Viện khoa học và CÔng nghệ MỎ luyện kim báo cáo tổng hợP ĐỀ ÁN


Hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch 964



tải về 5.51 Mb.
trang11/141
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích5.51 Mb.
#38349
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   141

1.3. Hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch 964


- Giải pháp về đầu tư:

+ Vốn đầu tư: Ổn định chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất và phân phối thép. Sử dụng vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào khu vực của dự án có quy mô lớn và các trung tâm phân phối. Có chính sách ưu đãi đối với dự án Nhà máy thép liên hợp. Ưu tiên đầu tư các dự án sản xuất gang, phôi thép, thép tấm cán nóng, thép hợp kim, thép chất lượng cao, thép hình cỡ lớn, thép không gỉ hiện nay trong nước sản xuất chưa đáp ứng đủ hoặc chưa sản xuất được.

+ Quản lý đầu tư: Sản xuất thép không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Cần có sự thống nhất trong quản lý đầu tư ngành thép theo quy định của pháp luật.

+ Diện tích mặt bằng: Dự án sản xuất thép cần bố trí trong các khu công nghiệp, khu kinh tế đã được các địa phương quy hoạch. Trung tâm phân phối vùng cần bố trí trong quy hoạch hạ tầng thương mại và phát triển tại các độ thị, đảm bảo đủ diện tích và phù hợp với tiêu chí của trung tâm phân phối vùng.

- Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu, năng lượng:

+ Quặng sắt, than cốc, thép phế là nguyên liệu chính để sản xuất thép thô. Chỉ thực hiện đầu tư các dự án sản xuất gang, phôi thép từ quặng sắt trên địa bàn sau khi đã xác định được trữ lượng tin cậy của nguồn quặng sắt, đảm bảo có đủ nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài (tối thiểu là 15 năm) và đảm bảo hiệu quả kinh tế của Dự án.

+ Đảm bảo việc cung cấp thép phế ổn định trong nước, tham gia nhập khẩu thép phế theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thép phế liệu và đảm bảo môi trường.

+ Khai thác nguồn than mỡ trong nước; nhập khẩu than mỡ, than cốc đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước.

+ Các dự án sản xuất thép bằng lò điện: do tiêu thụ nhiều điện năng nên để đảm bảo đủ nguồn điện cung cấp cho dự án, trước khi cấp giấy phép đầu tư, Chủ đầu tư cần có thỏa thuận của ngành điện nơi đặt nhà máy luyện thép.

- Giải pháp xuất, nhập khẩu, phát triển thị trường.

+ Thị trường trong nước

• Bảo vệ thị trường nội địa bằng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng hợp pháp, ngăn chặn các sản phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp với xuất xứ hàng hóa được quy định trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

• Hoàn thiện các chính sách về đầu tư, sản xuất, kinh doanh và quản lý thị trường mặt hàng thép, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ổn định chính sách thuế xuất, nhập khẩu.

• Đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản để mở rộng thị trường thép nội địa, tăng sức tiêu thụ các sản phẩm thép.

• Tạo sự liên kết chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh; nghiên cứu và hoàn thiện mạng lưới phân phối sản phẩm thép.

• Từng bước thiết lập hệ thống phân phối thép hiện đại, tạo lập thị trường công khai, minh bạch, giảm chi phí trung gian, góp phần bình ổn thị trường thép nội địa. Tích cực kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh giá; chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép trong nước.

+ Thị trường nước ngoài

• Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng của các sản phẩm thép. Đổi mới phương pháp tiếp cận thị trường nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp mở văn phòng đại diện ở nước ngoài để quảng bá, giới thiệu thương hiệu và cung cấp thông tin về nhu cầu sản xuất, tiêu thụ thép của Việt Nam, đặc biệt đối với các nước trong khu vực.

• Phát triển một số sản phẩm có lợi thế so sánh để xuất khẩu như: tôn mạ mầu, mạ kẽm, thép ống, thép hình các loại, gang đúc v.v…

- Giải pháp gắn kết giữa hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép

+ Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối thép tại các vùng; tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh được thuê mặt bằng, kho bãi, dịch vụ logistic nhằm tạo thuận lơi cho việc cung ứng sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất thép củng cố hệ thống phân phối thông qua việc ký hợp đồng với các doanh nghiệp phân phối thép hoặc mở các đại lý, chi nhánh tại các trung tâm phân phối vùng hay trực tiếp tham gia Sở giao dịch thép.

+ Các địa phương quy hoạch và giành quỹ đất thích hợp để xây dựng các trung tâm phân phối vùng. Địa phương hỗ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các trung tâm phân phối vùng.

+ Xây dựng mối liên kết dọc từ sản xuất – lưu thông – tiêu dùng sản phẩm thép. Có cơ chế ràng buộc trách nhiệm trong các khâu, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các doanh nghiệp kinh doanh chuyên ngành, thương mại đa ngành, chuyên bán buôn với hệ thống kho tàng, trung tâm phân phối theo phương pháp hiện đại, cung cấp cho hệ thống bán lẻ.

+ Xây dựng hệ thống trung tâm phân phối, dịch vụ tại các đo thị lớn, đảm bảo tính đồng bộ cao (kho bãi, vận tải, dịch vụ gia công theo yêu cầu…). Bố trí lại các cơ sở hiện có phù hợp với từng địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông phân phối.

+ Xây dựng các trung tâm phân phối và dịch vụ hậu cần ngành Thép phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, quy hoạch phát triển giao thông vận tải, đất đai, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh, thành phố, các vùng kinh tế trong cả nước. Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có của ngành, kết hợp với việc cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

+ Đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực cho ngành Thép, đặc biệt là đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ và tay nghề cao. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, cải tiến chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Gắn đào tạo với sản xuất, đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở sản xuất gang, thép và các viện nghiên cứu.

- Giải pháp về công nghệ

+ Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại với suất tiêu hao nguyên liệu, điện năng thấp, đảm bảo các yêu cầu về phát thải, thân thiện với môi trường, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với khí thải.

+ Quy mô công suất thiết bị luyện kim phải đảm bảo các yêu cầu sau:

• Công nghệ lò cao: Đối với khu vực không có nguồn quặng sắt tập trung, yêu cầu dung tích lò cao tối thiểu 500 m3 (không kể các lò cao chuyên dùng sản xuất gang đúc phục vụ ngành cơ khí); đối với các vùng có nguồn quặng sắt tập trung, yêu cầu lò cao tối thiểu 700 m3; đối với các dự án sử dụng quặng sắt nhập khẩu, bố trí tại các khu vực ven biển, yêu cầu dung tích lò cao tối thiểu 1000 m3;

• Công nghệ lò điện hồ quang: công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ;

• Công nghệ lò thổi ôxy: công suất tối thiểu 50 tấn/mẻ;

• Dây chuyền cán thép: công suất tối thiểu 500.000 tấn/năm.

+ Tăng cường đầu tư dự án sản xuất gang, sắt xốp theo công nghệ luyện kim phi cốc. Từng bước nâng cấp, thay thế các nhà máy sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu.

Đến năm 2020, cơ bản loại bỏ các nhà máy sản xuất gang, phôi thép, dây chuyền cán thép có công suất nhỏ (trừ lò cao sản xuất gang đúc phục vụ ngành cơ khí, lò chuyên dùng đúc chi tiết cơ khí, dây chuyền cán thép không gỉ và thép chất lượng cao). Từ năm 2013 trở đi không cấp phép đầu tư cho các dự án mới có công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường, tiêu hao nhiều năng lượng. Các dự án đầu tư phải tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép do Bộ Công Thương quy định.

- Giải pháp về bảo vệ môi trường

+ Hạn chế, giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường. Các dự án đầu tư mới phải trang bị công nghệ tiên tiến để kiểm soát ô nhiễm và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;

+ Kiểm soát chặt chẽ khí thải, nước thải, bụi v.v…tại các cơ sở sản xuất gang, thép. Giám định việc nhập khẩu thiết bị luyện kim đã qua sử dụng;

+ Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về môi trường đối với ngành thép, nâng cao năng lực và hiệu quả của các hoạt động quản lý chất phế thải; nghiên cứu và áp dụng công nghệ tái chế các chất phế thải rắn, bụi nặng, khí thải v.v…được thải ra trong quá trình sản xuất gang, thép;

+ Tăng cường quản lý và thể chế hóa pháp luật về bảo vệ môi trường. Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

- Giải pháp về quản lý

+ Tăng cường kiểm tra, theo dõi và quản lý các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền. Phối hợp và quản lý chặt chẽ công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án sản xuất gang, thép theo quy định;

+ Từng bước xây dựng phương thức phân phối thép hiện đại, minh bạch nhằm đảm bảo ổn định thị trường thép;

+ Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm thép. Nghiên cứu, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công nghệ, thiết bị sản xuất gang, thép;

+ Kịp thời ngăn chặn và xử lý các doanh nghiệp không thực hiện các quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng thép. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, tích trữ, hàng giả, hàng nhái v.v…

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 694


Каталог: img -> image -> news
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
img -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
img -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
news -> UỶ ban nhân dân tỉnh thái nguyên số: 2993 /QĐ-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> Ủy ban nhân dân tỉnh cao bằng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
news -> Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
news -> In dalat city, lam dong province agricultural land
news -> Công viên Lê Văn Tám, Quận 1, tp. Hcm

tải về 5.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   141




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương