Vddm do nhiễm



tải về 215.09 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích215.09 Kb.
#19209
  1   2   3




ĐẶT VẤN ĐỀ
VDDM do nhiễm H. pylori được xem là có nguy cơ cao dẫn đến UTDD. Đây là bước khởi đầu của một quá trình bệnh lý dẫn đến UTDD. Quá trình VDDM kéo dài sẽ dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày (NMDD), dị sản ruột (DSR), loạn sản (LS) và cuối cùng là UTDD. Tỷ lệ nhiễm H. pylori khá cao ở hầu hết các khu vực trên thế giới, tuy nhiên, việc giải thích tại sao UTDD ở các nước Đông Á (như Nhật Bản, Hàn Quốc…) lại có tỷ lệ rất cao thì chưa rõ ràng.

Pepsinogen (PG), một tiền chất của pepsin, tồn tại dưới hai thể PGI (hoặc A) và PGII (hoặc C). PG được bài tiết chủ yếu bởi tế bào chính ở niêm mạc dạ dày. Gastrin là một hormone được bài tiết bởi tế bào G nằm vùng tuyến hang vị. Khi BN bị viêm teo NMDD nặng nề thì tỷ số PGI/PGII giảm đáng kể. Đây cũng là chỉ số góp phần đánh giá mức độ tổn thương NMDD.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mức độ tổn thương NMDD có liên quan đến các yếu tố độc lực của H. pylori, trong đó quan trọng nhất là cagA (cytotoxin-associated gene A) và vacA (vacuolating cytotoxin associated gene A). Ngày nay, với sự phát triển của các kỹ thuật sinh học phân tử, các nghiên cứu về H. pylori thường hướng đến sự khác biệt về cấu trúc phân tử của cagA, vacA. Gene cagA có hai phân nhóm chính là: các týp Đông Á (Eastern Asian types) và các týp phương Tây (Western types). H. pylori mang cagA týp Đông Á thường gặp ở các nước có tỷ lệ UTDD cao, điều này gợi ý phải chăng chính sự khác nhau trong cấu trúc của cagA, vacA đã tạo nên sự khác biệt này.

Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu mối liên quan giữa các týp cagA, vacA của Helicobacter pylori, nồng độ gastrin, pepsinogen và mô bệnh học ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn” nhằm hai mục tiêu chính sau:



1. Khảo sát tỷ lệ các týp cagA, vacA của Helicobacter pylori, nồng độ pepsinogen, gastrin huyết thanh và tổn thương mô bệnh học niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn.

2. Đánh giá mối liên quan giữa các týp cagA, vacA của Helicobacter pylori với nồng độ pepsinogen, gastrin huyết thanh và tổn thương mô bệnh học viêm dạ dày mạn.

Đóng góp mới của luận án

Nghiên cứu các yếu tố độc lực của H. pylori và mối liên quan của chúng với những hậu quả lâm sàng đang là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Tiêu hóa hiện nay. H. pylori đã được chứng minh có vai trò bệnh sinh trong bệnh lý DDTT, nhưng rất khó giải thích tại sao tần suất UTDD đặc biệt cao ở một số nước vùng Đông Á, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, tỷ lệ UTDD ở Hà Nội cao hơn thành phố Hồ Chí Minh, do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm xác định tỷ lệ các yếu tố độc lực cagA, vacA của H. pylori và mối liên quan của chúng với tổn thương mô bệnh học niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn để góp phần giải thích tại sao có sự khác biệt này.

Định lượng pepsinogen và gastrin cũng là chỉ số đánh giá tổn thương NMDD và tình trạng nhiễm H. pylori. Đây cũng là chỉ số tham khảo có giá trị trong tầm soát và chẩn đoán tình trạng nhiễm H. pylori, viêm teo, là một thể viêm dạ dày mạn có nguy cơ ung thư dạ dày cao. Bên cạnh đó, đây là một phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, dễ thực hiện trong cộng đồng trong chương trình tầm soát viêm teo và ung thư dạ dày.

Cấu trúc luận án

Luận án có 127 trang, gồm 6 phần: đặt vấn đề (2 trang), tổng quan (39 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (16 trang), kết quả nghiên cứu (34 trang), bàn luận (36 trang), kết luận (2 trang). Ngoài ra, luận án còn có các phần: 5 công trình nghiên cứu, 145 tài liệu tham khảo, 42 bảng, 23 biểu đồ, 17 hình và ảnh, các phụ lục.



Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Viêm dạ dày mạn

1.1.1. Đại cương về viêm dạ dày mạn

VDDM là viêm ở NMDD, biểu hiện bằng sự hiện diện của các tế bào viêm, chủ yếu là lymphô và tương bào trong lớp đệm giữa các tuyến niêm mạc.



1.1.2. Lịch sử và các cách phân loại trước đây

Tất cả các cách phân loại đều có những điểm mạnh riêng, tuy nhiên, chưa có sự thống nhất thể viêm giữa các cách phân loại với nhau về các thể VDDM. Chính những sự khác nhau này đã thúc đẩy sự hình thành một hệ thống phân loại mới đơn giản, thống nhất và sát với thực tế lâm sàng, đó là hệ thống phân loại Sydney.



1.1.3. Hệ thống phân loại Sydney và Sydney cập nhật

Hệ thống Sydney và Sydney cập nhật có nhiều ưu điểm trong việc thống nhất các tiêu chuẩn chẩn đoán về nội soi và MBH của VDD.

1.2. H. pylori và các yếu tố độc lực của H. pylori

1.2.1. Đảo bệnh sinh cag (cagPAI) và hệ thống tiết týp IV

- Đảo bệnh sinh cag - cagPAI: cagPAI là một cụm gene khoảng 40kb, cagPAI có 3 chức năng bệnh sinh quan trọng:

- Chứa cagA, một gene chịu trách nhiệm sản xuất protein CagA, được xem là có khả năng gây ung thư.

- cagPAI mã hóa HTTT4, một cấu trúc giống như một bơm tiêm chuyên biệt cho việc vận chuyển các thành phần của vi khuẩn như protein CagA, peptidoglycan và có khả năng có những protein khác chưa biết của vi khuẩn vào tế bào vật chủ.

- Thứ ba là cagPAI bị quy trách nhiệm trong việc kích thích giải phóng các cytokine viêm từ tế bào vật chủ bao gồm interleukin 8 (IL-8).

- Hệ thống tiết týp IV: HTTT4 của vi khuẩn H. pylori tạo nên những phức hợp protein siêu phân tử cho phép DNA hoặc protein của vi khuẩn ra bên ngoài và trong một số trường hợp đưa những chất này qua màng của tế bào đích.

1.2.2. Kháng nguyên gây độc tế bào CagA (Cytotoxin-associated antigen A)

CagA được mã hóa từ gene cagA nằm ở cuối của đoạn DNA có trọng lượng 40 kb, còn gọi là đảo sinh bệnh cagPAI. CagA có trọng lượng phân tử từ 120 đến 140 kDa.

Gen cagA týp phương Tây có cấu trúc EPIYA-A, EPIYA-B và EPIYA-C, EPIYA-C có thể được lặp lại từ một đến ba lần.

Gene cagA týp Đông Á có cấu trúc EPIYA-A, EPIYA-B, mà không có EPIYA-C, thay vào đó có EPIYA-D, có thể được lặp lại từ một đến vài lần.

1.2.3. Độc tố gây không bào VacA (Vacuolating cytotoxin)

Một yếu tố độc nữa của H. pylori là độc tố gây không bào VacA, nó gây nên các không bào trong bào tương. Không giống như gene cagA, gene vacA hiện diện ở hầu hết tất cả các chủng H. pylori. Tuy nhiên, hoạt động gây không bào thay đổi rất đáng kể giữa các chủng H. pylori khác nhau, sự thay đổi này chủ yếu do sự khác biệt về cấu trúc gene vacA tại vùng tín hiệu (s1 và s2) và vùng giữa (m1 và m2).

Rhead và CS đã ghi nhận thêm một vùng quan trọng trong gene vacA, vùng này nằm giữa vùng s và vùng m và được đặt tên là vùng i (intermediate region). Vùng i được chia làm i1 (có hoạt động gây không bào) và i2 (không có hoạt động gây không bào).

1.2.4. Tính di động và bài tiết men urease

Nhờ có hình xoắn và các lông ở một đầu, H. pylori vận động vào trong lớp nhầy dạ dày, tiết ra urease phân huỷ urê trong dạ dày thành amoniac, gây kiềm hoá vi môi trường xung quanh, môi trường đó giúp H. pylori tránh được sự tấn công của acid - pepsin trong dịch vị.



1.2.5. Các chất kết dính và protein màng ngoài

Màng của H. pylori cũng tương tự như các vi khuẩn gram âm khác, bao gồm màng trong (inner membrane) cấu trúc gồm các phân tử peptidoglycan và màng ngoài (outer membrane) được cấu tạo bởi các phospholipid và lipopolysaccharide (LPS). Bên cạnh CagA và VacA, các protein màng ngoài của H. pylori được xem như là các yếu tố độc lực bao gồm như là OipA, BabA và AlpAB.



1.3. Pepsinogen và gastrin

1.3.1. Pepsinogen và mối liên quan với VDDM và UTDD

NMDD người có chứa các enzym thủy phân protein. Các enzym này được tách ra bằng cách điện phân dựa vào đặc tính vật lý của nó, được chia thành hai nhóm chính là: PGI (hay PG A) và PGII (hay PG C). Nồng độ của PGI, PGII và gastrin huyết thanh đóng vai trò như là những chất chỉ điểm phản ánh chức năng bài tiết của NMDD, do đó việc định lượng những chất này giúp đánh giá hình thái học NMDD. Định lượng PGI, PGII và gastrin huyết thanh còn được gọi là “sinh thiết huyết thanh” (serologic biopsy). Nồng độ PGI và tỉ lệ PGI/PGII giảm, nồng độ gastrin tăng trong viêm teo, đây là một yếu tố nguy cơ rất quan trọng dẫn đến UTDD.

Trong những trường hợp bệnh nhân có nhiễm H. pylori, nồng độ PGI, PGII có thể tăng lên và tỉ lệ PGI/PGII giảm. Vì vậy, PG cũng được xem là một chỉ số theo dõi việc đáp ứng điều trị tiệt trừ H. pylori.

1.3.2. Gastrin

Gastrin là một hormone được bài tiết bởi tế bào G nằm ở vùng tuyến hang vị. Định lượng gastrin (G-17) là phương pháp chẩn đoán huyết thanh đánh giá tình trạng viêm teo NMDD. Nồng độ gastrin trong huyết tương phụ thuộc vào độ acid trong dạ dày và số lượng tế bào G vùng hang vị. Vì vậy, nồng độ gastrin sẽ thấp khi BN có tăng bài tiết acid hay viêm teo vùng hang vị. Phối hợp định lượng PG và gastrin-17 có thể giúp chẩn đoán vị trí viêm teo thân vị (gastrin-17 tăng) hay viêm teo hang vị (gastrin-17 giảm).



1.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

Nghiên cứu các yếu tố độc lực của H. pylori và mối liên quan của chúng với những hậu quả lâm sàng đang là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Tiêu hóa hiện nay. Hiện trong nước chưa có công trình nào nghiên cứu về các yếu tố độc lực của H. pylori và mối quan hệ của chúng với các thay đổi MBH, nồng độ PG và gastrin huyết thanh một cách có hệ thống trong bệnh VDDM. Do vậy, việc nghiên cứu các týp cagA và vacA giúp giải thích hậu quả lâm sàng do H. pylori gây ra cũng như sự khác biệt về tình hình UTDD ở Việt Nam.



Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 242 BN VDDM đến nội soi dạ dày tại Bệnh viện TƯQĐ 108 (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp. Hồ Chí Minh) trong thời gian từ tháng 11/2007 đến tháng 3/2008.



2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Được chẩn đoán xác định VDDM dựa vào kết quả MBH và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghiên cứu đề ra.

- Chưa từng bị phẫu thuật dạ dày.

- Không sử dụng các thuốc điều trị tiệt trừ H. pylori, hoặc có sử dụng kháng sinh, các thuốc kháng tiết acid, thuốc chứa thành phần Bismuth trong vòng 1 tháng trước khi tham gia nghiên cứu.



2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Thiếu một trong các tiêu chuẩn nêu trên

- Các mẫu sinh thiết, huyết thanh, nước tiểu không đủ để thực hiện các xét nghiệm theo thiết kế nghiên cứu.

- Những BN có chẩn đoán nội soi hoặc MBH là UTDD



2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu.



2.2.1. Phương pháp nội soi dạ dày và sinh thiết

Tiến hành nội soi DDTT, đánh giá các tổn thương VDDM qua nội soi theo Hệ thống phân loại Sydney và sinh thiết: hai mảnh vùng HV, hai mảnh ở vùng thân vị và một mảnh ở vùng góc bờ cong nhỏ.



2.2.2. Phương pháp chẩn đoán VDDM bằng xét nghiệm MBH

Các tổn thương viêm NMDD trên MBH được đánh giá theo tiêu chuẩn phân loại VDD của Hệ thống phân loại Sydney cập nhật.



2.2.3. Phương pháp chẩn đoán H. pylori

Xét nghiệm chẩn đoán H. pylori bằng 3 phương pháp khác nhau bao gồm: Nuôi cấy, xét nghiệm MBH: nhuộm Giemsa và hóa mô miễn dịch, và xét nghiệm KT kháng H. pylori: tìm KT kháng H. pylori trong nước tiểu và trong huyết thanh.

Xác định nhiễm H. pylori khi có kết quả nuôi cấy H. pylori dương tính. Trong trường hợp nuôi cấy cho kết quả âm tính: xác định là có nhiễm H. pylori khi có ít nhất 2 trong số 4 xét nghiệm còn lại cho kết quả dương tính và xác định không nhiễm H. pylori khi cả 5 xét nghiệm trên đều cho kết quả âm tính. Nếu chỉ có một trong số 4 xét nghiệm trên cho kết quả dương tính thì được xem như không xác định được tình trạng nhiễm H. pylori và loại ra khỏi nhóm nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp xác định yếu tố độc lực cagA, vacA của H. pylori

2.2.4.1. Phương pháp phản ứng chuỗi polymerase

Các chủng H. pylori lưu trữ sau khi phân lập được sẽ được sử dụng xét nghiệm đánh giá các týp cagA và vacA bằng phương pháp phản ứng chuỗi polymerase (Polymerse Chain Reaction - PCR).



2.2.4.2. Phương pháp giải trình tự gene

Dựa vào việc xác định cấu tạo của các EPIYA motif sau giải trình tự gene, các chủng H. pylori sẽ được phân chia thành:

- H. pylori có chứa cagA týp Đông Á: bao gồm các chủng H. pylori chứa các EPIYA ABD hoặc ABDD.

- H. pylori có chứa cagA týp phương Tây: bao gồm các chủng H. pylori chứa các EPIYA ABC hoặc ABCC.

- H. pylori có chứa cagA týp không xác định: khi chủng H. pylori chỉ chứa các EPIYA AB.

- H. pylori có cagA âm tính: không thấy vạch của cagA xuất hiện trên tấm thạch khi điện di sau PCR.

2.2.5. Phương pháp định lượng gastrin và pepsinogen

Định lượng PGI, PGII và gastrin-17



2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được mã hóa, tính toán bằng phần mềm SPSS 16.0. Kiểm định có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.



Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

242 BN đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được chọn vào nhóm nghiên cứu.



3.1. Đặc điểm chung của các BN nghiên cứu

Có 242 bệnh nhân (112 nam, 130 nữ). Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 43 tuổi (43,4 ± 13).



3.2. Tình trạng nhiễm H. pylori, các týp cagA, vacA của H. pylori

3.2.1. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở BN VDDM

Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở BN VDDM là 59,9% (145/242 BN).



3.2.2. Tình trạng nhiễm H. pylori theo nhóm tuổi

Tỷ lệ nhiễm H. pylori cao nhất ở nhóm tuổi 60-69 tuổi, nhưng sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm H. pylori không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).



3.2.3. Tỷ lệ phát hiện H. pylori theo các phương pháp chẩn đoán H. pylori

Độ nhạy của phương pháp MBH, hóa mô miễn dịch cao (xấp xỉ 82%), độ đặc hiệu đạt từ 97,9% đến 100%.



3.2.4. Phân bố các týp cagA của H. pylori

Bảng 3.4. Tỷ lệ và phân bố các týp cagA của H. pylori

Phân týp cagA

Nhóm bệnh nhân

Tổng

(n=103)

Hà Nội (n=54)

(n,%)

Tp. HCM (n=49)

(n,%)

cagA týp Đông Á

51 (94,4)

43 (87,8)

94 (91,3)

cagA týp phương Tây

1 (1,9)

3 (6,1)

4 (3,9)

cagA âm tính

2 (3,7)

3 (6,1)

5 (4,9)




p > 0,05




- Tỷ lệ các chủng H. pylori có gene cagA týp Đông Á trong nhóm nghiên cứu là 91,3%. Tỷ lệ H. pylori không có gene cagA thấp (chiếm tỷ lệ 4,9%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ các chủng H. pylori có gene cagA giữa hai nhóm BN tại Hà Nội và Tp. HCM (p > 0,05).

3.2.5. Phân bố các týp vacA s/m/i của H. pylori

Bảng 3.5. Tỷ lệ và phân bố các týp vacA của H. pylori


Kiểu gene

vacA s/m/i

Nhóm bệnh nhân

Tổng

(n, %)

p

Hà Nội (n=54)

Tp. HCM (n=49)

vacA s1 (n,%)

54 (100)

49 (100)

103 (100)

> 0,05

vacA s2 (n,%)

0

0

0




vacA m1 (n,%)

30 (57,7)

16 (34,0)

46 (44,6)

< 0,05

vacA m2 (n,%)

22 (42,3)

31 (66,0)

53 (51,5)




Không xác định

2

2

4 (3,9)




vacA i1 (n,%)

51 (94,4%)

46 (93,9%)

97 (94,2%)

> 0,05

vacA i2 (n,%)

3 (5,6%)

3 (6,1%)

6 (5,8%)




Каталог: luanan
luanan -> Tính cấp thiết của đề tài
luanan -> CÁc từ, CỤm từ viết tắT 4
luanan -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo viện hóa học công nghiệp việt nam
luanan -> VIỆn nghiên cứu khoa học y dưỢc lâm sàng 108 trầN ĐẮc tiệP
luanan -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo bộ NÔng nghiệp và ptnt viện chăn nuôi ngô thành vinh nghiên cứu sinh trưỞNG, sinh sảN, cho thịt và MỘt số giải pháp nâng cao năng suất thịt của cừu phan rang luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệP
luanan -> Trước kia hiv/aids được coi là một bệnh đương nhiên gây tử vong. Tuy nhiên, với sự ra đời của các thuốc arv, tiên lượng của bệnh nhân hiv/aids đã được cải thiện rất đáng kể
luanan -> 600 ng/ml thì vẫn có hơn 40% bệnh nhân utg không được chẩn đoán
luanan -> Chuyên ngành : GÂy mê HỒi sức mã SỐ : 62. 72. 01. 22 tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ y häc
luanan -> Nghiên cứu kỹ thuật cấy Implant trên bệnh nhân mất răng có ghép xương
luanan -> Tính cấp thiết của đề tài

tải về 215.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương