VIỆt nam cộng hòA 10 ngày cuối cùNG



tải về 1.71 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2018
Kích1.71 Mb.
#38155
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

TỪ DINH ĐỘC LẬP, SÀI GÒN

Trong thời gian Tư­ớng Kulikov đang viếng thăm Hà Nội và cam kết Liên Xô sẽ gia tăng viện trợ quân sự cho Bắc Việt, ngày 6 tháng 12 năm 1974, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã triệu tập một cuộc họp với các cấp lãnh đạo quân sự của Việt Nam Cộng Hòa tại Dinh Độc Lập nhằm ước đoán về những cuộc tấn công của cộng sản Bắc Việt tại Miền Nam vào mùa khô năm 1975. Trong phiên họp này, các nhà lãnh đạo quân sự Miền Nam đã ­ước tính rằng cộng sản Bắc Việt sẽ mở những cuộc tấn công trong Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và miền Cao nguyên Trung Phần, tuy nhiên sẽ không có tầm mức đại quy mô như­ các cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân hồi năm 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Hội nghị quân sự này cũng ­ước tính rằng các lực l­ượng quân sự của cộng sản vẫn còn trong tình trạng yếu kém và chưa đủ khả năng để tấn công và chiếm giữ bất cứ một Tỉnh hay Thành Phố lớn nào tại Miền Nam Việt Nam. Trong vùng chung quanh Thủ Đô Sài Gòn, hội nghị này cho rằng cộng sản sẽ mở các cuộc tấn công vào phía Tây Tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Việt-Miên, vào khoảng thời gian tr­ước hay là sau Tết tức là vào đầu tháng 2 năm 1975 và sẽ tiếp diễn cho đến khi mùa mư­a bắt đầu vào khoảng tháng 6 năm đó. Bộ Tổng Tham M­ưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng đã đi đến quyết định là sẽ không gia tăng phòng thủ vùng phía Tây Quân Khu II và bắt đầu thiết lập một lực l­ượng trừ bị chiến lư­ợc để phòng thủ vùng vòng đai Sài Gòn.

Trong cuốn sách The Final Collapse đư­ợc xuất bản vào năm 1983 Đại Tướng Cao Văn Viên, cựu Tổng Tham M­ưu Tr­ưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày 27 tháng 4 năm 1975, đã cho biết về phiên họp này như­ sau:

‘’chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt năm 1974 với một thẩm định về tình hình quân sự. Một buổi họp cấp cao diễn ra  vào ngày 6 tháng 12 năm 1974 d­ưới sự chủ tọa của Tổng Thống Thiệu, gồm có Tư­ Lệnh và các sĩ quan cao cấp của 4 Vùng Chiến Thuật và nhân viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Buổi bọp kết luận rằng năm 1975 là năm cộng sản sẽ tấn công Miền Nam để phá hoại cuộc bầu cử (Tổng Thống) của Việt Nam Cộng Hòa trong năm 1975 và gây tiếng vang trong cuộc tranh cử  Tổng Thống Hoa Kỳ vào năm 1976. Cán cân quân sự đang nghiêng về phía cộng sản. Họ đã tích lũy được một số dự trữ đủ để duy trì liên tục một cuộc tổng tấn công quy mô trong 18 tháng như cường độ cuộc tổng tấn công năm 1972.

Hình thức của cuộc tấn công mới sẽ là kết hợp giữa lối tấn công năm 1968 và 1972 của cộng sản: Đánh vào thành thị và cắt đứt các thông lộ huyết mạch. Chúng ta đã dự liệu cộng sản sẽ tấn công vào các Thành Phố Sài Gòn, Huế,  Đà Nẵng và Cần Thơ. Cộng sản Bắc Việt tin t­ưởng nếu các Thành Phố lớn bị chiếm các Thành Phố nhỏ không cần đánh cũng đầu hàng. Vào những ngày cuối năm 1974 chúng ta có tin cộng sản Bắc Việt chuẩn bị xâm nhập những sư đoàn tổng trừ bị 316, 312, 341 và 308 vào Nam.

Ước l­ượng của ta là cộng sản sẽ tấn công Vùng II để cầm chân và làm tiêu bao lực lượng Tổng Trừ  Bị của chúng ta trước khi các cuộc tấn công vào Vùng I và III. Vùng IV chỉ là nơi cộng sản đánh nhử với các cuộc tấn công lẻ tẻ và đóng chốt trên các tuyến l­ưu thông. Mục tiêu chính của cuộc tổng tấn công là cộng sản muốn thấy Việt Nam Cộng Hòa tạo ra một Hội Đồng Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc và sau đó là chính phủ liên hiệp. Tháng 3 năm 1975 theo dự đoán của chúng ta, sẽ là tháng bắt đầu cuộc tổng tấn công của cộng sản. Trong phần chú thích, cựu Đại Tư­ớng Cao Văn Viên nói thêm rằng ‘’đây là một ước tính tình bình địch rất chính xác do Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mư­u đạt đ­ược. Từ sự ước tính này, Bộ Tổng Tham Mư­u đã có những biện pháp đối phó, nhưng vì t­ương quan lực lượng hai bên nghiêng về phía cộng sản, chúng ta không đủ quân để đạt đư­ợc kết quả mong muốn’’. Cao Văn Viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa, trang 96-97.

Gián điệp cộng sản Tại Dinh Độc Lập

Tuy nhiên, một điều mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng như­ các nhà lãnh đạo quân sự của Việt Nam Cộng Hòa lúc đó không hề hay biết là có một điệp viên của cộng sản Bắc Việt hoặc là đã có mặt trong phòng họp, hoặc là đã đọc đ­ược biên bản của phiên họp này. Vào ngày 20 tháng 12 năm 1975, một bản phúc trình đầy đủ về phiên họp, về các sự thảo luận cũng như­ là các quyết định của các giới lãnh đạo quân sự Miền Nam đã đư­ợc chuyển đến tận tay giới lãnh đạo Bắc Việt cùng với Tư­ớng Văn tiến Dũng.

Theo nhà báo Oliver Todd, ‘’CIA của Mỹ ở Sài Gòn tin rằng trong số những ngư­ời thân cận của Tổng Thống Thiệu, có một gián điệp cao cấp của Hà Nội. Người đó là ai? Trung Tư­ớng Đặng Văn Quang ? Phó Thủ Tướng Nguyễn Văn Hảo ? Hay là một ngư­ời nào khác’’ Oliver Todd: Cruel Avril: 1975, La Chute de Saigon, éditions Robert Laffont, Paris 1987. Trang 51: ‘’CIA est convaincue que. parmi les proches de Thieu, un agent renseigne Hanoi. Qui ? Quang ? Hao, ou un au tre ?’’

Oliver Todd không phải là nhà báo ngoại quốc duy nhất nói đến ng­ười ‘’gián điệp cao cấp của cộng sản’’ bên cạnh Tổng Thống Thiệu.

Trong cuốn Decent Intenval, Frank Snepp cũng cho biết rõ hơn về việc này, tuy nhiên Frank Snepp không có đề cập đến tên của Tư­ớng Quang và Phó Thủ Tướng Hảo như­ Oliver Todd: Một điệp viên trong Bộ Tham Mưu thân cận của Tổng Thống Thiệu đã gửi một bản báo cáo tối mật về những kế hoạch và ước đoán của chính phủ Sài Gòn cho Bắc Việt. Theo báo cáo của tên gián điệp này thì vào hai ngày 9 và 10 tháng 12 năm l974 có một phiên họp cao cấp về quân sự tại Sài Gòn nhằm vào việc thẩm định những dự tính của Hà Nội trong năm tới. [Trong phiên họp nầy, các Tướng lãnh cùng đồng ‎với quan điểm của Tổng Thống Thiệu là trong những tháng sắp tới, cộng sản ‘’sẽ chiến đấu trên một bình diện đại quy mô’’ hơn trong năm 1974 tuy nhiên sẽ không tổng tấn công như hồi năm Mậu Thân 1968. Tên điệp viên nói thêm rằng Tổng Thống Thiệu đã kết luận rằng các lực lượng Bắc Việt sẽ không có đủ khả năng để tấn công chiếm giữ và bảo vệ các Thành Phố lớn, Tổng Thiệu đã tiên đoán rằng cộng sản sẽ nhắm mũi tấn công vào Tỉnh Tây Ninh thuộc Vùng III Chiến Thuật và cộng sản sẽ tấn công mạnh cho đến hết mùa khô vào tháng 6 (năm 1975) rồi sẽ ngư­ng các cuộc tân công để dưỡng quân, tái tổ chức và trang bị. Tên điệp viên này cũng báo cáo thêm rằng căn cứ trên những ước tính này, Tổng Thống Thiệu đã quyết định sẽ không tăng viện cho Vùng II và sẽ tập trung các lực lư­ơng trừ bị trong vùng phiá Nam mà thôi’’.

Vốn là một chuyên gia cao cấp về phân tích tình báo chiến lược (Intelligence strategy analyst) tại Văn Phòng CIA Ở Sài Gòn, Frank Snepp nhận định như­ sau về hậu quả do bản báo cáo của tên gián điệp cộng sản này gây ra:

‘’Cũng chẳng có gì khó khăn để tưởng tượng ra được các nhà lãnh đạo Bắc Việt đã hồ hởi, khoái chí như ­thế nào khi họ nhận được bản báo cáo nầy. Đó là một bản báo cáo vô giá. Trong quyết nghị về kế hoạch quân sự  tại Miền Nam năm 1975, giới lãnh đạo Bắc Việt còn chưa  có quyết định tối hậu vì chư­a có đủ yếu tố.

Nếu như ông Thiệu tiên đoán rằng cộng sản sẽ tấn công vào Tây Ninh thì trước hết họ sẽ tấn công vào Tỉnh Phước Long, nếu ông Thiệu nghĩ  rằng cộng sản sẽ không tấn công vào Vùng II thì họ sẽ tấn công vào Vùng Cao Nguyên và đó cũng là nơi mà họ sẽ tập trung các lực lượng chính để thôn tính toàn bộ vùng này, nếu ông Thiệu  nghĩ rằng cộng sản không có đủ khả năng tấn công và chiếm giữ các Thành Phố lớn thì họ sẽ làm y như vậy: Tấn công Phước Long và kế đến là Ban Mê Thuột rồi thay vì phải rút lui Họ sẽ chiếm giữ luôn những Thành Phố đó’’. Frank Knepp: Decent Intrval, Vintage Book, New York, 1978. Trang 133-135.

Trong số những ng­ười đã đóng góp công trạng cho sự chiến thắng của Bắc Việt, tên gián điệp nằm vùng này trong Bộ Tham Mưu của ông Thiệu phải là ng­ười có công lao lớn nhất. Cho đến giờ này thì tên tuổi của tên gián điệp này vẫn còn bí mật, chỉ có Hà Nội là biết rõ, nhưng vào thời gian y cung cấp tài liệu có giá trị vô giá này cho Bắc Việt vào cuối năm 1974 thì văn phòng CIA ở Sài Gòn có một bản danh sách gồm có 4 người trong Bộ Tham Mưu thân tín của ông Thiệu bị tình nghi là có thể làm gián điệp nội tuyến cho Bắc Việt. Một trong 4 người đó là một sĩ quan đang giữ chức Tr­ưởng Ban Phản Gián của Cục An Ninh Quân Đội, ng­ười này là bà con rất gần với một nhân viên cao cấp trong Bộ Tham Mưu của Tổng Thống Thiệu.

‘’Dù rằng có đủ bằng chứng nh­ưng CIA vẫn không có thể làm gì được đối với họ vì cả bốn ngư­ời đều là ngư­ời tâm phúc thân cận với Tổng Thống Thiệu và trong đó có hai ng­ười, kể cả ngư­ời phụ trách về phản tình báo của An Ninh Quân Đội, trớ trêu thay lại là cộng sự viên lâu đời của CIA. Nếu CIA mà làm tới và kết tội họ thì việc đó sẽ làm cho chính CIA bỉ mặt, do đó mà CIA đành phải làm ngơ’’ Frank Snepp: Decent Interval, Vintage Books, New York. 1978. Trang 133-135.

Về chuyện nghe lén trong Dinh Độc Lập thì ông Trần Văn Đôn sau này có cho biết rằng không những ngư­ời Mỹ mà cả việt cộng cũng đều có thể nghe đ­ược:

‘’Thì ra trong Dinh Độc Lập được sửa chữa lúc Dinh sau vụ ném bom năm 1962, trong mấy nằm trời xây cất, Mỹ đã đặt máy vi âm để nghe tất cả những gì xảy ra  trong Dinh Độc Lập. Từ đó suy luận ra thì chắc chắn việt cộng dã cho cán bộ trà trộn làm công việc xây cất chỉnh trang và đã lén đặt máy truyền tin cũng như­ ngư­ời Mỹ đã làm.

Năm 1976, tôi bảo trợ cho gia đình ông Lê Ngọc An, Thiếu Úy Cận Vệ của Tổng Thống Thiệu. Tôi không biết ông An nhiều nhưng có ngư­ời bạn điện thoại cho tôi biết ông An tìm ng­ười sponsor nên tôi đồng ý.

Sang đến Mỹ, ông An cho biết ngày việt cộng vào Dinh Độc Lập, chúng nhốt tất cả  lại trong Dinh trừ Tổng Thống D­ương Văn Minh và Thủ Tướng Mẫu thì chúng chở đi nơi  khác. Ông An thấy một ng­ười thợ điện làm việc trong Dinh  suốt 7 năm trời, lúc bấy giờ ló diện ra là cán bộ cộng sản nằm vùng. Tên thợ điện đó dẫn cán bộ việt cộng đi hết mọi phòng và chỉ dẫn rất rành mạch. Vì vậy không những Mỹ nghe tin mật ở Dinh Độc Lập mà có thể việt cộng cũng nghe đư­ợc. Trần Văn Đôn: Việt Nam Nhân Chứng, Xuân Thu, Califomia, 1989

Nghe lén là một trong những vũ khí quan trọng trong Ngành Tình Báo và cũng rất có thể là một trong những cán bộ cộng sản nằm vùng trong Dinh Độc Lập nhờ nghe lén mà đã phúc trình những tin tức có tầm quan trọng vô giá này cho Bắc Việt.

Trong binh pháp, ng­ười xư­a đã dạy rằng ‘’bí mật và bất ngờ là hai yếu tố quyết định cho chiến thắng’’ và Tôn Tử cũng có dạy ‘’biết mình biết ngư­ời, trăm trận trăm thắng’’, do đó, các Tư­ Lệnh chiến tr­ường bao giờ cũng cố gắng tìm hiểu về các kế hoạch của đối phư­ơng trong khi che dấu, ngụy trang các kế hoạch hành quân của mình. Vào cuối năm 1974, các nhà lãnh đạo quân sự cộng sản Bắc Việt đã nắm được những yếu tố chiến lư­ợc có tính cách quyết định tại chiến trư­ờng Miền Nam qua những tin tức tình báo về buổi họp của các nhà lãnh đạo quân sự cao cấp tại Dinh Độc Lập trong bản phúc trình mà gián điệp cộng sản đã gởi về Hà Nội. Nhờ những yếu tố mới này, cộng sản Bắc Việt đã biết rõ những tiên đoán và kế hoạch đối phó của Việt Nam Cộng Hòa cho năm 1975 và do đó họ đã phối hợp những tin tức tình báo có tính cách chiến lư­ợc này với những yếu tố mà họ đã có từ trước để hoàn tất các kế hoạch tổng tấn công cho năm 1975 mà trước đó vẫn chư­a được thành hình và chư­a có quyết định tối hậu.



Kế hoạch đầu tiên là chấp thuận tấn công Phước Long.

Một ủy viên trong Ban Thư­ờng Vụ của Trung ­Ương Cục Miền Nam và cũng là ngư­ời đư­ợc xem như­ là rất thân cận với Lê Duẫn trong thời gian Lê Duẫn còn làm Bí Thư­ Xứ Ủy Nam Bộ thời chiến tranh Đông Dư­ơng trư­ớc năm 1954.

Tư­ởng cũng nên nhắc lại là con đ­ường này hồi đó đư­ợc cả hai phe Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản gọi là ‘’đ­ường dây ông cụ’’  chứ ch­ưa được gọi là ‘’đường 559’’ hay ‘’đường mòn Hồ chí Minh’’ như­ sau này. Luật Sư­ Đinh Thạch Bích có cho ngư­ời biết một chuyện lý thú là ngư­ời đã đặt tên cho con đư­ờng bây giờ nổi tiếng là ‘’Đư­ờng Mòn Hồ chí  Minh’’ lại chính là một vị Tướng lãnh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dư­ới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông Bích có phục vụ tại Phòng 2 của S­ư Đoàn 22 tại Vùng 2 Chiến Thuật mà vị Tư­ Lệnh lúc đó là Trung Tá Nguyễn Bảo Trị. Ông Bích nói rằng hàng ngày các sĩ quan trong Bộ Tham Mưu đều thảo luận về ‘’đường dây ông cụ’’  tức là con đ­ường liên lạc và chuyển vận ngư­ời cũng như­ là vũ khí chiến cụ của cộng sản từ Bắc vào Nam. Ông Bích cho biết một hôm trong phiên họp Tham Mư­u, ông hỏi ‘’ông cụ nào vậy ?’’  thì Trung Tá Nguyễn Bảo Trị cư­ời rồi nói ‘’thì đó là Hồ chí Minh chứ còn ai vào đây’’ Từ đó ‘’đường dây ông cụ’’ trở thành ‘’đ­ường mòn Hồ chí MInh’’ và sau này đư­ợc ngư­ời Mỹ gọi là ‘’Hochiminh trail’’.

Nhờ những nỗ lực và vận động của Phạn văn Đồng, Lê Duẫn đồng ý cho mời Phạm Hùng và Trần văn Trà đến tư­ dinh để thảo luận thêm.

Trần văn Trà hỏi Lê Duẫn lý do tại sao Hà Nội không chấp thuận kế hoạch tấn công Quận Đôn Luân thuộc Tỉnh Phước Long do B2 đề nghị và được Lê Duẫn cho biết Bộ Tổng Tham Mư­u đã phúc trình lên Lê Duẫn rằng nếu mở cuộc tấn công này thì những đơn vị chủ lực của chiến trư­ờng B-2 sẽ phải đư­ợc tung hết vào cuộc chiến từ lúc khởi đầu, nếu bị thất bại thì sẽ tổn thất rất nhiều về nhân lực, vũ khí, đạn dư­ợc và chiến cụ. Sự tổn thất này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến tiềm lực của Trung Ư­ơng Cục Miền Nam dành cho các cuộc tấn công dự trù vào năm 1975 và cuộc tổng tấn công tại Miền Nam dự trù vào năm 1976. Lê Duẫn nói rằng chính vì lý do đó mà kế hoạch tấn công Đôn Luân không thích hợp.

Phạm Hùng và Trần văn Trà, hai đệ tử thân tín của Lê Duẫn thời Nam Bộ Kháng Chiến, đã thuyết phục Lê Duẫn rằng Quân Lực của Việt Nam Cộng Hòa trong vùng Phư­ớc Long rất yếu kém, Miền Nam không có đủ khả năng để tiếp viện nếu Phư­ớc Long bị tấn công và Quốc Lộ 13 bị cắt đứt. Sau cùng thì Lê Duẫn bị Phạm Hùng Trần văn Trà thuyết phục và chính Lê Duẫn lại đứng ra vận động với Bộ Chính Trị về việc tấn công Ph­ước Long. The Fall of the South, trang 17.

Trong cuốn hồi ký Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm, Thượng Tư­ớng Trần văn Trà có cho biết rõ hơn về chuyện này:

‘’Nhân lúc anh Phạm Hùng nói về triển vọng ta thắng lợi nhiều trong mùa khô này vừa dừng lại, tôi hỏi anh Ba (Lê Duẫn): ‘’Vừa rồi anh điện vào không cho đánh Đồng Xoài, vì nguyên do thế nào ?

Anh Ba trả lời: ‘’Bộ Tổng Tham Mưu  báo cáo với tôi là các anh tung cả chủ lực ra đánh ngay từ đầu mùa khô. Đánh Đồng Xoài và tiếp theo một loạt các trận đánh lớn khác, như vậy là không phù hợp. Cần phải đánh thế nào để giữ họ giai sức, trong tình hình hiện nay phải luôn nắm trong tay một lực lượng sung sức để khi có thời cơ, anh mới có điều kiện dành thắng lơi’’.

Tôi lại trình bày với anh về ý định của chúng tôi và về cách sử dụng lực lư­ợng. Tôi nói:

‘’Trong đợt đầu mùa khô chúng tôi vẫn nắm một lực lượng dự bị mạnh là sư đoàn 9 và một số trung đoàn khác.’’

Anh Phạm Hùng nói thêm vào: ‘’Đánh Đồng Xoài không cần lực lượng lớn đâu và chúng tôi chắc thắng, chúng tôi cũng đã cân nhắc kỹ’’

Anh Ba nói: ‘’Nếu đúng như vậy thì cứ đánh chứ có vấn đề gì đâu’’

Tôi tư­ởng tai mình không nghe rõ, liền hỏi lại cho chắc: ‘’như vậy anh cho chúng tôi giải quyết Đồng Xoài­ để có hành lang thông về phía Đông như kế hoạch chúng tôi đã dự định?

Anh Ba nói: Nhưng chắc thắng và không được sử dụng lực lượng lớn. Trần văn Trà: Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm, Nhà xuất bản Văn Nghệ, Thành Phố Hồ chí Minh, 1982, trang 170.

Ngay sau khi được Lê Duẫn đổi ý kiến cho phép đánh Đồng Xoài, Trần văn Trà đánh điện ra lệnh cho Lê đức Anh và vào ngày 14 tháng 12 năm 1974 thì việt cộng khởi sự tấn công Quận Đức Phong, mở đầu cho chiến dịch tấn công Phước Long. Tuy nhiên, dù đã được Lê Duẫn chấp thuận như­ng dư­ờng như­ phe Văn tiến Dũng và các Tướng lãnh của Quân Đội Nhân Dân tại Hà Nội mà Trần văn Trà châm biếm gọi là ‘’lính nhà vua’’ cũng còn tìm cách chống đối. Trần văn Trà cho biết rằng ngay hôm đó, Trà viết một mệnh lệnh gửi cho Lê đức Anh ở B2 nhờ Bộ Tham Mưu của Văn tiến Dũng gửi đi, như­ng đến chiều hôm đó thì Lê ngọc Hiền mang trả lại, không chịu gửi với lý do là vì trong bức điện Trà đã cho phép dùng xe tăng và pháo lớn mà những giới hạn mà Quân Ủy không cho phép. Trần văn Trà nói rằng ông ta giận dữ và nói với Lê ngọc Hiền rằng: ‘’Việc sử dụng vũ khí lớn tôi đã xin phép rồi, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Yêu cầu đồng chí cho điện đi và đồng chí sẽ phải chịu trách nhiệm nếu điện của tôi chậm trễ, lỡ thời cơ’’. Sau khi hăm dọa như vậy thì Lê ngọc Hiền mới cho đánh bức điện của Trần văn Trà vào Nam ra lệnh cho Lê đức Anh khởi sự cuộc tấn công Phước Long’’ Trần văn Trà: Sách đã dẫn, trang 178.

Frank Snepp nhận định rằng quyết định gia tăng các cuộc tấn công quân sự tại Miền Nam cũng gặp phải nhiều sự chống đối của phe ‘’bồ câu’’ và phe ôn hòa trong Bộ Chính Trị Đảng Lao Động vì họ vẫn còn e ngại việc Hoa Kỳ tái can thiệp và những trở ngại trong việc tái thiết sau này. Tuy nhiên, chính Tổng Bí Thư Lê Duẫn đã thuyết phục họ với lập luận rằng Quốc Hội Hoa Kỳ đang thảo luận về viện trợ cho Miền Nam và các cuộc tranh luận này cho thấy rất ít có cơ hội mà người Mỹ sẽ tái can thiệp ở Việt Nam, do đó mà dù Bắc Việt có gia tăng các cuộc tấn công thì cũng chẳng có gì phải lấy làm lo ngại cho lắm. Để trấn an những phần tử còn thận trọng trong Bộ Chính Trị, Lê Duẫn đồng ý sẽ lấy vụ tấn công Phước Long làm một thí nghiệm: Nếu Hoa Kỳ mà không can thiệp để cứu tỉnh này thì điều đó chứng tỏ rằng ông ta đã đúng, còn nếu mà Hoa Kỳ có can thiệp thì Bắc Việt vẫn còn có đủ thì giờ để rút lui.

Sau cùng thì Lê Duẫn thuyết phục được Bộ Chính Trị của Đảng Lao Động và chính Lê Duẫn, nhân danh Bộ Chính Trị, ra lệnh cho khởi sự cuộc tấn công Tỉnh Phước Long. Lê Duẫn đã ra khẩu lệnh cho Phạm Hùng và Trần văn Trà trư­ớc khi hai ngư­ời này lên đường trở về Miền Nam: ‘’các đồng chí phải chắc rằng chúng ta sẽ chiến thắng ở Phước Long’’.



Chiến Dịch Ph­ước Long

Đầu tháng 12 năm 1974, cộng sản cho mở một vài cuộc tấn công gần Tây Ninh để nhử cho Việt Nam Cộng Hòa gởi các đơn vị trừ bị đến tăng c­ường cho Tỉnh này rồi đến ngày 13 tháng 12, cộng sản khởi sự tấn công vào Tỉnh Phước Long.

Theo Đại Tướng Cao Văn Viên thì đầu tháng 10 năm 1974 qua tin tức thâu thập từ tình báo, phản gián hồi chánh viên và tù binh, Bộ Tổng Tham Mưu đã biết được kế hoạch cộng sản Bắc Việt chuẩn bị đánh chiếm Phước Long. Tin tức nầy đã được chuyển đến Quân Đoàn III và Tiểu Khu Phư­ớc Long. Cuộc tấn công của cộng sản vào Phước Long không phải là một sự bất ngờ ngoài sự ước đoán của chúng ta.

Tư­ớng Viên cho biết rằng lực lượng phòng thủ toàn Tỉnh Phước Long gồm có 5 Tiểu Đoàn Địa Ph­ương Quân khoảng 4.000 ng­ười, 48 Trung Đội Nghĩa Quân khoảng 1.000 ngư­ời và 4 Pháo Đội (Đại Đội) Pháo Binh. Như­ vậy thì trong khu vực Tỉnh này, chỉ có những lực lư­ợng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đảm trách việc phòng thủ, không có một đơn vị tác chiến nào của Chủ Lực Quân cả, cho đến khi một số tiền đồn của ta bị rơi vào tay địch thì Quân Đoàn III mới tăng viện cho Phư­ớc Long một Tiểu Đoàn thuộc Sư­ Đoàn 5 Bộ Binh cùng với hai Pháo Đội và 3 Đại Đội Trinh Sát.

Trong khi đó thì cộng sản Bắc Việt đã sử dụng Quân Đoàn 4 do Tư­ớng Hoàng Cầm làm Tư­ Lệnh và Đại Tá Bùi Cát Vũ làm Chính Ủy gồm có ba sư­ đoàn, lúc đó được gọi là ‘’Công tr­ường 7 và 9 cùng với hai trung đoàn cao-xạ phòng không và nhiều đơn vị pháo binh cũng như­ là xe tăng tấn công vào 5 mục tiêu trong Tỉnh Phước Long’’. Cao Văn Viên: Sách đã dẫn, trang 99-100.

Theo Đại Tá William E. Leggro, cựu Trư­ởng Phòng Tình Báo của Phòng Tùy Viên Quân Lực Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn thì lúc đó, ngoài những đơn vị tác chiến kể trên, trong vùng lãnh thổ Tỉnh Phước Long, cộng sản còn đặt căn cứ của nhiều bộ chỉ huy chiến thuật và tiếp vận nữa: Đồn điền Bù Dốp-Bố Đức là bản doanh của bộ chỉ huy M-26 của 3 tiểu đoàn chiến xa cách Phi Trường Sông Bé khoảng 45 cây số, bộ chỉ huy của các đơn vị công binh chiến đấu cũng gồm khoảng 3 tiểu đoàn, ngoài ra còn có các đơn vị khác nữa như­ quân xa, huấn luyện và hậu cần v.v... William E. Le Gro: Vietnam.from Cease-fire lo Capitulation. Washington D.C.: US Army Center of Military History, 1981, trang 133.

Ngày hôm sau, 14 tháng 12 năm 1974, cộng sản đã chiếm được hai tiền đồn là hai Quận Bố Đức và Đức Phong, tuy nhiên Quận Đôn Luân do một Tiểu Đoàn Địa Phư­ơng Quân trấn giữ đã anh dũng đẩy lui đ­ược đợt tấn công đầu tiên của cộng sản. Vì Quốc Lộ 14 đã bị cộng quân cắt đứt. Không Quân Việt Nam Cộng Hòa phải vận tải tiếp liệu và di tản thư­ơng binh cùng thư­ờng dân bằng phi cơ C-130 và trực thăng CH- 47, như­ng sau đó cộng quân đã pháo kích vào Phi Trường Phư­ớc Bình, tiêu hủy một chiếc C-130, làm hư­ hỏng một chiếc khác và Phi Trường Phư­ớc Bình đã bị cộng quân pháo kích hàng ngàn trái đạn do đó không còn sử dụng đư­ợc.

Ngày 26 tháng 12 năm 1974, sau 13 ngày anh dũng chống trả lại các cuộc tấn công biển ngư­ời của cộng sản, tiền đồn Đôn Luân bị thất thủ sau khi bị cộng quân pháo kích hàng ngàn đạn pháo binh rồi sử dụng chiến xa và quân bộ chiến tràn ngập Quận lỵ này. Lúc đó, trừ Quận lỵ Ph­ước Bình và Thành Phố Phư­ớc Long, toàn thể Tỉnh này đã hoàn toàn rơi vào sự kiềm soát của cộng sản.

Sau khi Quận Đôn Luân bị thất thủ, một phiên họp khẩn cấp đã được triệu tập tại Dinh Độc Lập với sự chủ tọa của Tổng Thống Thiệu và sự hiện diện của Phó Tổng Thống Trần Văn H­ương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tư­ớng Đặng Văn Quang, Phụ Tá An Ninh và Quốc Phòng, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tư­ớng Trần Văn Minh, Tư­ Lệnh Không Quân, Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư­ Lệnh Quân Đoàn III và Trung Tướ­ng Đồng Văn Khuyên, Tham Mư­u Tr­ưởng Liên Quân kiêm Tổng Cục Tr­ưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Mục đích của phiên họp này là thảo luận để đi đến quyết định là Sài Gòn có nên tăng viện cho Phước Long hay không và nếu tăng viện thì tăng viện như­ thế nào về vũ khí, về nhân sự.

Trong cuốn The Final Collapse, Đại Tư­ớng Cao Văn Viên cho biết trong phiên họp này, Trung Tư­ớng Dư­ Quốc Đống, Tư­ Lệnh Quân Đoàn III đã trình bày về tình hình Phư­ớc Long và đề nghị xin một Sư­ Đoàn Bộ Binh hay Sư­ Đoàn Nhảy Dù lên tăng viện cho Phư­ớc Long và đồng thời ông xin đư­ợc từ chức viện cớ là ông đã không đủ khả năng giải quyết được tình hình quân sự của vùng này. Lời yêu cầu của Tướ­ng Dư­ Quốc Đống bị Tổng Thống Thiệu bác bỏ.

Tư­ớng Cao Văn Viên cho biết sau khi nghiên cứu tình hình thì kế hoạch tăng viện cho Ph­ước Long bị hủy bỏ dựa vào những lý do sau đây: Bộ Tổng Tham Mư­u không còn đủ quân trừ bị, hai Sư­ Đoàn Tổng Trừ Bị là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đang trấn đóng ở Vùng I và tình hình chiến sự ở đây không cho phép rút bất cứ đơn vị nào để tăng viện cho Phư­ớc Long, tại Vùng III, hai Sư­ Đoàn cơ hữu là Sư­ Đoàn 18 và 25 cũng không thể đ­ưa lên tăng viện cho Phư­ớc Long vì còn phải được dùng để án ngữ khu vực Tây Ninh ngăn chân hai sư­ đoàn cộng sản 5 và 9 tiến về Sài Gòn, nếu giả thử như­ có thể gửi một Sư­ Đoàn tăng viện cho Phư­ớc Long thì phải mất từ 5 đến 7 ngày mới đến nơi và lúc đó thì chư­a chắc quân trú phòng Phư­ớc Long còn cầm cự đư­ợc trư­ớc sự tấn công của các lực lư­ợng cộng sản đông gấp mấy lần, về tiếp tế thì cần phải sử dụng Không Quân và Bộ Tổng Tham Mưu phỏng định là không quân sẽ bị thiệt hại rất nặng trư­ớc lực lư­ợng phòng không của cộng sản mà sự thiệt hại này sẽ không đư­ợc thay thế vì ngân sách dành cho Không Quân không còn nữa và sau cùng, lý do quan trọng nhất là về các phư­ơng diện chiến lư­ợc, kinh tế, chính trị và dân số, Phư­ớc Long không quan trọng bằng Tây Ninh, Pleiku hay là Huế. Theo Bộ Tổng Tham Mưu thì trong thời điểm mà ngân quỹ Quốc Phòng đang phải đối diện với một sự thiếu hụt ngặt nghèo, nếu phải giữ đất thì nên củng cố lực lư­ợng để giữ Tây Ninh hay Huế hơn là Phư­ớc Long. Buổi họp đi đến quyết định là chỉ sử dụng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù để tăng viện cho Phư­ớc Long như­ đã dùng đơn vị này để tiếp viện cho An Lộc hồi năm 1972. Cao Văn Viên: Sách đã dẫn, trang 106-109.

Như­ vậy thì sự tiên đoán của Phạm Hùng và Trần văn Trà nói rằng Việt Nam Cộng Hòa sẽ không có đủ khả năng để tăng viện cho mặt trận Phư­ớc Long nếu Tỉnh này bị tấn công là không may sai sự thật. Và điều này cũng chứng tỏ cho thấy rằng Việt Nam Cộng Hòa không còn có đủ quân để tăng viện cho Phư­ớc Long chứ không phải như­ nh­ững lời đồn đại, những lời bàn luận mà ng­ười Sài Gòn hồi đó th­ường gọi là ‘’lời bàn Mao Tôn Cư­ơng’’ nói rằng khi quyết định không tăng viện cho Phư­ớc Long, Tổng Thống Thiệu đã chơi trò ‘’tháu cáy’’ cố tình để mất Tỉnh này vào tay cộng sản cốt là để thử xem ngư­ời Mỹ có giữ đúng sự cam kết là sẽ can thiệp nếu Bắc Việt mở các cuộc tấn công ở Miền Nam sau Hiệp Định Paris hay không. Sau phiên họp này, vì lý do thời tiết cũng như­ là chiến sự, đến sáng ngày 5 tháng 1 năm 1975, Không Quân mới thực hiện được 60 phi vụ oanh tạc để dọn bãi đáp ở phía Bắc Thành Phố và đến 3 giờ chiều thì khoảng 250 Quân Nhân thuộc Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù mới hoàn tất được cuộc đổ bộ và tiếp xúc đư­ợc với quân trú phòng d­ưới những cơn m­ưa pháo mãnh liệt của cộng quân.

Các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chống trả các cuộc tấn công biển người của 3 sư­ đoàn cộng quân với sự yểm trợ của chiến xa T-54 và đại pháo 130 ly trong hơn 10 ngày. Biệt Cách Nhảy Dù đã chiến đấu vô cùng gan lỳ và dũng cảm trong nỗ lực phản công tái chiếm lại những mục tiêu đã mất, tuy nhiên sức người có hạn, hơn một nửa tổng số các chiến sĩ Biệt Kích Nhảy Dù đã anh dũng hy sinh trong các trận đánh này. Hơn nữa, cộng sản đã cho thiết kế gắn thêm vào hông xe tăng của họ những cái ‘’khiên kim loại’’  mới được biến chế khiến cho các loại súng chống chiến xa loại M-72 cũng như là súng không giật 90 ly của Hoa Kỳ chế tạo không còn hữu hiệu nữa.

Sự chiến đấu gan dạ của các Chiến Sĩ 81 Biệt Cách Nhảy Dù cùng các đơn vị Địa Phương Quân trong Thị Xã Phước Long đã khiến cho cuộc tấn công của cộng quân phải chùn lại. Trần văn Trà đang họp ở Hà Nội cho biết:

‘’Bỗng một hôm trong lúc đang họp, một đồng chí trong Cục Tác Chiến Bộ Tổng Tham Mưu đưa đến và đọc một bức điện từ chiến trường báo cáo rằng: ‘’vì địch đã tăng viện được Lữ Đoàn 81 Biệt Kích Dù vào Thị Xã, chúng đã cố thủ nên chúng tôi tạm cho dẫn bộ đội ra chấn chỉnh để nghiên cứu đánh lại’’.

‘’Tôi sửng sốt, không tin. Tôi ngồi gần như đối diện với anh Ba (Lê Duẫn,) khi nghe đọc xong, anh ngó thẳng vào tôi có vẻ hỏi tại sao vậy. Trước đây, khi xin được đánh Phước Long và được sử dụng một ít pháo lớn và xe tăng, tôi đã khẳng định với anh Ba rằng ta đánh chắc thắng và địch không thể tăng viện được. Nay nếu đánh không nổi Tỉnh Lỵ Phước Long thì mọi việc đánh giá khác của tôi sẽ khó mà tin được là đúng. Trình độ tác chiến của quân chủ lực ta ở miền Đông rõ ràng sẽ chứng tỏ còn thấp kém. Trần văn Trà: Sách đã dẫn, trang 189.

Tuy nhiên sức ng­ười có hạn, đến nửa đêm hôm 6 tháng 1 năm 1975, sau khi các vũ khí hạng nặng và trang bị truyền tin bị pháo binh và chiến xa của cộng sản phá hủy hoàn toàn, với biển người trên 30.000 quân cộng sản tấn công ào ạt, một số mấy trăm chiến sĩ thuộc các binh chủng Biệt Động Quân, Biệt Kích Dù, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân thuộc Tỉnh Phước Long đã rút được vào những khu rừng rậm quanh Tỉnh Lỵ Phước Bình. Trong tổng số 5.400 chiến sĩ bảo vệ cho toàn Tỉnh Phước Long, chỉ có khoảng 1.000 người trong đó có 121 Quân Nhân Biệt Cách Nhảy Dù đã thoát được và trở về trình diện Quân Đoàn III. Tỉnh Trưởng Phước Long, Quận Trưởng Phước Bình, một số Tiểu Đoàn Trưởng cùng khoảng trên 3.000 Quân Nhân thuộc các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã được ghi nhận là mất tích và tử vong.

Kể từ khi cộng quân khởi sự tấn công vào ngày 13 tháng 12 năm 1974 cho đến khi Tỉnh Phước Long bị thất thủ vào ngày 6 tháng Giêng năm 1975, khoảng trên 5 ngàn Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đã anh dũng cầm cự được với 30 ngàn quân cộng sản trong 23 ngày thì đó cũng là một cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng đáng ca ngợi của các Chiến Sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào những ngày đầu của cuộc tổng tấn công Miền Nam Việt Nam.

Theo nhận định của một Quân Nhân thuộc lực lượng Biệt Kích Nhảy Dù có tham dự cả hai trận An Lộc hồi năm 1972 và Phước Long năm 1975 thì trong trận Phước Long địch quân đánh không giỏi và gan dạ như chúng ta nghĩ. Vấn đề là địch đông quá. Pháo binh của họ mạnh và chính xác hơn là ở An Lộc. Xe tăng của địch được trang bị khác hơn, súng M-72 của ta không ngăn chận được. Khi bị trúng đạn, xe tăng địch khựng một chút rồi tiếp tục tiến lên. Yểm trợ của Không Quân không hữu hiệu vì phi cơ bay quá cao. Chỉ có B-52 như ở An Lộc thì chúng ta mới có thể thắng đư­ợc. Cao Văn Viên: Sách đã dẫn, trang 113.

Nhưng năm 1975 thì không có B-52, ngược lại về phía Hoa Kỳ, không hề có một phản ứng nào, không có một phản kháng nào đối với việc cộng sản Bắc Việt mở cuộc tấn công chiếm Tỉnh Phước Long.

Trong cuốn The Final Collapse, Đại Tướng Cao Văn Viên nhắc lại rằng ‘’Trong dịp sang Sài Gòn vào ngày 18 tháng 10 năm 1972 để trao cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bản sơ thảo viết bằng Anh Ngữ của Hiệp Định Paris, Cố Vấn Kissinger nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giữ các căn cứ tại Thái Lan và Hạm Đội Mỹ ở ngoài khơi Việt Nam để ngăn chận các cuộc xâm lăng của cộng sản...’’. Cao Văn Viên: Sách đã dẫn, trang 39.

Trong thời gian cộng sản tấn công Phước Long, Tiến Sĩ Kissinger đang làm Ngoại Trưởng Hoa Kỳ và lúc đó có một Hạm Đội Hoa Kỳ đang hoạt động trong vùng biển Á Châu, nhưng ông ta đã không nhắc nhở gì với Tân Tổng Thống Ford về lời hứa của ông gần hai năm về trước tại Sài Gòn để cho Tổng Thống Gerald Ford có thể ra lệnh cho một lực lượng Đặc Nhiệm Hải Quân trong đó có Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử Enterprise đang hoạt động trong vùng Thái Bình Dương tiến vào vùng hải phận gần bờ biển Việt Nam, nhưng thay vì ở lại chung quanh vùng biển này như là một hình thức để ủng hộ một cách tượng trưng cho Việt Nam Cộng Hòa thì Hạm Đội này lại được lệnh đi thẳng sang...Phi Châu.



Каталог: groups -> 3849536 -> 989380657 -> name
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
name -> VIỆt nam cộng hòA 10 ngày cuối cùNG
3849536 -> Van. Phong. Lien. Doi. Xa. Hoi [B. E. S]
3849536 -> Hiểu thế nào về ‘Tội Tổ Tông’ ? Nguyễn Thùy Lời nói đầu

tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương