Với mục đích trên, bài tiểu luận được chia làm ba phần chính như sau


Các vấn đề của các hãng hàng không Việt Nam



tải về 51.88 Kb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu19.05.2022
Kích51.88 Kb.
#52034
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
[123doc] - tieu-luan-mon-logistics-thuc-trang-van-tai-hang-hoa-hang-khong-viet-nam-trong-boi-canh-thuc-thi-bau-troi-mo-asean

Các vấn đề của các hãng hàng không Việt Nam


Các hãng hàng không Việt Nam vốn thường chỉ tập trung vào vận chuyển hành khách nên còn chưa đầu tư vào máy bay chuyên vận chuyển hàng hóa, còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm vận tải hàng không. Chưa có hãng hàng không chuyên vận tải hàng hóa, hiện chỉ có công ty con của Vietjet Air là Vietjet Air Cargo thành lập từ năm 2014 nhưng tới nay vẫn chỉ vận chuyển hàng hóa bằng máy bay chở hành khách. Máy bay được các hãng sử dụng là loại chở hành khách thân rộng và thân hẹp (B787, A350, A330, A321, A320) nên khả năng chuyên chở hàng hóa còn kém, lượng hàng hóa không nhiều và mặt hàng không đa dạng. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến giá cước vận chuyển hàng hóa bằng hàng không cao. Thêm vào đó, việc thiếu hụt cơ sở vật chất, nhân lực có trình độ còn dẫn đến chất lượng của dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không còn thấp.
Hiện tượng “khách lấn chủ” của các doanh nghiệp ngoại quốc cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Theo ông Đỗ Xuân Quang, Tổng giám đốc Vietjet Air Cargo, hiện nay Thị phần hàng không của Việt Nam chỉ chiếm 12% . Trong khi đó, các hãng nước ngoài (58 hãng) chiếm tới 80% trong việc xuất khẩu quốc tế. Các hãng hàng không nước ngoài có kinh nghiệm hơn, có trình độ kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao hơn so với Việt Nam cho nên việc họ chiếm phần lớn trong tỉ trọng xuất khẩu hàng không tại Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.
      1. Các vấn đề của các nhà cung cấp dịch vụ logistic Việt Nam


Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logisctics của Việt Nam rất nhỏ lẻ: 67% là doanh nghiệp vừa và nhỏ ( tồng nguồn vốn nhỏ hơn 50 tỷ đồng), các doanh nghiệp lớn có vốn điều lệ bình quân từ 400 tỷ đồng đến trên 1.000 tỷ đổng và bình quân trên 200 nhân viên chỉ chiếm 10%. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước mới chỉ đáp ứng 25% nhu cầu thị trường logisitcs và chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ quan trọng này; chưa có doanh nghiệp nào trực tiếp cung cấp dịch vụ vận tải hàng không. Trong khi đó 75% thị phần nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài.

  1. tải về 51.88 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương