Vài nét về thị trường cà phê thế giới và tình hình sản xuất, chế biến


Biểu 10: Sản lượng xuất khẩu cà phê của nhóm xuất khẩu lớn nhất thế giới



tải về 0.81 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.81 Mb.
#17114
1   2   3   4   5   6   7

Biểu 10: Sản lượng xuất khẩu cà phê của nhóm xuất khẩu lớn nhất thế giới

(Đơn vị: bao 60 kg)

STT

Nước

10/2001-9/2002

10/2002-9/2003




Toàn thế giới

85 917 180

87 337 845

1

Brazil

25 976 597

27 504 863

2

Việt Nam

11 965 711

11 555 093

3

Colombia

10 625 441

10 476 933

4

Indonexia

4 118 175

4 530 801

5

Mexico

2 893 404

2 561 326

6

Ugauda

3 153 157

2 683 579

7

Guatemela

3 329 960

3 964 953

8

Ấn Độ

3 441 313

3 448 700

9

Peru

2 688 921

2 663 695

10

Bờ biển Ngà

3 284 044

2 362 943

(Nguồn : ICO)

Điều này cho thấy cà phê của Việt Nam đang dần trở thành một phần quan trọng trong thị trường cà phê thế giới, ngày càng có ảnh hưởng đến thị trường thế giới trong việc điều hoà cung cầu và giá cả cà phê thế giới. Để đạt được kết quả này trong nhiều năm qua ngành cà phê Việt Nam đã có những cố gắng lớn và hoạt động có hiệu quả đặc biệt trong công tác xuất khẩu. Từ chỗ chúng ta chỉ quan hệ với số bạn hàng thuộc các nước Đông Âu và Liên Xô cũ thì hiện nay đã xuất khẩu cho trên 50 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây là một trong những thành công lớn của ngành cà phê trong sự nghiệp phát triển. Trong giai đoạn tới chúng ta sẽ tiếp tục đà thành công mở rộng thị trường mới theo chủ trương giảm dần các thị trường trung gian, tăng dần các thị trường tiêu thụ trực tiếp.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu chúng ta có những bước tiến vượt bậc. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 11,2 lần chỉ trong vòng 6 năm từ 1989 đến 1997 và tăng gấp đôi trong vòng 1 năm từ 1996-1997. 10 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 374 triệu USD, tuy giảm 10% về lượng nhưng lại tăng 49,6% về trị giá so với cùng kì năm 2002. Bên cạnh đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản cũng tăng cao, từ chỗ không có gì (trước năm 1989) thì đến nay đã chiếm khoảng 20,75%.

2. Những vấn đề tồn tại:

Bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận ở trên, thì ngành cà phê Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm cần phải có những giải pháp để tháo gỡ. Đó là những vấn đề:

2.1. Việc quy hoạch sản xuất cà phê còn thiếu đồng bộ và lỏng lẻo.

Hiện nay vai trò của các cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương trong việc hướng dẫn và hỗ trợ nông dân thực hiện việc phát triển cà phê theo các quy hoạch của Nhà nước là rất mờ nhạt, điều đó gây lên các hiện tượng sau:

- Diện tích cây trồng được mở rộng và thu hẹp một cách tuỳ tiện, không có tổ chức. Trong nhân dân cây cà phê được trồng một cách tự phát, trông chờ vào sự may rủi của thị trường. Lúc nào họ thấy trồng cà phê có hiệu quả cao, xuất khẩu được nhiều với giá cao thì họ đổ xô vào trồng cây cà phê mà bỏ qua những cây khác. Ngược lại khi thị trường cà phê gặp khó khăn, giá xuất khẩu xuống thấp thì họ lại phá bỏ cây cà phê để trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn. Mấy năm gần đây do giá cà phê xuất khẩu cao, việc trồng cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao lên diện tích cà phê được mở rộng ra nhiều, các doanh nghiệp đổ xô vào kinh doanh xuất khẩu gây ra tình trạng tranh mua tranh bán, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, làm mất uy tín đối với khách hàng.

- Sự bùng nổ cây cà phê một cách tự phát có thể dẫn đến những thảm hoạ sinh thái đe doạ đến sự phát triển bền vững không chỉ của cây cà phê mà còn đối với cuộc sống của người dân Việt Nam. Việc phát triển cà phê quá mức làm cạn kiệt nguồn nước ngàm, làm thiếu nước cho phát triển các cây khác như lúa,... và sinh hoạt của con người, phát triển cà phê một cách ồ ạt chạy theo lợi ích trước mắt gây lên hiện tượng phá rừng, huỷ hoại cân bằng sinh thái.

- Do chưa có quy hoạch một cách đồng bộ nên cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chế biến và xuất khẩu ở nước ta còn thiếu thốn và lạc hậu. Hiện tại nhiều nơi người dân còn trồng cà phê trên sàn đất điều này ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng của cà phê, làm cho cà phê của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu thương mại. Bên cạnh đó công tác dự trữ cà phê phục vụ xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống kho bãi không đủ, không đáp ứng được các yêu cầu về bảo quản gây thiệt hại cho ngường sản xuất kinh doanh cà phê và Nhà nước.

- Cơ cấu giống cà phê còn bất hợp lý, hiện nay khoảng 90% sản lượng cà phê nước ta là giống cà phê vối (Robusta), cà phê chè chỉ chiếm khoảng 10%. Điều này là bất hợp lý vì trên thị trường thế giới cà phê chè thường cao hơn cà phê vối từ 20-30%, có lúc cao hơn trên 42%. Xu hướng tiêu thụ cà phê chè ngày càng tăng, đặc biệt ở nước có mức sống cao như Hoà Kỳ.

- Việc phát triển cây cà phê được quy hoạch chặt chẽ và đồng bộ, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng sẽ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ đất rừng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Vấn đề là phải phát triển cà phê làm sao cho hợp lý đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội một cách nhanh chóng, ổn định và bền vững.



2.2. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp.

Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn kém (tỷ lệ hạt đen vỡ cao, độ ẩm cao, tạp chất nhiều vượt quá quy định), mặt hàng còn đơn điều, nguyên nhân là do công nghiệp chế biến lạc hậu, máy móc cũ kỹ chưa đáp ứng được chất lượng cà phê xuất khẩu, cà phê vối loại 2 chiếm trên 80%, xuất khẩu loại I chỉ đạt 10% (2002). Mặt khác, do sản lượng cà phê của Việt Nam tăng khá nhanh trong thời gian qua do vậy đầu tư vào chế biến, bảo quản không theo kịp. Hệ thống máy chế biến cũ kỹ, sân phơi thiếu. Bởi vậy trong mùa thu hoạch không thể thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ chế biến, dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Hơn thế nữa tuy đã đề ra các tiêu chuẩn nhưng việc kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn này lại không được chặt chẽ. Trong xuất khẩu ở tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sự tín nhiệm của khách hàng, chất lượng cà phê thấp làm cho khả năng cạnh tranh và giá cà phê xuất khẩu của ta bao giờ cũng thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới thường là 50-70 USD/tấn.



2.3. Vốn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê còn thiếu.

- Vốn cho hoạt động sản xuất: sản xuất cà phê đòi một nguồn vốn lớn và phải sau 2-4 năm, khi cây cà phê đến thời kỳ thu hoạch mới được hoàn vốn. Trong khi đó các ngân hàng lại chỉ cho vay với khối lượng nhỏ trong thời gian ngắn, do vậy làm cho người nông dân không yên tâm vào chăm sóc phát triển cây cà phê, họ lúc nào cũng phải lo trả nợ cho ngân hàng một cách đúng hạn khi đến hạn trả người nông dân phải bán cà phê với mọi giá thậm chí họ còn phải hái cả quả xanh bán lấy tiền trả ngân hàng, người nông dân không có điều kiện đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu.

- Vốn cho hoạt động xuất khẩu: nhu cầu về vốn để thu mua hết sản lượng là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng là quá ít. Nước ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, các doanh nghiệp có vốn lớn không nhiều đa số các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, vốn ít nhưng cơ chế tín dụng của Nhà nước và các ngân hàng thương mại lại chưa thích đáng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc thu gom dự trữ cà phê xuất khẩu. Do thiếu vốn các doanh nghiệp thu gom phải vay ngân hàng, phải ký hợp đồng bán để lấy tiền trước với giá rẻ hơn, làm giảm đi rất nhiều hiệu quả kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh một cách nhanh nhạy trên thị trường thế giới.

2.4. Tổ chức bộ máy hoạt động XK cà phê còn yếu kém, hoạt động chưa có hiệu quả.

Nếu như trong sản xuất cà phê nước ta còn tồn tại tính tự phát, thì trong kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn còn tình trạng hỗn loạn. Chế độ đầu mối xuất khẩu cà phê đã được bãi bỏ vào ngày 18/3/1998. Trong một vài tháng đầu tình hình vẫn khả quan, mối liên kết vẫn được duy trì nhưng tới tháng 6/1998 thì Câu lạc bộ cà phê Đắc lắc, và sau đó là cả Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, đã có văn bản đề nghị áp dụng trở lại chế độ đầu mối kinh doanh xuất khẩu cà phê bởi hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, cho khách hàng nước ngoài núp bóng mua hàng, nhập khẩu cà phê kém chất lượng về pha trộn với cà phê Việt Nam,... đã bắt đầu xuất hiện, đe doạ phá vỡ các thành quả về giá cả và uy tín đã thu được.

VICOFA (ra đời 4/1990) và Vinacafe (ra đời ngày 29/4/1995) có các chức năng tập hợp các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng các dịch vụ kỹ thuật trong ngành cà phê để phối hợp hành động và nâng cao sức cạnh tranh, và phối hợp xây dựng quy hoạch ngành, phổ biến kỹ thuật canh tác, thu hoạch - chế biến - bảo quản đến người trồng cà phê, trọng tài xử lý mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ thành viên và hợp tác quốc tế. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan (thiếu nguồn tài chính, thiếu người, thiếu cơ sở vật chất, thiếu sự trợ giúp của Nhà nước thông qua chuyển giao quyền hạn,...) nên trong thời gian qua các tổ chức vẫn chưa thể hiện trọn vẹn các chức năng của mình.

Chúng ta không có một tổ chức thương nghiệp đủ lớn để có thể đứng ra giữ và bình ổn giá thu mua cho người sản xuất, xây dựng kho bảo quản đạt tiêu chuẩn quốc tế nên hoạt động xuất khẩu cà phê nước ta hoàn toàn phụ thuộc vào niên vụ sản xuất do đó hoàn toàn phụ thuộc vào biến động của thị trường quốc tế trong năm đó. Những năm sau giá cà phê thế giới tụt xuống thấp chúng ta vẫn phải xuất, nhưng năm sau nữa khi giá tăng vọt thì ta lại không có hàng lưu kho để chớp lấy cơ hội nên luôn luôn bị thua thiệt so với các nước có hệ thống kho và tái chế phục vụ xuất khẩu. Ở đây chúng ta thiếu vắng một cơ quan có quyền lực tập trung, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách thống nhất để vừa tránh được tình trạng lộn xộn trên thị trường vừa nâng cao sức cạnh tranh của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế, cũng như bảm đảm lợi ích hài hoà giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất cà phê.



2.5. Chính sách khuyến khích sản xuất và xuất khẩu còn chưa phát huy tác dụng.

Chế độ chính sách áp dụng đối với sản xuất và kinh doanh cà phê còn có chỗ chưa hợp lý. Việc Nhà nước áp dụng chế độ phụ thu đánh vào nhà sản xuất nhưng thực chất cuối cùng nó lại có tác động như một loại thuế gián tiếp đánh vào người trồng cà phê, do họ không nắm được nguồn thông tin nhanh như các doanh nghiệp. Do vậy mà việc xác định thời điểm và mức đánh phụ thu là rất quan trọng để không ai bị thiệt hại nặng. Mặt khác phải đảm bảo phụ thu khi giá cao, đến khi giá thấp phải tiến hành hỗ trợ kịp thời. Khi Nhà nước đề ra các chính sách thì rất đúng đắn nhưng khi thực hiện lại không đáp ứng được chính sách đề ra. Do vậy trong thời gian tới nhất thiết phải nhanh chóng tổ chức lại hoạt động này để người nông dân yên tâm sản xuất vì họ vốn đã rất dao động khi tham gia sản xuất cà phê, nếu 2 ba vụ liền mà đều bị thua lỗ thì họ sẽ phá bỏ diện tích cà phê đã trồng để chuyển sang trồng cây khác.



Tóm lại, những yếu kém còn tồn tại trong quá trình phát triển ngành cà phê nước ta hiện nay là do các nguyên nhân chủ quan và khách quan này tạo nên. Để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, khắc phục những điểm bất lợi và khó khăn thì ngành cà phê Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực phát triển một cách tích cực và hiệu quả hơn nữa.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM .

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

1. Căn cứ xác định phương hướng hoạt động của ngành cà phê VN.

Xuất khẩu cà phê là một chiến lược phát triển trong giai đoạn đầu công cuộc CNH-HĐH đất nước. Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê là mục tiêu cả nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, tình hình xuất khẩu cà phê của nước ta gặp rất nhiều khó khăn do sự biến động về giá cả trên thị trường thế giới, đòi hỏi ngành cà phê Việt Nam phải có phướng hướng và chiến lược phát triển thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh xuất khẩu cà phê và thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Để định ra phương hướng và mục tiêu phát triển của ngành cà phê chúng ta phải căn cứ vào triển vọng về cung - cầu cà phê thế giới đồng thời để phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta phải căn cứ vào đường lối chủ trương của Đảng.

1.1. Căn cứ vào xu thế phát triển của thị trường thế giới.

a. Triển vọng về cung cầu.

* Về cung

Theo ICO và World bank thì sản lượng cà phê thế giới năm 2002/2003 đạt 110,5 triệu bao (1bao = 60kg). Các nước sản xuất chính cà phê của thế giới là Brazil và Colombia,... đều đạt sản lượng tăng. Cũng theo ICO giai đoạn từ nay đến năm 2010 sản lượng cà phê thế giới sẽ tăng trung bình khoảng 1,3%/năm.

Biểu 11: Bảng dự báo sản lượng cà phê thế giới

Đơn vị: 1.000 tấn


Khu vực

Hiện trạng 2002

Dự báo 2004

Dự báo 2007

Nhịp độ tăng (%)

Toàn thế giới

6.048

6.630

6.900

1,58

A. Các nước công nghiệp

12

12

12

0

B. Các nước đang phát triển

6.036

6.518

6.888

1,58

- Châu Á

1.420

1.260

1.430

2,63

- Châu Phi

1.141

1.260

1.265

0,73

- Châu Mỹ

3.495

4.008

4.058

1,6

- Châu Đại Dương

80

90

95

1,88

Nguồn: World bank

* Về cầu

Trong những năm gần đây lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới tăng bình quân 1%/mỗi năm. Mức tiêu thụ cà phê trên thế giới không ngừng tăng lên, cả ở những nước trước đây có tập quán uống trà, thì nay việc uống cà phê đã trở lên phổ biến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...

Do đặc điểm của thị trường cà phê là tính ổn định tương đối và ít co giãn về cung cầu nên sự tăng trưởng tiêu thụ cà phê trong những năm tới là khá ổn định. Nhưng có một xu thế mà cần phải chú ý đó là việc các nước công nghiệp chuyển tiêu thụ cà phê Robusta sang cà phê Arabica, xu thế này rất rõ ở Anh và Tây Ban Nha, mặc dù mức tiêu thụ bình quân ở Mỹ giảm xuống 2%/năm, nhưng loại cà phê Arabica vẫn ngày càng được ưa chuộng.

Biểu 12: Bản dự báo tiêu thụ cà phê thế giới



Khu vực

Hiện trạng 2002

Dự báo 2004

Dự báo 2007

Nhịp độ tăng (%)

Toàn thế giới

6.400

6.441

6.092

1

1. Các nước công nghiệp

3.927

3.917

4.142

0,78

- Mỹ

1.065

1.056

979

-0,01

- EU

2.052

1.910

2.046

1,18

- Châu Á

450

474

552

3,25

2. Đông Âu và Liên Xô cũ

400

408

462

2,39

3. Các nước phát triển khác

2.073

2.116

2.298

1,49

- Brazil

630

657

702

1,3

- Nam Âu

119

120

125

0,7

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty

tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương