Chiến dịch giáo dục toàn cầu chương trình Hành động Toàn cầu 21 -2/04/2008 Bộ tài liệu nguồn



tải về 435.74 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích435.74 Kb.
#24194
  1   2   3






CHIẾN DỊCH GIÁO DỤC TOÀN CẦU

Chương trình Hành động Toàn cầu

21 -2/04/2008

Bộ tài liệu nguồn

(Tiếp sau bộ tài liệu lập kế hoạch của chiến dịch năm 2008)
Tiết học lớn nhất thế giới

Kỷ lục Guiness thế giới

Thân gửi Ban điều phối quốc gia,
Xin vui lòng xem Bộ tài liệu về Các nguồn của Chiến dịch giáo dục toàn cầu cho Tuần lễ hành động toàn cầu 2008.
Tuần lễ hành động toàn cầu 2008 sẽ là một sự kiện với quy mô và ảnh hưởng lớn nhất và do đó chúng tôi hy vọng chương trình sẽ tạo ra một hiệu ứng và ảnh hưởng chính trị đối với nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Chúng tôi hy vọng sẽ gửi tới các nhà lãnh đạo cao cấp với các thông điệp về Giáo dục và thu hút sự tham gia của hàng triệu người khi truyền đạt nội dung của Tiết học lớn nhất toàn cầu trong lịch sử để lập Kỷ lục Thế giới.
Đây là lần gửi thư thứ hai của chúng tôi về Tuần hễ hành động toàn cầu. Chúng tôi đã gửi Bộ tài liệu về Kế hoạch vào tháng 9 – xin hãy vui lòng email hoặc gọi cho tôi theo địa chỉ muleya@campaignforeducation.org, +27 11 447 4111 nếu bạn cần thêm một bản copy. Trong lần gửi thư cuối cùng về nội dung các nghiên cứu trường hợp, hướng dẫn chi tiết về website và các tài liệu khác sẽ dự kiến vào khoảng tháng 2 năm 2008.
Bộ tài liệu này gồm các nguồn tài liệu sau đây:


  • Bản tóm tắt các Hành động Chủ chốt - tóm tắt hai hành động chủ chốt được các ban điều phối tại các quốc gia tiến hành vào tháng 4/2008.

  • Tài liệu dành cho Trường học/Nhóm địa phương – bạn sẽ hoàn thiện và gửi cho càng nhiều trường và các nhóm tại địa phương càng tốt. Tài liệu bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để một tổ chức có thể tham gia vào sự kiện Đưa các chính trị gia quay lại với Trường học và hướng dẫn cách thức đăng ký trong nỗ lực lập kỷ lục thế giới này. Tài liệu gồm một bản Kế hoạch bài học, thư ngỏ, mẫu đăng ký, phần Hỏi đáp, Biên bản xác nhận tham gia chiến dịch và các Quy định của Tổ chức Guinness World Records. Đồng thời tài liệu cũng bao gồm một bản dự phòng của Kế hoạch bài học đối với các trẻ em lớn tuổi hơn.

  • Phần thông tin giao tiếp của Bộ tài liệu Nguồn – gồm các thông tin hữu ích đối với người thực hiện vai trò truyền thông Tuần lễ hành động toàn cầu với báo chí. Bộ tài liệu hướng dẫn – kế hoạch để viết một đề xuất trình lên chính phủ trong suốt thời gian của Tuần lễ hành động toàn cầu.

  • Phần thông tin trích dẫn của thành viên – các thông tin cơ bản về các yêu cầu chính sách cho Tuần lễ hành động toàn cầu.

  • Tư liệu – một CD chứa các tư liệu cho Tuần lễ hành động toàn cầu 2008 để bạn hoàn thiện và in. Đồng thời CD cũng chứa poster của sự kiện.

Chúng tôi cũng gửi kèm theo các tư liệu quan trọng của năm trước:



  • The Big Book 2007 (Kỷ yếu năm 2007) – ghi lại các nỗ lực to lớn của các thành viên trong chiến dịch trên toàn thế giới trong Tuần lễ hành động toàn cầu tháng 4/2007. Qua một số chiến dịch rất thành công chúng tôi đã thu được những chuyển biến chính trị tích cực từ phía chính phủ một số quốc gia. Xin vui lòng xem qua và chia sẻ các tư liệu với các thành viên khác trong Ban điều phối.

  • The Big Film (Phim tư liệu) – đĩa DVD tư liệu từ Tuần lễ hành động toàn cầu 2007 và chi tiết kế hoạch cho Tuần lễ hành động toàn cầu 2008.

  • The Big poster (Poster cổ động sự kiện) – tóm tắt các hoạt động và thông điệp chính theo cách hài hước.

Xin vui lòng chia sẻ các tư liệu này cho càng nhiều người trong Ban điều phối càng tốt vì điều kiện chúng tôi chỉ có thể gửi một bản cho mỗi Ban điều phối quốc gia. Nếu bạn muốn thay đổi thông tin địa chỉ liên lạc, xin vui lòng báo lại cho chúng tôi.


Nếu bạn có thắc mắc xin vui lòng liên lạc với chúng tôi tại văn phòng Johannesburg của Chiến dịch giáo dục toàn cầu. Hy vọng công việc chuẩn bị sẽ diễn ra suôn sẻ và đến tháng 2/2008 chúng ta có thể trao đổi về nội dung của bức thư cuối cùng. Cùng với đó, vào tháng 4/2008, chúng tôi dự kiến tổ chức một tiết học về Giáo dục cho mọi người một cách có chất lượng sẽ khiến các nhà lãnh đạo toàn cầu không thể bỏ qua.
Trân trọng,

Muleya Mwananyanda

Điều phối viên Tuần lễ hành động toàn cầu – Chiến dịch Giáo dục Toàn cầu

TÓM TẮT CHÍNH SÁCH THÀNH VIÊN

Giới thiệu

Trong năm 2008, Tuần lễ hành động toàn cầu sẽ tập trung vào chủ đề: “Giáo dục có chất lượng cho tất cả mọi người: Hãy chấm dứt sự loại trừ!” với nhận thức rằng có hàng triệu người trên thế giới đã không được hưởng một nền giáo dục có chất lượng vì nhiều lý do khác nhau. Một số không được tiếp cận với 1giáo dục vì hoàn cảnh cá nhân, như tình trạng khuyết tật, hoặc bị loại trừ bởi điều kiện kinh tế, dân tộc, giới, mâu thuẫn, điều kiện địa lý hoặc bị tổn thương do tình trạng mồ côi hoặc lạm dụng sức lao động.


Một số vấn đề các quốc gia đang phải đối mặt sẽ được liệt kê ở dưới đây. Điều này không có nghĩa đây là tất cả các vấn đề quốc gia bạn đang gặp phải nhưng tối thiểu nó cũng đưa ra những cơ sở để vận động.
1. SỰ LOẠI TRỪ DO NGUYÊN NHÂN KHUYẾT TẬT
Người có vấn đề về tình trạng khuyết tật thông thường cần được hỗ trợ với các cơ hội học tập và thường được hưởng lợi từ những hỗ trợ mang tính cá nhân hóa. Điều này khiến các quốc gia cần tạo ra những hỗ trợ đặc biệt đối với người khuyết tật để họ có thể được trang bị những kỹ năng cần thiết và để phát triển năng lực của bản thân.
Tầm quan trọng của việc cung cấp những hỗ trợ đặc biệt cho người khuyết tật như một điều kiện tiên quyết cho hội nhập trong giáo dục là một mục tiêu đã được các chỉnh phủ nhận thức và lưu ý, tuy nhiên vẫn còn quá nhiều vấn đề cần giải quyết để đảm bảo người khuyết tật sẽ không bị loại trừ đối với quyền tiếp cận giáo dục. Nhận thức quan trọng này đã được hơn 100 quốc gia cùng thảo luận và thống nhất trong Hiệp ước về nhân quyền thế giới. Công ước quốc tế về Quyền của Người khuyết tật và Nghị định thư bổ sung đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 13/12/2006 và công khai ký vào ngày 30/03/2007. Vào ngày 30/03/2007, 81 quốc gia thành viên và Cộng đồng Châu Âu đã ký Hiệp định, là số lượng chữ ký cao nhất đối với các văn bản về Nhân quyền ngay trong ngày đầu tiên ký kết! Hiện tại 118 quốc gia thành viên đã ký kết tuy nhiên mới có 7 thành viên thông qua!

Điều này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực vận động không mệt mỏi để đảm bảo các chữ ký đã có sẽ được hỗ trợ bằng việc thông qua các văn bản. Việc thông qua là một bước quan trọng vì mỗi quốc gia sẽ phải có trách nhiệm và do đó sẽ bắt buộc phải tiến hành các hoạt động đảm bảo việc thực hiện Công ước. Mục đích cơ bản của Công ước là để đảm bảo người khuyết tật sẽ được hưởng sự công bằng về nhân quyền khi so sánh với các đối tượng khác.


Các nguyên tắc cơ bản của Công ước xoay quanh các vấn đề về chống phân biệt, sự tham gia đầy đủ và hiệu quả vào các khía cạnh của xã hội. Quan trọng hơn đối với những người vận động giáo dục, Công ước đã hàm chứa các nội dung cần cung cấp trong giáo dục là nền tảng công việc của chiến dịch. Điều 24 trong Công ước quy định các quốc gia phải đảm bảo rằng người khuyết tật sẽ không bị loại trừ khỏi hệ thống giáo dục và trẻ em khuyết tật sẽ không bị loại trừ khỏi quyền tiếp cận giáo dục tiểu học chất lượng, miễn phí và bắt buộc hoặc từ cấp trung học dựa trên mức độ khuyết tật của bản thân.
Một thực trạng đáng buồn từ những ghi nhận của chúng tôi cho thấy 98% trẻ em khuyết tật trên toàn thế giới không được đến trường. Các cơ sở giáo dục hầu hết đều hạn chế khả năng tiếp cận của học sinh khuyết tật và giáo viên không được trang bị các kỹ năng giảng dạy phù hợp cho trẻ em khuyết tật. Việc đi học thực sự là một rào cản đối với các em. Điểm khởi đầu cơ bản là để đảm bảo tất cả các cơ sở giáo dục đều có thể tiếp cận đối với các em. Hơn nữa phương pháp tiếp cận linh hoạt và sáng tạo trong giáo dục sẽ được thiết kế riêng đối với tình trạng khuyết tật như tiếp cận với các nguồn tư liệu giáo dục qua Internet hoặc qua radio đối với các quốc gia kém phát triển. Hệ thống giáo dục cũng có thể hưởng lợi từ các chính sách quốc gia bao gồm hỗ trợ ngân sách đối với những chỉ dẫn rõ ràng về phương thức hỗ trợ người khuyết tật.
Tổng thư ký Liên hợp quốc trong báo cáo năm 2007 về tình hình triển khai Chương trình hành động toàn cầu về Người khuyết tật, Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Hợp tác với các tổ chức vì người khuyết tật khác trong Liên hợp quốc, đã ghi chú các quốc gia phải “tích cực thúc đẩy những thay đổi chính trị để tăng cường nhận thức của trường học và cộng đồng về quyền trẻ em khuyết tật đối với giáo dục chất lượng, tăng cường việc triển khai chương trình học tập linh hoạt và hỗ trợ việc mở rộng các chương trình học tập đáp ứng các nhu cầu học tập của trẻ em khuyết tật.”
Với tư cách là những người tham gia chiến dịch, chúng ta có một vai trò rất quan trọng để giám sát tình hình tuân thủ của các quốc gia khi đã cam kết cũng như những quy định pháp chế được tạo ra liên quan đến vấn đề này.
2. SỰ LOẠI TRỪ DO NGUYÊN NHÂN VỀ GIỚI
Trong các nguuyên nhân loại trừ, thông thường nguyên nhân phân biệt về giới vẫn là rào cản lớn nhất đối với những nỗ lực giải quyết vấn đề này. Vẫn có những hy vọng, thậm chí tại một số quốc gia đã có sự tăng đáng kể tỷ lệ các em gái được đi học. Cần ghi nhận rằng vào năm 2005, 59 quốc gia đã đạt được bình đẳng giới trong khối tiểu học và trung học. Thách thức ở đây không phải chỉ là việc tăng tỷ lệ đi học mà là duy trì ổn định con số này, do đó cần những nỗ lực lớn để giải quyết các nhân tố đang ngăn cản các em gái tiếp cận với giáo dục. Hãy cùng xem ví dụ minh họa sau:
Tại một ngôi làng nhỏ tại châu Phi có hai chị em gái đang độ tuổi đi học tiểu học phải làm việc trên đồng ruộng trong cái nắng gay gắt. Hai em đều muốn được đi học nhưng xã hội nam quyền độc tài đã ngăn cấm các em gái không được đi học, chỉ có các em trai mới được hưởng quyền đó. Tại châu Á, một em gái bị bỏ rơi trong một nơi bẩn thỉu nào đó, vì nơi đây vẫn tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Qua hai dẫn chứng về các em gái đang sống ở hai đầu khác nhau của thế giới, các em đang phải đối mặt với cùng một vấn đề: các em chính là nạn nhân của tình trạng phân biệt giới tính. Có rất nhiều các biến thể của tình trạng phân biệt này đã khiến các em bị loại trừ ra khỏi trường học. Ví dụ việc phân chia lao động dựa vào giới tính khiến việc các em vừa đi học vừa làm việc nhà trở thành một gánh nặng.
Sự phân biệt giới tính diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau nhưng trong giáo dục, nó thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ bỏ học của các em học sinh nữ khi so sánh với tỷ lệ các em nam. Chu trình của sự phân biệt này cùng với các nguyên nhân khác sẽ dẫn tới hệ quả khi trưởng thành, vị trí quyền lực và việc ra quyết định trong các vấn đề chung sẽ bị nam giới kiểm soát, và thông thường các quyết định đó chỉ có ý nghĩa đối với nhu cầu của nam giới.
Tuy nhiên về mặt nguyên tắc, thế giới vẫn đang hỗ trợ sự công bằng của các cơ hội và phát triển tối đa năng lực của mỗi con người. Điều này được phản ánh thông qua một số văn kiện quốc tế về đảm bảo bình đẳng giới:


  • Tuyên ngôn về Nhân quyền (1948) “...tất cả mọi người sinh ra đều tự do với và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”.

  • Công ước quốc tế về Loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979) xác định các hình thức phân biệt chống lại phụ nữ và lập ra kế hoạch hành động để chấm dứt tình trạng phân biệt.

  • Năm 1993, Hội nghị thế giới về Nhân quyền tại Vienna đã tập trung vào vấn đề bất bình đẳng giới và tuyên bố “quyền của phụ nữ cũng là nhân quyền”

Mặc dù vậy, chỉ có 4 quốc gia gồm Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy đã đạt được mức bình đẳng tuyệt đối (các chỉ số liên quan về Giới của UNDP). Một thực tế đáng buồn là sau 60 năm kể từ khi Tuyên ngôn về Nhân quyền có hiệu lực, những lời lẽ của văn kiện này dường như vẫn vô nghĩa đối với em bé bị bỏ rơi hoặc hai chị em gái đang phải làm việc đồng áng. Còn nhiều việc có thể làm để biến những ý tưởng tốt đẹp trong các văn kiện này trở thành hiện thực và bây giờ là lúc hành động để làm điều đó.


Trong khi các quan hệ về giới có thể có sự khác biệt giữa các xã hội, hình mẫu chung nhất thường thấy đó là người phụ nữ có vai trò bị phụ thuộc và ảnh hưởng bị giới hạn trong việc ra quyết định liên quan đến xã hội. Phụ nữ có một ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của mỗi gia đình và khi một đất nước duy trì được sự giáo dục bình đẳng cả nam lẫn nữ thì sản lượng kinh tế tăng lên, tỷ lệ tử vong mang thai và sơ sinh giảm xuống và các khía cạnh sức khỏe và giáo dục của thế hệ tiếp theo sẽ được tăng cường.
Ví dụ đối một em gái được đi học sẽ có khả năng được trang bị kiến thức để bảo vệ mình tốt hơn trước các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm cả HIV. Việc hạn chế hoặc làm giảm tỷ lệ nữ đi học sẽ duy trì vòng tròn đói nghèo. Điểm này đã được nhấn mạnh trong Hội nghị quốc tế về Giáo dục được tổ chức ba năm một lần tại Berlin tháng 7/2007 do Giám đốc ủy ban Liên hợp quốc vì Sự tiến bộ của Phụ nữ, bà Carolyn Hannan, khi bà cho rằng giáo dục cho phụ nữ và các em gái là sự sống còn cho quá trình chuyển đổi xã hội.
“Các vấn đề như đánh giá lại chương trình học, đào tạo giáo viên, môi trường học tập và vai trò của gia đình và cộng đồng cần được nêu ra trong những nỗ lực chính trị toàn cầu về giáo dục dành cho phụ nữ và trẻ em gái” Hanan đã nói.
Khoảng 73 triệu trẻ em trên thế giới, hai phần ba trong số đó là trẻ em gái, đang không được đi học. Để xóa bỏ sự phân biệt đối xử mang tính hệ thống, những nhà vận động có thể nỗ lực để tìm hiểu và hình thành các bước để dần xóa bỏ chu trình này. Ví dụ, với nền tảng của cá nhân và nhóm, hãy nói chuyện với phụ huynh, giáo viên và bạn bè để ghi nhận những khác nhau giữa trẻ em trai và gái, đàn ông và phụ nữ.
3. SỰ LOẠI TRỪ DO XUNG ĐỘT

Vào năm 1994, UNDP đã thống kê với 4% tổng chi phí được dùng cho mục đích quân sự tại các quốc gia đang phát triển sẽ đủ để đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục và giảm tỷ lệ mù chữ xuống 50%. Mười hai năm sau, OXFAM trong báo cáo về tình trạng xung đột đã dự đoán chi phí cho các cuộc nội chiến tại 23 quốc gia châu Phi vào khoảng 300 tỷ Đôla tính từ năm 1990. Các quốc gia nội chiến bao gồm Angeri, Angola, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Công Gô, Cộng hòa Công Go, Bờ biển Ngà, Djibouti, Eritrea, Ethiopia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Niger, Nigeria, Rwanda, Senegal, Sierra-Leone, Nam Phi, Sudan và Uganda.


Châu Phi đang lãng phí hàng tỷ Đô la: Báo cáo tình hình vũ trang toàn cầu và Chi phí nội chiến” đã chỉ ra châu Phi đang chi 18 tỷ Đôla hàng năm vào các cuộc nội chiến và 95% trang bị vũ khí được sử dụng đến từ bên ngoài lục địa này. Con số tổng (300 tỷ) tương đương với số lượng viện trợ đã đi vào châu Phi trong cũng giai đoạn thực hiện báo cáo, và nếu số tiền này không để phục vụ cho các cuộc nội chiến, nó đã có thể được dùng để hỗ trợ giải quyết các vấn đề về đói nghèo và bệnh tật, đặc biệt là cuộc chiến chống lại đại dịch HIV cũng như các nhu cầu khác của giáo dục.
Trong bài báo Cơ hội học tập: Kiến thức và Tài chính cho Giáo dục (2001), Ngân hàng Thế giới đã nhận định liệu châu Phi có thể có tiếng nói trong thế kỷ 21 hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự đầu tư cho giáo dục và tiến bộ để hướng tới những mục tiêu khác, việc giải quyết các cuộc nội chiến cũng sẽ quan hệ chặt chẽ với những bước tiến trong giáo dục và đào tạo đối với trẻ em và người dân châu Phi.
Trong hội nghị đánh giá của UNESCO tại Amman năm 1996 về tình hình thế giới trong nữa thập kỷ đã dành hẳn một phiên của Hội nghị bàn tròn để bàn về “Các giải pháp khẩn cấp cho Giáo dục”, xác định sự leo thang bạo lực gây ra bởi các nguyên nhân mâu thuẫn sắc tộc và các nguy cơ xung đột khác chính là những thách thức to lớn đối với giáo dục. Diễn đàn Giáo dục thế giới tại Dakar năm 2000 đã đưa ra khung hành động Dakar đối với những Hoạt động mà các sáng kiến Giáo dục cho mọi người cần phải tính đến nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng do các cuộc nội chiến.
Vấn đề về xung đột không chỉ là vấn đề riêng của các quốc gia có nội chiến; nó là một vấn đề mang tính toàn cầu và gây ra ảnh hưởng tới cả các quốc gia ổn định khác. Do đó cần chú ý đặc biệt tới những trường hợp bị ảnh hưởng bởi xung đột. Hàng triệu trẻ em và gia đình là nạn nhân của các cuộc chiến đã bị ép buộc phải dời bỏ nhà cửa để di tản đến một vùng khác hoặc thậm chí là vượt biên giới và trở thành người tị nạn.Theo Cao ủy liên hiệp quốc về người tị nạn UNHCR, trong tổng số 27 triệu người tị nạn và 30 triệu người bị ép buộc phải chuyển nơi ở thì 80% là phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ và Trẻ em đồng thời cũng đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục và các hình thức bạo lực phân biệt giới tính và thật đáng buồn là tình trạng này thường là hậu quả của xung đột.
Trẻ em đang dần tham gia vào lực lượng quân đội và phần lớn các em khi tham chiến đều đến từ những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và thiếu thốn. Các em được tuyển mộ từ đường phố, thậm chí là trường học và trại trẻ mồ côi và các hoàn cảnh khác như khi trường học bị phá hủy, giáo viên bị giết hại hoặc cưỡng bức phải di chuyển và trẻ em bị bắt buộc phải tham gia vào các cuộc xung đột.
Các yếu tố cần cân nhắc:

  • Năm 2003 hơn một nửa số lượng các cuộc xung đột vũ trang có sự tham gia của trẻ em dưới 15 tuổi

  • Hơn 5 triệu trẻ em trong lứa tuổi tiểu học không được đi học vì nguyên nhân trực tiếp do những cuộc xung đột tại Cộng hòa dân chủ Công Gô

  • Tại Nepal, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2005 đã có hơn 11.800 học sinh bị lôi kéo bỏ học tại các trường học ở vùng nông thôn và được tuyển mộ vào quân đội

  • Tại Afghanistan, hầu hết giáo viên có trình độ đều bị ép buộc đi di tản. Hiện nay chỉ có khoảng 15% giáo viên tại đây có chứng chỉ nghề nghiệp

Tháng 9 năm 2006, tổ chức Save the Children trong báo cáo Chấn hưng Tương lai: Giáo dục trẻ em tại vùng chiến sự đã nhấn mạnh có hơn 43 triệu trẻ em đang sống tại các quốc gia chiến sự và xung đột vũ trang đang bị tước đi quyền được đi học. Đây có lẽ là nguyên nhân để cộng đồng thế giới phải hành động bằng những nỗ lực chung để đảm bảo những người đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến sự vẫn không bị tước đi quyền được học tập.


Nếu chúng ta đánh giá những nỗ lực nhân đạo trong các cuộc xung đột, có thể dễ dàng nhận ra rằng chưa có vai trò của giáo dục trong đó, tuy nhiên giáo dục nên và PHẢI là một nỗ lực nhân đạo cơ bản vì một lý do rất đơn giản: sự can thiệp như vậy sẽ có tác dụng cải thiện tích cực những hậu quả xung đột bằng cách duy trì một lộ trình phát triển tích cực sau xung đột. Những nhận định của Jan Egeland – Điều phối viên Liên hiệp quốc về Hoạt động Nhân đạo và Hỗ trợ khẩn cấp mang một thông điệp tích cực:
“Cách chúng ta đang đối xử với trẻ em là một sự vi phạm về đạo đức. Cộng đồng quốc tế không thể bỏ mặc các em nhỏ đang sống trong điều kiện tồi tệ của những cuộc xung đột vũ trang và không còn hy vọng cho tương lai. Các em không thể đợi đến khi chiến tranh kết thúc mới bắt đầu được đi học.”
4. SỰ LOẠI TRỪ DO NGHÈO ĐÓI
Có thể nói không quá rằng sự đầu tư thấp vào giáo dục và phát triển cho trẻ em thiệt thòi sẽ tạo ra một kết quả tiêu cực. Những gia đình có trình độ học vấn cao hơn sẽ ít có nguy cơ lâm vào tình trạng đói nghèo hơn. Trẻ em sinh ra trong những gia đình nghèo thường bị nhẹ cân, tỷ lệ tử vong sơ sinh cao và sức khỏe yếu kém. Các em sẽ ít có cơ hội đi học và không có cơ hội có bằng cấp. Khi trưởng thành thu nhập của các em sẽ thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao và tuổi thọ thấp.
Trường học tại các nước nghèo đạt được các mục tiêu giáo dục ở mức độ hạn chế vì sự hạn chế trong cơ sở vật chất và nguồn lực con người. Hiệu ứng của đói nghèo còn ảnh hưởng nhiều hơn là chỉ ở giới hạn các bài kiểm tra; các em thuộc các gia đình nghèo khó sẽ phải đối mặt với nhiều bất lợi, phần lớn các em không có đủ điều kiện để mua đồng phục đi học hoặc đồ dùng học tập như sách vở và bút. Bên cạnh đó trường học tại các địa phương nghèo thường thiếu giáo viên và ít nhận được sự hỗ trợ từ phía cộng đồng.
Đói nghèo lan rộng sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập và khả năng các em có thể được đi học. Một nền giáo dục chất lượng thấp sẽ dẫn tới thu nhập thấp và càng làm lún sâu tình trạng đói nghèo. Giáo dục chất lượng thấp ảnh hưởng cả đến tăng trưởng do năng suất lao động thấp.

5. SỰ LOẠI TRỪ DO SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
Lao động trẻ em là một vấn đề lớn nhưng thường bị lãng quên trong thế giới ngày nay. Với mục đích chúng ta cần tìm hiểu, Lao động trẻ em được hiểu là việc sử dụng lao động dưới độ tuổi do luật pháp quy định. Luật quốc tế đã ghi rõ trẻ em được hiểu là công dân dưới 18 tuổi. Luật của mỗi quốc gia lại có sự điều chỉnh riêng. Lao động trẻ em sẽ bóc lột sức lao động của các em cả về đạo đức, tinh thần và thể chất, hoặc ngăn cản các em không được đi học. Khái niệm này có sự khác biệt với khái niệm các em làm việc theo năng lực và sức khỏe và không làm tổn hại đến sự phát triển của các em.
Theo UNICEF, có khoảng 218 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 17 đang tham gia vào lực lượng lao động trên toàn thế giới, không tính số lượng các em đang làm việc trong các gia đình. Điều này có nghĩa con số các em đang bị bóc lột sức lao động còn lớn hơn các con số có thể thống kê nhiều lần. Đối với cộng đồng thế giới, đây thực sự là một điều đáng hổ thẹn.
Luật pháp quốc tế đã quy định, đặc biệt trong điều 32 của Công ước về Quyền trẻ em, như sau:
Các quốc gia nhận thức được quyền trẻ em được bảo vệ khỏi sự bóc lột về kinh tế và tham gia vào các công việc độc hại hoặc bị ảnh hưởng tới việc học hành, hoặc tổn hại đến sức khỏe về thể chất, tinh thần, đạo đức và phát triển xã hội.”
Hàng triệu lao động trẻ em đang phải làm việc cưỡng bức, phục vụ như quân lính trong quân đội hoặc là nạn nhân của các đường dây mại dâm. Tại các nước nghèo, tình trạng rất phổ biến là các em phải lao động trên đường phố bằng đủ thứ nghề để nuôi sống gia đình. Trong hầu hết các trường hợp các em là nguồn thu nhập chính của gia đình đặc biệt là trong các gia đình phụ thuộc vào lao động trẻ em hoặc cha mẹ không có khả năng lao động do điều kiện sức khỏe.
Theo dự đoán trong tổng số 218 triệu lao động trẻ em, khoảng 126 triệu đang lao động trong những môi trường nguy hiểm như tiếp xúc với bom mìn, hóa chất, nông nghiệp hay máy móc có thể gây thương tích. Hàng triệu em gái đang làm giúp việc cho các gia đình đang bị tổn thương và xâm hại. Khoảng 1.2 triệu em đang bị buôn bán, 5.7 triệu đang bị lao động dưới hình thức xiết nợ, 1.8 triệu em phải hoạt động mại dâm và trong ngành công nghiệp tình dục, hơn 300.000 em tham gia trong các cuộc xung đột vũ trang và nửa triệu em tham gia hoạt động buôn lậu.
Theo cuộc Biểu tình Toàn cầu chống Sử dụng Lao động Trẻ em:

Các dự đoán theo vùng cho thấy khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ lao động trẻ em cao nhất với khoảng 127.3 triệu lao động trẻ em trong độ tuổi 5-14.

Khu vực Cận Sahara châu Phi có tỷ lệ tập trung lao động trẻ em cao nhất thế giới với 48 triệu em là lao động với tỷ lệ là cứ 3 em sẽ có 1 em là lao động. Mỹ Latin và Caribe có khoảng 17.4 triệu lao động trẻ em, còn ở Trung Đông và Bắc Phi tỷ lệ lao động trẻ em chiếm khoảng 15%. Các nền kinh tế đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và chuyển đổi cũng không loại trừ lao động trẻ em với 2.5 triệu trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc và nhập cư, phải lao động.
Vì sao chúng ta lại quan tâm?

Chúng ta phải quan tâm vì rất nhiều trẻ em đang làm những công việc nguy hiểm và có nguy cơ phơi nhiễm cao với các bệnh truyền nhiễm và thậm chí tử vong. Hầu hết các em sẽ không được phát triển toàn diện và hưởng một nền giáo dục phù hợp. Trong tương lai các em sẽ như thế nào? Các em sẽ trở thành một lực lượng không có kỹ năng hoặc bị thất nghiệp. Chúng ta phải quan tâm vì, theo cuộc Biểu tình Toàn cầu chống Sử dụng Lao động Trẻ em, chi phí dành cho việc xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em trên toàn cầu sẽ tốn khoảng 760 tỷ Đôla trong vòng 20 năm trong khi lợi ích thu được về sức khỏe và giáo dục lại đạt 4 nghìn tỷ Đôla. Rõ ràng, lợi ích đã chiếm ưu thế tuyệt đối với tỷ lệ 6:1, chưa kể đến những lợi ích to lớn về mặt xã hội.


Việc vận đống chống sử dụng lao động trẻ em nên đi cùng với những vận động tích cực hơn cho các chương trình phát triển làm tăng cơ hội tham gia của trẻ em. Những định hướng vận động nên tập trung vào sự phát triển kinh tế làm tăng thu nhập gia đình và chất lượng cuộc sống, giáo dục trên diện rộng cho mọi đối tượng trẻ em và tăng cường hệ thống luật pháp chống sử dụng lao động trẻ em bên cạnh luật giáo dục bắt buộc. Cần có sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức xã hội về vấn đề trẻ em và sự cần thiết của giáo dục.
75 Trẻ em được giải cứu tại Ấn Độ!

Vào ngày 1//10/2007, 75 lao động trẻ em tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã được giải cứu khỏi một nhà máy dệt bởi Bachpan Bachau Andolan (BBA) - một tổ chức Phi chính phủ hoạt động vì quyền trẻ em. Phần lớn các em đã bị buôn bán từ nông thôn và phải sống trong cảnh nô lệ. Ngoại trừ một số em nam được trả lương 1.25 Đôla một tuần, các em còn lại đều lao động không lương.


“Chính quyền địa phương cần hành động để khởi tố chủ xưởng dệt và những kẻ buôn bán cũng như hỗ trợ các em và gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống,” trích dẫn lời của người sáng lập tổ chức Bachpan Bachau Andolan (BBA) và Chủ tịch của chương trình diễu hành toàn cầu chống nạn sử dụng lao động trẻ em Kailash Satyarthi.
Hàng triệu trẻ em Ấn Độ bị gia đình từ bỏ và đã trở thành những nô lệ lao động. Với khoảng 12.6 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 -14, Ấn Độ là quốc gia có số lượng lao động trẻ em lớn nhất thế giới.
6. TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC ĐI HỌC SẼ TRỞ THÀNH NHỮNG CÔNG DÂN MÙ CHỮ
Những người mù chữ thường là nhóm đối tượng bị gạt ra vì sự ưu tiên tập trung vào giáo dục của trẻ em. Vấn đề này đáng ra không phải như vậy, vì bản chất của Giáo dục cho mọi người có nghĩa là cho tất cả mọi đối tượng. Hỗ trợ những người trưởng thành để phát triển các kỹ năng của họ sẽ đảm bảo cho thế hệ tương lai sẽ không bị mù chữ, vì một khi cha mẹ đã biết chữ, họ cũng sẽ mong muốn con cái của mình như vậy.
Có một cái giá rất đắt mà xã hội phải trả đối với hàng triệu người không biết chữ, không biết đọc và viết, tính toán các phép tính đơn giản và liên hệ các thông tin để phát triển các năng lực bản thân. Ảnh hưởng của nó có thể thấy ở tất cả mọi nơi: tại các nước giàu, gánh nặng sẽ dồn lên phúc lợi xã hội và sẽ là một vòng luẩn quẩn cho trẻ em của những gia đình cha mẹ không biết chữ vì các em sẽ có mức độ thành tích đạt được thấp hơn. Tại các nước nghèo, thực tế này phản ánh bằng hàng triệu người thất nghiệp và lao động trẻ em cùng với hàng tá các vấn đề sức khỏe và xã hội khác.
Mặc dù vậy, không có một sự đầu tư đáng kể nào cho các chương trình xóa mù chữ. Theo kết quả của chiến dịch Giáo dục toàn cầu 2005 “Viết nên những điều chưa đúng – Cơ sở quốc tế cho những người mù chữ”, có gần 1 triệu người trưởng thành không biết đọc và viết. Hầu hết trong số này đang sống trong những điều kiện sống vô cùng khó khăn; hai phần ba trong số này là phụ nữ và gần một phần năm trong số họ có độ tuổi từ 15-24.
Mặc dù các chính phủ đã ký kết để hướng tới mục tiêu cam kết giảm 50% tỷ lệ mù chữ đến năm 2015 nhưng dường như những đầu tư cho nỗ lực này chưa thỏa đáng.
Chiến dịch giáo dục toàn cầu tin tưởng rằng có 5 lý do sau đây khiến các chính phủ và các nhà tài trợ nên đầu tư vào việc xóa mù chữ:

  • Xóa mù chữ có ý nghĩa sống còn cho nỗ lực giảm bất bình đẳng giới

  • Xóa mù chữ có ý nghĩa tích cực tới sự phát triển sức khỏe và giáo dục của trẻ em, đặc biệt là trẻ em nữ

  • Xóa mù chữ có ý nghĩa đói với sự phát triển con người và xã hội

  • Xóa mù chữ đóng vai trò quan trọng trong đấu tranh chống lại HIV/AIDS

  • Xóa mù chữ sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người trưởng thành


7. TRẺ MỒ CÔI VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
Trẻ mồ côi và các trẻ em dễ bị tổn thương là nhóm đối tượng trẻ em có nguy cơ cao nhất chịu các tác động xấu nếu so sánh với các trẻ em khác. Các cuộc thảo luận về nhóm đối tượng này có thể tách biệt với những nỗ lực phòng chống HIV/AIDS trên toàn cầu. Kể từ khi được phát hiện năm 1981, hơn 20 triệu người đã thiệt mạng vì đại dịch. Theo chương trình hợp tác phòng chống HIV của Liên hiệp quốc UNAIDS, khoảng 40 triệu người đang chung sống với căn bệnh thế kỷ này, bao gồm 2.2 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Khu vực Cận Sahara là nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 25.4 triệu người sống chung với HIV/AIDS. Theo thống kê tính đến cuối năm 2004 của UNAIDS, UNICEF và USAID, khoảng 15 triệu trẻ em dưới 18 tuổi đã mất hoặc cha/mẹ hoặc cả hai vì AIDS với tỷ lệ tới 82% thuộc về khu vực Cận Sahara.
Không chỉ trẻ em trong các trại mồ côi là nạn nhân của AIDS mà các trẻ em sống tại các gia đình nhận nuôi trẻ em mồ côi, các em không được giáo dục và thiếu các nguồn lực hoặc sống trong các khu vực có tỷ lệ HIV cao cũng có nguy cơ tương tự.
Trẻ mồ côi có thể bị ép buộc bỏ học, tham gia lao động, bị sức ép căng thẳng hoặc tham dự vào các hành vi nguy cơ cao khiến các em bị tổn thương và dễ nhiễm HIV. Trẻ em sống trong các gia đình/trại trẻ mồ côi có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn về dinh dưỡng, giáo dục, tình cảm và sự chăm sóc và có thể bị coi thường. Các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sống trong các gia đình với cha hoặc mẹ ốm yếu cũng có thể bị ảnh hưởng do các khoản chi tiêu trong gia đình dồn chủ yếu cho việc chăm sóc sức khỏe và khiến cho chi phí giáo dục, thực phẩm và các mục đích khác bị giảm xuống.
Hiện nay chúng ta đang cần thiết phải mở rộng các hỗ trợ đối với trẻ em mồ côi và dễ bị tổn thương.
Các quốc gia với tỷ lệ dân số là trẻ em mồ côi đáng kể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề bao gồm việc tăng số lượng lao động trẻ em, mại dâm, trẻ em đường phố, bị tổn thương do các hành vi tội ác, các tổ chức quân sự và khủng bố đang gia tăng phạm vi hoạt động lên đối tượng không được đi học và lao động không có kỹ năng.
Trẻ em đường phố
UNICEF ước tính hiện có khoảng 100 triệu trẻ em đường phố trên thế giới. Các báo cáo quốc gia từ các nước chịu ảnh hưởng nặng nề cho thấy có sự tăng lên đáng kể về tỷ lệ trẻ em đường phố. Tại thủ đô Tegulcigalpa của Honduras, có sự ghi nhận tỷ lệ trẻ em đường phố cao gấp 8 lần trong thập kỷ trước. Tại Blantyre, Malawi, đã chứng kiến mức tăng 150% số trẻ em đường phố từ năm 2002 với 40 trẻ em gia nhập đội ngũ này hàng tháng. Kenya với số lượng trẻ em đường phố gia tăng đã chứng kiến sự tham gia của những trẻ em này vào các hành vi phạm pháp.
Bóc lột giới

Sự lan truyền của HIV/AIDS càng được thúc đẩy bởi bất bình đẳng giới. Vì trẻ em gái thường được học ít hơn các em trai nên trẻ em gái thường là nạn nhân của lạm dụng tình dục. Một điều tra của UNAIDS đã chỉ ra rằng với 2 triệu người đang làm trong ngành công nghiệp tình dục của Ấn Độ, 20% ở độ tuổi dưới 15 và gần 50% ở độ tuổi dưới 18.


Trong báo cáo của UNAIDS về “Trẻ em và Thanh niên sống trong thế giới có AIDS” đã đề cập tới sự tăng lên về số lượng các em gái đã dựa vào quan hệ với những người đàn ông lớn tuổi để kiếm tiền đi học.
Với tình trạng các trẻ em mồ côi và bị tổn thương như hiện nay, đây nên được nhìn nhận như một vấn nạn bức thiết toàn cầu mà mỗi quốc gia phải đối mặt. Trẻ em là tương lai của thế giới, nhưng tương lai liệu sẽ ra sao nếu phần lớn dân số thế giới sẽ lớn lên và không được đi học?

8. VẤN ĐỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Sự phân biệt dựa vào nguồn gốc dân tộc hay xã hội là một phần của bất bình đẳng xã hội và sự loại trừ khỏi các hoạt động xã hội. Nó đại diện cho một thử thách to lớn đối với những nguyên tắc thông thường về bình đẳng và cơ hội được cộng đồng thế giới thừa nhận, nhưng vấn đề bất bình đẳng về sắc tộc lại là một vấn đề đáng quan tâm.
Theo UNESCO, các dân tộc thiểu số như thổ dân, với những đặc điểm quá khứ đã từng rất nghèo đói, bị tổn thương và bị loại ra khỏi xã hội. Họ không chỉ đối mặt với nạn phân biệt trầm trọng về những quyền cơ bản đối với sở hữu mang tính dân tộc (đặc biệt đối với thổ dân), ngôn ngữ và văn hóa, mà còn là quyền tiếp cận với các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe và giáo dục.
Một ví dụ tại Ấn Độ, với hơn 165 triệu người được liệt vào tầng lớp đáy cùng của xã hội do sự phân biệt về đẳng cấp xã hội ngay từ khi họ được sinh ra, đang phải chịu đựng sự phân biệt đối xử sâu sắc. Theo báo cáo về Nhân quyền, “Ấn Độ: chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tiềm ẩn” năm 2007, chính phủ Ấn Độ đã gần như đồng tình khi duy trì một hệ thống xã hội với sự phân biệt về đẳng cấp và kinh tế trong mọi mặt của đời sống, bao gồm cả giáo dục. Tầng lớp Dalit bị tước quyền đi học vì họ bị gán vào vòng lao động để trả những món nợ từ thế hệ này qua thế hệ khác khi làm những công việc hạ đẳng trong xã hội. Họ sống trong nỗi sợ hãi bị xã hội công khai xúc phạm, bị hạ nhục trước đám đông, bị đánh đập và hãm hiếp mà không được pháp luật can thiệp.
Năm 2003, một hội nghị quốc tế về tầng lớp Dalit được tổ chức tại Vancouver, Canada, đã nhấn mạnh con số gần 95% những người mù chữ tại Ấn Độ thuộc tầng lớp này. Điều này có vẻ trái ngược với hành động chính phủ Ấn Độ đã ban hành sắc lệnh cấm phân biệt đối với tầng lớp Dalit vào năm 1950. Trẻ em thuộc tầng lớp này bị ngăn cản tiếp cận với giáo dục. Các em bị xếp ngồi cuối lớp và phải chịu đựng hành vi xúc phạm thể xác và tinh thần của bạn bè và thầy cô. Những ảnh hưởng của việc xúc phạm này đã gây ra tỷ lệ bỏ học cao và học kém của các em học sinh thuộc đẳng cấp Dalit theo báo cáo về Nhân quyền đã nêu.
Tại Australia, Thổ dân và những cư dân quần đảo Torres được xác định là nhóm cư dân bị thiệt thòi về giáo dục do những chính sách trong quá khứ chống lại cộng đồng dân tộc thiểu số. Những người thiểu số do đó thường có mức sống rất thấp và gặp phải nhiều rào cản mang tính lịch sử khi tiếp cận giáo dục, thường là những định kiến xấu, phân biệt đối xử và cách ly địa lý.
Tại Chile, trẻ em thổ dân chịu nhiều thiệt thòi trong giáo dục khi so sánh với các bạn đồng trang lứa, và có sự khác biệt rõ rệt giữa giới nam và nữ. Tương tự tại Rumani, những em gái thuộc cộng đồng La Mã sẽ bị hạn chế tiếp xúc với giáo dục do thái độ chung của cộng đồng về vị trị thấp kém của người phụ nữ. Tỷ lệ các em gái thuộc cộng đồng La Mã bỏ học cũng cao hơn các em trai vì trách nhiệm với gia đình và các công việc nhà cửa.
Năm 2004, một Hội nghị của ủy ban hỗn hợp gồm các thành viên của UNESCO và Cao ủy LHQ về Nhân quyền (OHCHR) đã được tổ chức tại Paris, Pháp để thảo luận về các vấn đề có liên quan đến chất lượng giáo dục, đã nêu các ví dụ về việc những người dân tộc thiểu số bị ngăn cản tiếp cận giáo dục. Hội nghị đã nêu rõ tình trạng phân biệt và tính bài ngoại đang trở thành rào cản đối với quyền được tiếp cận giáo dục của nhóm dân tộc thiểu số tại tất cả các nơi trên thế giới.
Đầu năm 2003 UNESCO đã nêu rõ trong Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng về vấn đề Chất lượng giáo dục, cho rằng chất lượng giáo dục, đặc biệt đối với nhóm dân tộc thiểu số là một trong các mục tiêu khó thực hiện nhất trong mục tiêu Dakar 2000 và chính phủ cần chú ý hơn tới sự đa dạng về nhu cầu và tiếp cận của những nhóm thiểu số.
9. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội hỗ trợ không được phân phối đều. Tại các vùng sâu vùng xa, việc tiếp cận với giáo dục là một trở ngại lớn vì người dân thường phải di chuyển một quãng đường dài đến điểm trường gần nhất. Cộng đồng tại nông thôn thường sinh sống tại các khu vực tách biệt. UNESCO đã dự đoán trong ba phần tư những người nghèo trên thế giới, phần lớn trong số đó là phụ nữ, sống tại các vùng nông thôn. Tại khu vưc này, tỷ lệ bỏ học sớm, mù chữ đối với người lớn và bất bình đẳng giới là những vấn đề nổi cộm.
Cần có những giải pháp cấp bách để giải quyết vấn đề khoảng cách phát triển giáo dục tại nông thôn cũng như chất lượng dạy học. Sẽ không ai phủ nhận giáo dục chính là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo tại nông thôn và tất cả chính phủ trên thế giới đều hành động để đảm bảo sự phát triển nông thôn sẽ là một ưu tiên. Khi dân số nông thôn được đi học, điều này sẽ đảm bảo hỗ trợ người dân đưa ra các quyết định cho bản thân và cộng đồng. Đồng thời những hỗ trợ tập trung từ những nước giàu dành cho nước nghèo sẽ được sử dụng môt cách đáng tin cậy hơn.
Giáo dục cho người dân vùng sâu vùng xa là một chủ đề đòi hỏi sự chú ý của tất cả các chính phủ và cộng đồng thế giới như một cách để đạt được những mục tiêu trong Mục tiêu Dakar 2000.

BẢNG TÓM TẮT CÁC HÀNH ĐỘNG CHỦ CHỐT
TÓM TẮT:

Sẽ có hai hoạt động chủ chốt chúng tôi hy vọng các Ban điều phối quốc gia sẽ thực hiện:




  1. Tổ chức một sự kiện nổi bật trong đó các em sẽ nói với những chính trị gia cao cấp về tầm quan trọng của giáo dục chất lượng cho mọi người và chấm dứt các hành động loại trừ, diễn ra vào 23 tháng 4.

  2. Liên lạc với càng nhiều trường hoặc nhóm địa phương càng tốt, khuyến khích họ tham gia vào nỗ lực lập kỷ lục thế giới và cùng họ mời một chính trị gia hoặc lãnh đạo địa phương về trường.


1) Ý TƯỞNG SỰ KIỆN
Trong Tuần lễ Hành động Toàn cầu chúng tôi cố gắng đưa các chính trị gia quay trở lại với chủ đề Trường học – để nhận thức tầm quan trọng của giáo dục chất lượng và chấm dứt mọi sự loại trừ. Chúng tôi hy vọng sẽ thu hút được càng nhiều người tham gia càng tốt trong sự kiện này để lập kỷ lục thế giới cho Tiết học lớn nhất toàn cầu! Khẩu hiện cho chiến dịch năm nay sẽ là: CÁC CHÍNH TRỊ GIA QUAY LẠI TRƯỜNG HỌC: ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN HỌC HỎI!
Bên cạnh các hoạt động thú vị các bạn sẽ tổ chức, chúng tôi cũng mong muốn bạn sẽ đưa chiến dịch này lên tầm SỰ KIỆN TRỌNG ĐẠI của đất nước, với việc mời chính trị gia có ảnh hưởng lớn nhất mà bạn có thể, tốt nhất là Chủ tịch nước tham gia vào sự kiện trọng đại này.
Mục đích của việc này là để thu hút sự chú ý của càng nhiều người càng tốt khi tham gia Tiết học lớn nhất toàn cầu, và tốt nhất nên có một địa điểm công cộng được bố trí để sự kiện có thể gây sự chú ý tốt hơn. Các địa điểm được gợi ý có thể là quảng trường, trước một toà nhà nổi tiếng, sân vận động quốc gia hoặc thậm chí trong Nhà quốc hội.
Các bước tiếp theo của Sự kiện trọng đại

  • Mời một chính trị gia cao cấp (vd. Chủ tịch nước hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính để quay lại một trường học và tham dự Tiết học lớn nhất thế giới. Hãy nói với họ rằng họ sẽ trở thành một phần của lịch sử khi tham gia sự kiện này và việc họ có mặt trong sự kiện sẽ minh chứng cho thế giới thấy họ thực sự quan tâm đến gáo dục chất lượng cho mọi người. Hãy cố gắng gửi lời mời trong thời gian sớm nhất. Nếu chính trị gia đó không thể tham dự, hãy hướng tới một vị lãnh đạo khác có thể xuất hiện thay thế.

  • Hãy hướng tới hiệu ứng truyền thông lớn nhất cho sự kiện này. Hãy thông báo cho giới truyền thông trong nước về sự kiện này càng sớm càng tốt và nhấn mạnh nhiều hơn về sự kiện khi thời gian diễn ra càng gần. Nếu có thể, hãy dành những không gian để quảng bá cho sự kiện.

  • Tập hợp các em để dạy tiết học này.

  • Mời những nhân vật nổi tiếng và nhờ họ quảng bá cho sự kiện Tiết học lớn nhất. (Vd. Với nhạc sỹ trong tour diễn, hãy nhờ họ nói về Tiết học lớn nhất trong mỗi buổi diễn của họ)

  • Thông báo cho các trường và thành viên cộng đồng về sự kiện.

  • Gửi tài liệu về các yêu cầu của Chiến dịch đến lãnh đạo cao nhất để đảm bảo họ sẽ nhận được thông điệp về trách nhiệm hướng tới Giáo dục cho mọi người (Vui lòng xem hướng dẫn về Tài liệu)

  • Một buổi hòa nhạc tổng kết tiết học lớn nhất sẽ là lý tưởng nếu Ban điều phối quốc gia có thể đảm bảo an toàn cho nghệ sỹ.

  • Bất cứ ý tưởng nào bạn nghĩ ra để tăng cường hình ảnh của sự kiện.


2. LIÊN HỆ CÀNG NHIỀU TRƯỜNG VÀ NHÓM CÀNG TỐT
Trong năm 2008 mục đích của chúng tôi là lập kỷ lục số người tham gia vào Tuần lễ Hành động Toàn cầu – để nhấn mạnh tới các chính trị gia. Số lượng người tham gia đông đảo sẽ đảm bảo tính đột phá của chiến dịch Giáo dục cho mọi người tại quốc gia sở tại. Như chúng ta biết, các chính phủ thường đáp lại các phản hồi đến từ số đông và như vậy càng có nhiều người tham gia, chúng ta càng có lý do khiến chính phủ hành động. Một mạng lưới trao đổi thông tin tới các trường và nhóm địa phương sẽ giúp Ban điều phối quốc gia mở rộng các hỗ trợ tới các trường và cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực nông thôn nơi các hoạt động của các nhóm điều phối thường không vươn tới được.
Các bươc tiếp theo:

  • Lựa chọn cách thức liên hệ tất cả các trường trong quốc gia sở tại thông qua cách thức liên lạc cụ thể

  • Hoàn thiện bộ tài liệu liên lạc với các trường – thêm thông tin liên lạc của bạn vào thư ngỏ, Thư xác nhận và các thông tin bạn muốn thêm vào (thống kê quốc gia về kế hoạch bài giảng vv)

  • Sử dụng ngân sách liên lạc hỗ trợ để chuyển thư tới càng nhiều trường và nhóm địa phương càng tốt. Xin liên hệ theo email yunus@campaignforeducation.org

  • Đếm số lượng tạm đăng ký và lưu ý các trường đã xác nhận sự hiện diện của các chính trị gia. Thông báo thông tin một số hoạt động cho báo chí để giới truyền thông biết bạn đã có một mạng lưới hỗ trợ.

  • Sau sự kiện hãy lưu các thông tin về Hồ sơ sự kiện với chi tiết của các thư xác nhận đối với các trường cần thêm thông tin, như vậy bạn có thể viết thư lại cho họ thông báo kết quả của kỷ lục được lập và các chiến dịch tiếp theo bạn đang tổ chức (ví dụ về ngân sách quốc gia hoặc bầu cử).

  • Sau sự kiện, hãy viết thư cho các thành viên trong chính phủ bạn đang nỗ lực để gây ảnh hưởng thông qua các yêu cầu của chiến dịch và một bản copy của tài liệu. Hãy ghi rõ số người đã tham gia hỗ trợ các yêu cầu của bạn (nếu bạn đã huy động nhiều người, số lượng người tham gia sẽ là một con số cần thiết cho những người đưa ra quyết định để đánh giá đề xuất của bạn có nghiêm túc không).

  • Nếu bạn đang tập hợp các tài liệu do trường tạo ra (hơn là để các trường tự gửi cho bạn), bạn sẽ cần một hoạt động thu thập sau đó.

  • Hãy gửi cho đơn vị thực hiện Chiến dịch Giáo dục Toàn cầu thư xác nhận của bạn để chúng tôi tính vào số lượng lập kỷ lục Guiness và vận động các nhà lãnh đạo thế giới trong các sự kiện quốc tế trong năm 2008.


DANH MỤC CÁC ĐIỂM CẦN HOÀN THIỆN TRONG BỘ TÀI LIỆU GỬI VỀ TRƯỜNG HỌC TRƯỚC KHI GỬI

  • Thư ngỏ:

    • Thêm thông tin liên lạc của Ban điều phối phía trên cùng

    • Thêm thông tin thời gian tại nước sở tại tính theo giờ GMT (hãy bỏ các múi giờ chắc chắn sẽ không ai thực hiện)

    • Nếu bạn có thể hãy cố gắng diễn đạt ngôn ngữ thích hợp hơn khi gửi cho các chính trị gia tại nước bạn và hãy thay đổi trong toàn bộ các tài liệu. (Người có thể gây ảnh hưởng bao gồm các Nghị sỹ và Bộ trưởng cho tới các cán bộ giáo dục cấp địa phương và những nhân vật quan trọng).

    • Thay đổi địa chỉ email dòng 3 theo địa chỉ Ban điều phối quốc gia.

    • Nếu không thể mời các chính trị gia tham gia vào sự kiện tại trường (một số quốc gia chính phủ quá nghiêm khắc hoặc thời gian không phù hợp) – hãy bỏ mục này đi.

    • Thêm thông tin chi tiết/chữ ký/logo của Ban điều phối quốc gia và các thành viên. Chữ ký của các thành viên và Hội đồng giáo viên quốc gia sẽ chứng minh tầm quan trọng của chiến dịch và khiến việc liên lạc trở nên hiệu quả hơn và khuyến khích người khác tham gia.

    • Các thay đổi khác theo ý kiến của bạn.

  • Phần Hỏi đáp

    • Thêm các câu hỏi/trả lời bạn nghĩ người khác có thể sẽ hỏi

    • Thêm tên Ban điều phối vào câu trả lời 2

    • Thêm giờ địa phương vào câu trả lời 3

    • Thêm thông tin liên lạc vào câu trả lời 9

  • Phiếu Đăng ký

    • Thêm thông tin về giờ địa phương

    • Thêm thông tin liên lạc quốc gia theo địa chỉ phiếu sẽ được gửi lại

    • Thêm tên của Ban điều phối và phần bảo đảm dữ liệu bạn sẽ dùng đối với câu hỏi khi nhận được các thông tin cập nhật.

  • Thư xác nhận

    • Thêm thông tin về giờ địa phương theo giờ GMT

    • Thêm tên của Ban điều phối và phần bảo đảm dữ liệu bạn sẽ dùng đối với câu hỏi khi nhận được các thông tin cập nhật

    • Thêm thông tin liên lạc đối với phần ghi chú phía dưới (xóa phần của GCE)

  • Kế hoạch tiết học

    • Các bài khóa bạn muốn có trong tiết học, gồm các ví dụ về người lớn mù chữ, các lĩnh vực chất lượng kém, các nhóm bị loại trừ khỏi hệ thống giáo dục tại nước bạn

    • Xóa và thay đổi các phần được in nghiêng


Xin vui lòng không thay đổi các phần không được in nghiêng. Để lập kỷ lục thế giới cho Tiết học lớn nhất thế giới được dạy ở các nơi khác nhau cần có những phần chung (nếu không kỷ lục sẽ có thể được lập hàng ngày vì tất cả học sinh đang đi học). Bằng việc giữ liên hệ với kỷ lục thế giới, chiến dịch sẽ là một hoạt động thú vị cho trường học và các nhóm địa phương bằng việc tham gia và “dạy” cho một chính trị gia. Các phần không được in nghiêng sẽ không được thay đổi – tuy nhiên chúng tôi đảm bảo tính linh hoạt tối đa để bạn có thể tập trung nội dung tiết học vào những phần bạn cảm thấy cần tăng cường nhận thức tại nước của bạn.
Chúng tôi hy vọng bộ tài liệu này sẽ hữu ích. Sau khi đã hoàn thiện với các mục tiêu ưu tiên được phản ánh, hãy gửi nó cho càng nhiều trường và nhóm địa phương càng tốt. Số lượng người tham gia tại nước của bạn sẽ chứng minh cho chính phủ khả năng tập hợp đông đảo sự ủng hộ của xã hội và do đó sẽ tăng khả năng chính phủ thực hiện các yêu cầu trong chiến dịch của bạn.




PHẦN TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG
SỰ KIỆN TIẾT HỌC LỚN NHẤT THẾ GIỚI: 23 THÁNG 4 NĂM 2008
Các phần được các thành viên GCE và Ban điều phối sử dụng

  1. Cách lập kế hoạch truyền thông

  2. Các mục đích truyền thông

  3. Các thông điệp chính

  4. Câu hỏi thường gặp

  5. Các con số báo động

  6. Trích dẫn

  7. Mẫu kế hoạch truyền thông

  8. Mẫu thông báo truyền thông

  9. Các website

  10. Tổng kết và Thông tin liên lạc

Каталог: files -> docs
docs -> Về Xoá đói giảm nghèo Hợp phần: Hỗ trợ ctmtqg về XĐGN/Chương trình 135 Cơ quan triển khai: Uỷ ban dân tộc
docs -> Thông báo: Cơ hội tập huấn cho các Tổ hợp tác, Các tổ chức cộng đồng về việc thực hiện Nghị định 151 của Thủ tướng chính phủ tại miền Bắc và miền Nam
docs -> Đơn vị cung cấp dịch vụ cntt hàng đầu tại Khánh Hòa trung tâm cntt vnpt khánh hòA
docs -> State of tennessee
docs -> Trung tâm hợp tác đào tạo quốc tế (ciec) phối hợp với Học viện Quản lý Châu Á tổ chức Khoá học cho các cán bộ quản lý phát triển
docs -> Strengthening the co-operation between Quang Nam and ingos for Poverty reduction and Sustainable development
docs -> Terms of use
docs -> Ethnic Group Province Program Sector
docs -> Date: 17/07/2006 Venue: Oxfam meeting room, Floor 10, 16 Mai Hac De, Hanoi List of participants

tải về 435.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương