Vẻ Vang Dân Việt tại Hải Ngoại Diễn Đàn Hạt Nắng > Thư Viện


Carol Huỳnh - Ngôi sao vàng Olympic Canada



tải về 385.89 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2016
Kích385.89 Kb.
#31716
1   2   3   4   5   6   7

Carol Huỳnh - Ngôi sao vàng Olympic Canada
Canada's Carol Huynh (C) celebrates after defeating Japan's Chiharu Icho during their women's 48kg gold medal match at the 2008 Beijing Olympic Games on August 16, 2008. Huynh beat Icho to win the gold.

Năm 2008, Carol Huỳnh trở thành niềm tự hào của cộng đồng người Việt khi trở thành vận động viên đầu tiên của Canada đoạt huy chương vàng môn vật tự do tại Olympic Bắc Kinh. Ít ai biết khi còn ở Việt Nam, gia đình cô gái vàng này đã phải kiếm sống bằng đủ mọi nghề gồm cả thu mua phế liệu, bán đồ lưu niệm dạo…

Ngày 14.7.2008, các ngôi sao thể thao hàng đầu của Canada từ nhiều bộ môn đã trao một tấm séc trị giá tương đương 15.000 USD cho KidSport, tổ chức thể thao từ thiện cho trẻ em. Nữ đô vật Carol Huỳnh đã nói với các em tại Kid Sport rằng: “Khi chơi thể thao, đừng quan tâm vào phần trăm những người được chọn dự Olympic. Cứ tập và chơi vì sức khỏe của mọi người, đó mới là điều tuyệt vời nhất”. Đúng như Carol Huỳnh nói, số người tập thể thao tại Canada và mơ ước dự Olympic rất nhiều nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số đó được tranh tài tại Thế vận hội. Và số người có thể đứng trên bục vinh quang thế giới lại càng hiếm nhưng Carol Huỳnh có mặt trong số đó.

Năm 2008, Carol Huỳnh trở thành niềm tự hào cho cộng đồng người Việt khi cô trở thành vận động viên đầu tiên của Canada đoạt huy chương vàng môn vật tự do ở Olympic Bắc Kinh. Trước đó, người đạt thành tích cao nhất cho bộ môn vật của Canada chỉ là tấm huy chương bạc của Tonya Verbeek tại Athens 2004. Báo chí Canada khi đó cũng tràn ngập những lời ca ngợi về cô gái nhỏ nhắn đã mang HCV đầu tiên cho Canada tại Olympic Bắc Kinh. Để có được thành công như vậy, Carol Huỳnh đã phải khổ luyện trong một thời gian dài và được sự hậu thuẫn lớn từ gia đình.

Theo Carol Huỳnh, cha cô – ông Huỳnh Viêm là một người Trung Hoa sang Việt Nam từ khi 3 tuổi, còn mẹ cô – bà Trịnh Mai là người sinh ra tại Việt Nam. Cả hai đều không phải là dân chơi thể thao chuyên nghiệp mà là những người rất bình thường. Khi còn ở Việt Nam, họ đã phải kiếm sống bằng đủ mọi nghề gồm cả thu mua phế liệu, bán đồ lưu niệm dạo… Khi họ sang Canada và sinh Carol Huỳnh, cuộc sống cũng rất vất vả, ông Viêm làm công nhân tại một xưởng mộc còn bà Mai làm tại một cửa hàng ăn. Phải mãi sau này, họ mới đủ tiền để mở một khách sạn nhỏ nhưng năm 2008, họ đã bán khách sạn đó để có tiền sang Trung Quốc cổ vũ Carol Huỳnh.

Cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của cha mẹ ảnh hưởng tích cực đến Carol Huỳnh. Trong giờ phút đăng quang tại Thế vận hội, Carol Huỳnh đã nói trên tờ The Globe and Mail: “Cha mẹ tôi luôn lao động vất vả để có một tương lai tươi sáng hơn. Tôi chắc chắn đã học được nhiều điều từ họ”. Khi chưa nổi tiếng, để chăm lo cho cuộc sống, Carol Huỳnh phải làm nhân viên tại Talisman Centre với công việc được cô mô tả là: “Tư vấn sức khỏe cho mọi người, đảm bảo mọi trang thiết bị tại Talisman Centre luôn sạch sẽ và sẵn sàng giúp đỡ mọi người tại đó”.

Carol Huỳnh bắt đầu tập đấu vật từ năm 15 tuổi và con đường đưa cô đến bộ môn thể thao mà nữ giới ít quan tâm xuất phát từ người chị. “Chị tôi là một trong những thành viên đầu tiên của đội vật nữ ở trường trung học. Chị đã khuyến khích tôi và một người em gái khác tham gia bộ môn này. Tôi nhận thấy chị ấy luôn vui vẻ và có thân hình đẹp từ khi tập đấu vật. Vì vậy, tôi cùng nhiều bạn gái khác đã gia nhập đội vật của nhà trường. Đấu vật rất thú vị và nhiều thử thách. Tôi cảm thấy rất thú vị mỗi khi vượt qua được các thử thách. Là một môn đối kháng, nó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng bản thân. Nhưng nó cũng là bộ môn thể thao đồng đội vì bạn luôn cần có sự giúp đỡ của HLV và bạn bè”, Carol Huỳnh tâm sự.

Khi tài năng được phát hiện và chuyển sang tập chuyên nghiệp, Carol Huỳnh phải hy sinh nhiều thứ. Theo Carol Huỳnh, khó khăn nhất khi trở thành vận động viên chuyên nghiệp là những đợt tập huấn xa nhà vì cô vốn quen sống gần gia đình. Carol Huỳnh cũng chịu nhiều thất bại và cay đắng, nhất là khi không được chọn vào tuyển Canada tranh tài tại Olympic 2004. Khi đó, Carol Huỳnh đã xuống tinh thần và có ý nghĩ thôi đấu vật nhưng rồi sự động viên của người thân đã giúp cô vượt qua cú sốc.

Giờ đã trở thành một ngôi sao nhưng Carol Huỳnh vẫn giữ cuộc sống bình thường. Mỗi tuần, cô vẫn tập 5 ngày đều đặn, dành thời gian chăm sóc cho chồng con và chơi các môn thể thao khác. Nhưng sang năm, cô có thể sẽ lại phải quay về chế độ tập luyện khắt khe để chuẩn bị tranh tài tại Olympic 2012.

Người Việt Tại NASA

Eugene Trinh (Trịnh Hữu Châu) người thứ hai từ phải và phi hành đoàn Columbia

Ðược làm việc cho Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) là ước mơ của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Suốt 40 năm qua, tại đây đã ghi lại nhiều dấu ấn của các nhà khoa học Việt Nam.

Dù chưa có thống kê chính thức nhưng ước tính có thể lên đến vài trăm nhà khoa học Việt đang làm việc cho NASA. Chỉ riêng Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở bang California, hiện đã có khoảng 100 chuyên gia người Việt.

Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh
Nếu có dịp thăm phòng trưng bày thành tựu chinh phục không gian của NASA ở Trung tâm điều khiển bay ở Houston, bang Texas, bạn sẽ thấy tên của một người Việt được trang trọng tôn vinh: GS.TS toán học Nguyễn Xuân Vinh.

Ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Ðại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian vào năm 1962 với công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên Mặt Trăng thành công và sau này được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất.

Ngoài ra, ông còn dạy về không gian tại Ðại học Michigan (Mỹ), Trường Cao đẳng quốc gia nghiên cứu Hàng không và Không gian (Pháp) và phụ trách môn toán học ứng dụng tại Ðại học Thanh Hoa (Ðài Loan).

Tiến sĩ Trịnh Hữu Châu
Trên một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu vũ trụ con thoi Columbia của Mỹ có một phi hành gia gốc Việt. Ðó là TS. Vật lý Thiên văn Eugene H. Trinh, tên Việt là Trịnh Hữu Châu, làm việc tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA.

TS. Châu, sinh năm 1950 tại Sài Gòn, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Ðại học Yale năm 1977. Ông từng là giám đốc Bộ phận nghiên cứu Vật lý tại Tổng hành dinh của NASA và hiện là giám đốc Bộ phận Khoa học tự nhiên của NASA tại Washington.

Năm 1992, ông đã thực hiện chuyến bay trên tàu vũ trụ con thoi Columbia mang ký hiệu là STS-50 (chuyến bay thứ 50 của tàu vũ trụ con thoi) cùng đoàn phi hành 7 người và đây là một trong những chuyến bay dài ngày nhất trong chương trình tàu con thoi vũ trụ của Mỹ (kéo dài 13 ngày 19 giờ 30 phút, từ 25.6.1992-9.7.1992). Thông thường, các chuyến bay khác chỉ kéo dài khoảng 1 tuần. TS. Châu cũng đã có trên 40 công trình nghiên cứu khoa học, là thành viên của nhiều hiệp hội tại Mỹ và Châu Âu. Ông cũng nhận được nhiều huy chương của NASA, trong đó có Huy chương Phi hành gia vũ trụ và Huy chương Thành tựu khoa học xuất sắc.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến
Cùng làm việc tại JPL của NASA còn có TS. Nguyễn Thành Tiến, người đã được NASA trao tặng Huy chương ngoại hạng vì những đóng góp trong chương trình đưa trạm thăm dò Galileo lên thám hiểm sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời. Trạm thăm dò này phóng ngày 19.10.1989 sau khi đi mất 6 năm trên chặng đường dài 4 tỉ kilômét, ngày 7.12.1995 đã đến bầu khí quyển sao Mộc, đo nhiệt độ, áp suất, thành phần khí quyển sao Mộc và truyền kết quả về Trái Ðất.

Tiến sĩ Bùi Trí Trọng
Một trong những tên tuổi của ngành hàng không thế giới được ghi nhận có cái tên Bùi Trí Trọng (sinh 1965 tại Sài Gòn), TS. Hàng không và Không gian Ðại học Stanford. Ông hiện đang làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Glenn của NASA, chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các loại hoả tiễn.

Tiến sĩ Bruce Vu (Thanh Vũ)
Bảo vệ tiến sĩ ngành kỹ sư hàng không Ðại học Mississippi năm 1999, TS. Thanh Vũ về làm việc cho Trung tâm Marshall của NASA, chuyên chế tạo các hệ thống giả lập trên máy tính để nghiên cứu động học chất lỏng, những chuyển động của khí và chất lỏng có thể tác động đến các phương tiện lưu giữ, lắp ráp và phóng phi thuyền con thoi. Hiện nay, ông đang làm việc ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, nghiên cứu cách ứng dụng công nghệ nano để chế tạo những máy tính có kích thước nhỏ như tế bào.

Tiến sĩ Ðinh Bá Tiến
Khác với các tiến sĩ gốc Việt khác đang làm việc ở NASA, họ hầu hết được đào tạo tại nước ngoài, TS. Ðinh Bá Tiến trước khi sang Anh là giảng viên Ðại học Khoa học tự nhiên tại Sài Gòn. Năm 2004, lúc mới 25 tuổi, khi đang theo học chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về tin học tại Ðại học Huddersfield (Anh), Ðinh Bá Tiến đã chiến thắng hàng trăm ứng viên khác trên toàn cầu và được tuyển dụng vào chương trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của NASA để chế tạo các phần mềm điều khiển robot, phi thuyền tự hành.

Đặng Vũ Thiên Thanh Nhà khoa học tiên phong người Việt tại Đại học Harvard


Đầu năm 2009, cái tên Đặng Vũ Thiên Thanh đã xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn ở Bỉ với những lời đánh giá cao về tài năng của nhà khoa học người Việt Nam này.

Sau khi tốt nghiệp Y khoa hạng tối ưu tại Đại học Liège (Bỉ), anh đã giành được nhiều giải thưởng xuất sắc và là bác sĩ thành viên trẻ nhất của Hội Bác sĩ quốc gia Bỉ. Giờ đây, Đặng Vũ Thiên Thanh đang là Tiến sĩ khoa học đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu bộ não người đầy mới mẻ của thế giới.

Đứa con của mảnh đất truyền thống khoa bảng

Là nhà khoa học người Việt Nam đang trưởng thành tại Bỉ, nhưng Đặng Vũ Thiên Thanh (Thanh Dang Vu) được sinh ra ở Việt Nam. Quê gốc của Thanh chính là làng Hoành Thiện ở tỉnh Nam Định, mảnh đất nổi tiếng về truyền thống khoa bảng. Theo Đặng Vũ Thiên Thanh gia đình anh thuộc một trong những dòng họ được nhiều người biết đến về sự hiếu học. Trong đó, người bác ruột của Thanh chính là Giáo sư Đặng Vũ Khiêu - một nhà văn hóa, học giả nổi tiếng đã từng là Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học Việt Nam.

Khi mới được 2 tuổi Đặng Vũ Thiên Thanh theo cha mẹ sang Bỉ sinh sống. "Tuổi thơ của tôi cũng bình thường như những đứa trẻ khác, có điều tôi nhớ là khi đứa em kế tiếp ra đời, khi đó tôi chỉ mới sáu tuổi nhưng cảm thấy vui mừng hết biết luôn vì mình đã không còn là "đứa con nít" duy nhất trong nhà!", Thanh kể lại.

Sống ở nơi đất khách quê người, cha anh, ông Đặng Vũ Toàn luôn xem cậu con cả Đặng Vũ Thiên Thanh như một người bạn để hàn huyên tâm sự mỗi khi có một chút rảnh rỗi để nhớ về quê hương Việt Nam. "Điều quan trọng mà tôi luôn nói với các con là nếu muốn tìm hạnh phúc của hòa bình và sự bác ái trong sự nghiệp, các con nên tìm vui thú trên lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, vì nơi đó mọi biên giới, kỳ thị, giai cấp... đều bị xóa bỏ".



Thành viên trẻ nhất của Hội Bác sĩ quốc gia Bỉ

Ở bậc học phổ thông, với đức tính thông minh, ham học sẵn có của mình, Đặng Vũ Thiên Thanh luôn đạt thành tích học tập xuất sắc Sau khi tốt nghiệp trung học, anh theo học tại khoa Y , Đại học Liège của Bỉ.

Đại học Liège thành lập năm 1817, là một trường Đại học có truyền thống lâu đời. Trường Đại học này là một trong những ngôi trường châu Âu danh tiếng nhất với các khoa, các ban, các ngành học phong phú, được coi là "trường đại học của châu Âu". Không chỉ vì Đại học Liège nằm ở trung tâm của châu Âu, mà Đại học này còn là một trường điểm của châu Âu với 26 trường và có trên 40.000 sinh viên đến từ nhiều quốc gia. Trường đại học Liège luôn hoà nhập cùng cái năng động của châu Âu, là nơi hội tụ họp những bạn trẻ sinh viên từ khắp nơi cùng đến tìm kiến thức.

Tại Trường đại học nổi tiếng châu Âu này, chàng sinh viên người Việt Nam Đặng Vũ Thiên Thanh luôn giành được sự nể phục của bạn bè quốc tế bởi tài năng và lòng đam mê đối với lĩnh vực nghiên cứu còn đầy mới mẻ là ngành nghiên cứu não bộ, trí nhớ và thần kinh. Năm 2004, khi mới 23 tuổi, Đặng Vũ Thiên Thanh đã xuất sắc tốt nghiệp Y khoa hạng tối ưu tại Đại học Liège, và trở thành bác sĩ chính quy, thành viên trẻ nhất của Hội Bác sĩ quốc gia Bỉ. Thời gian đó, Bác sĩ Đặng Vũ Thiên Thanh đã trở thành đề tài được báo chí tại Bỉ đưa tin và tìm kiếm để phỏng vấn.



Vị Tiến sĩ xuất sắc với 12 giải thưởng lớn

Với những kiến thức chuyên ngành học được tại Đại học Liège, Đặng Vũ Thiên Thanh quyết định sẽ chuyển sang tập trung nghiên cứu và làm luận án Tiến sĩ khoa học về giấc ngủ. Đây là ngành nghiên cứu mới được các nhà khoa học trên thế giới bước đầu nghiên cứu từ đầu thế kỷ 21.

Trải qua 4 năm nghiên cứu, chàng thanh niên gốc Việt này đã bảo vệ xuất sắc luận văn Tiến sĩ khoa học về giấc ngủ. Không chỉ vậy, trong hơn 4 năm qua, nhà nghiên cứu người Việt này thể hiện tài năng của mình khi từ đến nay đã giành được 12 giải thưởng lớn của Bỉ, châu Âu và cả giải thưởng quốc tế nghiên cứu về giấc ngủ trao tại Mỹ.

Vào ngày 30/9/2008, khi tiến sĩ khoa học người Việt này vừa tròn 28 tuổi, Viện hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ (PNAS) đã công bố một công trình nghiên cứu về giấc ngủ quan trọng do anh lãnh đạo: đó là phát minh mang tên "Não vẫn tỉnh ngay cả khi trong giấc ngủ sâu" (Brain still awake even during deep sleep).

Đây là một công trình nghiên cứu cho thấy rõ rằng não bộ của chúng ta vẫn còn thức khi con người đang trong giấc ngủ sâu. Nghiên cứu về giấc ngủ này được các nhà khoa học đánh giá rất cao và công trình nhanh chóng được phổ biến bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Phát minh về giấc ngủ này đã được những trường đại học nổi tiếng ở những quốc gia châu Âu, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... giới thiệu và sẽ tiếp tục là cở sở cho những khám phá sâu rộng hơn trong nghiên cứu về giấc ngủ cũng như ngành Y khoa trong tương lai.

Nhà khoa học tiên phong về giấc ngủ và não học

Trở thành một trong những nhà khoa học tiên phong trên thế giới chuyên nghiên cứu về ngành não học, Tiến sĩ Đặng Vũ Thiên Thanh thường xuyên phải xa nhà. Cùng với các nhà khoa học trên thế giới, Đặng Vũ Thiên Thanh đang có nhiều đóng góp quan trọng cho nỗ lực nghiên cứu về giấc ngủ nhằm tìm ra những phương pháp để giúp cho mọi người cải thiện được vấn đề sức khoẻ quan trọng này. Với những thành công đã đạt được, nhà khoa học xuất sắc người Việt này đang đứng trước một tương lai đầy hứa hẹn, vì anh còn rất trẻ.

Trước mắt, Tiến sĩ Đặng Vũ Thiên Thanh còn rất nhiều công việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy đang chờ anh. Một trong những công việc mà anh đang chuẩn bị là chương trình hậu Tiến sĩ và làm việc hai năm tại khoa thần kinh học, Bệnh viện Massachusetts General của Đại học Harvard HMS (Mỹ).

Tại Đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ này, Tiến sĩ Đặng Vũ Thiên Thanh sẽ được áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học của anh vào thực tế, tổ chức và thiết lập phòng thí nghiệm "Điều trị Giấc Ngủ" (Sleep Medicine) với Đại học Harvard và tham gia chữa bệnh ở khu vực bệnh nhân bị mắc bệnh rối loạn về giấc ngủ và bệnh liên quan đến não trạng.

Muốn chia sẻ kiến thức với những bạn trẻ Việt khắp nơi trên thế giới

Ngoài công việc nghiên cứu khoa học, Tiến sĩ Đặng Vũ Thiên Thanh còn có sở thích chơi piano, đam mê nhạc cổ điển, nhạc thính phòng, đi xem triển lãm nghệ thuật, du lịch...

Tiến sĩ Đặng Vũ Thiên Thanh tâm sự, anh sẽ rất vui nếu được chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về Y khoa của mình cho những bạn trẻ Việt khắp nơi trên thế giới, đặc biệt về lĩnh vực chuyên sâu của anh là thần kinh và ngành não học. "Tôi sẽ rất hãnh diện nếu có thể được đóng góp để cải thiện sức khỏe cho người Việt mình sau khi được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp và thực hành bằng những trang thiết bị tiên tiến".

Tini Trần: nữ phóng viên trên chiến trường Iraq, Afghanistan









Tini Trần là một cô bé Việt Nam đến Hoa Kỳ vào đầu tháng 5, năm 1975, lúc cô chỉ mới ba tuổi rưỡi, ngày nay đã trở thành một người nổi tiếng trong ngành truyền thông Hoa Kỳ vì hiện nay cô là thông tín viên của hãng Thông Tấn AP (Associated Press) tại Bắc Kinh. Cái tên Trần Thiên Hương do cha mẹ cô đặt ngày nay đã không còn ai gọi đến, nhưng trong làng ký giả quốc tế, không ai không biết tới cô gái Việt Nam nhỏ con, gan lì đang nhận một nhiệm vụ khá quan trọng tại Đông Nam Á. Không những cô phụ trách cho hãng thông tấn Hoa Kỳ lớn nhất tại Trung Cộng mà còn hiện diện khắp nơi, từ Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Pakistan, Mã Lai đến Afganistan, Kuwait và tại Iraq trong những ngày Hoa Kỳ mở trận chiên tấn công vào cứ điểm Falluja, Baghdad, để đem về những nguồn tin xác thật, ghi nhận tại chỗ rất giá trị. Bài của Tini Trần thường trực hiện diện trên những tờ báo lớn của nước Mỹ như Washington Post, Wall Street Journal, San Jose Mercury News, Los Angeles Times, Baltimore Sun, Chicago Tribune, Houston Chronicle, Sacramento Bees… và hằng trăm tờ báo khác trên khắp lục địa Hoa Kỳ.

Thân phụ của Tini Trần là Bác Sĩ Trần Văn Thuần, bác sĩ y khoa hành nghề tại Houston và mẹ là Công Huyền Tôn Nữ Mỹ Chương, bà du học ở Iowa từ năm 1963, và về nước năm 1968. Tini Trần sinh tại Saigon vào tháng 6, năm 1971, và cuối tháng 4, năm 1975, theo gia đình được di tản ra Đệ Thất Hạm Đội, đến Subic Bay rời đi Guam và được đưa về định cư tại Alabama. Tini Trần đã học qua nhiều trường trung, tiểu học tại các tiểu bang Alabama, Mississsipi và Texas. Lúc thân phụ của Tini đưa gia đình về định cư và mở phòng mạch tại Houston, sau do Tini bắt đầu theo học đại học, ngành báo chí tại University of Texas tai Austin. Tuy vậy khi thấy Tini thích ngành báo chí thì gia đình nghĩ rằng đây chỉ là một sở thích nhất thời của cô nên khuyến khích Tini hoc thêm ngành luật hành chánh cũng tại đại học này.

Tini Trần tốt nghiệp cử nhân báo chí ưu hạng vào mùa Thu năm 1994, sau đó cô được tuyển dụng ngay cho tờ báo Tennessian tại tiểu bang Tennessee, xuất bản tại thủ phủ Nashville. Nhân tháng 5, năm 1995 là tháng kỷ niệm miền Nam rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt, ban biên tập tờ báo nay cử cô đi Việt Nam cùng với phóng viên ảnh Nancy Rhoda để làm một thiên phóng sự tại Việt Nam sau hai mươi năm Saigon sụp đổ.

Bài báo “Return to Việt Nam” dài 43 trang của cô đã làm chấn động báo giới tại Hoa Kỳ và được nhiều tờ báo mua đăng lại. Có thể nói là chưa có một phóng viên Mỹ nào đi sát thực tế, và có khả năng viết về những vấn đề sâu kín mà ngay chính quyền Cộng Sản Việt Nam lúc bấy giờ cũng không muốn các phóng viên ngoại quốc tò mò để mắt tới. Trong khi chính phủ Việt Nam muốn nói đến thành tích dân sinh thì cặp mắt của Tini Trần và ống kính của phóng viên ảnh đã đi vào những xóm lao động, những bệnh viện, những sinh hoạt của đám trẻ nghèo khó bên những đống rác lớn của Saigon. Lúc bấy giờ Việt Nam chưa cởi mở đến độ cho một phóng viên báo Mỹ đến “thăm dân cho biết sự tình” mà chỉ muốn báo chí nói lên những thành tích và chủ trương của chính phủ, do đó Tini Trần và phóng viên ảnh đã đóng vai một Việt Kiều và du khách để đi đây đó và quan sát tận nơi để hoàn thành một bài viết giá trị, một mẫu mực khó tìm của lối viết phóng sự.
Trong giới truyền thông Hoa Kỳ cũng có lối chào mời “mua đào bán kép” như trong giới cải lương ở quê nhà, do đó mà sau bài phóng sự “Return to Việt Nam” này, Tini Trần đã được nhiều tờ báo mời hợp tác với mức thù lao hứa hẹn rất cao, nhất là hai tờ báo xuất bản trong hai địa phương có nhiều người Việt định cư nhất là tờ Los Angeles Times và tờ San Jose Mercury News. Trong thời gian này, Tini Trần thú nhận là tiếng Việt của mình còn yếu nên có thể gặp phải những trở ngại trong khi di làm phóng sự về sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại địa phương, nên cuối cùng Tini đã chọn tờ San Jose Mercury News vì tại Bắc Cali này, Tini Trần có gia đình bà ngoại và các dì, cậu… có thể cố vấn cho Tini những vấn đề Việt Nam mà cô chưa hiểu một cách sâu sắc. Mặc đầu đã biết Tini Trần về cộng tác với Mercury, Los Angeles Times đã “chiêu dụ” bằng cách mời cô tham quan các cơ sở của tờ báo trong một tuần và lo tất cả chi phí cho cô tại Los Angeles, đồng thời cũng hứa hẹn một mức lương cao hơn tờ Mercury. Tini Trần đã chấp nhận lời mời xuống Nam Cali thăm viếng cơ sở của tờ Los nhưng cuối cùng vẫn giữ ý định ở lại San Jose.
Cộng tác với San Jose Mercury hai năm, Tini Trần đòi hỏi tờ báo này phải để cho cô sang Việt Nam, nhưng vì tờ báo chưa đáp ứng nhu cầu của cô, nên Tini Trần về cộng tác với Los Angeles Times vì chủ biên của tờ này hứa cho cô đi làm phóng sự tại Việt Nam ba tháng. Trong thời gian làm tại Los Angeles, vào cuối năm 1999, Tini Trần cũng đã lăn lộn với nhóm phóng viên của tờ L.A. Times tại khu phố Bolsa để theo dõi và tường thuật vụ Trần Trường và bài tường thuật này đã được một giải thưởng báo chí.

Phải nói là năm 1995 sau khi về Việt Nam và hoàn tất phóng sự “Return to Viet Nam,” Tini Trần đã thấy rõ đời sống của dân chúng, phong cảnh cũng như văn hóa Việt Nam Việt Nam, cô yêu thật sự quê hương mình, nơi mà cô đã theo cha mẹ bỏ ra đi từ lúc mới lên ba. Tini Trần đã đạt được hai mơ ước của mình, một là trở thành một người phóng viên báo chí và hai là được làm việc ngay trên quê hương Việt Nam. Làm việc ở đâu cô cũng muốn nhận những công việc tại Việt Nam, do đó khi hãng thông tấn AP mời cô về cộng tác và đưa cô về Việt Nam làm việc, cô không ngần ngại nhận lời và đã ở đó trong một thời gian dài 5 năm. Ngoài khả năng về nghề nghiệp, Tini Trần là một phóng viên năng nổ, không ngại khó khăn, luôn luôn hoàn thành nhu cầu của hãng đặt ra và cô có những nhận xét được công nhận là sâu sắc. Ban Giám Đốc AP tại New York rất biết tới khả năng của cô và muốn đề bạt cô lên những chức vụ cao hơn và muốn đưa cô đi làm Trưởng Văn Phòng ở các nước khác.

Chỉ vài tháng sau, Tini Trần trở thành Trưởng Văn Phòng AP tại Việt Nam.
Tini Trần quan niệm đây là quê hương mình, đồng bào mình, được sống, hiểu và phục vụ quê hương là điều tốt nhất. Chính trong thời gian làm việc và sinh sống tại Việt Nam, Tini Trần được học hỏi và thông cảm thêm về con người và đời sống Việt Nam, bổ khuyết cho những gì thiếu sót khi cô rời Việt Nam ra đi lúc còn quá nhỏ. Dù thế nào, thì phương tiện sinh sống ở Việt Nam, nhất là tại Hà nội không tốt bằng tại Mỹ, nhưng cô không hề muốn rời nhiệm sở, xa những công việc hằng ngày của một phóng viên mà cô đã yêu thích.

Vào cuối tháng 2, năm 2003, Tini được New York biệt phái sang Kuwait trong khi chờ đợi Mỹ sẽ tấn công vào Iraq. Bốn tuần trong lửa đạn, giao tranh và khủng bố đã làm cho bố mẹ và gia đình cô rất lo lắng. Đến tháng 3, Tini loan báo cho gia đình biết là cô phải ở lại trận địa lâu hơn vì Hoa Kỳ sắp tấn công vào cứ điểm Falluja. Trong thời điểm này vô số bài viết của Tini Trần đã được chuyển đi và trở thành những tin chiến sự hàng đầu trên các báo chí Hoa Kỳ. Sau bốn tháng ở Baghdad, cô đã sang Jordan và báo tin về nhà cho biết cô đã hoàn tất nhiệm vụ, nghỉ ngơi ở Siri Lanka và sắp trở về Hà Nội. Chỉ trong thời gian 4 năm, người phóng viên AP tên Tini Trần đã làm nhiệm vụ tại 22 quốc gia.

Trong cuộc đời làm phóng viên tại Việt Nam, Tini Trần đã tiếp xúc nhiều với cảnh nghèo khó của quê nhà, trẻ em thiếu ăn, đi học không có giày mang, trời lạnh không có đủ áo ấm. Tini thương Việt Nam là thương nỗi nghèo khó, bất hạnh đó và luôn luôn khuyến khích các em cô, hai gái một trai đã tốt nghiệp đại học tại Mỹ, ráng dành thời gian tham gia các công tác thiện nguyện để giúp đồng bào nghèo khổ ở Việt Nam. Do đó các em Tini Trần đã tham gia các tổ chức N.G.O. (Non-goverment-organization) và về nước giúp đồng bào nghèo. Quan điểm của Tini Trần là Việt Nam cần phát triển giáo dục và cải tiến xã hội để nâng cao kiến thức và đời sống của dân chúng.

Cuộc đời của một phóng viên thường trú tại một quốc gia và đôi khi lại trở thành một phóng viên chiến trường bất đắc dĩ như trong nhiều lần cô đã dến Baghdad đầy lửa đạn. Từ năm 2003 đến năm 2005 Tini đã đi Iraq 5 lần, cô luôn luôn xông xáo, năng nổ đi lại và người ta ít gặp cô ở văn phòng, mặc dù chức vụ của cô là Văn Phòng Trưởng AP tại Việt Nam.

Mùa Thu 2006, Tini đã trở về Mỹ, theo một học bổng Fellowship ở Harvard. Để có thể hoạt động cho AP, Tini đã phải theo học tiếng Mandarine 6 tháng tại Mỹ và 3 tháng tại Đài Loan trước khi đi nhận nhiệm sở mới.

Ngày 19 tháng 9, năm 2009 vừa qua, cô Tini Trần đã lập gia đình với Edward Wong, hiện là thông tín viên của tờ New York Times tại Bắc Kinh. Wong cũng tốt nghiệp báo chí tại Đại Học California, Berkeley, và có mặt tại Iraq từ những năm 2003 với vai trò phóng viên báo chí. Tin mới nhất cho biết, Tini Trần đang được AP biệt phái qua Kabul để làm phóng sự tại chiến trường Afganistan, trong dịp Tổng Thống Obama cho tăng quân đến chiến trường này.

Các giải thưởng về báo chí của Tini Trần

* 2005 Associated Press Managing Editors Award – Deadline Reporting AP staff coverage of Asian tsunami

* 2000 – National Headliners Award – 1st Place Coverage of a Major News Event AP coverage of 25th Anniversary of Fall of Saigon, “Vietnam Legacy” – Associated Press Managing Editors Award – Enterprise Reporting AP coverage of 25th Anniversary of Fall of Saigon, “Vietnam Legacy”

* 1999 Los Angeles Times – Top of the Times Award Beat Coverage & Investigative Reporting

* 1995 – Associated Press Managing Editors Award, 1st Place Non-Deadline Writing “Return to Vietnam” Series, The Tennessean – Asian American Journalists Association Award – 2nd Place Asian American Issues “Return to Vietnam” Series, The Tennessean – Green Eyeshade Investigative Awards, Finalist


Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 385.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương