Về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân làm chủ nhiệm đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Huế năm 2017


- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành hàng chủ lực của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP. - Sản phẩm khoa học



tải về 0.89 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.89 Mb.
#13594
1   2   3   4   5   6   7   8

- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành hàng chủ lực của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập TPP.


- Sản phẩm khoa học:

+ Số báo đăng nước ngoài: 0

+ Số báo đăng trong nước: 1

+ Số sách xuất bản: 1



Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

- Sản phẩm ứng dụng:

01 báo cáo khoa học

01 bản dự báo những tác động đến ngoại thương

01 bản khuyến nghị các giải pháp hạn chế khó khăn để phát triển ngoại thương với 03 ngành hang chủ lực của Việt Nam



2017

2018

70

70




Trường ĐHKT



Hệ thống thông tin trợ giúp thiết lập cân bằng dây chuyền may nhằm cải thiện năng suất cho các nhà máy may công nghiệp Việt Nam

Mục tiêu:

Để xây dựng thành công một hệ thống thông tin trợ giúp thiết lập cân bằng dây chuyền may nhằm cải thiện năng suất cho các nhà máy may công nghiệp, đề tài sẽ lần lượt thực hiện những mục tiêu chi tiết sau:

- Mô phỏng chuyền may thực tế khi chưa áp dụng kỹ thuật cân bằng chuyền may

- Xây dựng giải thuật máy tính nhằm cân bằng chuyền may dựa trên một loạt các tham số đầu vào nhằm đặc tả đặc điểm của chuyền may

- Mô phỏng chuyền may sau khi đã áp dụng kỹ thuật cân bằng chuyền may

- So sánh năng suất của dây chuyền trước và sau khi áp dụng kỹ thuật cân bằng chuyền may để đưa ra các thông tin trợ giúp người quản lý dây chuyền nhằm nâng cao năng suất, giảm thiểu thời gian dư thừa chờ đợi, đạt được sự đồng đều trong phân bố tay nghề và thời gian làm việc của công nhân

- Xây dựng hệ thống thông tin nhằm tự động hóa việc cân bằng chuyền may.

Nội dung:

- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

+ Khái quát chung về ngành may mặc công nghiệp Việt Nam

+ Khái quát chung về đặc điểm cơ chế quản trị doanh nghiệp trong các công ty may mặc hiện nay

+ Bài toán nâng cao năng suất thông qua cơ chế cân bằng chuyền may

- Mô phỏng chuyền may

+ Đặc tả dây chuyền may công nghiệp

+ Giới thiệu phần mềm mô phỏng ARENA

+ Mô phỏng chuyền may trong thực tế

- Thuật toán cân bằng chuyền may

- Xây dựng hệ thống thông tin trợ giúp thiết lập cân bằng dây chuyền may


- Sản phẩm khoa học:

+ Số báo nước ngoài: 2

+ Số báo trong nước: 0

+ Số sách xuất bản: 0



Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Mô tả sản phẩm dự kiến:

Sản phẩm dự kiến là một hệ thống thông tin hỗ trợ tự động việc cân bằng dây chuyền may dựa trên đặc điểm về dây chuyền sản xuất

Hệ thống thông tin này có thể được cài đặt trên máy tính của người điều hành dây chuyền sản xuất nhằm đưa ra các thông tin trợ giúp giảm thiểu thời gian dư thừa chờ đợi, đạt được sự đồng đều trong phân bố tay nghề và thời gian làm việc của công nhân.


2017

2018

70

70




Trường ĐHKT



Giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

Phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, đề tài bước đầu tiếp cận và đánh giá thực trạng giảm nghèo theo hướng đa chiều ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.



Nội dung:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo, giảm nghèo bền vững.

- Đánh giá thực trạng giảm nghèo ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế (bước đầu tiếp cận thực trạng giảm nghèo từ đơn chiều sang đa chiều)

- Giải pháp giảm nghèo bền vững ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế




- Sản phẩm khoa học:

+ Số báo đăng nước ngoài: 0

+ Số báo đăng trong nước: 1

+ Số sách xuất bản: 0



Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

- Sản phẩm ứng dụng:

+ Mô tả sản phẩm dự kiến:

- 01 bộ câu hỏi và kết quả điều tra về giảm nghèo

- 01 bộ giải pháp giảm nghèo bền vững

- 01 báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu về giảm nghèo bền vững



2017

2018

70

70




Trường ĐHKT



Ảnh hưởng của cơ chế quản trị doanh nghiệp đến chất lượng kiểm toán ở Việt Nam

Mục tiêu:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng kiểm toán và cơ chế quản trị doanh nghiệp của các công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

- Đánh giá mối liên hệ giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

- Đưa ra một số ý kiến đóng góp đối với cơ quan quản lý kiểm toán độc lập ở Việt Nam và đối với người sử dụng thông tin tài chính doanh nghiệp.



Nội dung:

- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

+ Khái quát chung về kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay

+ Khái quát chung về đặc điểm cơ chế quản trị doanh nghiệp trong các công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

+ Chất lượng kiểm toán và các phương pháp đo lường chất lượng kiểm toán

+ Thực trạng chất lượng kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập hiện nay ở Việt Nam

+ Mô hình nghiên cứu đề xuất



- Nghiên cứu mối liên hệ giữa cơ chế quản trị doanh nghiệp và chất lượng kiểm toán ở các công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Thảo luận kết quả nghiên cứu và những đóng góp của đề tài

- Sản phẩm khoa học:

+ Số báo đăng nước ngoài: 1

+ Số báo đăng trong nước: 1

+ Số sách xuất bản: 0



Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

- Sản phẩm ứng dụng:

01 bản mô tả cơ chế quản trị doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam

01 Bản đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng kiểm toán


2017

2018

70

70




Trường ĐHKT



Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Mục tiêu:

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy du lịch địa phương.



Nội dung:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững.

+ Đánh giá thực trạng của phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế.



- Sản phẩm khoa học:

+ Số báo trong nước: 02

+ Số sách xuất bản: 0

Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

Sản phẩm ứng dụng:

01 báo cáo khoa học

01 bộ giải pháp được ứng dụng


2017

2018

70

70




Trường ĐHKT



Quan hệ lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Mục tiêu:

Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa thiên Huế, chỉ ra những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân.



Nội dung:

- Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động.

- Phân tích thực trạng quan hệ lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa thiên Huế trong giai đoạn từ nay năm 2006 đến nay.

- Đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động, bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao động trong doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa thiên Huế.



- Sản phẩm khoa học:

+ Số báo trong nước: 1

+ Số sách xuất bản: 0

Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

Sản phẩm đầu ra:

01 báo cáo khoa học

01 bộ giải pháp khuyến cáo để đảm bảo lợi ích cho cả 2 bên (chủ doing nghiệp và người lao động)


2017

2018

70

70




Trường ĐHKT



Vận dụng Lý thuyết đánh giá của Ngữ pháp chức năng hệ thống phân tích đặc điểm ngôn ngữ biểu hiện sự đánh giá trong các diễn ngôn thuộc một số thể loại ngôn ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt và một số kiến nghị trong giảng dạy và sử dụng ngôn ngữ


Mục tiêu:

- Mô tả đặc điểm ngữ dụng, từ vựng-ngữ nghĩa, ngữ pháp (cú pháp và từ pháp), của các phương thức đánh giá được sử dụng trong các diễn ngôn..

- Đối chiếu những đặc điểm ngôn ngữ của ngôn ngữ đánh giá tiếng Anh và tiếng Việt.

- Đề xuất một số ứng dụng trong dạy diễn đạt đánh giá bằng văn bản và ngôn bản.



Nội dung:

- Cơ sở lý luận của đề tài dựa vào lý thuyết ngôn ngữ đánh giá thuộc trường phái ngữ pháp chức năng-hệ thống.

- Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp chung: thu thập, thông kê, phân loại, khái quát hóa (dự kiến sử dụng 50 diễn ngôn thuộc 5 thể loại khác nhau để tìm ra các phương thức và phương tiện biểu hiện sự đánh giá).

* Phương pháp phân tích: Phương pháp định tính và định lượng mô tả và đối chiếu các phương thức và đặc điểm ngữ dụng, ngữ nghĩa, ngữ pháp và từ vựng biểu hiện sự đánh giá.

- Kết quả dự kiến:

- Mô tả đặc điểm ngôn ngữ của ngôn ngữ đánh giá tiếng Anh và tiếng Việt về các bình diện: phương thức biểu hiện đánh giá, đặc điểm ngữ dụng, đặc điểm từ vựng-ngữ nghĩa, đặc điểm ngữ pháp.

- Tìm ra những tương đồng và dị biệt về ngôn ngữ đánh giá tiếng Anh và tiếng Việt về các bình diện biểu hiện, ngữ dụng, từ vựng-ngữ nghĩa, ngữ pháp.

- Đề xuất một số vận dụng vào giảng dạy năng lực biểu hiện sự đánh giá qua các kỹ năng viết, nói….




Sản phẩm khoa học:

- 02 bài báo đăng tạp chí trong nước



Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

Sản phẩm đầu ra:

(Hội đồng chuyên môn bỏ sung các sản phẩm ứng dụng trong đào tạo hay nghiên cứu dưới dạng: cẩm nang, tài liệu tham khảo...)

2017

2018

60

60




Trường ĐHNN



Khảo sát nhận thức của sinh viên ngành tiếng Pháp đối với chuẩn đầu ra năng lực tiếng Pháp và tác động của chuẩn đầu ra lên hoạt động học của sinh viên


Mục tiêu:

- Đề tài này được thực hiện nhằm xác định nhận thức của sinh viên năm thứ 1 và thứ 4 về chuẩn đầu ra năng lực tiếng Pháp; Xác định kiến thức của sinh viên về các biểu hiện của chuẩn đầu ra và nghiên cứu tác động của chuẩn đầu ra này lên hoạt động học của sinh viên.



Nội dung:

- Tìm hiểu chuẩn đầu ra trong đào tạo ngoại ngữ cũng như tầm quan trọng trong nhận thức của người học về chuẩn đầu ra

- Tìm hiểu tình hình xây dựng chuẩn đầu ra tại Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu tim hiểu đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 và chuẩn đầu ra ngoại ngữ nói chung và xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên khoa tiếng Pháp tại Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế nói riêng.

- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên ngành tiếng Pháp về chuẩn đầu ra năng lực tiếng Pháp cũng như tìm hiểu tác động của chuẩn đầu ra lên hoạt động học của sinh viên ngành tiếng Pháp, thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học của sinh viên và sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy cho giáo viên.


Sản phẩm khoa học:

- 01 bài báo đăng tạp chí quốc tế

- 02 bài báo đăng tạp chí trong nước

Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

Sản phẩm đầu ra:

(Hội đồng chuyên môn bỏ sung các sản phẩm ứng dụng trong đào tạo hay nghiên cứu dưới dạng: cẩm nang, tài liệu tham khảo...)


2017

2018

60

60




Trường ĐHNN



Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá của tiếng Hán dưới góc nhìn của Ngữ pháp chức năng hệ thống và vận dụng vào dạy học tiếng Hán tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Mục tiêu:

- Nghiên cứu tìm ra những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá trong tiếng Hán trên các bình diện cấu trúc ngữ pháp, từ vựng theo các cấu trúc chuyển tác và cấu trúc tình thái dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng hệ thống .

- Phân tích những nhân tố văn hóa, ngôn ngữ, chính trị xã hội chi phối và ảnh hưởng đến những đặc điểm này.

- Đưa ra một số đề xuất nhằm vận dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên khoa tiếng Trung trường ĐHNN, ĐH Huế



Nội dung:

- Thống kê phân loại các mô hình cấu trúc ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá trong tiếng Hán. ( cấu trúc chức năng, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc tình thái, từ ngữ, kết cấu từ ngữ, chủ đề sử dụng, thủ pháp tu từ....)

- Miêu tả đặc điểm của ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá trong tiếng Hán theo ba siêu chức năng của ngôn ngữ của Ngữ pháp chức năng hệ thống bao gồm các đặc điểm từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp, cấu trúc tình thái và chiến lược đánh giá được sử dụng trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.

- Phân tích, nghiên cứu để thấy được sự ảnh hưởng của nhân tố văn hóa, chính trị, xã hội đến ngôn ngữ biểu thị sự đánh giá trong tiếng Hán.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào dạy học tiếng Hán cho sinh viên khoa tiếng Trung trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế.


Sản phẩm khoa học:

- 02 bài báo đăng tạp chí trong nước



Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

Sản phẩm đầu ra:

(Hội đồng chuyên môn bỏ sung các sản phẩm ứng dụng trong đào tạo hay nghiên cứu dưới dạng: cẩm nang, tài liệu tham khảo...)

2017

2018

60

60




Trường ĐHNN



Đánh giá giáo trình thực hành tiếng trình độ sơ, trung cấp đang giảng dạy tại khoa tiếng Trung trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế --- Giải pháp và Kiến nghị trong biên soạn giáo trình

Mục tiêu:

- Xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí vai trò của giáo trình trong hoạt động dạy học tiếng Trung nói riêng và dạy học ngoại ngữ nói chung.

- Làm rõ được thực trạng về giáo trình thực hành tiếng trình độ sơ và trung cấp đang giảng dạy tại khoa tiếng Trung trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế hiện nay.

- Đề xuất được các giải pháp và kiến nghị trong việc lựa chọn và biên soạn giáo trình thực hành tiếng tiếng Trung trình độ sơ và trung cấp.



Nội dung:

- Phân tích cơ sở khoa học về đánh giá và biên soạn giáo trình

- Tổng quan điều tra, thống kê, phân tích và thảo luận thực trạng giáo trình thực hành tiến trình độ sơ và trung cấp đang giảng dạy tại khoa tiếng Trung trên các phương diện cấu trúc (như Tổng thiết kế, kết cấu khung, ngữ liệu bài khóa, kết cấu bài tập) và các yếu tố cấu thành ( như ngữ âm, văn tự, từ vựng, chủ điểm ngữ pháp, yếu tố văn hóa)

- Rút ra được các kết luận khoa học làm cơ sở cho đánh giá và thực nghiệm đánh giá giáo trình

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp hữu hiệu và kịp thời khi lựa chọn và biên soạn giáo trình như: Tính định hướng, tính chỉnh thể và hệ thống, giải quyết vấn đề đơn nguyên và đa nguyên văn hóa, tính phổ quát và thực tiễn, tính ưu tiên trong xây dựng chương trình.


Sản phẩm khoa học:

- 02 bài báo đăng tạp chí trong nước



Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

Sản phẩm đầu ra:

(Hội đồng chuyên môn bỏ sung các sản phẩm ứng dụng trong đào tạo hay nghiên cứu dưới dạng: cẩm nang, tài liệu tham khảo...)

2017

2018

60

60




Trường ĐHNN



Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hành vi từ chối trong tiếng Việt và tiếng Nga


Mục tiêu:

- Đề tài đặt ra mục tiêu đi sâu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ (mô hình cấu trúc) và đặc điểm văn hoá (nghi thức nói năng) của hành vi từ chối trong tiếng Việt và tiếng Nga.

  - Chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về mặt ngôn ngữ và văn hóa của hành vi từ chối trong hai thứ tiếng, qua đó giúp khắc phục các lỗi về ngữ pháp (cách tạo ra các phát ngôn), cách nói năng, ứng xử (văn hoá ứng xử) trong trong từng bối cảnh  giao tiếp cụ thể.                        

  - Đưa ra một số đề xuất liên quan đến nội dung giáo trình, phương pháp dạy-học tiếng Việt,tiếng Nga như một ngoại ngữ.



Nội dung:

 - Thống kê, phân loại các mô hình cấu trúc của hành vi từ chối trong tiếng Việt và tiếng Nga, bao gồm hành vi từ chối trực tiếp và hành vi từ chối gián tiếp;

- Miêu tả đặc điểm ngôn ngữ của từng mô hình cấu trúc của hành vi từ chối trực tiếp và gián tiếp trong hai thứ tiếng

-  Miêu tả đặc điểm văn hóa của hành vi từ chối trực tiếp và gián tiếp (cách nói năng) trong hai ngôn ngữ.

- Đối chiếu nhằm chỉ ra những nét giống và khác nhau về mặt ngôn ngữ và văn hóa của cách nói năng biểu thị từ chối trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Việt và tiếng Nga.


Sản phẩm khoa học:

- 02 bài báo đăng tạp chí trong nước



Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

Sản phẩm đầu ra:

(Hội đồng chuyên môn bỏ sung các sản phẩm ứng dụng trong đào tạo hay nghiên cứu dưới dạng: cẩm nang, tài liệu tham khảo...)

2017

2018

60

60




Trường ĐHNN



Nghiên cứu chiến lược xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh học thuật của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh tại Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế


Mục tiêu:

- Điều tra các chiến lược của sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh sử dụng để xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh học thuật

- Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy học từ vựng tiếng Anh học thuật.

Nội dung:

- Cơ sở lý luận: cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề từ vựng tiếng Anh học thuật, tầm quan trọng của từ vựng tiếng Anh học thuật và các chiến lược xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh học thuật.

- Nêu rõ mục tiêu và vấn đề nghiên cứu, tập trung vào các chiến lược nâng cao vốn từ vựng học thuật.

- Phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và các nước khác liên quan đến vấn đề xây dựng vốn từ vựng Tiếng Anh học thuật

- Mô tả và lý giải phương pháp nghiên cứu được chọn lựa, khách thể, công cụ thu số liệu và cách phân tích số liệu.

- Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu.

- Đề xuất kiến nghị cho việc dạy và học từ vựng tiếng Anh học thuật.


Sản phẩm khoa học:

- 01 bài báo đăng tạp chí quốc tế

- 02 bài báo đăng tạp chí trong nước

Sản phẩm đào tạo:

01 Thạc sĩ/2 bác sĩ/cử nhân/kỹ sư

Sản phẩm đầu ra:

(Hội đồng chuyên môn bỏ sung các sản phẩm ứng dụng trong đào tạo hay nghiên cứu dưới dạng: cẩm nang, tài liệu tham khảo...)


2017

2018

60

60




Trường ĐHNN



So sánh từ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt với từ Hán tương đương hiện nay - đề xuất một số kiến nghị để xây dựng chương trình giảng dạy các học phần lý thuyết tiếng

Mục tiêu:

- Khảo sát đặc điểm của từ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt với từ Hán tương đương hiện nay.

- Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa từ vay mượn tiếng Hán với từ Hán tương đương hiện nay trên các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng. Trên cơ sở đó đi sâu phân tích thói quen tư duy, đặc trưng tâm lý, truyền thống văn hoá của hai dân tộc được thể hiện thông qua hình thức biến đổi ngữ nghĩa.

- Vận dụng kết quả nghiên cứu để đưa ra một số đề xuất để xây dựng chương trình giảng dạy các học phần lý thuyết tiếng hiện nay.

- Cung cấp cở sở lý luận trọng trong việc nghiên cứu lịch sử phát triển từ vựng tiếng Việt và tiếng Hán.


Каталог: portal -> data
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> 06-1/tncn (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/tt-btc ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính) CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
data -> 01/htbt (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/tt-btc ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính) ẫu số: 10/gtgt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
data -> MẪu số 02 (ban hành kèm theo Thông tư số 06/2009/tt-bca-c11 ngày 11/3/2009 của Bộ Công an) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
data -> QUỐc hội cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
data -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn bộ TÀi chính
data -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
data -> ĐƠn xin đĂng ký biếN ĐỘng về SỬ DỤng đẤt kính gửi
data -> PHỤ LỤC 13 Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

tải về 0.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương