Viện khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng



tải về 5.51 Mb.
trang13/141
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích5.51 Mb.
#38349
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   141

2.1.2. Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng


Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp thép năm 2014 đạt 259.293 tỷ đồng, chiếm 4,9% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, tăng 21 lần so với năm 2005 đạt 12.554 tỷ đồng.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của ngành thép giai đoạn 2001 – 2009 là 16,09%/năm, cao hơn mức tăng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp là 14,98%. Trong giai đoạn 2010÷2015, giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất thép theo giá hiện hành là 6,34%, thấp hơn so với toàn ngành công nghiệp.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất thép giai đoạn 2010÷2014


 

Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)

Tốc độ PT b/q (%/năm)

2010

2011

2012

2013

2014

Toàn ngành công nghiệp

2.554.055

3.437.028

3.984.738

4.709.967

5.287.291

15,66

Ngành sản xuất thép

190.721

227.702

214.842

234.746

259.293

6,34

Tỷ trọng ngành sx thép so với toàn ngành CN (%)

7,47

6,62

5,39

4,98

4,90

-

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành sản xuất Thép chia theo vùng lãnh thổ



Tên vùng

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành, tỷ đồng

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số

190.721

227.702

214.842

234.746

259.293

Đồng bằng sông Hồng

67.340

77.537

77.904

78.433

86.068

Trung du miền núi phía Bắc

17.428

19.039

16.444

17.080

20.817

Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

4.359

6.655

6.246

6.760

6.739

Tây Nguyên

486

834

890

1.047

3.060

Đông Nam Bộ

95.665

113.915

104.706

119.143

124.445

Đồng bằng sông Cửu Long

5.443

9.723

8.651

12.283

18.163

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành sản xuất Thép chia theo vùng lãnh thổ giai đoạn 2010÷2014 được trình bày trong bảng 2.6.

Bảng 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành sản xuất Thép chia theo vùng lãnh thổ


Tên vùng

Cơ cấu giá trị ngành sản xuất thép, %

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Đồng bằng sông Hồng

35,31

34,05

36,26

33,41

33,19

Trung du miền núi phía Bắc

9,14

8,36

7,65

7,28

8,03

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

2,29

2,92

2,91

2,88

2,60

Tây Nguyên

0,25

0,37

0,41

0,45

1,18

Đông Nam Bộ

50,16

50,03

48,74

50,75

47,99

Đồng bằng sông Cửu Long

2,85

4,27

4,03

5,23

7,00

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Từ số liệu bảng 2.4 cho thấy, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng vẫn là hai vùng đóng góp tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010-2015 của ngành.


2.1.3. Sản phẩm sản xuất


Sản lượng các sản phẩm thép của Việt Nam giai đoạn 2011÷2015 được trình bày trong bảng 2.7.

Bảng 2.7. Sản xuất thép Việt Nam giai đoạn 2010÷2015

Đơn vị tính: tấn


Sản phẩm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Phôi thép

4.314.000

4.900.000

5.298.000

5.583.192

5.856.659

5.921.000

Thép dài

5.658.500

5.470.296

5.049.000

5.098.011

5.590.323

7.183.000

Thép thanh

4.665.500

4.427.968

3.975.000

4.051.464

4.535.925

5.931.000

Thép cuộn

950.300

1.007.358

1.044.000

1.018.510

1.019.193

1.135.000

Thép hình

42.700

34.970

30.000

28.037

35.205

117.000

Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam

Sản lượng phôi thép liên tục tăng từ năm 2010 đã đạt khoảng 4,3 triệu tấn và đến năm 2015 đạt 5,9 triệu tấn mặc dù thép dài đạt xấp xỉ 7,2 triệu tấn, tăng hơn 26% so với năm 2014. Nguyên nhân là do gần 2 triệu tấn phôi đã được nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2015, chiếm tới 26% thị phần phôi trong nước.

Năng lực sản xuất của các nhà máy trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu thép xây dựng. Một số sản phẩm xuất khẩu cao như: tôn mạ, ống thép, thép cuộn cán nguội. Tuy nhiên, các chủng loại thép khác như: thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội, v.v…còn phải nhập khẩu.

2.1.4. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào


* Nguyên liệu

- Quặng sắt là nguyên liệu chính để sản xuất gang lò cao và sắt xốp. Khoảng 98% quặng sắt được khai thác ra để dùng vào sản xuất thép. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, sản lượng gang năm 2016 có thể đạt 2,7 triệu tấn, tương đương khoảng 4,5 triệu tấn quặng sắt 65% Fe.

Theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 05/12/2014 về việc quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020 có xét đến 2030, nhu cầu quặng và tinh quặng sắt cho ngành luyện kim trong nước dự báo đến năm 2015 đạt khoảng 7,2 triệu tấn, năm 2020 đạt khoảng 18 triệu tấn, năm 2025 đạt khoảng 32 triệu tấn và năm 2030 đạt khoảng 41 triệu tấn. Công suất khai thác các mỏ trong QH quặng sắt năm 2015 sẽ đạt khoảng 15 triệu tấn quặng nguyên khai (khoảng 9,5 triệu tấn quặng tinh). Tuy nhiên, thực tế năm 2015 nhu cầu quặng sắt (65% Fe) cho luyện gang khoảng 2,7 triệu tấn, bằng 28,4% so với công suất khai thác thiết kế. Do đó, nguyên liệu quặng sắt trong nước vẫn đáp ứng nhu cầu cho dự án sản xuất thép từ quặng sắt.

- Phôi: Trong nước hiện có Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy liên hợp thép của Tập đoàn Hoà Phát, Công ty TNHH KS&LK Việt Trung, Liên hợp gang thép Cao Bằng luyện phôi từ quặng sắt. Năng lực sản xuất phôi thép của các Công ty trên tương ứng là 400.000 tấn/năm, 1.700.000 tấn/năm, 500.000 tấn/năm và 200.000 tấn/năm. Các doanh nghiệp sản xuất phôi còn lại phần lớn luyện thép từ thép phế liệu.

- Thép phế hiện nay là nguyên liệu chính cho các lò điện luyện phôi. Do nền kinh tế chưa phát triển nên lượng thép phế thu gom trong nước phục vụ cho ngành thép còn rất khiêm tốn, khoảng 800.000 tấn/năm nên nguyên liệu thép phế cho sản xuất phôi lò điện chủ yếu là nhập khẩu (chiếm 85%).

Việc nhập khẩu thép phế phục vụ cho sản xuất phôi gặp khó khăn do các doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối ưu tiên đảm bảo ngoại tệ để nhập khẩu, do ý kiến của cơ quan kiểm định, cơ quan quản lý và người sử dụng chưa đồng thuận. Cơ quan quản lý yêu cầu thép phế phải được phân loại, làm sạch, không lẫn vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu trong khi doanh nghiệp sản xuất lại cho là quy định này không thực tế vì thép phế không thể không lẫn tạp chất. Danh mục các chất cấm nhập khẩu có rất nhiều loại trong khi quy định về mức độ lẫn các chất này trong thép phế lại chưa có.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, số lượng nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2011÷2015 của ngành thép được thể hiện trong bảng 2.8.

Bảng 2.8. Số lượng nguyên liệu nhập khẩu giai đoạn 2011÷2015

Đơn vị tính: tấn


Chủng loại

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Gang

-

-

111

9.208

45.077

Thép phế

2.600.000

3.500.000

3.190.090

3.342.966

3.233.802

Phôi thép

878.000

444.000

353.599

598.355

1.704.050

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Thép Việt Nam

Trong năm 2015, Việt Nam đã sản xuất 5,9 triệu tấn phôi thép và 15 triệu tấn thép thành phẩm các loại. Tuy nhiên, cũng trong năm này, Việt Nam nhập siêu gần 16 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm với tổng giá trị nhập khẩu ròng là 6,57 tỷ USD. Trong đó, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 52% tổng lượng thép nhập khẩu, các quốc gia khác cung cấp thép cho Việt Nam lớn như Nhật Bản (22%), Hàn Quốc (9%), Đài Loan (6%) và Hồng Kông (2%).

Riêng với phôi thép nhập khẩu, năm 2015 Việt Nam chi gần 402 triệu USD nhập khẩu hơn 1,25 triệu tấn từ Trung Quốc, chiếm 70% nguồn nhập khẩu phôi thép vào Việt Nam. Trong các nước ASEAN, Việt Nam trở thành nước nhập khẩu thép lớn nhất từ Trung Quốc.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thép của chúng ta ra thị trường quốc tế chỉ đạt 2,469 tỷ USD, giảm 14% so với năm trước, chủ yếu xuất khẩu sang các nước ASEAN.

Do phải nhập khẩu phôi thép nên các doanh nghiệp sản xuất thép không chủ động được giá thành sản phẩm cũng như hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi khi giá phôi thép trên thị trường thế giới biến động lên xuống thất thường đều khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, sự mất giá của đồng Việt Nam so với ngoại tệ mạnh làm tăng giá thành nhập khẩu phôi thép, tăng giá thành và giảm sức cạnh tranh của thép thành phẩm.

Các nhà sản xuất thép khó có thể dự trữ nhiều phôi do sự biến động thị trường này rất khó lường và do năng lực tài chính không đủ mạnh, thường phải vay vốn ngân hàng để sản xuất. Việc nhập khẩu phôi đều thông qua các trung gian thương mại mà không trực tiếp từ nhà máy nên giá đến Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước.

- Nguyên liệu sản xuất fero, gạch chịu lửa

Nước ta có nhiều loại quặng có thể khai thác và sử dụng như: mangan, crom, titan, vonfram, silic, đất hiếm…để sản xuất các loại fero phục vụ luyện thép thông thường, thép hợp kim và thép đặc biệt. Tuy nhiên, do hạn chế về chất lượng quặng, chi phí điện năng, thiết bị công nghệ nên mới chỉ sản xuất được fero: mangan, silic, vonfram ở quy mô nhỏ.

Nguyên liệu sét chịu lửa của Việt Nam với trữ lượng lớn, đủ đảm bảo để sản xuất, tự túc phần lớn gạch chịu lửa cao nhôm thông dụng cho ngành Thép.

* Năng lượng

- Than:

Công nghệ sản xuất gang lò cao cần nhiều loại nhiên liệu và năng lượng, bao gồm: than cốc, than antraxit, khí than. Đây là khâu sử dụng nhiều năng lượng nhất, chiếm trên 70% tổng nhu cầu năng lượng trong nhà máy thép liên hợp từ quặng sắt.

Nguyên liệu để luyện cốc là than mỡ. Than mỡ cho luyện cốc là loại nhiên liệu chưa thể thay thế trong công nghệ sản xuất gang bằng lò cao. Trữ lượng than mỡ của Việt Nam rất hạn chế, chất lượng không cao. Lượng than mỡ trong nước cung cấp hàng năm khoảng 90÷100 ngàn tấn than nguyên khai, tức là có thể sản xuất tối đa khoảng 60÷70 ngàn tấn than cốc.

Về sản xuất cốc, nước ta có 3 cơ sở luyện than cốc công nghiệp tại Khu liên hợp Gang Thép của Tập đoàn Hoà Phát, tỉnh Hải Dương công suất 700.000 tấn/năm; Công ty Gang thép Thái Nguyên công suất 200.000 tấn/năm và Công ty than cốc và KS Việt Trung, tỉnh Cao Bằng công suất 300.000 tấn/năm. Tổng công suất luyện cốc của Việt Nam hiện nay là 1.200.000 tấn/năm.

Hiện nay, để phục vụ cho các lò cao hoạt động, ngoài lượng than cốc tự sản xuất, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn than cốc, than mỡ từ Trung Quốc và một số nước khác.

- Điện năng: điện là năng lượng không thể thiếu trong sản xuất công nghiệp nói chung và đặc biệt quan trọng đối với ngành thép.

Như đã nêu ở trên, công nghệ luyện phôi thép ở nước ta hiện nay chủ yếu là lò chuyển (BOF) và lò điện hồ quang (EAF).

Đối với luyện thép bằng lò chuyển chỉ sử dụng oxy và điện để vận hành các thiết bị phụ trợ. Vì vậy, tiêu hao năng lượng của công nghệ này rất ít, chỉ khoảng 200 MJ/tấn, thậm chí đối với các loại lò trên 100 tấn phôi/mẻ còn phát thêm năng lượng (điện) nếu thu hồi nhiệt của khí thải để phát điện.

Đối với luyện thép bằng lò điện hồ quang, do các lò có công suất thấp, lạc hậu nên suất tiêu hao điện năng cho 1 tấn phôi còn cao, khoảng 3.100÷3.300 MJ/tấn phôi đối với nhóm lò lạc hậu (từ 9÷15 tấn phôi/mẻ); từ 2.700÷2.900 MJ/tấn phôi đối với nhóm lò trung bình (từ 20÷30 tấn phôi/mẻ); từ 2.600÷2.680 MJ/tấn phôi đối với nhóm lò tiên tiến (từ 60÷120 tấn phôi/mẻ). Ngoài ra, các dây chuyền cán, kéo cũng có công suất nhỏ nên suất tiêu hao điện cũng cao. Theo số liệu thống kê, điều tra tiêu hao năng lượng của Tổng cục Thống kê, năm 2015 ngành thép tiêu thụ 3,5 tỷ KWh cho sản xuất, chiếm 5,26% tổng sản lượng điện toàn quốc.

* Nhân lực:

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, số lao động làm việc trong ngành Thép giai đoạn 2010÷2014 được trình bày trong bảng 2.9.

Bảng 2.9. Số lao động của ngành sản xuất Thép giai đoạn 2010÷2014



Đơn vị tính: người

Tên loại hình

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số

70.919

74.289

72.711

77.214

81.725

Chia theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước

15.397

14.353

14.613

14.650

13.753

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

43.649

45.720

41.793

41.660

42.621

Doanh nghiệp FDI

11.873

14.216

16.305

20.904

25.351

Chia theo vùng

Đồng bằng sông Hồng

28.061

28.178

27.221

27.231

26.557

Trung du miền núi phía Bắc

15.672

15.175

14.129

13.578

15.744

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

5.069

5.716

6.166

8.509

8.810

Tây Nguyên

792

881

1.996

1.893

1.933

Đông Nam Bộ

17.968

20.118

19.407

21.596

23.954

Đồng bằng sông Cửu Long

3.357

4.221

3.792

4.407

4.727

Nguồn: Xử lý theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

Năm 2014, số lao động làm việc trong ngành Thép là 81.725 người. Lao động phổ thông chiếm khoảng 10÷15%, công nhân kỹ thuật chiếm khoảng 50÷60% nhưng đa số được đào tạo nghề ngắn hạn, còn lại là cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp, cao đẳng trở lên trong đó số người được đào tạo về công nghệ sản xuất thép chỉ chiếm khoảng 5%.

Hiện có 5 trường đại học có khoa đào tạo về luyện kim là Đại học Bách khoa (ĐHBK) Hà Nội, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐHBK Thành phố Hồ Chí Minh, ĐHBK Đà Nẵng và ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên; có 2 trường đào tạo công nhân luyện kim là trường Đào tạo nghề cơ điện – luyện kim thuộc Tổng công ty Thép và Trường Cao đẳng Cơ khí Luyện kim. Số lượng sinh viên được đào tạo ở các trường mỗi năm chỉ vài chục người, không đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp. Trong khi một số trường đại học (ĐHBK Hà Nội) còn có những ưu đãi nhằm thu hút sinh viên theo học nhưng do tính chất môi trường làm việc nặng nhọc, độc hại nên số lượng sinh viên theo học ngành luyện kim ngày càng ít.

Trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân còn thấp. Các doanh nghiệp lớn tự đào tạo công nhân phục vụ cho yêu cầu sản xuất nội bộ, chủ yếu dưới hình thức đào tạo ngắn hạn, kèm cặp.

Qua đó cho thấy, chất lượng và năng lực đào tạo nhân lực của ngành còn yếu, trong khi từ năm 2000 đến nay có quá nhiều các doanh nghiệp thép được đầu tư xây dựng. Sự lệch pha này đã tạo ra tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành.

* Vốn đầu tư: Khả năng thu hút vốn đầu tư (đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài) vào ngành thép rất khả quan. Một số doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đã đầu tư các dự án thép quy mô từ hàng tỷ USD đến quy mô đầu tư phân cấp cho địa phương cấp phép (dưới 1.500 tỷ đồng).



Каталог: img -> image -> news
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
news -> UỶ ban nhân dân tỉnh thái nguyên số: 2993 /QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> Ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
news -> Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
news -> In dalat city, lam dong province agricultural land
news -> Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, tp. Hcm

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   141




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương