Performces of the crossbred goat between



tải về 81.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích81.27 Kb.
#32366
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ LAI HƯỚNG THỊT 

GIỮA GIỐNG BOER VỚI BÁCH THẢO

 

Đậu Văn Hải[2]



 

PERFORMCES OF THE CROSSBRED GOAT BETWEEN

BOER AND BÁCH THẢO

Bach thao goat breed (BB) and its F1 crossbreds with Boer (OB) producted at Ruminant Reasearch and Traning Center and some farms in Binh Duong, Binh Phuoc provinces during 2002-2005. The results showed that: hairs colour of OB crossbred was over 92% similar Boer breed and 7% similar Bach thao breed. Average daily gain in body weights from birth to 6 months of age 85.38 g for BB and 111.68 g for OB, and from to 6-12 months of age 43.41 g for BB and 118.23g for OB. First kidding ages were 421.6 days for OB and 410.0 days for BB. Calving interval were 270.5 days for OB and 210.01 day for BB. The mortality rate of OB was under 14% from birth to 3 months of age. 

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thời gian qua chăn nuôi dê phát triển rất mạnh, đặc biệt là các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nhiều trang trại chăn nuôi dê với qui mô lớn được hình thành và phát triển. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tốc độ phát triển chăn nuôi dê, cừu ở các tỉnh phía Nam từ 2000 đến 2005 là rất nhanh. Năm 2000 số lượng dê, cừu chỉ chiếm 27,50% (152.625 con) tổng số lượng trong cả nước (miền Đông Nam Bộ chiếm 3,00%), nhưng đã tăng lên 38,20% (2004) và năm 2005 là 44,35% (582.872 con) riêng miền Đông Nam Bộ chiếm 18,85% (247.741 con).

Song song với việc gia tăng về số lượng thì chất lượng đàn dê cũng được nâng lên. Nước ta đã tiến hành nhập nội một số giống dê có tầm vóc lớn năng suất cao như: Alpine, Saanen, Barbari, Boer... nhằm tiến hành lai tạo giữa các giống dê nhập nội với nhau và cải tạo đàn dê địa phương để tăng thêm nguồn gen quí và từng bước tạo giống dê sữa, thịt của Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Kết quả nghiên cứu trong nước như:

Nguyễn Thị Mai (2000), cho rằng mức độ cải tiến về trọng lượng của dê lai Alpine x Bách thảo và Bách thảo x (Alpine x Bách thảo) ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi là 41,66 – 50,00% so với dê Bách thảo. Ưu thế lai của dê (Alpine x Bách thảo) cao nhất là lúc 9 tháng tuổi (31,20%) và thấp nhất lúc 24 tháng tuổi (5,60%) và dê lai Bách thảo x (Alpine x Bách thảo) cao nhất là lúc 3 tháng tuổi (7,30%) và thấp nhất là lúc 6 tháng tuổi (1,40%).

Con lai giữa giống Alpine, Saanen với Bách thảo cho trọng lượng cao hơn dê Bách thảo thuần từ 5-20% qua các giai đoạn tuổi, trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng như nhau (Đậu Văn Hải, 2001). Lê Văn Thông (2005) cho rằng,  dê lai F1 giữa giống Bách thảo với dê cỏ thể hiện ưu thế lai rõ rệt về tầm vóc, khối lượng, khả năng sinh trưởng cao hơn dê cỏ. Khối lượng dê lai F1 bằng 128,58% so với dê cỏ và bằng 82,65% dê Bách thảo.

Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát khả năng sản xuất của dê lai hướng thịt giữa giống Boer với Bách thảo”. Nhằm: So sánh khả năng sản xuất của nhóm dê lai F1 với Bách thảo trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng, từng bước chọn công thức lai phù hợp để tạo ra giống tốt hơn phục vụ cho người chăn nuôi và chọn ra con lai F1 có năng suất cao và phẩm chất thịt tốt làm cơ sở cho việc lai tạo giống và từng bước thay thế đàn dê năng suất thấp ở nước ta.

  2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


2.1 Thời gian và địa điểm

-          Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn (RRTC) xã Lai Hưng, Bến Cát, Bình Dương và một số trang trại tại các tỉnh Bình Dương và Bình Phước với các điều kiện:



Chỉ tiêu

Bình Dương

Bình Phước

Nhiệt độ không khí bình quân trong năm (oC)

28,5 (22,1-32,4)

26,0

Ẩm độ không khí bình quân (%)

76,7

80,0

Lượng mưa trong năm (mm/năm)

1869

2000-2300

 Ghi chú: Bình Dương: trạm khí tượng thuỷ văn Sở Sao

          Bình Phước: trạm khí tượng thuỷ văn Đồng Phú  

Thời gian thực hiện từ 10/2002 đến ngày 12/2005.
2.2 Đối tượng thí nghiệm

-          Dê lai F1 tạo ra bằng cách cho đực giống phối trực tiếp với dê cái, theo sơ đồ:

Boer (OO)    x Bách thảo (BB)                                        F1 OB

Bách thảo     x Bách thảo (BB)                                        BB (đối chứng)

-          Dê đực Boer nhập từ Trung tâm Nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây (có nguồn gốc từ Mỹ). Dê mẹ được sử dụng để lai tạo là giống Bách thảo được chọn đồng đều về tuổi (10 – 12 tháng tuổi), trọng lượng (22 – 25 kg).
2.3 Phương thức nuôi dưỡng

Dê được nuôi theo phương thức bán thâm canh. Thời gian chăn thả từ 4-6 giờ/ngày, về chuồng bổ sung thức ăn với khẩu phần như sau:


Khẩu phần bổ sung tại chuồng cho dê cái sinh sản

Giai đoạn

Ngày

Cỏ, lá cây (kg)

Cám hỗn hợp (kg)

Nuôi con

75

4,80

0,50

Cạn sữa

125

4,80

0,00

Trước khi sanh

28

4,80

0,10

Khẩu phần bổ sung tại chuồng cho dê con bú sữa



Tháng tuổi

Sữa (ml/ngày)

Cỏ, lá (kg/ngày)

Cám hỗn hợp

g/ngày


1

500

Tập

50

2

650

Ăn

100

3

350

cỏ

150

Khẩu phần bổ sung tại chuồng cho dê tơ

Tháng tuổi

Cỏ, lá (kg)

Cám H. hợp kg/ngày

3

1,60

0,35

4

2,40

0,26

5

3,20

0,17

6

3,60

0,15

7

3,80

0,13

8

4,80




9

5,20




10

5,20




11

5,20




12

5,60




 

Tẩy ký sinh trùng đường ruột theo từng loại và theo tháng tuổi



Loại

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Dê con

2 tháng

4 tháng

12 tháng

Tiêm phòng bệnh truyền nhiễm lở mồm long móng (FMD) vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm.


2.4 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Đặc điểm ngoại hình: màu sắc, hình dáng tai, có sừng hay không có sừng quan sát và ghi chép.

Khả năng sinh trưởng: kích thước các chiều đo: cao vai; vòng ngực; dài thân chéo: đo bằng thước dây, thước gậy cùng ngày cân trọng lượng.Khối lượng qua các tháng tuổi: cân hàng tháng bằng cân đồng hồ vào đúng ngày sinh của dê.

Chỉ tiêu sinh sản: động dục lần đầu, đẻ lần đầu, khoảng cách lứa đẻ, số con/lứa.

Tỷ lệ nuôi sống các nhóm dê.
2.5 Xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm đã được xử lý bằng phương pháp GLM (General Linear Modal) trong phần mềm SAS (Statistical Analysis System). Trung bình bình phương nhỏ nhất (Least Square mean) đã được hiệu chỉnh cho các yếu tố không thí nghiệm sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm dê (kiểu di truyền) đến các chỉ tiêu theo dõi và so sánh các giá trị trung bình.


3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm ngoại hình của các nhóm dê

Mỗi giống vật nuôi có đặc điểm ngoại hình khác nhau, nó truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thể hiện khả năng thích nghi với nơi chúng sinh ra và lớn lên như màu sắc lông, hình dáng tai và tính trạng có sừng hay không sừng. Kết quả theo dõi được trình bày như sau:


3.1.1 Màu sắc lông của dê lai Boer với Bách Thảo (OB)

Nhóm dê lai OB có 92,50% số con có màu sắc lông hoàn toàn giống bố tức là phần thân có màu lông trắng, phần đầu và cổ có màu lông nâu hoặc đen; 7,00% có màu sắc lông giống màu lông của mẹ và 0,50% còn lại có màu lang trắng đen không giống bố, mẹ.

Giống Bách thảo có 100% số con sinh ra cùng thời gian với dê lai OB có màu sắc lông hoàn toàn giống bố mẹ (màu lông đen, mặt có sọc trắng và dưới bụng có màu lông trắng…).

Nguyễn Thị Mai (2000) cho rằng, ở thế hệ đầu tiên trước khi tiến hành chọn lọc, giống BB có màu lông đen mặt sọc trắng chiếm 69,23% và các màu còn lại là 30,77%.


3.1.2 Hình dáng tai

  • Dê bố giống Boer (4 con): hai tai cụp xuống hai bên má.

  • Dê giống Bách thảo (80 con): hai tai cụp xuống hai bên má.

  • Dê lai F1 OB 100% có hình dáng tai giống bố mẹ (tai cụp xuống hai bên má).

Nguyễn Thị Mai (2000) cho rằng, giống BB có hình dáng tai to cụp xuống ít cử động 89,74% ở thế hệ 0 và 94,44% ở thế hệ thứ 3. Trong khi đó tai hơi cụp xuống chiếm 10,26% ở thế hệ 0 và ở thế hệ thứ 3 là 5,56%.
3.1.3 Tính trạng có sừng, không sừng

Nhóm dê lai OB có 89,00% biểu hiện tính trạng có sừng giống bố, mẹ; 11,00% biểu hiện tính trạng không sừng giống dê mẹ và 100% số con lai không sừng này đều sinh ra từ những dê mẹ không sừng.

Qua quá trình chọn lọc tính trạng có sừng tăng lên từ 41,88% ở thế hệ 0 đến 51,11% ở thế hệ thứ 3, còn tính trạng không sừng giảm xuống từ 58,12% (thế hệ 0) và thế hệ 3 còn 48,89% (Nguyễn Thị Mai, 2000).
3.2 Khả năng sinh trưởng
3.2.1 Kích thước các chiều đo của các nhóm dê

Kích thước các chiều đo thể hiện sự sinh trưởng phát triển của đàn dê, mỗi giống dê sẽ có tầm vóc khác nhau, qua theo dõi thí nghiệm kích thước của các nhóm dê thể hiện ở bảng 1:

Kích thước các chiều đo vòng ngực, dài thân chéo và cao vai của các nhóm dê lai tăng dần qua các tháng tuổi (3 – 12 tháng tuổi).

Chiều đo cao vai khi 3 và 6 tháng tuổi của nhóm dê lai OB cao hơn BB nhưng sai khác không có ý nghĩa. Lúc 9 và 12 tháng tuổi, chiều đo cao vai của nhóm OB lớn hơn nhóm BB (P<0,05).

Chiều đo dài thân chéo của nhóm OB và BB không có sự sai khác lúc đạt 3 và 6 tháng tuổi. Nhưng giai đoạn 9 và 12 tháng tuổi chiều đo dài thân chéo của nhóm OB cao hơn BB ở mức P<0,05.

Doãn Thị Gắng và ctv (2004) cho rằng kích thước chiều đo vòng ngực, cao vai và dài thân chéo của dê Boer thuần nuôi tại Sơn Tây vào lúc 3 tháng tuổi lần lượt là: 54-56 cm, 46-47 cm và 46-48 cm lúc 6 tháng tuổi chiều đo lần lượt là: 62-64 cm, 51-53 cm và 53-55 cm.


Bảng 1. Chiều đo vòng ngực, cao vai, dài thân chéo



Chỉ tiêu

Tuổi

Nhóm dê

 

(tháng)

OB

BB

 

 

n

X ± SE

n

X ± SE

Vòng

3

161

45,81a ± 0,31

182

44,85b ± 0,43

ngực

6

146

53,85a± 0,55

175

57,6b ± 0,66

(cm)

9

142

69,55a ± 0,66

173

64,46b ± 0,42

 

12

139

79,16a± 0,32

163

70,77b ± 0,53

Cao

3

161

45,72 ± 0,53

182

46,81 ± 0,43

vai

6

146

51,42 ± 0,71

175

53,54 ± 0,54

(cm)

9

142

61,63a ± 0,42

173

55,74b ± 0,42

 

12

139

65,42a ± 0,53

163

61,01b ± 0,54

Dài

3

161

48,83 ± 0,55

182

48,83 ± 0,43

thân

6

146

55,85 ± 0,42

175

53,46 ± 0,53

chéo

9

142

65,84a ± 0,76

173

57,14b ± 0,52

(cm)

12

139

67,27a ± 0,65

163

62,05b ± 0,43

Các số trong cùng hàng tận cùng bằng một chữ số không khác biệt ở mức P<0,05
3.2.2 Khối lượng của các nhóm dê

Quá trình sinh trưởng và phát triển của gia súc nói chung và đàn dê nói riêng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của chúng sau này. Vì vậy việc theo dõi khối lượng, đánh giá mức độ tăng trọng trong giai đoạn này là hết sức cần thiết, kết quả theo dõi được trình bày như sau:


Bảng 2. Khối lượng đàn dê qua các tháng tuổi

Tháng

                                       Nhóm dê

Tuổi

                     OB (kg)

                     BB (kg)

 

        n

           X ± SE

     n

         X ± SE

Sơ sinh

      200

       2,80a ± 0,45

   200

      2,13b ± 0,33

3 tháng

      161

       15,90a ± 0,56

   182

     12,11b ± 1,05

6 tháng

      146

       22,91a ± 0,57

   175

     17,50b ± 1,23

9 tháng

      142

       28,59a ± 0,42

   173

     19,11b ± 0,11

12 tháng

      138

       44,19a ± 0,61

   163

      25,31b ± 0,11

Các số trong cùng một hàng tận cùng bằng một chữ số không khác biệt ở mức P<0,05

Kết quả ở bảng 2 cho thấy, khối lượng khi 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi của nhóm dê lai OB cao hơn dê Bách thảo (P<0,05).

Doãn Thị Gắng và ctv (2004) cho rằng trọng lượng của dê Boer thuần nuôi tại Sơn Tây lúc 3 tháng tuổi là 15,10-16,26 kg; 6 tháng tuổi là 25,87-28,11 kg; lúc 9 tháng tuổi là 34,77-38,50 kg và lúc 12 tháng tuổi là 41,88-46,60 kg.

Như vậy có thể nói rằng trọng lượng của dê lai F1 qua các tháng tuổi tương đương với dê Boer thuần nuôi tại Sơn Tâỵ

Với kết quả trên cho thấy nhóm dê lai OB có trọng lượng cao hơn nhóm dê Bách Thảo qua các tháng tuổi 30,92 – 74,58% và cao nhất là lúc 12 tháng tuổi.

Đinh Văn Bình và ctv (1997) cho rằng, con lai F1 (Jumnapari x dê cỏ, Beetal x dê cỏ, Barbari x dê cỏ) từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi có khối lượng cao hơn dê cỏ từ 7,0-66,0% (đực) và 27,0-72,0% (cái).



3.3 Khả năng sinh sản của đàn dê

Kết quả bảng 3 cho thấy:

Tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của các nhóm dê BB và OB dao động từ 209,75 – 225,59 ngày và 410,0-421,6 ngày không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các giống và địa điểm chăn nuôi.

Khoảng cách lứa đẻ của nhóm dê OB cao hơn nhóm BB sai khác này có ý nghĩa ở mức P<0,05.

Bảng 3.Chỉ tiêu sinh sản của dê lai Boer với Bách thảo (OB) và Bách thảo (BB)

Chỉ tiêu

                      Nhóm dê

 

             OB

           BB

 

n

X ± SE

n

X ± SE

Tuổi động dục lần đầu (ngày)

26

     225,59 ± 10,2

 90

    209,75 ± 9,7

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

26

     421,60 ± 15,8

 90

   410,00 ± 15,0

Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

15

     270,50a ± 16,1

 141

   210,01b ± 12,1

Số con/lứa

40

       1,32 ± 0,03

 176

       1,58 ± 0,06

Các số trong cùng một hàng tận cùng bằng một chữ số không khác biệt ở mức P<0,05

Kết quả nuôi thử nghiệm giống dê Boer thuần tại Sơn Tây cho biết: tuổi động dục lần đầu là 414,5 ngày; khoảng cách giữa hai lứa đẻ là 325 ngày (Doãn Thị Gắng và ctv, 2004). Như vậy con lai OB có tuổi động dục lần đầu và khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn dê Boer thuần.


3.4 Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống của nhóm dê lai OB và BB nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn và tại các trang trại qua các giai đoạn tuổi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt tỷ lệ từ 86,05 – 99,05% thấp nhất là tỷ lệ nuôi sống của nhóm OB giai đoạn sơ sinh-3 tháng tuổi (86,05%).

Qua mỗi giai đoạn tuổi tỷ lệ nuôi sống của các nhóm dê lai SB và BB là trên 90%, tỷ lệ sống cao nhất là giai đoạn 12-24 tháng tuổi (98%), kế đến là 6-12 tháng tuổi (trên 95%) và sau cùng là sơ sinh-6 tháng trên 90% (Đậu Văn Hải, 2001).
4. KẾT LUẬN
Dê lai giữa giống Boer với Bách thảo (OB) có đặc điểm ngoại hình (màu sắc, hình dáng tai, tính trạng có) giống dê bố mẹ.

Kích thước các chiều đo (vòng ngực, dài thân chéo, cao vai) của nhóm dê lai F1 OB lớn hơn dê Bách thảo qua các tháng tuổi.

Khối lượng cơ thể của dê lai OB khi 3 tháng tuổi 15,90 kg; 6 tháng tuổi 22,91 kg; 9 tháng tuổi 28,59 kg và lúc 12 tháng tuổi 44,19 kg cao hơn nhóm BB.

Tuổi động dục lần đầu và tuổi đẻ lần đầu giữa các nhóm dê OB và BB không có sự sai khác, tuy nhiên khoảng cách lứa đẻ của nhóm dê lai OB cao hơn nhóm BB khoảng 60,4 ngày.

Tỷ lệ nuôi sống của đàn dê lai thấp nhất là giai đoạn từ sơ sinh – 3 tháng tuổi (86,05%) và 4 - 6 tháng (91,12 tuổi %).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Đinh Văn Bình, Nguyễn Thiện và Nguyễn Quang Sức, 1997. Kết quả nghiên cứu nuôi dưỡng ba giống dê sữa Ấn Độ qua hơn hai năm tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Tạp Chí Người Nuôi Dê. Hội nuôi dê Hà Tây Việt Nam. Tập II, số 1. 1997, trang 5-25.



Doãn Thị Gắng, Đinh Văn Bình, Chu Đình Khu, Phạm Trọng Bảo và Đỗ Thị Thanh Vân, 2004. Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sản xuất của giống dê chuyên thịt Boer nhập về từ Mỹ nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tâỵ Trang 309-315. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y (phần chăn nuôi gia súc) ngày 8-9/12/2004. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội 2004.

Đậu Văn Hải, 2001. Khảo sát khả năng sản xuất của một số nhóm dê lai F1 giữa giống Saanen, Alpine với Bách thảo và Barbari tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Chăn nuôi Sông Bé. Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 2001.

Nguyễn Thị Mai, 2000. Chọn lọc nhân thuần dê Bách thảo và thử nghiệm lai pha máu với dê sữa cao sản ngoại. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh 2000.

Lê Văn Thông, 2005. Nghiên cứu một số đặc điểm của giống dê cỏ và kết quả lai tạo với giống dê Bách thảo tại Vùng Thanh Ninh. Luận Văn Tiến sĩ nông nghiệp chuyên ngành chăn nuôi động vật nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam 2005.



[1] Hội nghị Khoa học Viện Khoc học Kĩ thuật Nông nghiệp Miền Nam tháng 6-2006



[2] Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn

tải về 81.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương