Với mục đích trên, bài tiểu luận được chia làm ba phần chính như sau


“Bầu trời mở ASEAN” và tác động tới vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam



tải về 51.88 Kb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu19.05.2022
Kích51.88 Kb.
#52034
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
[123doc] - tieu-luan-mon-logistics-thuc-trang-van-tai-hang-hoa-hang-khong-viet-nam-trong-boi-canh-thuc-thi-bau-troi-mo-asean

“Bầu trời mở ASEAN” và tác động tới vận tải hàng hóa hàng
không Việt Nam

  1. Nội dung “Bầu trời mở ASEAN”

    1. Khái quát về “Bầu trời mở ASEAN”


“Bầu trời mở ASEAN” là hiệp định về tự do hóa vận tải hàng không trong khối ASEAN. Chính sách “Bầu trời mở ASEAN” nằm trong nỗ lực hình thành một thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASEAN Single Aviation 23 Market – ASAM) cùng với sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC).
Chính sách “Bầu trời mở ASEAN” là một tổng thể bao gồm các hiệp định: Hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không - ASEAN Multilateral Agreement on the Full Liberalisation of Air Freight Services (MAFLAFS); Hiệp định đa biên ASEAN về dịch vụ hàng không - ASEAN Multilateral Agreement on Air Services (MAAS); Hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hành khách hàng không - ASEAN Multilateral Agreement on the Full Liberalisation of Passenger Air Services (MAFLPAS). Với các hiệp định này, bất kỳ hãng hàng không nào được chỉ định bởi một nước thành viên ASEAN được phép vận hành các dịch vụ cả về hành khách và hàng hóa theo lịch trình giữa nước sở tại và một điểm tại sân bay quốc tế của một nước thành viên Chính sách “Bầu trời mở ASEAN”.

Nội dung của chính sách “Bầu trời mở ASEAN”
      1. Hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không


Năm 2010, Hiệp định đa biên ASEAN về Tự do hóa hoàn toàn dịch vụ Vận tải hàng hóa Hàng không (Multilateral Agreement for the Full Liberalisation of Air Passenger Services – MAFLPAS) đạt được thống nhất thông qua thương quyền thứ 3,4,5 giữa 72 cảng hàng không; sân bay quốc tế giữa các nước ASEAN có hiệu lực đầu tiên với 5 nước ký kết là VN, Thái Lan, Singapore, Myanmar và Malaysia. Theo đó, các nước ASEAN sẽ đồng ý thực hiện cả 5 quyền không giới hạn tại bất cứ sân bay nào trong khu vực. Năm quyền không giới hạn gồm:

  1. Quyền được tự do bay trên lãnh thổ của quốc gia nhưng không hạ cánh. Ví dụ: Máy bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội - Bangkok bay qua không phận Lào.

  2. Quyền được quyền hạ cánh xuống lãnh thổ của quốc gia vì các lý do phi thương mại trong những trường hợp cần thiết và có báo trước. Như để tiếp nhiên liệu, sửa chữa máy bay. Ví dụ: Máy bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội - Bangkok nhưng dừng lại đổ xăng tại Lào.

  3. Quyền lấy tải thương mại từ quốc gia của hãng chuyên chở tới lãnh thổ nước ngoài. Ví dụ: Máy bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội - Bangkok.

  4. Quyền lấy tải thương mại trên lãnh thổ nước ngoài chuyên chở về nước của hãng khai thác. Ví dụ: Máy bay Vietnam Airlines bay tuyến Bangkok – Hà Nội.

  5. Quyền nhận hàng hoá từ nước thứ hai để chở đến nước thứ ba và quyền nhận hành khách, hàng hoá, thư tín từ nước thứ ba để chở đến nước thứ hai nhưng chuyến bay phải bắt đầu hoặc kết thúc tại nước của hãng khai thác. Ví dụ: Máy bay Vietnam Airlines bay tuyến Hà Nội – Bangkok - Singapore.

“Hiệp định đa biên ASEAN về tự do hóa hoàn toàn dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không” cũng đưa ra một loạt các điều khoản nhằm đảm bảo sự tự do hóa và cạnh tranh công bằng giữa các hãng hàng không được chỉ định, gồm một số ý quan trọng được tóm lược như sau:
Điều 3: Chỉ định và ủy quyền cho các hãng hàng không
Mỗi bên ký kết có quyền chỉ định các hãng hàng không với số lượng bao nhiêu tùy ý cho mục đích tiến hành các dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không quốc tế phù hợp với Hiệp định và có quyền rút hoặc thay đổi việc chỉ định đó.
Điều 7: Biểu giá
Các biểu giá có thể không được chấp nhận do những dấu hiệu phân biệt đối xử, mức giá cao quá mức hoặc những hạn chế không thể chấp nhận xuất phát từ hành vi lạm dụng vị thế khống chế, hoặc mức giá thấp do nhận trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp từ chính phủ, hoặc các hoạt động hạn chế cạnh tranh khác.
Điều 9: Các hoạt động thương mại
Điều này quy định chi tiết các quyền của hãng hàng không của một bên ký kết đối với việc khai thác các hoạt động thương mại, trong đó có quyền tự do tham gia vào việc bán các dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không trong lãnh thổ của các Bên ký kết khác một cách trực tiếp và thông qua các đại lý của mình; bán các dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không theo quy định.
Điều 10: Thay đổi phương tiện
Điều này nêu rõ các điều kiện để một hãng hàng không được chỉ định của một nước có thể tùy ý thay đổi máy bay khi đang ở trong lãnh thổ của một nước ký kết khác hoặc ở một điểm dọc hành trình đã định.
Điều 11: Lệ phí sử dụng:
Không Bên ký kết nào được áp đặt hoặc cho phép áp đặt lên các hãng hàng không của Bên ký kết kia mức phí sử dụng cao hơn mức phí áp đặt lên hãng hàng không của mình khi khai thác các dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không quốc tế tương tự.
Điều 12: Thuế Hải quan
Mỗi Bên ký kết, theo nguyên tắc hỗ tương, phải miễn trừ cho một hoặc nhiều hãng hàng không của Bên ký kết kia đến mức tối đa có thể theo luật quốc gia của mình về thuế hải quan, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí kiểm tra và các loại thuế và phí khác.
Điều 13: Cạnh tranh công bằng
Mỗi hãng hàng không phải có cơ hội cạnh tranh ngang nhau về dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không quốc tế, đồng nghĩa với việc mỗi nước tham gia phải loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử và/hoặc các hoạt động hạn chế cạnh tranh.
Điều 14: Biện pháp phòng vệ
Các Bên ký kết thống nhất rằng các hoạt động hàng không dưới đây có thể được coi là hoạt động hạn chế cạnh tranh cần xem xét chặt chẽ hơn:
a) thu tiền vé trên các đường bay với mức giá gộp chung lại không đủ để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không;
b) bổ sung vượt mức sức chuyên chở hoặc tần suất dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không quốc tế;
c) các hoạt động bị nghi vấn được duy trì chứ không mang tính chất tạm thời.
d) các hoạt động bị nghi vấn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, hoặc tổn thất đáng kể cho hãng hàng không khác;
e) các hoạt động bị nghi vấn thể hiện một ý định rõ ràng hoặc tạo ảnh hưởng làm tê liệt, loại trừ, hoặc tống một hãng hàng không khác ra khỏi thị trường; và
f) hành vi cho thấy một sự lạm dụng vị thế khống chế trên đường bay;
Ngoài ra, điều 14 còn yêu cầu chính sách hỗ trợ của nhà nước cần phải minh bạch giữa các Bên ký kết và không bóp méo sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không của các Bên ký kết.

    1. tải về 51.88 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương