Về Xoá đói giảm nghèo Hợp phần: Hỗ trợ ctmtqg về XĐGN/Chương trình 135 Cơ quan triển khai: Uỷ ban dân tộc


II. CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2 VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG



tải về 0.55 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích0.55 Mb.
#6738
1   2   3   4   5   6   7

II. CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2 VÀ YÊU CẦU CỦA KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG




1. Bài học về công tác truyền thông chương trình 135 giai đoạn 1 và các chương trình XĐGN khác

Từ những kinh nghiệm của chương trình 135 giai đoạn 1 và các chương trình và dự án XĐGN trong và ngoài nước khác có thể rút ra một số bài học về công tác truyền thông như sau3:


Một số bài học thành công



  • CT 135 bước đầu huy động được sự tham gia của các phương tiện truyền thông đại chúng, tuyên truyền vận động thu hút sự chú ý của nhân dân đến đối tượng và hoạt động của chương trình, bước đầu khuyến khích họ tham gia tích cực vào chương trình, phấn đấu vươn lên thoát nghèo.




  • Về cơ bản CT 135 và các chương trình, dư án XĐGN khác đã tập trung đầu tư cho thông tin quản lý, có những hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện các hoạt động của dự án, các bước thực hiện dự án. Ở một số dự án, người dân được tham gia bàn bạc, được góp ý kiến phản hồi và tham gia giám sát chất lượng công trình4.




  • Công tác thông tin của CT 135 và một số dự án nước ngoài cũng đã hỗ trợ và phối hợp với các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực cán bộ. Trình độ văn hóa và dân trí ở các xã ĐBKK có tiến bộ hơn, nhân dân đã có nhận thức và yêu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện tiếp nhận kỹ thuật mới dễ dàng hơn. Chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ được nâng cao nhờ chất lượng công tác y tế, giáo dục và đào tạo được cải thiện.


Một số hạn chế, bất cập


  • Thông tin giữa các cơ quan tham gia, giữa các hợp phần trong CT 135, giữa CT 135 và các chương trình dự án XĐGN trong và ngoài nước thiếu kết nối, chia sẻ, dẫn đến tình trạng chồng chéo, kém phối hợp, hoặc không phát huy tối đa hoá hiệu quả của các hoạt động.




  • Giữa các hoạt động của chương trình và các dự án thiếu cơ chế phối hợp thường xuyên và chủ động với các kênh truyền thông đại chúng ở cấp trung ương cũng như địa phương. Các thông tin về chính sách và kết quả thực hiện của các dự án được chuyển tải chủ yếu do sự chủ động của các cơ quan truyền thông (báo, đài, TV) và chính quyền địa phương. Các cơ quan truyền thông sử dụng kinh phí của mình để truyền tải thông tin và cử người đến lấy tin.




  • Công tác thông tin tuyên truyền trong chương trình 135 chưa thúc đẩy được sự tham gia chủ động của người dân. Việc thiết lập kế hoạch, xây dựng các mô hình, tổ chức thông tin còn theo phương pháp “từ trên xuống”. Thông tin về quy trình thủ tục theo kênh hành chính, công tác tuyên truyền, giải thích đến người dân ở cấp thôn bản chưa hiệu quả, chưa tăng cường sự chủ động, tham gia của người dân vào công tác xây dựng, triển khai và giám sát các công trình.




  • Nội dung thông tin tập trung vào các nội dung quản lý dự án. Trong thông tin quản lý thiếu các thông tin về giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện, thông tin khối lượng, chất lượng, các khó khăn trên hiện trường, những yếu kém của đơn vị, ít có kiến nghị, đề xuất.




  • Thiếu các thông tin về chính sách, giới thiệu kết quả. Trong mảng thông tin kỹ thuật, thiếu thông tin về thị trường, kinh tế phục vụ các hoạt động sản xuất và kinh doanh của người dân địa phương. Thiếu kết nối thông tin trực tiếp giữa cấp TW và cơ sở, thiếu các phản hồi chính sách trực tiếp từ cơ sở lên phục vụ công tác hoạch định và triển khai chính sách.




  • Các hoạt động truyền thông chưa chú trọng đầy đủ đến yếu tố đặc thù về ngôn ngữ, văn hoá của đồng bào ở các vùng miền nên chưa khai thác hết hiệu quả của công tác truyền thông. Chưa vận dụng đầy đủ các phương pháp truyền thông đa dạng và sáng tạo của nhân dân vào công tác tuyên truyền. Chưa khai thác hiệu quả các thế mạnh của cán bộ của cộng đồng như kiến thức bản địa, ngôn ngữ... vào công tác tuyên truyền.



2. Chương trình 135 giai đoạn 2 và các yêu cầu cho hoạt động truyền thông




2.1. Các nội dung chính của chương trình 135 giai đoạn 2

Ngày 10 tháng 1 năm 2006 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 07/2006/QD-TTg phê duyệt Chương trình 135 cho giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu chương trình là tạo sự chuyển biến nhanh về trình độ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có thu nhập cao; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã và thôn bản ĐBKK một cách bền vững, giảm tốc độ chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. Đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 -2010. Chương trình có 4 hợp phần:


Hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch chuyển cơ cấu kinh tế: Xây dựng các chương trình sản xuất, các mô hình kinh tế điển hình, đào tạo, bồi dưỡng lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, thay đổi tập quán sản xuất. Dự án phát triển sản xuất phân cấp cho địa phương tổ chức thực hiện từ lập dự án, kế hoạch, nội dung, mục tiêu hoạt động, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện. Các Bộ, cơ quan trung ương chỉ làm nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát thực hiện.
Phát triển cơ sở hạ tầng. Điều chỉnh quy hoạch kết cấu hạ tầng gắn với quy hoạch sắp xếp dân cư, quy hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng,

Chương trình sẽ tập trung giải quyết những công trình hạ tầng thiết yếu trong phạm vi của xã, thôn bản. Phát triển cơ sở hạ tầng được thực hiện bằng dự án đầu tư xây dựng, cơ chế thực hiện về nguyên tắc chung tuân theo Luật Xây dựng. Tuy nhiên, hầu hết các công trình có quy mô đơn giản, vốn đầu tư không lớn nên tuỳ theo điều kiện thực tế, chủ yếu dự án giao cho cấp xã quản lý vì vậy cơ chế quản lý đơn giản, dễ thực hiện.


Bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và năng lực của cộng đồng. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã, thôn bản theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý tổ chức thực hiện dự án trên địa bàn xã, thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng về mọi mặt, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia, giám sát có hiệu quả đối với công tác quản lý trên địa bàn. Do mục tiêu đào tạo gồm nhiều lĩnh vực trên cùng một địa bàn, chung đối tượng; phân công các cơ quan thực hiện theo nội dung chuyên ngành, mỗi một nội dung đào tạo chỉ do một cơ quan thực hiện và chịu trách nhiệm. Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan phối hợp, chịu trách nhiệm về đối tượng đào tạo và theo dõi giám sát. Uỷ ban Dân tộc chủ trì nội dung giáo trình bồi dưỡng về chính sách dân tộc về quản lý điều hành tổ chức giám sát và một số nội dung cơ bản của dự án này. Chương trình sẽ tập trung đào tạo đối tượng là cán bộ thôn bản, Ban giám sát xã và đào tạo cộng đồng
Hỗ trợ các dịch vụ xã hội, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân. Cải thiện môi trường sống, tăng khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ xã hội cơ bản, đồng thời nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức pháp luật, giảm khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc. Cải thiện môi trường sống của đồng bào tập trung vào các vấn đề bức xúc nhất là: nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, pháp luật…

2.2. Miêu tả các hoạt động truyền thông của các bên tham gia chương trình 135 giai đoạn 2

Các hoạt động truyền thông được miêu tả dựa trên chức năng của các đơn vị triển khai và các đối tượng hưởng thụ chương trình5. Hoạt động truyền thông trong chương trình 135 được chia ra làm bốn loại hình chính là: (i), thông tin quản lý; (ii), thông tin kỹ thuật; (iii), thông tin chính sách và kết quả chương trình; (iv), thông tin phối hợp thông qua mạng lưới truyền thông TW. Mỗi kênh thông tin sẽ được miêu tả, phân tích những điểm mạnh và yếu để từ đó đề xuất các hoạt động truyền thông trong giai đoạn sắp tới.



2.2.1. Thông tin quản lý



Sơ đồ 1: Thông tin lập và giao kế hoạch

Kênh thông tin lập kế hoạch được thực hiện như sau:
Cấp huyện, xã, thôn bản:
Về dự án HTCS và TTCX, thôn bản họp để lấy ý kiến của người dân. Kết quả họp thôn được thể hiện trong biên bản họp thôn. Căn cứ biên bản thôn, xã lập kế hoạch và tham vấn ý kiến của HĐND xã. Sau đó, UBND xã đề xuất kế hoạch lên Ban Quản lý dự án huyện. Về dự án đào tạo, ban quản lý xã và huyện đề xuất về đối tượng được tập huấn, đào tạo. Ban quản lý dự án huyện lập kế hoạch phát triển xã (HTCS, TTCX) và đề xuất đối tượng (của dự án đào tạo) và đề xuất lên cơ quan thường trực CT và Sở KH&ĐT.

Về dự án khuyến nông, trạm khuyến nông huyện đề xuất kế hoạch lên TT khuyến nông Tỉnh.


Về dự án định canh định cư (di dân nội vùng tránh thiên tai), căn cứ tình hình thực tế của địa phương như tình trạng ngập lụt, sạt lở ven sông), ban quản lý dự án huyện và các xã có trách nhiệm lập kế hoạch và đề xuất lên Chi Cục HTX (Sở NN&PTNT) hoặc Ban dân tộc, tuỳ theo quy định của từng Tỉnh.
Cấp Tỉnh:
Trong dự án khuyến nông, định canh định cư và đào tạo, UBDT Tỉnh phân cấp cho các Sở và Ban dân tộc lập kế hoạch.
Về dự án đào tạo, Ban dân tộc hoặc Sở LĐTBXH lập kế hoạch đào tạo dựa trên chương trình chung của Viện dân tộc; và đề xuất lên cơ quan thường trực CT và Sở KH&ĐT.
Về mảng khuyến nông (dự án hỗ trợ sản xuất), TT khuyến nông Tỉnh lập kế hoạch khuyến nông dựa trên các đề xuất của Trạm khuyến nông huyện, đối chiếu với kế hoạch của TT khuyến nông quốc gia. Sở NN&PTNT đề xuất kế hoạch khuyến nông lên Sở KH&ĐT và cơ quan thường trực CT, báo cáo Bộ NN&PTNT.
Về mảng di dân tái định cư (dự án hỗ trợ sản xuất), Chi cục Hợp tác xã (thuộc Sở NN&PTNT) và Ban dân tộc phối hợp lập kế hoạch chương trình di dân tái định cư. Đề xuất kế hoạch di dân tái định cư được lập căn cứ trên tình hình thực tế của địa phương (tình trạng ngập lụt, sạt lở ven sông; thông tin các dự án dài hạn của Bộ NN&PTNT, UBDT, thông tin các dự án của tỉnh bạn). Kế hoạch di dân tái định cư được các Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở GTVT thẩm định. Sau khi tổng hợp ý kiến thẩm định của các bên, Chi Cục HTX hoàn thiện Đề án chương trình di dân tái định cư, Sở NN&PTNT đề xuất kế hoạch lên Ban dân tộc và Sở KH&ĐT, báo cáo Bộ NN&PTNT.
Sở KH&ĐT làm nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch Chương trình 135 từ các sở, ban dân tộc, trình UBND Tỉnh.
UBND Tỉnh đề xuất kế hoạch CT 135 của Tỉnh lên Uỷ Ban dân tộc và Bộ KH&ĐT.
Cấp Trung ương
UBDT và Bộ KH&ĐT gửi công văn các Bộ lấy ý kiến tham vấn (Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ LĐTBXH…). Sau khi tổng hợp ý kiến phản hồi từ các Bộ, chỉnh sửa và hoàn thiện Kế hoạch Chương trình, UBDT đề xuất kế hoạch lên Bộ KH&ĐT. Bộ KH&ĐT trình Thủ tướng phê duyệt.
Kênh thông tin giao kế hoạch được thực hiện như sau
Khi kế hoạch Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ KH&ĐT trực tiếp giao kế hoạch cho Tỉnh (về hợp phần đào tạo và hỗ trợ phát triển sản xuất) và qua Sở KH&ĐT giao kế hoạch cho ban quản lý dự án huyện (dự án CSHT, TTCX).
UBND Tỉnh giao kế hoạch đào tạo cho Sở LĐTBXH hoặc Ban dân tộc chỉ đạo thực hiện. Nội dung đào tạo (giáo trình, bài giảng) do các cơ quan này biên soạn và phối hợp với các cơ quan đào tạo của Tỉnh trực tiếp mở các lớp tập huấn cho cán bộ xã và thôn bản tại các trung tâm huyện và xã. Thông thường các lớp tập huấn được kết hợp với các hội nghị triển khai chương trình hàng năm, ít có những khoá tập huấn, đào tạo theo những nội dung, kế hoạch riêng theo nhu cầu khảo sát, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể.
Trong mảng khuyến nông, Trung tâm khuyến nông được Tỉnh phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện. Trung tâm Khuyến nông tỉnh có thể trực tiếp đặt hàng các Trạm khuyến nông huyện thực hiện các hoạt động như tập huấn, tổ chức hội thảo đầu bờ.
Trong mảng định canh định cư, UBND Tỉnh giao Chi cục HTX và Ban dân tộc là cơ quan quản lý và tổ chức thực hiện.
Một trong các công cụ thông tin nội bộ chính của UBDT là Tạp chí Dân tộc và Bản Tin CT 135 tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và chính phủ trong các hoạt động liên quan tới Dân tộc phát triển. Tuyên truyền các vấn đề dân tộc và đời sống, phản ánh, lên án những hành động không đúng với quy định Nhà nước (tiêu cực, tham nhũng…)
Ưu điểm của công tác truyền thông về quản lý


  • Bộ máy truyền thông không có lực lượng chuyên trách, chủ yếu do các bộ phận quản lý của UBDT và các Bộ, ngành trực tiếp đảm nhiệm. Ở các cấp tỉnh, huyện xã thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm. Nhìn chung kết cấu tổ chức gọn nhẹ, sử dụng thiết bị và kênh thông tin sẵn có.

  • Bước đầu đã có phối hợp trong hoạt động truyền thông thông tin quản lý giữa Bộ, Sở ban ngành (Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT)

  • Bước đầu đã thu thập được ý kiến phản hồi của người dân trong công tác lựa chọn chương trình, đặc biệt là công tác giám sát ở ban giám sát xã, nhờ đó làm tăng cường hiệu quả của công trình.


Nhược điểm của công tác truyền thông về quản lý


  • Chương trình được tiến hành không có các mốc xác định tác động để đánh giá hiệu quả sau thời gian tiến hành. Không tiến hành điều tra hiện trạng trước khi bắt đầu chương trình, hoặc không có một số điểm chuẩn dùng để so sánh áp dụng chính sách. Không có cơ sở dữ liệu liên tục để phân tích thông tin.




  • Ở các cấp chưa có bộ phận chuyên trách về thông tin của chương trình, một số cấp cơ sở thậm chí không có phòng ban chuyên về hoạt động thông tin nên công tác thông tin, tuyên truyền không chuyên nghiệp, năng lực và trang bị chuyên môn không đảm bảo yêu cầu, thông tin chậm, sai lạc, nội dung không đồng nhất.




  • Trong các báo cáo chỉ nêu các thông tin về số lượng, ít các chỉ số chất lượng: sự phù hợp, kết quả, hiệu suất, tác động (kinh tế-xã hội, công nghệ, giới..), các chỉ số đầu vào, đầu ra và tác động cuối cùng được liệt kê ra mà không phân tích kỹ, tình hình thay đổi thiết kế, thay đổi hạng mục, giá cả vật liệu, đơn vị thi công, thông tin đấu thầu,...




  • Chưa có cơ chế rõ ràng phối hợp thông tin giữa các bên tham gia chương trình. Cách thức quản lý thông tin có nhiều khó khăn để UBDT ở trung ương và BDT ở địa phương làm tròn vai trò cơ quan đầu tư tham mưu giúp UBND tỉnh theo dõi và phân bổ nguồn lực và bố trí kế hoạch (giữa ngành nông nghiệp, ngành giao thông và UBDT). Bộ ngành chỉ đạo thực hiện ở trung ương và địa phương gồm nhiều đầu mối (giữa sở Nông nghiệp với Trung tâm Khuyến nông và chi cuc HTX và PTNT,...) nhưng thông tin cung cấp và sử lý thiếu tập trung, hạn chế về năng lực.




  • Thông tin quản lý chủ yếu tập trung vào nội dung lập kế hoạch và giao vốn theo chu kỳ hàng năm. Công tác báo cáo thường kỳ theo quy định cũng chưa nghiêm túc, số liệu báo cáo tháng và quý chưa đều. Không có kênh thông tin và cơ chế quản lý để kiểm tra giám sát và đánh giá mục tiêu để kịp thời điều hành, xử lý vụ việc, điều chỉnh họat động ngắn hạn của chương trình.




  • Kênh thông tin quản lý chủ yếu qua con đường hành chính từ TW đến tỉnh, huyện và xã, ngòai họat động họp người dân thôn bản thiếu kênh tiếp nhận thông tin phản hồi từ dân, và cung cấp thông tin cho nhân dân nên có nơi chưa biết đầy đủ về kế hoạch và kinh phí của chương trình, hoặc những cơ chế liên quan đến công trình. Thiếu kênh thông tin để huy động sự tham gia phối hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội.




  • Về công cụ và phương tiện thông tin từ trung ương đến địa phương, chủ yếu sử dụng các biện pháp hành chính như hội họp, báo cáo bằng văn bản. Ở cơ sở chưa huy động được các phương tiện truyền thông để tuyên truyền những thông tin quản lý như hệ thống loa phóng thanh xã, thảo luận với dân, hệ thống bảng công cộng.... Ở trung ương, chưa huy động các hình thức thông tin liên tục và hiệu quả để quản lý thường xuyên như giao ban, thư điện tử, cơ sở dữ liệu, trang web, diễn đàn điện tử,...


2.2.2. Thông tin kỹ thuật


Thông tin kỹ thuật chuyển tải trong Chương trình giai đọan 2 có thể chia làm nhiều loại thông tin chính như thông tin đào tạo, thông tin khuyến nông, ... các nội dung thông tin khác liên quan đến họat động tái định cư, giao thông nông thôn cần được làm rõ.
Sơ đồ 2: Thông tin kỹ thuật của Chương trình


Thông tin đào tạo được chuyển tải như sau:
Để định hướng Chương trình chung về đào tạo cho các Tỉnh, Viện dân tộc xây dựng Chương trình đào tạo, gồm 14 chuyên đề, trong đó có 9 chuyên đề dành cho đào tạo cán bộ cơ sở và 5 chuyên đề dành cho cộng đồng.
UBND tỉnh giao các Sở LĐTBXH hoặc Ban dân tộc chủ động biên soạn giáo trình, bài giảng phù hợp. Sở LĐTBXH hoặc Ban dân tộc phối hợp với các cơ quan đào tạo của Tỉnh trực tiếp mở các lớp tập huấn cho cán bộ xã và thôn bản tại các trung tâm huyện và xã. Thông thường các lớp tập huấn được kết hợp với các hội nghị triển khai chương trình hàng năm, ít có những khoá tập huấn, đào tạo theo những nội dung, kế hoạch riêng theo nhu cầu khảo sát, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể.
Bên cạnh hệ thống thông tin được đầu tư của nguồn vốn chương trình135, còn phải kể đến một nguồn thông tin lớn theo QĐ 975 của Thủ tướng CHính phủ. Hiện nay, kênh thông tin này tiến hành một cách riêng rẻ về nội dung, mặc dù cho cùng một nhóm đối tượng hưởng lợi, vì vậy hiệu quả thấp và chưa phối hợp tốt với hoạt động của chương trình 135.
Thông tin về khuyến nông
Trung tâm khuyến nông Tỉnh trực tiếp đặt hàng các Trạm khuyến nông huyện, dựa trên ý kiến đề xuất của khuyến nông cơ sở, thực hiện các hoạt động như tập huấn, tổ chức hội thảo đầu bờ ở thôn bản. Trung tâm khuyến nông tỉnh thường có phối hợp với cơ quan truyền thông Tỉnh như đài phát thanh-truyền hình Tỉnh, Báo trong việc cung cấp thông tin và cử cán bộ hỗ trợ kỹ thuật trong việc thực hiện các chuyên mục khuyến nông.
Người dân thôn bản có thể tiếp nhận thông tin kỹ thuật, khuyến nông khuyến lâm từ một số kênh chính như: tờ rơi, tờ bướm, tham gia Câu lạc bộ khuyến nông thôn bản, tham gia các hoạt động của Trạm khuyến nông huyện. Ngoài ra, được xem, nghe các chuyên mục khuyến nông trên sóng phát thanh, truyền hình xã, huyện, tỉnh.
Bên cạnh các hoạt động khuyến nông được đầu tư của chương trình135, còn một phần lớn các hoạt động khuyến nông khác được thực hiện bởi các nguồn vốn của Trung ướng và địa phương. Mức độ phối hợp giữa các hoạt động này rất khác nhau tuỳ theo từng địa phương, và vai trò điều phối của ban chỉ đạo chương trình còn hạn chế. Điều đáng nói chính là người hưỏng lợi, người nông dân, nhất là người nghèo và đồng bào dân tộc, chưa có tiếng nói đáng kể trong việc huy động các nguồn hỗ trợ này để giúp ích một cách hiệu qủa nhất cho hoạt động phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nông dân.
Ngòai hai nội dung khuyến nông và đào tạo, các nội dung thông tin kỹ thuật khác mới phát triển trong giai đọan 2 của chương trình 135 chưa được thể hiện rõ trong tổ chức thực hiện thời gian hiện nay.
Ưu điểm của thông tin kỹ thuật


  • Đã lồng ghép thực hiện nhiều lớp đào tạo chuyển giao các thông tin kỹ thuật đến cho người dân

  • Ở một số nơi, bước đầu người dân nghèo tham gia những lớp tập huấn nắm được một số kỹ thuật sản xuất.

  • Một số nơi đã tăng cường đào tạo cho đội ngũ khuyến nông thôn bản là người dân tộc, hình thành đội ngũ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là người bản địa.

  • Một số nơi tận dụng địa điểm và sinh họat công cộng để phổ biến kỹ thuật khuyến nông, có tác dụng hiệu quả cho nhiều bà con tiếp cận.

  • Một số nơi đã tổ chức các hình thức thăm quan, tìm hiểu thông tin kỹ thuật sản xuất hàng hóa nông sản chế biến, bước đầu giúp nông dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận thị trường.


Nhược điểm của thông tin kỹ thuật


  • Thông tin kỹ thuật chủ yếu diễn ra theo chiều từ trên xuống, thiếu thông tin phản hồi từ người dân về nhu cầu thông tin kỹ thuật, nên hạn chế đến chất lượng và nội dung thông tin, trong nhiều trường hợp không phù hợp với nhu cầu của người dân. Đây cũng là trường hợp của thông tin đào tạo. Chương trình giảng dạy vì vậy không hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trang bị kiến thức, kỹ năng thiết thực của cán bộ cơ sở và nhân dân.




  • Thiếu sự chủ động phối hợp chia sẻ thông tin giữa các đơn vị triển khai chương trình và các đơn vị truyền thông. Thường là các đơn vị truyền thông ở trung ương và địa phương đóng vai trò chủ động tìm đến các đơn vị triển khai để thu thập thông tin, và tự xây dựng các chương trình truyền thông. Ở cấp xã, cũng có sự thiếu phối hợp giữa các bộ phận truyền thông với hoạt động khuyến nông để phổ biến kiến thức cho bà con.




  • Thiếu phối hợp ngang giữa các cơ quan quản lý các hợp phần chuyên môn chương trình (nông nghiệp, giao thông, dân tộc, giáo dục,...) trong công tác phổ biến thông tin kỹ thuật, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp về tài nguyên, lực lượng, chương trình của các nguồn thông tin đến người dân.




  • Trong công tác thông tin, một mảng lớn các hoạt động truyền thông hướng đến cùng đối tượng, diễn ra trên cùng địa bàn, nhằm đạt cùng mục tiêu của chính UBDT (chương trình cấp không báo chí cho miền núi) chưa được huy động hiệu quả vào tuyên truyền, thông tin kỹ thuật cho chương trình 135.




  • Do những hạn chế trong phương pháp và nội dung thông tin (ngôn ngữ, phương tiện, thời gian, địa điểm...). Ví dụ cách trình bày chưa trực quan như thăm quan học hỏi kinh nghiệm giữa địa phương với địa phương, tài liệu chưa dễ hiểu, ít hình ảnh, về nội dung chưa mở sang quản lý sản xuất, hoặc thông tin thị trường... nên một bộ phận lớn đồng bào chưa tiếp cận được các lớp đào tạo, hoặc có tham gia nhưng chưa tiếp thu và áp dụng được kỹ thuật sản xuất mới6. Các hoạt động thông tin chưa phát huy được các công cụ truyền thông cơ sở, sử dụng nơi công cộng như bảng công cộng, chợ, nhà văn hoá cộng đồng... để truyền tải thông tin.




  • Dự án đào tạo cán bộ mới thực hiện ở mức bồi dưỡng, tập huấn. Nội dung, tài liệu giảng dạy chậm được cải tiến. Chủ yếu tập trung vào việc phổ biến các nghị định, chủ trương, chứ chưa thực sự đi vào cải thiện các kỹ năng quản lý và kỹ thuật thiết thực như cách thức chuẩn bị một kế hoạch đầu tư, quản lý dự án, giám sát kỹ thuật và các phương pháp thu hút sự tham gia của người dân. Có nơi công tác đào tạo được tiến hành chiếu lệ (lồng ghép vào các cuộc họp ở cấp huyện khi bắt đầu triển khai chu trình kế hoạch), chưa thực sự nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở.



2.2.3. Thông tin kết quả thực hiện và chính sách



Sơ đồ 3: Thông tin kết quả thực hiện và chính sách

Hiện nay, một số các cơ quan truyền thông cấp trung ương đang được Nhà nước giao nhiệm vụ truyền thông phục vụ đồng bào dân tộc miền núi như Ban dân tộc và miền núi-Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban phát thanh-truyền hình dân tộc- Đài truyền hình Việt Nam, đã chủ động phối hợp các cơ quan truyền thanh-truyền hình của các Tỉnh trong việc đưa tin, làm các chương trình dành cho đồng bào dân tộc, miền núi. Hiện nay có 40 Đài PT-TH các tỉnh đang có hợp đồng sản xuất chương trình với Ban phát thanh-truyền hình dân tộc VTV5. Các thông tin mà các cơ quan truyền thông trung ương sản xuất ra đều được các Đài PT-TH Tỉnh tiếp sóng và sử dụng để phát lại trên sóng phát thanh-truyền hình Tỉnh, phục vụ đồng bào dân tộc tại địa bàn.
Một số Đài PT-TH huyện đã có tổ chức sản xuất chương trình riêng của huyện, bằng tiếng Kinh và tiếng dân tộc, phát sóng trên sóng phát thanh-truyền hình huyện và gửi cho Đài PT-TH Tỉnh phát sóng trên toàn Tỉnh.
Về phía UBDT và các ban dân tộc, bước đầu đã có sự phối hợp với các cơ quan truyền thông trung ương và tỉnh dưới hình thức gửi giấy mời Báo, đài đến ghi hình và lấy tin của các hội thảo mà UBDT và ban dân tộc tổ chức, hoặc khi các lãnh đạo các cơ quan đi xuống các địa phương thăm và kiểm tra. Hoặc thông tin thông qua website của UBDT do Trung tâm Thông tin quản lý
Có thể nói, truyền thông thông tin chính sách và kết quả thực hiện của CT 135 trong thời gian qua hầu như do sự chủ động từ phía Báo chí, cơ quan phát thanh truyền hình. Các cơ quan truyền thông từ cấp TW và Tỉnh đều chủ động cử phóng viên xuống địa phương lấy tin và làm chương trình. Các cơ quan này thực hiện các hoạt động truyền thông thông tin về 135 dựa trên nguồn kinh phí hoạt động của ngành dọc, và chỉ có thể nhận một số khoản bồi dưỡng của các cơ quan quản lý và thực hiện CT 135 ở các cấp.
Ưu điểm thông tin chính sách


  • Các tổ chức quốc tế đã tiến hành một số nghiên cứu của các chuyên gia độc lập từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và có thông tin để đánh giá các hoạt động của chương trình.

  • Trong chương trình đã tiến hành được nhiều hội thảo ở cấp trung ương và địa phương, đánh giá các hoạt động của chương trình nhờ đó rút ra được các ý kiến đóng góp thay đổi về tổ chức và quy định làm cho chất lượng chương trình của giai đoạn 2 được cải thiện đáng kể.


Nhược điểm của thông tin chính sách


  • Thiếu sự chủ động phối hợp chia sẻ thông tin chính sách thường kỳ giữa các đơn vị triển khai chương trình và các cơ quan truyền thông. Hoạt động thông tin chính sách chủ yếu do các cơ quan truyền thông chủ động thực hiện. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thiếu các chương trình thảo luận, diễn đàn, phổ biến thường xuyên phối hợp giữa hai bên về nội dung. Do đó hoạt động thông tin về kết quả chương trình chưa được phát huy mạnh nhằm cải tiến quá trình hoạch định chính sách, thể chế hoá.




  • Thiếu cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan triển khai và các đơn vị nghiên cứu chuyên môn để thực hiện các phân tích, đánh giá giúp các cơ quan lập chính sách dự báo và đánh giá được những tác động của chương trình đến các nhóm hưởng lợi khác nhau để cải thiện chính sách. Chưa huy động rộng rãi sự tham gia, phối hợp thường xuyên của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể.... vào quá trình xây dựng và triển khai chính sách.




  • Các thông tin chính sách, kết quả của chương trình chủ yếu được chuyển tải theo con đường và cấp hành chính, thiếu những kênh phản hồi về kết quả chương trình, hoặc kiến nghị chính sách trực tiếp từ người dân lên các cấp quản lý. Chưa huy động cao sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng chính sách.




  • Chưa có các nội dung trao đổi học hỏi kinh nghiệm về kết quả của chương trình giữa các địa phương trong phạm vi chương trình và trong với ngoài chương trình, bởi vậy, chưa tạo nên hiệu quả lớn cho công tác xây dựng chính sách ở cơ sở, cải tiến thể chế ở địa bàn.



2.2.4. Thông tin khác


Vụ Tuyên truyền có chương trình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các báo, tạp chí để tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác sử dụng các tài nguyên đất, rừng, nguồn nước ở vùng dân tộc và miền núi... Vụ Tuyên truyền tổ chức thi viết về đề tài vùng dân tộc, thiểu số và miền núi cho các báo, tạp chí.
Theo Quyết định 975/QĐ-TTg, Vụ Tuyên truyền quản lý chương trình cấp miễn phí cho các tỉnh, huyện và xã miền núi, và tổ chức giao ban báo chí định kỳ theo quý với 21 đầu báo tạp chí (Báo Nông nghiệp – Nông thôn, Hội Nông dân, Báo Công nghiệp, Bộ đội Biên phòng, Việt Nam Thông tấn xã... ). Phối hợp với Vụ Kế hoạch-Tài chính (UBDT), các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, xác định chi phí xuất bản, phát hành báo, tạp chí làm cơ sở cho việc ký hợp đồng xuất bản, phát hành báo tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Ở cấp TW, đài truyền hình thực hiện các chương trình phục vụ đồng bào dân tộc cho riêng VTV5 và thực hiện các chương trình về dân tộc phát trên các kênh truyền hình khác như VTV2, VTV1, VTV3. Ban Dân tộc miền núi của Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam cũng thực hiện các chương trình thông tin về chính sách của Chính phủ, tuyên truyền về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo cho bà con dân tộc miền núi.

Ở cấp địa phương Sở Văn Hoá đã thực hiện nhiều hoạt động như xuất bản sách, báo, tổ chức các đoàn văn công, đội chiếu phim tuyên truyền cho bà con nông dân, đài, báo



Ưu điểm thông tin tuyên truyền


  • Thông qua cuộc họp giao ban báo chí UBDT đã có cơ chế phối hợp chỉ đạo nội dung cho một số đầu báo và tạp chí phát cho đồng bào dân tộc thiểu số.




  • Chương trình cấp báo chí đã đưa báo đến cấp xã thôn, bước đầu thực hiện tốt tuyên truyền đường lối chủ trương, tạo được những tác động tích cực cho toàn xã hội đồng tình hưởng ứng.


Nhược điểm thông tin tuyên truyền


  • Về ngôn ngữ, thông tin trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh báo chí phần lớn bằng tiếng Kinh và một số thứ tiếng của các dân tộc tương đối đông người, nội dung thông tin không thể chuyên sâu vào từng vùng miền, dân tộc cụ thể nên đáp ứng sát nhu cầu của người dân địa phương, chưa phát huy hiệu quả thực sự.

  • Về thời lượng, hầu như các chương trình phát bằng tiếng dân tộc có thời gia rất ngắn, 0,5-1 tiếng /ngày chỉ đủ tập trung vào phần tin tức, một số thông tin khuyến nông, các nội dung khác, nhất là giải trí rất thiếu thốn.




  • Về hình thức, thông tin bằng sách, báo thông thường nhiều chữ, ít hình, nội dung phức tạp nên bà con dân tộc vốn hạn chế về trình độ khó hiểu.




  • Về nội dung, các loại thông tin trên chủ yếu đưa tin, chưa mở ra các diễn đàn, thảo luận... Nhân dân mong muốn nhất là xem các chương trình văn hoá, văn nghệ thì hầu như không có cho các đối tượng mang bản sắc văn hoá rất khác nhau.




  • Về cách phát hành, sách, báo ở địa phương thường nằm ở UBND, ở nhà bưu điện văn hoá xã, nếu chuyển đến thôn bản chỉ nằm lại ở nhà làm việc, tới tay cán bộ, chưa có hình thức thông tin để phổ biến cho bà con.




  • Đối với hoạt động phát không 21 tờ báo cho các vùng miền núi, tuy không trực thuộc phạm vi chương trình 135 nhưng hướng vào cùng đối tượng, địa bàn và nội dung, cần xây dựng cơ chế phối hợp tốt hơn để phát huy hiệu quả tổng hợp. Có nhiều ý kiến nhận xét từ các nguồn khác nhau về hiệu quả của hoạt động này (xem phụ lục...) cần tiến hành các đánh giá độc lập để có giải pháp điều chỉnh thích hợp.

2.3. Các yêu cầu của công tác truyền thông giai đoạn 2

Từ nội dung văn kiện chương trình 135 giai đoạn 2 xác định: Tuyên truyền vận động các cấp địa phương và cộng đồng, phát huy tự lực tự cường, tích cực tham gia xây dựng chương trình, sử dụng có hiệu quả hỗ trợ của nhà nước vươn lên thoát nghèo7; từ các nhận xét thực trạng hoạt động, bài học kinh nghiệm của giai đoạn 1 và các chương trình, dự án khác có thể đề ra một số yêu cầu sau cho công tác thông tin:




  • Đảm bảo việc kết nối, phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các đơn vị từ TW đến địa phương và giữa các hợp phần.




  • Phục vụ tốt định hướng phân cấp, phân quyền về quản lý và thực hiện chương trình




  • Từng bước thay đổi quan điểm, hành vi của các đối tượng quản lý và thụ hưởng đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc để họ tham gia chủ động vào các hoạt động của chương trình, đảm bảo tính hiệu quả và vững bền của chương trình .



  • Bản địa hoá hoạt động truyền thông, giao quyền chủ động cho cơ sở trong công tác truyền thông, đảm bảo nội dung và cách thức biểu hiện phù hợp với đặc điểm đặc thù của địa phương.




  • Huy động tổng hợp và chủ động các phương tiện thông tin đại chúng tạo sự đồng thuận và ủng hộ chương trình cho toàn xã hội .




  • Huy động sức mạnh tổng hợp từ nguồn lực sẵn có về hạ tầng thông tin, nguồn nhân lực vào công tác thông tin tuyên truyền.



Каталог: files -> docs
docs -> Thông báo: Cơ hội tập huấn cho các Tổ hợp tác, Các tổ chức cộng đồng về việc thực hiện Nghị định 151 của Thủ tướng chính phủ tại miền Bắc và miền Nam
docs -> Đơn vị cung cấp dịch vụ cntt hàng đầu tại Khánh Hòa trung tâm cntt vnpt khánh hòA
docs -> Chiến dịch giáo dục toàn cầu chương trình Hành động Toàn cầu 21 -2/04/2008 Bộ tài liệu nguồn
docs -> State of tennessee
docs -> Trung tâm hợp tác đào tạo quốc tế (ciec) phối hợp với Học viện Quản lý Châu Á tổ chức Khoá học cho các cán bộ quản lý phát triển
docs -> Strengthening the co-operation between Quang Nam and ingos for Poverty reduction and Sustainable development
docs -> Terms of use
docs -> Ethnic Group Province Program Sector
docs -> Date: 17/07/2006 Venue: Oxfam meeting room, Floor 10, 16 Mai Hac De, Hanoi List of participants

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương