Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến



tải về 0.81 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.81 Mb.
#17114
1   2   3   4   5   6   7

Nguồn: World Bank

b. Xu hướng biến động của giá cả

Giá cả cà phê phụ thuộc rất lớn và cân bằng cung - cầu. Cầu về cà phê thì tương đối ổn định, cung cà phê thì phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết. Thời tiết thì thay đổi thất thường do đó giá cả cà phê biến động rất phức tạp.

Hiện nay, giá cà phê xuất khẩu đang giảm một cách kỷ lục trong vòng 7 năm trở lại đây, đặc biệt là giá cà phê Robusta xuống còn 730 USD/tấn tại thị trường Luân Đôn giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổ chức các nước sản xuất cà phê thế giới (ACPC) đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng giá cà phê lên như cắt giảm 420 nghìn tấn cà phê xuất khẩu nhưng giá cà phê xuất khẩu vẫn chưa có xu hướng hồi phục.

Nguyên nhân của việc giảm giá này là do cung đã vượt quá cầu một lượng rất lớn và vai trò của các Chính phủ trong việc kiểm soát sản lượng xuất khẩu là rất hạn chế.

Dự báo trong ngắn hạn thì giá cà phê có thể dần hồi phục và ổn định nếu các Chính phủ phát huy được vai trò của mình trong việc kiểm soát giá cả.

Nhận biết được xu hướng biến động của giá cả, chúng ta phải có những biện pháp chủ động đối phó hạn chế những thiệt hại co nó gây ra như có một hệ thống kho dự trữ, lượng vốn lớn,...

c. Ảnh hưởng của thị trường cà phê thế giới đến Việt Nam.

Việt Nam trồng cà phê chủ yếu để xuất khẩu (trên 90%) do đó những biến động của thị trường cà phê thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến ngành cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam sản xuất ra phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu thụ trên thế giới, chúng ta chưa tạo lập được các thị trường tiêu thụ ổn định nên trong thời gian tới ngành cà phê Việt Nam còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cung - cầu cà phê trên thị trường thế giới. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phát huy ảnh hưởng của cà phê Việt Nam đến thị trường thế giới, tạo lập được cái thị trường truyền thống, ổn định. Bên cạnh đó chúng ta còn phải chú ý tới cơ cấu tiêu dùng cà phê trên thế giới ngày càng chuyển sang cà phê chè và cà phê hoà tan để có hướng đầu tư sản xuất thích hợp trong thời gian tới.

1.2. Căn cứ vào chủ trương đường lối của Đảng.

Ngành cà phê nước ta đã trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song cũng như các ngành kinh tế khác ngành cà phê phải chịu sự lãnh đạo về đường lối, chủ trương của Đảng thông qua các văn kiện chính sách của Đảng. Các văn kiện của Đảng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định các phương hướng và mục tiêu phát triển của ngành. Tuy nó thường không đề ra các mục tiêu và giải pháp cụ thể cho từng ngành kinh tế như ngành cà phê nhưng các chủ trương, nguyên tắc của nó lại là một căn cứ lý luận và định hướng trung hạn và dài hạn cho sự phát triển của ngành. Do vậy để phát triển cà phê một cách đúng đắn, chúng ta nhất thiết phải nhận thức được các chủ trương, đường lối của Đảng.

Đại hội IX của Đảng, năm 2001 là một mốc rất quan trọng đánh dấu 15 năm của chặng đường đổi mới. Đại hội IX của Đảng đã nêu: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Tạo thêm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường,...

Dự thảo văn kiện Đại hội IX viết “Cho dân vay vốn đầu tư để phát triển mạnh cà phê, mở rộng công suất dây chuyền cà phê hoà tan từ 100 tấn/năm hiện nay lên 1.000 tấn/năm”. Đại hội IX không đề ra những chủ trương và giải pháp để phát triển cây cà phê, song qua chủ trương và nguyên tắc chung cho các chương trình này, chúng ta thấy rõ vai trò kinh tế của cà phê là rất quan trọng. Chẳng hạn, khi chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo khẳng định “Từ năm 2001 sẽ lồng ghép các chương trình xoá đói, giảm nghèo vào các chương trình khác, trong đó lấy 2 chương trình quốc gia về phủ xanh đất trống đồi trọc và giải quyết việc làm là nòng cốt” thì chúng ta nghĩ ngay đến lợi ích nhiều mặt của cây cà phê.

Tại bản thông báo của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu: “Nước ta có rất nhiều vùng sinh thái rất thích hợp cho sự phát triển cà phê bao gồm các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc. Quỹ đất quy hoạch cho phát triển cây cà phê còn lớn và không bị tranh chấp bởi cây trồng khác. Đất trồng cà phê chủ yếu ở vùng miền núi, dân tộc ít người, nếu được quy hoạch và phát triển tốt sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển xoá bỏ dần tình trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc,... Về thị trường xuất khẩu cà phê, chúng ta phải nghiên cứu kỹ để thiết lập các thị trường vững chắc và ổn định, nâng cao vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Thường xuyên nghiên cứu dự đoán thị trường, giá cả, thị hiếu chất lượng và tính đa dạng hoá sản phẩm,...

Qua sự phân tích các quan điểm của Đảng và Nhà nước có liên quan tới việc trồng, sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê của nước ta, ta có thể rút ra những nội dung cơ bản sau:

Một là, ngành cà phê đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn có vị trí chiến lược lâu dài. Phát triển ngành cà phê góp phần cải thiện đời sống nhân dân, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tạo nguồn tích luỹ nội bộ thông qua xuất khẩu để CNH-HĐH đất nước.

Hai là, phát triển sản xuất cà phê, trước hết và quan trọng nhất là việc trồng và chăm bón cây cà phê, phải đảm bảo “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững”.

Nguyên tắc phát triển bền vững trong sản xuất cà phê có nghĩa là không vì sự biến động của giá cả cà phê mà mở rộng và thu hẹp diện tích cà phê một cách tuỳ ý, không vì lợi ích trước mắt mà phá rừng, làm cạn kiệt nguồn nước,... và gây những tổn hại nghiêm trọng cho môi trường sinh thái.



Ba là, vì sản xuất và xuất khẩu cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nên đầu tư phát triển ngành cà phê phải là đối tượng của nhiều chương trình kinh tế - xã hội của quốc gia.

Các chính sách về cà phê cần có sự kết hợp giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, nhiệm vụ kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Nguồn vốn cho phát triển kinh tế cà phê cần huy động từ nhiều chương trình quốc gia khác nhau.

Những kết luận được rút ra từ các quan điểm của Đảng và Nhà nước trên đây là cơ sở quan trọng trong việc đề ra các định hướng và giải pháp cũng như cách tổ chức thực hiện nhằm phát triển ngành cà phê ở nước ta.

2. Phương hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam thời gian tới

Ngành cà phê Việt Nam thời gian qua đã có thành công đáng kể, giá trị cà phê xuất khẩu đã vượt qua 500 triệu USD. Căn cứ vào quan điểm phát triển của Đảng, Nhà nước và xu thế biến động của thị trường cà phê thế giới trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu, ngành cà phê cần phải thực hiện các phương hướng sau:

Một là, việc phát triển cây cà phê phải được tiến hành theo quy hoạch chặt chẽ đảm bảo cân đối nước-vườn và cân đối giữa 2 chủng loại Robusta và Arabica.

Vấn đề này đã được đề cập trong chương trình phát triển cà phê Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam soạn thảo. Về cà phê chè Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 24/03/1997 cho phép ngành cà phê Việt Nam được vay quỹ phát triển Pháp (CFD) 42 triệu để có thêm 40.000ha trong thời kỳ 2000-2005. Công tác thuỷ lợi cũng đã được đề cập chi tiết trong chương trình phát triển khu vực Tây Nguyên đến năm 2010 của Chính phủ. Tuy nhiên do các khó khăn về vốn, kể cả vốn đối ứng, nên việc triển khai còn chậm. Trong thời gian tới chúng ta không tăng thêm diện tích Robusta tại Tây Nguyên để không làm ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái của vùng này. Ngoài ra việc phát triển diện tích Arabica tại Trung Bộ và cùng cao Bắc Bộ cũng cần được tiến hành theo quy hoạch chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, tránh tình trạng phong trào, tỉnh nào cũng trồng, huyện nào cũng trồng, đến khi cây cà phê cho năng suất thấp thì lại yêu cầu trợ giá, không được trợ giá thì chặt bỏ gây lãng phí lớn.

Chủ trương nâng diện tích vườn cây lên 500.000ha cần được đi kèm với những biện pháp cần thiết để nâng cao năng suất và hạ giá. Thị trường cà phê thế giới hiện đang biến động mạnh, giá cà phê đã giảm xuống một cách kỷ lục trong vòng 7 năm qua, đặc biệt là cà phê Robusta giảm xuống còn 730 USD/tấn, nguyên nhân của hiện tượng này là do cung lớn hơn cầu. Vì vậy trong thời gian tới vấn đề đặt ra là chúng ta vẫn phát triển diện tích cây cà phê, nhưng chỉ trồng mới trên những khoảng đất trống đồi trọc, tránh phá rừng, gây ô nhiễm môi trường và không hiệu quả.

Hai là, đầu tư đổi mới công nghệ chế biến để nâng cao tỷ trọng cà phê cấp độ cao và tỷ trọng cà phê chế biến sâu.

Hiện nay cà phê Việt Nam đang được phân loại theo các tiêu chuẩn ngoại quan như độ ẩm, tạp chất, hạt đen vỡ và kích thước hạt. Loại tốt nhất là R, sau đó là R2A và R2B. Từ năm 1999 trở về trước, toàn bộ cà phê xuất khẩu là loại R2B. Năm 1996 bắt đầu xuất khẩu R2A. Sang năm 2000 tỷ trọng R2A đã đạt 45% tổng lượng xuất khẩu. R cũng bắt đầu xuất hiện. Tới vụ mùa 2001-2002 khi bãi bỏ chế độ đầu mối tuyệt đại đa số cà phê xuất khẩu đã là R1 và R2A, chủng loại R2B còn lại rất ít. Lợi ích kinh tế của việc nâng cấp độ là rất lớn bởi mỗi tấn R2A được bán với giá cao hơn R2B từ 25 đến 30 USD, R1 cao hơn R2B tối thiểu là 100 USD.



Ba là, đổi mới tiêu chuẩn chất lượng và hoàn thiện công tác quản lý kiểm tra chất lượng để vừa nâng cao uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, vừa góp phần tăng thêm kim ngạch xuất khẩu.

Công tác quản lý chất lượng xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua. Thị trường Mỹ, nơi có hệ thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ nhất thế giới, cũng đã thừa nhận những bước tiến về chất lượng của cà phê Việt Nam (tỷ lệ hạt lỗi đã giảm, hạt cà sáng và đẹp hơn, tình trạng ẩm mốc giảm nhiều,...). tuy nhiên những chuyển biến này mới chỉ là bước đầu. Về ngoại quan, cà phê Việt Nam vẫn thua kém cà phê Thái Lan và Indonexia nên dù hơn hẳn về hương vị, vẫn phải bán với giá thấp hơn Thái Lan và Indonexia từ 10 đến 30 USD/tấn.

Để nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu, ngoài các biện pháp nâng cao cấp độ như đã trình bày, cần có biện pháp quản lý chất lượng cà phê từ khâu trồng đến khâu chế biến và bảo quản. Việc này từ trước đến nay vẫn làm nhưng chỉ tập trung vào các nông trường lớn, chưa thực hiện trong khu vực hộ gia đình. Trong thời gian tới chúng ta phải làm những việc sau:

- Đầu tư thêm cho việc nghiên cứu cà phê để có thể tiến hành nghiên cứu và đưa ra các loại giống thích hợp, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam, có khả năng đề kháng cao với sâu bệnh. Viện này cũng có trách nhiệm phối hợp với Hiệp hội nghiên cứu chế độ bón phân, quy trình thu hoạch và quy trình sơ chế hợp lý để phổ biến sâu rộng đến toàn dân trồng cà phê.

- Bộ Nông nghiệp và Bộ Khoa học công nghệ môi trường nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, ban hành tiêu chuẩn chất lượng cà phê Việt Nam. Tiêu chuẩn Việt Nam cho cà phê xuất khẩu được áp dụng vào năm 1986, tới nay đã bộc lộ khiếm khuyết cho cà phê xuất khẩu được áp dụng vào năm 1986, tới nay đã bộc lộ khiếm khuyết bởi không có quy định về hạt xanh non, hạt lên men và hạt bị sâu. Ngoài ra chúng ta cần đầu tư “thử nếm” vào TCVN để đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng thông qua thử nếm. Thực tế cho thấy tiêu chuẩn ngoại quan mới là thứ yếu. Nhiều lô hàng có ngoại hình rất đẹp nhưng do thu hoạch chế biến và bảo quản không đúng cách nên khi thử nếm không được khách hàng chấp nhận (thí dụ như cà bị oi mùi khói do khi sấy không lưu ý, nhất là các lò sấy sử dụng dầu). Nếu có tiêu chuẩn thử nếm, kết hợp với tiêu chuẩn ngoại quan, cà phê của ta chắc chắn sẽ có giá bán vượt cà phê của Thái Lan và Indonexia. Mỗi tấn cà phê xuất khẩu sẽ thu được thêm ít nhất là 30-40 USD, mỗi vụ sẽ thu được thêm từ 12-15 triệu USD.

Bốn là, nâng cao vai trò của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam.

Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, ngoài chức năng tập hợp các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ kỹ thuật trong ngành cà phê để phối hợp hành động và nâng cao sức cạnh tranh, cần nhiều chứng năng quan trọng khác như phối hợp xây dựng quy hoạch phát triển ngành, phổ biến kỹ thuật canh tác - thu hoạch - chế biến, bảo quản đến người trồng cà phê, trọng tài xử lý mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ thành viên và hợp tác quốc tế. Thời gian vừa qua do nhiều nguyên nhân khách quan (thiếu nguồn tài chính, thiếu người, thiếu cơ sở vật chất, thiếu sự trợ giúp của Nhà nước thông qua chuyển giao quyền hạn,...) nên dù rất cố gắng nhưng Hiệp hội vẫn chưa thể hiện được trọn vẹn cả chức năng của mình. Tính hấp dẫn của Hiệp hội vì vậy còn khá thấp. Trong thời gian tới để nâng cao vai trò của Hiệp hội ta cần phải thực hiện những việc sau.

- Ban hành quy định doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải là thành viên của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam.

- Cho phép Hiệp hội được thu phí trên đầu tấn để có kinh phí thuê trụ sở, thuê tổng thư ký và bộ máy điều hành, nhất là nhân sự cho các ban quan trọng như ban kỹ thuật và ban hợp tác quốc tế.

- Chuyển giao một số quyền hạn không hẳn là quyền quản lý nhà nước cho Hiệp hội, thí dụ như quyền điều hành quỹ phát triển ngành, quyền thống nhất giá tối thiểu,...

Trong thời gian tới chúng ta nên thành lập Hội đồng cà phê quốc gia có đủ mạnh để điều tiết quản lý xuất khẩu cà phê. Theo kinh nghiệm của những nước xuất khẩu cà phê lớn, công tác xuất khẩu cà phê sẽ được thực hiện với hiệu quả cao khi có một Hội đồng Semi-govermental (không hẳn là quản lý Nhà nước nhưng cũng không hẳn là phi Chính phủ).



Năm là, có chính sách đúng đắn trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê.

Chúng ta phải tính đến hiệu quả trong việc cấp giấy phép đầu tư nước ngoài trong ngành cà phê. Chỉ nên cấp giấy phép đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực mà ta còn yếu như khâu rang xay và chế biến cà phê hoà tan.



Sáu là, nghiên cứu tổ chức thị trường cà phê kỳ hạn tại Việt Nam để người trồng cà phê có thể tự bù đắp rủi ro, không cần đến quỹ bảo hiểm của Nhà nước.

Giao dịch kỳ hạn là hình thức tốt nhất để bù đắp rủi ro về giá với sản lượng trên 500.000tấn/năm và sự có mặt đầy đủ của các nhà buôn các nhà rang xay lớn, Việt Nam hoàn toàn có khả năng thành lập và vận hành thành công một thị trường cà phê kỳ hạn. Công tác nghiên cứu thu thập thông tin cần được tiến hành ngay từ bây giờ để chuẩn bị thiết lập sở giao dịch cà phê kỳ hạn tại Việt Nam.



Bảy là, củng cố tổ chức, cổ phần hoá các công ty sản xuất và xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam.

Đây là phương pháp cấp bách, xuất phát từ thực tiễn đổi mới của ngành cà phê, từ những thành tựu cũng như những tồn tại của ngành. Nó nhằm xoá bỏ tình trạng phân tán, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh của ngành cà phê, mà đứng đầu là Tổng công ty cà phê Việt Nam đưa ngành cà phê Việt Nam trở thành một ngành kinh tế vững chắc, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Cổ phần hoá các xí nghiệp của Tổng công ty cà phê vừa là thực hiện chủ trương cà phê hoá các doanh nghiệp Nhà nước, vừa là biện pháp nâng cao năng lực hiệu quả của ngành sản xuất cà phê.

3. Mục tiêu

Mặc dù có nhiều khó khăn đang đặt ra với ngành nhưng ngành cà phê vẫn là một ngành sản xuất và xuất khẩu quan trọng. Ngành cà phê đã vượt xa mục tiêu đến năm 2003 do Viện quy hoạch và thiết kê nông thôn, Bộ Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm (cũ), đề ra năm 1997, cụ thể:

Mục tiêu đến năm 2010 diện tích trồng cà phê đạt 250.000ha với sản lượng 350.000ha cà phê nhân và xuất khẩu 300.000 tấn. Nhưng đầu năm 2003 chúng ta đã có 362.200ha diện tích cây cà phê với sản lượng 409.000tấn và xuất khẩu 390.500 tấn.

Căn cứ vào xu thế biến động của thị trường cà phê thế giới thì mục tiêu bao trùm của ngành cà phê Việt Nam từ nay đến 2010 là thâm canh tăng năng suất, đầu tư vào khâu chế biến nâng cao chất lượng và uy tín của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, nâng cao hiệu quả xuất khẩu nhằm thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước.

* Mục tiêu định tính:

- Tiếp tục thâm canh diện tích cà phê hiện có nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục mở rộng diện tích trồng cà phê trên những khoảng đất trống đồi trọc, phát triển cà phê chè để tăng sức cạnh tranh và thu nhập của chúng ta trên thị trường.

- Đầu tư thêm các cơ sở chế biến với công nghệ mới đảm bảo công suất chế biến sản lượng cà phê xuất khẩu cao. Thu hút các nguồn vốn để xây dựng các cơ sở hạ tầng về đường xá, thuỷ lợi, điện,... tăng cường các hoạt động dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu cà phê.

- Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất cà phê.

- Mở rộng thị trường ra các nước theo quan điểm giảm bớt các thị trường trung gian, tăng tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp. Chú ý khai thác lại các thị trường truyền thống cũ trước đây như các nước Đông Âu.

* Mục tiêu định lượng:

Căn cứ vào sự phát triển của ngành cà phê trong thời gian qua, chúng ta xác định đượng các chỉ số sau:

+ Về sản xuất: từ năm 2004 đến 2010 đầu tư trồng mới thêm khoảng 150 nghìn ha cà phê để đến năm 2010 chúng ta có tổng diện tích trồng cà phê là 500 nghìn ha, diện tích thu hoạch là 430 nghìn ha (Các diện tích trồng mới sau khoảng 3-4 năm thì bắt đầu thu hoạch) với năng suất 17,5tạ/ha, đạt sản lượng 760 nghìn tấn. Trong đó diện tích cà phê vối là 375 nghìn ha (chiếm 75%) và cà phê chè 125 nghìn ha (25%).

+ Về chế biến cà phê: mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là 15% sản lượng cà phê Việt Nam được tinh chế trước khi xuất khẩu (hiện nay tỷ lệ này là 8%), cà phê xuất khẩu loại tốt, giá cao chiếm trên 80%.

Để thực hiện mục tiêu này thì ngành cà phê đã có dự án xây dựng nhà máy chế biến với công suất 1.000-2.000 tấn/năm ở mỗi tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn hơn 50.000ha.

BẢNG 16: CÁC NHÀ MÁY SẼ ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở CÁC TỈNH



Tỉnh

Số nhà máy

Tỉnh

Số nhà máy

Sơn La

2

Nghệ An

1

Lai Châu

1

Thừa Thiên

1

Yên Bái

2

Đắc Lắc

3

Phú Thọ

1

Lâm Đồng

2

Tuyên Quang

2

Đồng Nai

3

Lạng Sơn

1

Hà Nội

1

Nguồn: Viện quy hoạch thiết kế - Bộ Nông nghiệp.

Ngoài ra VINACAFE cũng có kế hoạch nâng cấp và xây dựng mới một số nhà máy chế biến cà phê với công suất 1.000tấn/năm, tổng giá trị của toàn bộ dự án này là 380 tỷ đồng.

+ Về xuất khẩu: năm 2004 phấn đấu xuất khẩu 650 nghìn tấn đạt kim ngạch khoảng 700 triệu USD, năm 2010 xuất khẩu 900 nghìn tấn đạt kim ngạch 1 tỷ USD (với giá xuất khẩu bình quân từ 1.500-1.700 USD/tấn). Về cơ cấu xuất khẩu thì phấn đấu tăng tỷ trọng cà phê chè lên sao cho đạt tỷ lệ 3 vối 1 chè. Với mục tiêu trên thì trong thời gian tới tỷ trọng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong cơ cấu cà phê thế giới sẽ được nâng lên. Năm 2004 là 8,0%, 2007 là 9,6% và 2010 là 10%.

Nói chung về các con số sản lượng sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới không có thay đổi mấy chúng ta chỉ chủ yếu phấn đấu để nâng cao chất lượng và cơ cấu cà phê xuất khẩu, nhằm đưa giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam lên ngang với giá trên khu vực và thế giới (Hiện nay giá xuất khẩu cà phê Việt Nam thấp hơn giá cà phê rao bán tại thị trường Luân Đôn là 150-170 USD/tấn và khu vực là 50-70 USD/tấn).

BẢNG 13: CHỈ TIÊU SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ĐẾN NĂM 2010


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2004

2010

1. Tổng diện tích

1.000ha

400

500

2. Diện tích thu hoạch

1.000ha

320

430

3. Sản lượng

1.000ha

550

760

4. Xuất khẩu

1.000tấn

650

900

5. Năng suất

Tạ/ha

17,0

17,5

6. Tỷ trọng xuất khẩu so với thế giới

%

8,0

10

II. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT.

1. Chọn và lai tạo giống cà phê chất lượng tốt, năng suất cao.

Cũng như các loại cây lâu năm khác, việc chọn giống đòi hỏi một thời gian dài, nhiều khi hàng chục năm. Nếu không có phương hướng đúng đắn ngay từ đầu sẽ dẫn đến tốn kém không ít công sức và ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và xuất khẩu cà phê. Việc đầu tư vào chọn giống cà phê chỉ ra một triển vọng lớn trong việc trồng cà phê, nâng cao năng suất chất lượng cà phê.

Những công trình chọn và lai tạo giống mới của một số nước trong những năm gần đây cho thấy những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho việc đổi mới trồng cà phê ở một số nước.

Những năm gần đây, với việc hợp tác khoa học kỹ thuật với Cu Ba, chúng ta đã nhập nội được một số giống cây cà phê cao sản như: Banbon, Caturra, Amerello, Catuar rogio,... bước đầu nhân giống một số ra đại trà có kết quả. Đặc biệt là giống cà phê Caturra cho năng suất cao và phù hợp với nhiều địa phương chịu rét giỏi, chịu hạn giỏi.

Một tập đoàn 29 chủng loại cà phê không bệnh cao cũng được theo dõi để chọn và đưa ra sản xuất. Việc tuyển chọn và lai tạo giống không những đòi hỏi giống mới phải có năng suất, chất lượng sản phẩm cao mà còn đòi hỏi đặc tính di truyền tốt.

Như vậy, chọn và lai tạo giống tốt là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê. Có thể nói, công việc này có vị trí quan trọng đầu tiên cho việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu. Do đó, cần phải tăng cường đầu tư phối hợp với viên EAKMAT, các trung tâm nghiên cứu có liên quan, vừa nghiên cứu tuyển chọn vừa xây dựng quy trình canh tác thích hợp cho từng vùng, một mặt sản xuất và cung cấp giống tốt và dịch vụ kỹ thuật cho các địa phương trong khu vực.

2. Đẩy mạnh thâm canh diện tích cà phê hiện có.

Trong những năm qua diện tích cà phê nước ta tăng một cách ồ ạt, cùng một lúc chúng ta vừa phải mở rộng diện tích vừa phải lo tăng cường đầu tư thâm canh trong điều kiện vốn bị hạn hẹp, vì thế mà trình độ thâm canh còn thấp ảnh hưởng đến cấn đối nước-vườn và cân đối chủng loại Robusta - Arabica. So với khả năng thực tế thì mức năng suất ở nước ta chưa cao và còn không đồng đều. Hơn nữa việc mở rộng diện tích cà phê mang tính chất phong trào, tự phát nên không ít diện tích cà phê đã trồng nhưng kém hiệu quả. Chính vì vậy ta phải tiến hành đánh giá lại chất lượng vường cây cà phê, thanh lý những diện tích kém hiệu quả, tập trung đầu tư trên số diện tích cà phê có hiệu quả hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Về hướng đầu tư thâm canh, cần tập trung vào một số vấn đề cơ bản như sau:

- Tập trung mọi nỗ lực vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho thâm canh bởi vì cây cà phê không yêu cầu chi phí hàng năm rất lớn.

- Tập trung giải quyết tốt vấn đề đáp ứng nhu cầu về phân bón cho thâm canh. Theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê trong thời kỳ kinh doanh cứ hai năm phải bón một lần phân hữu cơ với khối lượng từ 12-15tấn/ha và hàng năm mỗi ha cà phê cần bón khoảng 200kg đạm nguyên chất 100kg Kali và 200kg lân. Cung cấp phân bón yêu cầu cho thâm canh cà phê là rất ít, còn thiếu nhiều. Chính vì vậy phải kết hợp với chăn nuôi, tăng cường sản xuất và nhập khẩu phân vô cơ, chú ý trồng cây phân xanh, mở rộng hệ thống dịch vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu phân bón cho thâm canh cây cà phê.

- Tập trung giải quyết vấn đề nước tưới cho cà phê. Tưới nước cho cà phê là vấn đề khó khăn đối với 2 vùng cà phê lớn là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thực tiễn cho thấy dù đã đầu tư vào khâu này rất lớn song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cây cà phê. Nguồn nước mạnh hiện nay đang rất thiếu do nạn phá rừng. Nguồn nước ngầm cũng cạn dần do quá trình giếng khoan khai thác, nước ngầm rừng bị phá nặng nề. Mặt khác thiết bị máy tưới ống dẫn, nguồn năng lượng cho máy tưới có nhiều khó khăn, điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất cà phê. Do đó cần phải thực hiện các biện pháp sau:

+ Trồng rừng là biện pháp quan trọng, có tác dụng lâu dài.

+ Xây dựng hệ thống điện để tiếp thu nguồn điện lưới quốc gia.

+ Cung cấp đầy đủ các thiết bị dùng cho việc tưới nước.

- Cần chú ý đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê.

Thực tế cho thấy rằng sự phá hoại của sâu bệnh ảnh hưởng lớn đến năng suất. Khi quy mô sản xuất được mở rộng thì vấn đề sâu bệnh, cỏ dại càng cần được chú ý. Đây chính là vấn đề có ý nghĩa to lớn, góp phần vào tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích cà phê ngoài quốc doanh đẩy mạnh thâm canh sản xuất, bởi vì hiện nay, cà phê ngoài quốc doanh đã chiếm ngoài 30% diện tích cà phê cả nước.

- Mở rộng diện tích cây cà phê chè giảm sự chênh lệch về chủng loại cà phê.

Sản xuất cà phê nước ta thời gian qua chủ yếu là cà phê vối chiếm tỷ trọng khoảng 90% về diện tích cà phê chè chỉ 10% diện tích. Điều này gây thiệt hại cho chúng ta vì cà phê chè được ưa chuộng hơn và giá cũng cao hơn từ 20-30%, thậm chí có lúc cao hơn 42,5%. Hơn nữa, đầu tư và xây dựng cơ bản cho một ha cà phê vối, cà phê dù có thời gian thu hồi vốn nhanh hơn; tỷ suất lợi nhuận cao thể hiện ở chỗ.

+ Cà phê chè được trồng chủ yếu ở miền núi phía Bắc, giá ngày công lao động thấp.

+ Cà phê trồng trong điều kiện không tưới nước hoặc tưới nước bổ sung thấp, đầu tư thuỷ lợi thấp.

+ Cà phê chè có thời gian kiến thiết cơ bản ngắn.

3. Cải tiến các chính sách hỗ trợ sản xuất.



3.1. Chính sách thuế nông nghiệp.

- Nên thu thuế theo hạng đất và theo sự biến động của giá cả thị trường với mục đích điều tiết để xây dựng giá bảo hiểm cho sản xuất khi giá cà phê thế giới giảm xuống thấp. Vừa qua hàng vạn ha cà phê bị chặt, nguyên nhân cơ bản là do sự quản lý vĩ mô yếu kém, không có hệ thống giá bảo hiểm (trên cơ sở nguồn lợi của ngành để ổn định ngành).

- Đối với vùng đất trống, đồi trọc được đưa vào sản xuất nông nghiệp nên có thời gian miễn giảm thuế dài hơn để khuyến khích người sản xuất mở rộng diện tích trên đất này, nhằm nâng cao sản lượng và chất lương cà phê xuất khẩu.

Cụ thể là: sau 3 năm đến 5 năm kể từ khi vườn cây đưa vào khai thác thì mới được thu thuế.



3.2. Chính sách hỗ trợ về vốn:

* Đối với các doanh nghiệp quốc doanh.

Chỉ thực hiện đầu tư với các đơn vị quốc doanh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Việc đầu tư này cần hướng vào một số vấn đề cơ bản sau:

- Cần đầu tư cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng quan trọng, có tác dụng lớn trên cả vùng sản xuất cà phê rộng lớn nhất định. Trước hết coi trọng khâu đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi phục vụ cho việc tưới nước, hệ thống giao thông, các cơ sở chế biến có trình độ khác, hệ thống kho tàng bảo quản sản phẩm, các cơ sở dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị, dịch vụ mua bán vật tư sản phẩm.

- Khi đầu tư thì một phần vốn đầu tư do ngân sách cấp, phần khác Nhà nước cho vay hoặc phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm để huy động vốn trong dân.

- Mọi công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành phải giao cho các cơ quan nhất định quản lý, sử dụng. Những cơ quan này có trách nhiệm khai thác các công trình qua dịch vụ sản xuất hoặc thu lệ phí sử dụng công trình đó để hoàn vốn nâng cấp.

* Đối với tư nhân, hộ gia đình.

Nhà nước cần áp dụng chính sách cho vay dài hạn với việc mở rộng diện tích cà phê và cho vay ngắn hạn đối với cà phê thâm canh. Nhà nước nên căn cứ vào tình hình thực trạng của thị trường cà phê mà có chính sách hỗ trợ nông dân một cách kịp thời và hợp lý.

III. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ CHẾ BIẾN.

Đây là khâu bức xúc nhất trong sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Chất lượng tự nhiên của cà phê Việt Nam được ưa chuộng nhưng thị trường thế giới không đánh giá cao cà phê Việt Nam, đặc biệt là về ngoại quan. Có giải pháp đúng về chế biến sẽ tạo động lực lớn cho sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Giải pháp về chế biến là một giải pháp đồng bộ, bao gồm từ khâu thu hái, công nghệ chế biến đến bảo quản sản phẩm.

1. Thu hái cà phê đúng kỹ thuật.

Cà phê là loại sản phẩm dễ uống, vì vậy cần cẩn thận khi thu hoạch để đảm bảo cà phê sạch sẽ, có chất lượng tốt. Nhưng người trồng cà phê nước ta từ trước đến nay vẫn có thói quen tuốt cả cành, hái cả quả non. Cà phê xanh non là thủ phạm hạt đen, nước uống có vị đắng chát. Khi hái, cần tuân thủ những quy định sau:

* Quả đúng độ chín: Quả cà phê chín là quả cà phê tươi có màu đỏ chín tự nhiên trên cây mà phần chín của quả không nhỏ hơn 2/3 diện tích quả (thử bằng cách bóp quả cà phê chín giữa hai ngón tay cái và trỏ, thấy quả cà phê mềm và 2 nhân cà phê vọt ra khỏi vỏ một cách dễ dàng, nếu còn cứng và nhân chưa vọt ra khỏi vỏ thì chưa đúng độ chín).

* Tỷ lệ các loại quả như sau:


  • Tỷ lệ quả chín từ 90% trở lên

  • Tỷ lệ quả xanh già và ương, quả khô không quá 10 %-20%

  • Tỷ lệ quả chùm không quá 1%

  • Không được hái cà phê xanh non

* Cà phê hái không được lẫn tạp chất như đất đá, cành lá..., tỷ lệ tạp chất dưới 0,5% (đầu và giữa vụ), 1% tận thu cuối vụ.

* Loại cà phê tận thu không được quá 10% tổng sản lượng cả vụ.

Trong quá trình thu hoạch cần phải thực hiện:

- Thu hoạch làm nhiều đợt trong vụ, chín đến đâu thu hoạch đến đó, không được thu theo kiểu "cuốn chiếu" nghĩa là tuốt cả vườn một lần (gồm cả quả xanh non, xanh già, ương chín, chín khô trên cây), không để quả chín khô trên cây và rụng.

- Thu hoạch quả chín không được tuốt cả chùm, không được làm gãy cành, rụng lá, hoa, nụ ảnh hưởng tới vụ sau.

- Trước và sau khi hoa nở 3 ngày phải ngừng hái.

2. Vận chuyển và bảo quản

Cà phê quả sau khi thu hoạch cần phải chuyển ngay về nhà máy để chế biến kịp thời, không được để quá 24-36 tiếng. Trong trường hợp không vận chuyển về xưởng chế biến kịp thời thì phải bảo quản cà phê bằng cách đổ cà phê trên nền khô ráo, thoáng mát, không đổ đống dày quá 40cm để cà phê khỏi bị bốc nóng, vỏ quả bị nẫu, lên men, hấp hơi, chảy nước. Nếu để quả cà phê bị như thế thì khâu chế biến nhân sẽ có hạt bị lên men quá, hạt bị nâu đen, chua, có mùi hôi thối, khi nếm thử do có sự xuất hiện của este và xêtôn.

Xe vận chuyển cà phê và bao bì đựng cà phê phải sạch, không để dính đất bẩn, không có mùi thuốc sâu, mùi phân hóa học, phân súc vật...

3. Đảm bảo kỹ thuật chế biến:

Hiện nay chúng ta đang sử dụng phổ biến 2 phương pháp chế biến: chế biến ướt và chế biến khô.

* Phương pháp chế biến ướt rất cần nước: đủ nước sạch xả vào bể sifon, cần nước sạch để rửa nhớt sau khi ngâm ủ, cần nước sạch để vệ sinh thiết bị chế biến hàng ngày. Xay xát-ngâm ủ-phơi sấy kịp thời và đủ nước sẽ tránh được hạt mốc, hạt lên men và không nhiễm mùi vị lạ.

Như vậy, trong chế biến ướt cần đặc biệt quan tâm:

- Cân đối lượng nước cho quá trình chế biến.



  • Chất lượng máy chế biến đảm bảo và đồng bộ.

  • Sân phơi, lò sấy đủ để phơi sấy kịp thời.

* Phương pháp chế biến khô: thu hoạch cà phê Robusta thường bắt đầu vào mùa khô cạn. Mặt khác, quả cà phê Robusta không mọng nước như cà phê Arabica nên cà phê Robusta chủ yếu dùng phương pháp chế biến khô. Phơi sấy kịp thời, chống dồn đống khi cà phê còn độ ẩm cao là yêu cầu quan trọng trong chế biến khô. Cần đầu tư cho nông dân làm sân phơi bằng ximăng, xóa bỏ sân phơi đất. Áp dụng công nghệ chế biến tiên tiến (GMP) đảm bảo chất lượng sản phẩm, chống ô nhiễm nấm mốc, chống nhiễm khuẩn độc tố, đặc biệt quan tâm đến khâu rửa cà phê. Lựa chọn thiết bị phù hợp và theo từng cấp: chế biến khô ở hộ nông dân, trạm rửa ở hợp tác xã, chế biến hoàn chỉnh ở các vùng cà phê tập trung có sản lượng tương đối lớn.

Dù cà phê được chế biến theo phương pháp nào thì cũng phải thực hiện nghiêm túc liên hoàn quy trình công nghệ chế biến và bảo quản.

4. Đổi mới thiết bị chế biến từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việt Nam đã có một sản lượng cà phê khá lớn với phẩm chất thơm ngon nhờ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp. Tuy nhiên cà phê hạt xuất khẩu lại không có chất lượng tương xứng vì vậy đã thua thiệt về giá cả so với các nước khác. Một thời gian dài trước đây, công nghiệp chế biến cà phê đã không được quan tâm đầy đủ, có sự thiếu sót về nhận thức, có khó khăn về vốn đầu tư nên trình độ công nghệ thấp kém, tổn thất sau thu hoạch khá lớn. Có những cơ sở sản xuất đã thất thu hàng tỷ đồng vì chất lượng hạt kém.

Trong những năm qua, ngành cà phê Việt Nam đã bằng mọi nỗ lực đầu tư vào thiết bị chế biến để hạn chế tối đa sự mất cân đối giữa sản lượng thu hoạch và khả năng chế biến.

Nhưng nhìn lại hệ thống thiết bị hiện có: các tỉnh trồng cà phê chè phía Bắc mới chỉ có 18 dây chuyền chế biến (tổng công suất 84,5 tấn quả tư­ơi/giờ), chỉ 4 tỉnh (Yên Bái, Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ An) có khả năng chế biến hết sản lư­ợng cà phê sản xuất được, các tỉnh còn lại hoàn toàn ch­ưa có dây chuyền chế biến, hoặc dây chuyền chế biến không đủ công suất. Phần lớn trong số 20.000 tấn cà phê chè hiện nay đư­ợc chế biến bằng ph­ương pháp thủ công qua các máy quay tay, nên chất lư­ợng sản phẩm thấp, làm giảm giá trị thực tế cà phê chè.

Quá trình sản xuất cho thấy: công nghệ nào thì sản phẩm đó. Những cơ sở lắp đặt thiết bị tiên tiến đều sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao. Ngược lại, những cơ sở chế biến lạc hậu đã dẫn đến tình trạng bị động và thường gây ra lãng phí, giá thành cao mà chất lượng lại kém.

Hiện nay Việt Nam sẽ phát triển cà phê Arabica đòi hỏi hệ thống chế biến ướt đối với cà phê Arabica sẽ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, đối với cà phê Robusta chế biến khô là chủ yếu, nếu mùa mưa kéo dài trong vụ thu hoạch sẽ gây khó khăn trong chế biến sản phẩm. Vì vậy, những năm tới, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhằm ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ, việc hiện đại hóa công nghệ chế biến phải được coi là nhiệm vụ rất quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành cà phê.

Đổi mới công nghệ trong ngành cà phê Việt Nam có thể xuất phát từ 3 nguồn sau:


  • Sử dụng công nghệ truyền thống hiện có, cải tiến, hiện đại hóa công nghệ đó.

  • Tự nghiên cứu, ứng dụng, phát triển.

  • Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm trang thiết bị và thực hiện chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, cho dù chọn ở nguồn nào thì việc lựa chọn công nghệ cần phải lưu ý đến việc xử lý ô nhiễm, công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững trong tương lai. Do đó yêu cầu đặt ra là công nghệ sử dụng phải mang tính hiện đại, đạt hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với các điều kiện kinh tế tại các doanh nghiệp. Việc lựa chọn công nghệ phải dựa trên những điều kiện cơ bản sau:

+ Công nghệ thích hợp: công nghệ thích hợp phải được xem xét đến khía cạnh nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu, năng lượng phục vụ cho sản xuất, chất lượng sản phẩm và đồng thời phải đảm bảo các yếu tố môi trường.

+ Công nghệ thông dụng: công nghệ được áp dụng ở nhiều nước, đã được ứng dụng vào thực tế cho hiệu suất cao.

Đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến cà phê có thể thực hiện theo các hướng sau:



  • Thay thế những thiết bị đã cũ, đặc biệt là hệ thống máy sấy, máy xát khô.

  • Hiện đại hóa những thiết bị ở các khâu then chốt như hệ thống đánh bóng, đo đạc thông số kỹ thuật về độ ẩm…Đầu tư lắp đặt các dây chuyền chế biến liên hoàn.

Cụ thể, đối với vùng có diện tích từ 5000 ha trồng cà phê trở lên cần có nhà máy công suất 5-10 tấn/năm, với trang thiết bị đồng bộ, hoàn chỉnh bao gồm sơ chế, phân loại, đánh bóng, đóng bao. Đầu tư thêm 3 dây chuyền chế biến cà phê hoà tan ở cả 3 miền, công suất mỗi nhà máy từ 1000-2000 tấn/năm, phục vụ trong nước và xuất khẩu. Đối với cà phê chế biến ở hộ gia đình, nên khuyến khích chuyển sang chế biến cà phê theo nhóm hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã.

Để thực hiện đổi mới công nghệ có hiệu quả, ngành cà phê cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải có phương pháp huy động vốn hợp lý, đặc biệt là nguồn vốn trong dân thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu…, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Nhà nước, vốn đầu tư của nước ngoài.

+ Có hệ thống thẩm định công nghệ chính xác, tránh tình trạng mua phải thiết bị cũ, lạc hậu.

+ Tổ chức kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề lao động để đáp ứng được những đòi hỏi của công nghệ tiên tiến.

Hơn 70 doanh nghiệp thuộc VICOFA trước đây vẫn có thói quen thu mua cà phê xuất khẩu. Họ đã nhận ra rằng đó không phải là con đường phát triển bền vững. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang đầu tư chế biến cà phê. Đáng chú ý trong số đó là Xí nghiệp cà phê Trung Nguyên. Doanh nghiệp này trong năm qua đã chứng tỏ được ưu thế của mình bằng cách phát triển mạng lưới bán hàng và chế biến cà phê theo phong cách riêng.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty

tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương