Vddm do nhiễm



tải về 215.09 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích215.09 Kb.
#19209
1   2   3
- Tỷ lệ chủng H. pylori có gene vacA m1 ở nhóm BN ở Hà Nội (57,7%) cao hơn so với nhóm BN Tp. HCM (34%), p < 0,05.

- 100% các chủng H. pylori có gene vacA s1. Tỷ lệ vacA s1/m1 là 44,6%, s1/m2 là 51,5% và s1/mx là 3,9% (vacA m không xác định).



3.3. Kết quả mô bệnh học

3.3.1. Đặc điểm nhóm BN nghiên cứu theo tổn thương MBH

39,7% BN có VMTKHĐ, 60,3% BN có VMTHĐ, 81,8% BN có viêm teo và 11,2% BN có DSR. Tỷ lệ BN VMTKHĐ, VMTHĐ, viêm teo và DSR tương đương giữa hai nhóm BN ở Hà Nội và Tp. HCM (p > 0,05).



3.3.2. Phân bố BN theo định khu VMTHĐ

- Tỷ lệ VMTHĐ toàn bộ dạ dày là 65,1%, VMTHĐ hang vị là 27,8%, VMTHĐ thân vị đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp (7,5%).



3.3.3. Tình trạng viêm teo theo nhóm tuổi

Tỷ lệ viêm teo có khuynh hướng tăng dần theo nhóm tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).



3.3.4. Mức độ VDDM

32,2% BN VMTHĐ mức độ vừa, 4,8% BN VMTHĐ mức độ nặng. 90,4% BN có viêm teo mức độ nhẹ. DSR mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao (75%).



3.3.5. Liên quan giữa viêm teo và DSR

Có 12,6% BN viêm teo có kèm DSR cao hơn có ý nghĩa so với 4,5% BN không viêm teo có kèm DSR (p < 0,05).



3.4. Liên quan giữa nhiễm H. pylori với VMTHĐ

3.4.1. Liên quan giữa nhiễm H. pylori với VMTHĐ

- 14,6% BN VMTKHĐ có nhiễm H. pylori, trong khi có 89,7% BN nhiễm H. pylori có VMTHĐ. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng nhiễm H. pylori với tình trạng VMTHĐ (p < 0,05).



3.4.2. Liên quan giữa nhiễm H. pylori với viêm teo

Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở BN viêm teo (65,7%) cao hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ nhiễm H. pylori ở BN không viêm teo (34,1%), p < 0,05.



3.4.3. Liên quan giữa nhiễm H. pylori với dị sản ruột

Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở BN DSR (70,4%) cao hơn so với BN không có DSR (58,6%), nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

100% BN có DSR mức độ vừa và nặng có nhiễm H. pylori, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với BN DSR mức độ nhẹ ( p < 0,05).

3.5. Liên quan giữa cagA, vacA với tổn thương MBH VDDM

3.5.1. Liên quan giữa các týp cagA với tổn thương MBH VDDM

Chỉ có mức độ thâm nhập BCĐN và mức độ viêm teo ở hang vị có thay đổi giữa những BN có chủng H. pylori có cagA týp Đông Á với BN nhiễm H. pylori không có cagA týp Đông Á (p < 0,05).

Bảng 3.22. Liên quan giữa các týp cagA với viêm teo


MBH

cagA týp Đông Á (n,%)

Tổng (n,%)

Dương tính

Âm tính

Viêm teo

91 (93,8)

6 (6,2)

97 (100)

Không viêm teo

3 (50)

3 (50)

6 (100)




p < 0,05; OR = 15,16; 95% CI: 2,5 - 91,8
3.5.2. Liên quan các týp vacA m/i với tổn thương MBH VDDM

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các tổn thương VDDM trên MBH giữa các chủng vacA m1, m2 và i1, i2 của H. pylori.



3.6. Liên quan giữa nhiễm H. pylori với nồng độ pepsinogen và gastrin

Bảng 3.25. Liên quan giữa H. pylori với nồng độ PG, gastrin




PGI (ng/ml)

X ± SD

PGII (ng/ml)

X ± SD

PGI/PGII

X ± SD

Gastrin (pg/ml)

X ± SD

H. pylori (+)

73,3 ± 48,8

17,5 ± 13,5

4,5 ± 1,5

142,7 ± 81,1

H. pylori (-)

64,1 ± 54,5

10,6 ± 10,8

6,4 ± 1,7

181,5 ± 231,1

P

> 0,05

< 0,05

< 0,05

> 0,05
- Nồng độ PGII tăng và tỷ lệ PGI/PGII giảm ở BN nhiễm H. pylori so với nhóm không nhiễm (p < 0,05).

- Nồng độ gastrin giảm ở BN nhiễm H. pylori so với nhóm không nhiễm, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).



Bảng 3.26. Giá trị ngưỡng PGI/PGII trong chẩn đoán nhiễm H. pylori


Giá trị ngưỡng

Tình trạng H. pylori

Tỷ suất chênh

(Khoảng tin cậy 95%)

HP (+)

HP (-)

PGI/PGII ≤ 5

97

13

OR = 13,06

(6,6 - 25,75)



PGI/PGII > 5

48

84

PGI/PGII ≤ 5,5

117

23

OR = 13,4

(7,2 - 25,08)



PGI/PGII > 5,5

28

74
Với ngưỡng của PGI/PGII ≤ 5,5 độ nhạy cho chẩn đoán nhiễm H. pylori là 80,7% và độ đặc hiệu là 76,3%.

3.7. Liên quan giữa cagA, vacA với nồng độ pepsinogen và gastrin

3.7.1. Liên quan giữa cagA với nồng độ PG huyết thanh

Bảng 3.27. Liên quan giữa cagA với nồng độ PG huyết thanh


Nồng độ PG
Týp cagA

Số BN

PGI (ng/ml)

X ± SD

PGII (ng/ml)

X ± SD

PGI/PGII

X ± SD

cagA Đông Á

94

75,8 ± 52,0

19,0 ± 15,2

4,3 ± 1,3

cagA phương Tây

4

73 ± 31,8

18,8 ± 6,5

3,8 ± 0,9

Không có cagA

5

54,4 ± 17,0

11,8 ± 4,4

4,8 ± 1,0

P

> 0,05

> 0,05

> 0,05
Nồng độ PGI và PGII, tỷ lệ PGI/PGII tương đương giữa các týp cagA (p > 0,05).

3.7.2. Liên quan giữa vacA với nồng độ pepsinogen huyết thanh

Bảng 3.28. Liên quan giữa các týp vacA m/i với nồng độ PG

Nồng độ PG
vacA m/i

Số BN

PGI (ng/ml)

X ± SD

PGII (ng/ml)

X ± SD

PGI/PGII

X ± SD

m1

46

81,4 ± 57,0

20,5 ± 18,1

4,4 ± 1,5

m2

53

70,9 ± 45,2

17,5 ± 11,5

4,3 ± 1,2

P

> 0,05

> 0,05

> 0,05

i1

97

70,1 ± 51,5

19,1 ± 15,0

4,3 ± 1,3

i2

6

50,6 ± 11,0

10,5 ± 2,6

4,9 ± 0,9

P

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Nồng độ PGI, PGII và tỷ lệ PGI/PGII tương đương giữa các týp vacA m và vacA i (p > 0,05).

3.7.3. Liên quan giữa các týp cagA, vacA với nồng độ gastrin

Bảng 3.29. Liên quan giữa các týp cagA, vacA với nồng độ gastrin

Nồng độ gatrin

Týp cagA, vacA

Số BN

Gastrin (pg/ml)

X ± SD

p

cagA Đông Á

94

143 ± 79,2

> 0,05

cagA phương Tây

4

143,8 ± 39,0

Không có cagA

5

96,6 ± 19,6

m1

46

128,4 ± 32,1

> 0,05

m2

53

153,8 ± 101,2

i1

97

141,5 ± 78,7

> 0,05

i2

6

128,5 ± 28,2

- Nồng độ gastrin không có sự khác biệt giữa nhóm BN có hay không có cagA (p > 0,05).

- Nồng độ gastrin không có sự khác biệt ở BN nhiễm H. pylori có vacA m2, i1 so với nhóm vacA m1, i2 (p > 0,05).



3.8. Liên giữa nồng độ pepsinogen và gastrin với MBH VDDM

3.8.1. Liên quan giữa nồng độ PG, gastrin với VMTHĐ

Bảng 3.30. Liên quan giữa nồng độ PG với VMTHĐ

PG

MBH

Số BN

PGI (ng/ml)

X ± SD

PGII (ng/ml)

X ± SD

PGI/PGII

X ± SD

VMTKHĐ

96

60,2 ± 39,3

9,3 ± 5,9

6,6 ± 1,5

VMTHĐ

146

75,2 ± 53,5

18,2 ± 14,7

4,5 ± 1,5

P

< 0,05

< 0,05

< 0,05

Nồng độ PGI, PGII tăng và tỷ lệ PGI/PGII ở BN VMTHĐ giảm có ý nghĩa so với và VMTKHĐ (p < 0,05).

3.8.2. Liên quan giữa nồng độ PG, gastrin với mức độ VDDM

Bảng 3.32. Liên quan giữa PG và gastrin với mức độ VDDM

PG
MBH

PGI (ng/ml)

X ± SD

PGII (ng/ml)

X ± SD

PGI/II

X ± SD

Gastrin (pg/ml)

X ± SD

Mức độ VDDM

Nhẹ

62,9 ± 37,7

11,8 ± 7,8

5,7 ± 1,8

149,4 ± 105

Vừa

90,7 ± 74,2

24,3 ± 20,6

4,0 ± 1,1

162,6 ± 98

Nặng

83,9 ± 42

21,9 ± 12,5

4,1 ± 0,9

133,1 ± 25,7

P

< 0,05

< 0,05

< 0,05

> 0,05

- Nồng độ PGI, PGII tăng và tỷ lệ PGI/PGII giảm ở BN VDDM có mức độ vừa và nặng so với mức độ nhẹ (p < 0,05).

- Nồng độ gastrin không khác biệt với múc độ VDDM.



3.8.3. Liên quan giữa nồng độ PG, gastrin với định khu VMTHĐ

Bảng 3.33. Nồng độ PG, gastrin với định khu VMTHĐ

PG, gastrin
MBH

PGI (ng/ml)

X ± SD

PGII (ng/ml)

X ± SD

PGI/PGII

X ± SD

Gastrin

(pg/ml)

X ± SD

VMTKHĐ

60,6 ± 39,4

9,3 ± 6,0

6,6 ± 1,5

150,0 ± 109,0

VMTHĐ HV

62,4 ± 34,2

12,5 ± 6,9

5,2 ± 1,3

126,9 ± 57,4

VMTHĐ TV

60,7 ± 32,6

13,5 ± 6,7

5,2 ± 3,1

244,6 ± 181,7

VMTHĐ TBDD

81,9 ± 60,6

21,1 ± 16,9

4,1 ± 1,2

152,9 ± 91,6

p

< 0,05

< 0,05

< 0,05

< 0,05

- Nồng độ PGI, PGII tăng và PGI/PGII giảm có ý nghĩa ở BN VMTHĐ toàn bộ dạ dày so với BN VMTKHĐ, VMTHĐ HV và VMTHĐ TV.

- Nồng độ gastrin tăng có ý nghĩa ở nhóm VMTHĐ TV so với BN VMTKHĐ, VMTHĐ HV và toàn bộ dạ dày (p < 0,05).


3.8.4. Liên quan giữa nồng độ PG, gastrin với viêm teo

Bảng 3.34. Liên quan giữa nồng độ PG, gastrin với viêm teo

PG, gastrin
MBH

PGI (ng/ml)

X ± SD

PGII (ng/ml)

X ± SD

PGI/II

X ± SD

Gastrin (pg/ml)

X ± SD

Viêm teo

69,3 ± 48,4

15,3 ± 13,2

5,1 ± 1,8

152,6 ± 97

Không viêm teo

69,2 ± 51,2

11,8 ± 10,0

6,3 ± 1,5

147 ± 118,7

p

> 0,05

> 0,05

< 0,05

> 0,05

Tỷ lệ PGI/PGII ở BN viêm teo giảm có ý nghĩa thống kê so với BN không có viêm teo (p < 0,05).

3.8.5. Liên quan giữa nồng độ pepsinogen, gastrin với DSR

Nồng độ PGI, PGII và gastrin thay đổi không có ý nghĩa thống kê giữa các BN có hay không có viêm teo hay DSR (p > 0,05).



3.8.6. Giá trị ngưỡng PG trong chẩn đoán viêm teo

Với giá trị ngưỡng là PGI/PGII ≤ 5,5, độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán viêm teo lần lượt là 80,7% và 76,3%.



Chương 4 - BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của 242 BN VDDM trong nghiên cứu

Tuổi trung bình của BN là 43,4 ± 13, lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-49, chiếm 33,5%. Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu của các tác giả khác. Tỷ lệ BN nữ chiếm 53,7% cao hơn so với BN nam là 46,3%, tỷ lệ nam/nữ = 0,86.



4.2. Khảo sát tình trạng nhiễm H. pylori, các týp cagA, vacA của H. pylori

4.2.1. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở BN VDDM

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở BN VDDM là 59,9%. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thịnh (2010) có kết quả tương đương với nghiên cứu này (p > 0,05). Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở BN có bệnh lý DDTT ở Việt Nam có xu hướng giảm trong thời gian vừa qua. Giải thích cho vấn đề này một phần là do sự thay đổi điều kiện vệ sinh, kinh tế xã hội phát triển hơn trước đây.



4.2.2. Tình trạng nhiễm H. pylori theo nhóm tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các nhóm tuổi không có sự khác biệt (p > 0,05). Điều này có thể là do ở Việt Nam, tình trạng nhiễm H. pylori có thể ở lứa tuổi còn nhỏ, lây nhiễm từ các thành viên trong gia đình do tập quán sinh hoạt, ăn uống.



4.2.3. Tỷ lệ phát hiện H. pylori theo các phương pháp chẩn đoán H. pylori

Chúng tôi tiến hành đồng thời 5 xét nghiệm chẩn đoán H. pylori. Chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng MBH và hóa mô miễn dịch cao có độ nhạy (tương ứng là 82,1% và 82,8%), trong khi nuôi cấy có độ nhạy thấp nhất (71%). Độ đặc hiệu của các phương pháp MBH, hóa mô miễn dịch và nuôi cấy cao (từ 97,9% đến 100%).



4.2.4. Phân bố các týp cagA của H. pylori

Tỷ lệ các chủng H. pylori có gene cagA týp Đông Á trong nhóm nghiên cứu là 91,3%. Tỷ lệ chủng H. pylori không có gene cagA thấp (chiếm tỷ lệ 4,9%). Có 4 chủng H. pylori có cagA týp phương Tây (chiếm tỷ lệ 3,9%). Nghiên cứu của Tạ Long và CS (2004) cho thấy có 14/17 (82,4%) chủng H. pylori có cagA týp Đông Á, 3/17 (17,6%) chủng H. pylori cagA âm tính, không có chủng H. pylori nào có cagA týp phương Tây. Nghiên cứu của Trần Thiện Trung cho thấy tỷ lệ các chủng H. pylori có cagA ở BN UTDD là 100%, cao hơn nhóm BN VDDM là 92,3%, p = 0,018. So sánh với nghiên cứu chúng tôi trên đối tượng VDDM thì không có sự khác biệt (p > 0,05).



4.2.5. Phân bố các týp vacA s/m/i của H. pylori

Kết quả cho thấy 100% các chủng H. pylori có kiểu gene vacA s1. Kết quả nghiên cứu của Trần Thiện Trung là vacA s1chiếm tỷ lệ 98,1%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ vacA m1 trong nghiên cứu này là 44,6% và vacA m2 là 51,5%, có 4 chủng không xác định được kiểu gene (3,9%). Tỷ lệ H. pylori vacA m1 nhóm BN Hà Nội (57,7%) cao hơn nhóm BN ở Tp. HCM (34%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Theo Yamaoka Y., tần suất kiểu gen vacA s1/m2 cao ở các nước Nam Á, nơi có tần suất UTDD thấp hơn, đã gợi ý rằng vùng tín hiệu s không liên quan một cách trực tiếp đến tần suất mắc UTDD. Như vậy, có thể chăng việc giải thích sự khác biệt về tỷ lệ UTDD ở khu vực Hà Nội so với khu vực Tp. Hồ Chí Minh một phần là do sự khác biệt tỷ lệ các chủng vacA m1 và vacA m2. H. pylori và các yếu tố độc lực của H. pylori đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định diễn tiến và hậu quả lâm sàng.


Каталог: luanan
luanan -> Tính cấp thiết của đề tài
luanan -> CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4
luanan -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện hóa học công nghiệp việt nam
luanan -> VIỆn nghiên cứu khoa học y dưỢc lâm sàng 108 trầN ĐẮc tiệP
luanan -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP
luanan -> Trước kia hiv/aids được coi là một bệnh đương nhiên gây tử vong. Tuy nhiên, với sự ra đời của các thuốc arv, tiên lượng của bệnh nhân hiv/aids đã được cải thiện rất đáng kể
luanan -> 600 ng/ml thì vẫn có hơn 40% bệnh nhân utg không được chẩn đoán
luanan -> Chuyên ngành : GÂy mê HỒi sức mã SỐ : 62. 72. 01. 22 tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ y häc
luanan -> Nghiên cứu kỹ thuật cấy Implant trên bệnh nhân mất răng có ghép xương
luanan -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 215.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương