an ninh để không phải lo âu gì đến hiểm họa bị ngoại bang xâm lăng. Chính vì một nền hòa bình công chính và an ninh như vậy mà cả hai quốc gia chúng ta đã chiến đấu từ bao năm qua. Tổng Thống có thể tin chắc rằng tôi sẽ làm bất cứ điều gì trong phạm vi khả năng và quyền hạn của tôi để bảo đảm rằng những sự hy  sinh vô bờ bến của nhân dân Việt Nam và Hoa Kỳ trở thành vô ích.

Hoa Kỳ không hề có thương thuyết điều gì sau lưng những người bạn của n­ước Mỹ,  không hề có ‘’một thỏa ư­ớc mật’’ (secret deals) nào cả. Trong khi thương thuyết với Trung Hoa cộng sản, chúng tôi đã căn cứ trên lập trường vững chắc là Hoa Kỳ luôn luôn tôn trọng những sự cam kết của nước Mỹ. Khi đề cập đến vấn đề Đông Dương tôi đã nhấn mạnh đến lập trường của Hoa Kỳ một cách rõ rệt và cương quyết như đã nói đến trong bản Thông Cáo Thượng Hải. Trung Hoa cộng sản không thể nào có thể nhầm lẫn được về ước vọng chân thành đối với hòa bình của chúng ta và Trung Cộng cũng không thể nào nhầm lẫn được về sự quyết tâm của chúng ta đối với nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Miền Nam Việt Nam’’. Nguyễn Tiến Hưng & Jerrold Schecter: Sách đã dẫn, trang 367: Bức th­ư thứ nhì trong 31 bức th­ư của Tổng Thống Nixon gửi cho Tổng Thống Thiệu. 

Như vậy thì những điều mà Tổng Thống Nixon ‘’hứa hẹn, cam kết, bảo đảm’’ với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại hoàn toàn không đúng như là những lời mà Tiến Sĩ Kissinger, cũng nhân danh Tổng Thống Hoa Kỳ, đã hứa hẹn, đã cam kết với Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai vào tháng 7 năm 1971.

Theo một bản phúc trình của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia gửi cho Ngoại Trưởng Kissinger ngày 12 tháng 3 năm 1975 thì ‘’vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 1975, có các phái đoàn cao cấp của Liên Xô và Trung Cộng bất thần đến viếng thăm Hà Nội’’.  Không hiểu các nhà lãnh đạo của Trung Cộng có tiết lộ điều gì về những sự thương thuyết giữa Tiến Sĩ Kissinger với Chu ân Lai hồi năm 1971 với cộng sản Bắc Việt hay không, tuy nhiên nếu có, nếu Chu ân Lai hay một nhân vật Trung Cộng cao cấp nào đó mà tiết lộ với một người của cộng sản Bắc Việt chỉ một câu ‘’chúng tôi sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam’’ của Tiến Sĩ Kissinger thì giới lãnh đạo cộng sản Bắc Việt cũng đã có đủ yếu tố, có đủ điều kiện cần thiết để quyết định kế hoạch tổng tấn công Miền Nam Việt Nam vào năm 1975 mà không hề lo sợ bị Hoa Kỳ trả đũa.


Каталог: groups -> 3849536 -> 989380657 -> name
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
name -> VIỆt nam cộng hòA 10 ngày cuối cùNG
3849536 -> Van. Phong. Lien. Doi. Xa. Hoi [B. E. S]
3849536 -> Hiểu thế nào về ‘Tội Tổ Tông’ ? Nguyễn Thùy Lời nói đầu

tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương