Vẻ Vang Dân Việt tại Hải Ngoại Diễn Đàn Hạt Nắng > Thư Viện


Vicky Thảo Nguyễn - Nhà Khoa Học Gia người Mỹ gốc Việt



tải về 385.89 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2016
Kích385.89 Kb.
#31716
1   2   3   4   5   6   7

Vicky Thảo Nguyễn - Nhà Khoa Học Gia người Mỹ gốc Việt

Hàng năm vào khoảng tháng 11 Tòa Bạch Ốc sẽ trao giải thưởng cho những nhà nghiên cứu trẻ trên toàn quốc, năm nay Tiến Sĩ Vicky Thảo Nguyễn là người tị nạn CS Việt Nam duy nhất được vinh dự lảnh giải cao qúi này.

Giáo Sư Tiến Sĩ Vicky Thảo Nguyễn người Mỹ gốc Việt giảng sư trường đại học Johns Hopkins đã nhận được giải thưởng cao qúi nhất của chính phủ Hoa Kỳ tưởng thưởng cho các nhà khoa học và Kỹ Sư trẻ tài năng trong công trình nghiên cứu đủ mọi ngành khoa học kỹ thuật trong giai đoạn đầu sự nghiệp của họ. Chương trình được chín phân bộ và cơ quan chính phủ hợp tác đề cử những người tài năng nhất.

Vicky Thảo Nguyễn là giảng sư phân khoa kỹ thuật cơ khí sinh học tại JHU’s Whiting School of Engineerring, cô là một trong 100 người đoạt giải thưởng danh dự này, giải có tên “Giải Tổng Thống dành cho khoa học gia và kỹ sư xuất sắc nhất khởi đầu sự nghiệp”

Theo như bản tin của Web Medical News Today và Giám Ðốc ngành Y Khoa trường Ðại Học Johns Hopskin, chuyên khoa phụ trách ngành phục hồi chức năng thần kinh cho biết: Công trình nghiên cứu của Tiến Sĩ Vicky Thảo Nguyễn chủ yếu tập trung vào ngành cơ khí sinh học (biomechanics), độ mềm và độ dẻo của nhựa Polymer (Shape Memory Polymers & Fracture Mechanics of Polymers). Nghiên cứu về sự phát triển và hình thành các cơ chế tiềm ẫn trong não bộ và hệ thần kinh trung ương, cũng như sự tái tạo các mô sau khi bị chấn thương. Vicky Nguyễn còn phát triển phương pháp toán học áp dụng trong vi tính dể dàng nhận biết và dự đoán được sự vận hành cơ học.

Công trình nghiên cứu của Tiến Sĩ Vicky Thảo Nguyễn có tiềm năng về y tế, hàng không vũ trụ và các công nghệ quan trọng đối với quốc phòng và an ninh quốc gia. Một trong những dự án nghiên cứu liên quan đến vận hành cơ khí sinh học về giác mạc của mắt, cô đã cộng tác với viện mắt Wilmer thuộc đại học Johns Hopkins. Hy vọng nghiên cứu của cô sẽ đưa đến phương pháp điều trị tốt nhất cho những người bị bệnh tăng nhãn áp (làm mắt mờ dần) trong tương laị

Khoa học gia Vicky Thào Nguyễn tốt nghiệp Cử Nhân trường đại học MIT và Tiến Sĩ ở trường đại học Stanford. Cô là kỹ thuật viên cao cấp viện Scientist at Sandia National Labs và được mời nghiên cứu tại viện kỹ nghệ cơ khí Max Planck tại Ðức, trước khi cô làm giảng viên trường đại học Johns Hopskin năm 2007. Vicky Nguyễn viết rất nhiều bài nghiên cứu giá trị được đăng tài trên nhiều tạp chí chuyên ngành và nhiều lần đi thuyết trình, tham gia nhiều cuộc hội thảo khoa học trên khắp thế giới.

Tiến Sĩ Thảo Vicky Nguyễn được giải thưởng danh dự của bộ khoa học và công nghệ của chính phủ. Ðây là giải thưởng cao qúi để vinh danh những tài năng hàng đầu của quốc gia trên bước đầu sự nghiệp cho các khoa học gia và Kỹ Sư. Cô Vicky Thảo Nguyễn là người Việt duy nhất nhận giài từ Bộ năng lượng do Bộ Trưởng Steven Chu (người Hoa) đứng đầu.

Danh sách này đã được chính phủ thông báo ngày 10 tháng 07 với lời tuyên bố của Tổng Thống Obama: Với tài năng, sức sáng tạo và sự cống hiến của họ, tôi tin rằng họ sẽ phát triển các lãnh vực đó với những khám phá bất ngờ sẽ giúp chúng ta trên phương diện xử sụng khoa học và công nghệ quốc gia cao hơn, tân tiến hơn và cho cả thế giới nữa.

Giải thưởng cao qúi dành cho bước đường sự nghiệp của các khoa học gia và kỹ sư được Tổng Thống Bill Clinton thành lập năm 1996. Người nhận giải sẽ được phủ trợ cấp cho chương trình nghiên cứu trong vòng 5 năm về một đề tài nằm trong những mục tiêu chính sách. 100 khoa học gia và kỹ sư sẽ nhận giải vào mùa thu này tại thủ đô Washington



Michelle Vũ - Nữ phi công gốc Việt trong phi đội kỵ binh Hoa Kỳ


MOSUL, Iraq - Vừa tốt nghiệp đại học lúc 22 tuổi, tham gia lục quân Hoa Kỳ, học lái máy bay hai năm, sau đó được điều động về trung đoàn kỵ binh 17, rồi cùng đơn vị di chuyển từ Alaska sang Kuwait, rồi sang chiến trường Iraq và đang đóng quân tại căn cứ FOB Diamdback, gần Mosul.

Ðó là đại úy Michelle Vũ, nữ phi công duy nhất trong 35 thành viên phi đội 6-17 CAV. "6-17 CAV" có nghĩa là phi đội 6, trung đoàn 17. CAV có nghĩa là "calvary" (kỵ binh).

Mặc dù là nữ, đại úy Michelle Vũ luôn cố gắng thi hành nhiệm vụ một cách chu đáo và rất tự hào là thành viên của phi đội.

Theo tờ nội san của trung đoàn kỵ binh 17 số ra Tháng Mười, 2008, nữ đại úy gốc Việt này, cư dân Saratoga, một thành phố gần San Jose, cho biết cô "đến Iraq và hiểu tình hình cuộc chiến. Ðây là một vinh dự được cùng các đồng đội chiến đấu" và công việc của cô là "phải hoàn thành nhiệm vụ được giao."

Công việc của phi đội 6-17 CAV hiện nay là tuần tra và bảo vệ bầu trời Mosul, thành phố lớn thứ nhì của Iraq, sau thủ đô Baghdad.

Loại máy bay mà đại úy Michelle Vũ lái là trực thăng OH-58 Kiowa, một loại trực thăng trinh sát, trang bị nhẹ có thể bay rất thấp để yểm trợ các lực lượng dưới mặt đất và không gây tiếng ồn quá lớn.

Trong một email gởi cho gia đình mới đây, đại úy Michelle Vũ kể rằng mỗi lần bay, cô phải mặc bộ đồ bay nặng 50 pound và ngồi một chỗ, bay liên tục sáu giờ đồng hồ.

Theo một người bạn của gia đình, sở dĩ đại úy Michelle Vũ học lái máy bay là muốn theo nghiệp cha, một cựu phi công QLVNCH.

Ngay sau khi tốt nghiệp trung học Lynbrook High School, San Jose, năm 2001, cô gái Michelle đã muốn học lái máy bay.

Nhưng vì thương mẹ không muốn con đi xa, cô học xong cử nhân thương mại tại đại học Cal Poly San Luis Obispo, California, rồi mới vào quân ngũ. Nhưng để chuẩn bị trước, trong lúc học đại học, cô đã tham gia lực lượng trừ bị ROTC.

Cô Michelle Vũ cùng đơn vị đến Iraq vào Tháng Tám, 2008 và vừa được thăng cấp đại úy hồi Tháng Hai



Michelle Vũ và trận bão cát phía sau, gọi là "haboob," dài đến 60 dặm.


Elizabeth Phạm - Nữ Phi Công F18


Cùng một nụ cười xinh tươi, hồn nhiên với vóc dáng oai hùng của người Nữ phi công phản lực F-18 và nét đẹp dịu dàng của người thiếu nữ Việt Nam bình dị trong đêm từ thiện. (hình trên) với tác phong của người phi công chuẩn bị xuất phát, vẩy tay chào người bạn đồng ngũ trên đường băng của hạm đội ngoài khơi ở một vùng biển nào đó ... Hai hình ảnh, hai bối cảnh nhưng cùng một niềm vui ra trận và bên cạnh người chú, ký giả Nguyễn Tấn Lai.

(Seattle) Người can đảm, còn là người biết nhận giá trị đích thực của bản thân mình. Tự vận động chính mình để kiên trì làm việc, chứ không hề tự khen để rồi dẫn đến tự kiêu. Tự tập thói quen đó trong nhiều năm tháng để thúc dục và hun đúc cho nghị lực của mình. Can đảm là khi gặp nguy hiểm tới bản thân, nếu có, thì vẫn kiên trì theo dõi mục tiêu cho tới khi đạt được kết quả còn ngược lại không biết sợ nguy hiểm mà cứ hành động thì sự thể đó gọi là sự liều lĩnh chứ không thể gọi là can đảm được.

Ví dụ : Ngày 02/06/1995 Đại Úy Không Quân Hoa Kỳ Scott O’Grady điều khiển một oanh tạc cơ siêu thanh F-16 bị hỏa tiển SA-6 Địa-Không của địch quân bắn rơi trên bầu trời Bosnia. Đại Úy O’Grady bung dù thoát ra khỏi máy bay và rơi xuống trong một khu rừng rậm dày đặc địch quân sùng lục, tìm bắt. O’Grady phải lũi trốn đến 6 ngày dài trong các buội rậm và đói khát ... Chỉ biết bắt kiến mà ăn cho đở đói, tìm đủ mọi cách để tránh né địch quân trong cùng cực của đói và lạnh nhưng tin tưởng vào khả năng của mình để kiên trì liên lạc được về hậu cứ chứ không chịu đầu hàng ! Hành động nầy là một hành động vô cùng can đảm. Đại Tá TQLC Hoa Kỳ Martin Berndt dẫn 40 binh sĩ, không ngại nguy nan với hai chiếc trực thăng H.53 cất cánh từ một căn cứ ở Ý bay đến Bosnia hạ cánh ngay trên đầu địch quân, đúng vào địa điểm mà O’Grady đang lẫn trốn và bốc ngay O’Grady trong vòng 4 phút và bình yên bay trở về Ý. Đại Tá Martin Berndt và 40 binh sĩ TQLC nầy đã hành động có tính toán rất chính xác, tự tin, không ngại hiễm nguy và đã đạt thành công thì "hành động nầy thật là can đảm" chứ không phải là liều lĩnh.

Trong một lễ hội từ thiện của người Việt tuần qua tại nhà hàng Jumbo (Seattle), có sự xuất hiện của một phụ nữ. Thoạt trông người thiếu nữ nầy với dáng dấp rất ư bình dị, khiếm tốn. Ít nói, rất lịch thiệp và rất lễ phép đối với người lớn tuổi, mặc dù được sinh ra tại Mỹ, trưởng thành tại Mỹ nhưng nói tiếng Việt như "Gió". Trong 3 tiếng đồng hồ của ngày hội đó, ít ai để ý đến người thiếu nữ nầy. Chỉ có vài người đến trò chuyện với cô ấy. Bởi vì không ai biết chứ giá như mà họ biết thì chắc chắn là rất nhiều người đến hỏi thăm, chúc tụng, khen ngợi, tặng hoa hoặc vồn vã vây quanh như thường vẫn thấy đối với các khuôn mặt phụ nữ vang danh trong cộng đồng người Việt.

Sự thể cũng na ná như sự ái mộ của người Việt dành cho khoa học gia Dương Nguyệt Ánh hay Leyna Nguyễn (Người dẫn chương trình thời sự cho KCAL-TV tại Los Angeles) hoặc Betty Nguyễn (CNN) và gần đây nhất là cô Lê Duy Loan (phó tổng giám đốc kỷ thuật của Texas Instruments ... Không ai biết trong ngày hội đêm hôm đó có sự hiện diện của một thiếu nữ Việt Nam. Người mà các trung tâm băng nhạc Paris by Night và Asia đã năm bảy lượt mời xuất hiện trong các video của họ nhưng tất cả đều bị từ chối. Sự từ chối đó thoát đi từ cá tính rất khiêm tốn của người phụ nữ nầy. Sự từ chối đó thoát đi từ chỗ quá bận rộn của một quân nhân đang tham chiến trên một chiến trường nóng bỏng hằng ngày. Sự từ chối đó cũng thoát đi từ một sĩ quan triệt để tôn trọng quân kỷ ... Từ chối tất cả mọi đề nghị để được tiếp xúc hay phỏng vấn của giới truyền thông ngoại trừ những mẫu đối thoại bình thường với những người bạn thân thiết trong gia đình.

(Nhân đây, chúng tôi (người viết) chân thành cảm tạ thân phụ của người phụ nữ nầy, đã dành mọi ưu ái đối với chúng tôi nói riêng và với bạn đọc của tờ Phương Đông Times tại Seattle nói chung). Đó đây, có một vài bản tin về người phụ nữ Việt Nam lừng danh nầy. Những bản tin ngắn đó không chính xác, không có dữ liệu vững chắc và có thể tạm gọi là "phịa" tin. Ví dụ một tổ chức ở Nam Cali mời người phụ nữ nầy xuất hiện trong trong một "Show" của họ. Dĩ nhiên là cô ấy từ chối vì bận công tác trên chiến trường Iraq, thì làm sao mà về Cali được, nhưng họ vẫn quảng cáo trên các "poster" và sau đó loan tin là cô đã gặp tai nạn và đang được điều trị tại một bệnh viện tại Ý ( !)

Trên vùng trời Seattle, hằng năm, nhân ngày hội Seafair, những phóng pháo cơ siêu thanh bay rền khắp một vùng trời, biểu diễn nhào lộn vô cùng ngoạn mục với những pha, đôi lúc rất nguy hiểm, mà người xem có lúc đến "đứng" cả tim đó là các chiếc oanh tạc cơ siêu thanh "Ong Bầu" F 18 Hornet, thuộc toán phản lực cơ biểu diễn "Blue Angels" của Hải Quân Hoa Kỳ.

Ít ai biết là trong đêm lễ hội ở nhà hàng Jumbo cách đây một tuần lễ, có một người trẻ đang nghiêm trang cùng Thân Phụ hát vang bài quốc ca, chào Quốc Kỳ Việt Nam. Người đó là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên và cũng người phụ nữ Á Châu đầu tiên, trong lịch sử Không Quân Hoa Kỳ đang điều khiển một oanh tạc cơ chiến đấu F 18 Hornet trị giá $35 000000 (Ba Mươi Lăm triệu Đô La). Hằng ngày đã và đang vùng vẫy, ngụp lặn, thả bom, rầm trời, trên chiến trường Afghanistan và Iraq. Người phụ nữ trẻ nầy với một cuộc sống vô cùng bận rộn trong 24 giờ đồng hồ một ngày, Nữ Đại Úy Không Quân của Binh Chủng TQLC Hoa Kỳ đang sống một đời sống vô cùng năng động nhưng lúc nào cũng sẳn sàng cho nhiệm vụ, cuộc sống hằng ngày không thể biết trước được và lúc nào cũng chỉ biết "Sắp Sẳn" mà thôi. Cô không lạ hay ngạc nhiên gì khi : "Đang ngồi ăn sáng thì phải bỏ dỡ, đứng rột dậy, vì có lệnh khẩn phải cất cánh bay ngay ra chiến trường ...". Cô chẳng bao giờ ngạc nhiên là khi đang nghĩ dưỡng sức tại Mỹ thì chỉ mới có vài ngày lại được lệnh phải leo lên máy bay, vèo qua Iraq !

Đại Úy Elizabeth Phạm là một nữ phi công duy nhất và xuất sắc nhất của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ. Đại Úy Liz Phạm hiện đang phục trong Không Đoàn 242 TQLC Yễm Trợ và Tấn Công Dưới Mọi Thời Tiết. (Marine All Weather Attack Fighter Squadron 242). Không Đoàn nầy còn vang danh trong Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ với danh xưng là Không Đoàn "Bats" (Con Dơi - Cú đánh bất ngờ và chính xác, không chậm trễ). Không Đoàn nầy hiện nay có nhiệm vụ không yễm cực cận cho các lực lượng bộ binh khi chạm địch trên các mặt trận tại Iraq. Những phi công của không đoàn nầy được tuyển từ những phi công ưu tú nhất của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ và Đại Úy Elizabeth Phạm là người nữ phi công duy nhất có mặt trong Không Đoàn 242 Marine All Weather Figther Squadron.

Họ là những phi công mà đôi khi phải thả những quả bom để chận mức tiến quân của địch chỉ cách vị trí của các đơn vị bạn có 600 Feet, tức là chỉ cách có 200 mét hay là một khoảng cách giửa ba cái trụ điện. Và rằng một sơ hở nhỏ nào đó xãy ra thì hậu quả sẽ không sao mà lường cho được, thế cho nên những phi công của không đoàn "242 Marine All Weather Attack Fighter Squadron" đều là những tay cừ khôi, rất giỏi ngang ngữa với các phi công Do Thái, những phi công mà từ trên cao vòi vọi thả một quả bom rơi ngay vào cái lổ ống khói cuả một cơ xưởng chế bom nguyên tử của Syria trong thập niên trước đã vang danh trên thế giới.

Trên chiến trường Falujah (Bắc Baghdad-Iraq), theo tài liệu của Không Quân Hoa kỳ, là một chiến trường mà không phận được mô tả là mỗi khi lực lượng bộ binh chạm địch thì hàng loạt máy bay đủ các loại của quân đội Hoa Kỳ xuất hiện trên bầu trời từng lớp, từng lớp từ trên cao nhìn xuống "như một đàn ong" thế mà những chiếc F 18 Hornet từ tuốt trên cao độ, lao sầm xuống với một tốc độ kinh hồn là 1190 Miles một giờ (2380 cây số) để thả một quả bom chỉ cách vị trí của các đơn vị bạn có 200 mét rồi xoẹt một khắc "Ba Mươi Lăm Triệu Đô La" vút lên cao mất hút trong không gian ... Hình ảnh nầy mô tả được những phi công điều khiển các phóng pháo cơ F.18 Hornet rất tối tân của Hoa Kỳ là những tài năng rất ưu tú, rất can đảm (chứ không phải là liều lĩnh) của không lực Hoa Kỳ và trên thực tế lại lẫy lừng hơn cả một dàn dựng Top Gun của Hollywood mà trên chiến trường, Đại Úy Elizabeth Phạm có mặt thường xuyên trong các thành phần ưu tú đó.

Đại Úy Elizabeth Phạm sinh ra tại Seattle, của những ngày đầu tị nạn cách đây 29 năm. Cô là ái nữ của Bác Sĩ Phạm Văn Minh hiện có phòng mạch tọa lạc trên đường Rainier, Seattle tiểu bang Washington. Liz Phạm tốt nghiệp từ Đại Học USD (University of San Diego) và theo học về kỷ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T 34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola (Florida) với cấp bậc Thiếu Úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỷ thuật bay cấp cao T 45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi. Tốt nghiệp, Elizabeth Phạm đỗ "Top Hook" (Thủ Khoa) và được Đại Tướng Chỉ Huy Trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp đồng thời được tuyển chọn là Phi Công đầu tiên của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ điều khiển một phóng pháo cơ siêu thanh F 18 Hornet vào cuối năm 2003 với cấp bậc là Trung Úy. Năm 2005 Liz Phạm thăng Đại Úy. Cô thành hôn với Đại Úy Alexander Roloss cũng là một sĩ quan Phi Công F 18 Hornet và tốt nghiệp sau Liz Phạm một khóa huấn luyện, Đại Úy phu quân của Liz Phạm cũng phục vụ trong cùng một đơn vị. Theo thân phụ của Đại Úy Elizabeth Phạm thì cặp vợ chồng nầy như "Mặt Trăng và Mặt Trời". Chồng từ chiến trường trở về Mỹ thì Vợ lại bay ra chiến trường và khi Vợ về thì Chồng lại vút lên không trung bay đi Iraq ! Và hiện tại thì Đại Úy Elizabeth Phạm đang nghĩ ngơi tại Mỹ và sẽ lên đường trở lại Iraq vào trung tuần tháng 01/2009 và Alex Roloss sẽ trở về Mỹ cùng thời gian đó.

Nhin bức ảnh Đại Úy Elizabeth Phạm đang leo lên "Cockpit" của chiếc F.18. Tâm phục, khẩu phục chăng ? Có lẻ còn hơn thế nhiều !


Nguyễn Tấn Lai (24/12/2007)



Hạm trưởng Trung Tá Lê Bá Hùng - Hải quân Hoa Kỳ


Từ thuyền nhân trở thành hạm trưởng, trung tá Lê Bá Hùng của Hải quân Hoa Kỳ đã chỉ huy con tàu trị giá 800 triệu USD, với thủy thủ đoàn 300 người cập cảng Đà Nẵng hôm 7/11/2009.

Ông Lê Bá Hùng, 39 tuổi, sinh ra tại thành phố Huế. Ông được tàu Mỹ vớt khi gia đình ông đang tìm cách vượt biển đi tỵ nạn hồi năm 1975.

Gia đình ông định cư tại bang Virginia và sau đó ông trở thành công dân Mỹ. Ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ loại xuất sắc vào năm 1992 và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhận chức vụ hạm trưởng hồi tháng 04/2009.

Trả lời phỏng vấn tiếng Anh của BBC World Service, ông kể lại quá trình 'từ thuyền nhân tr̉ở thành thuyền trưởng' của mình và nói v̀ề cảnh gia đình chia ly sau 1975:

Trung Tá Hùng: Cha tôi lúc đó là phó chỉ huy trưởng một đơn vị hậu cần của hải quân. Vào ngày 29/04/1975, chỉ huy của ông rời Việt Nam và không báo cho cha tôi biết. Khi cha tôi phát hiện được thì ông vẫn không bỏ vị trí mà đóng vai trò chỉ huy. Ngày hôm sau, miền Nam Việt Nam tan rã và Sài Gòn thất thủ và lúc đó cha tôi đứng trước quyết định khó. Nhưng khi binh lính của ông hỏi ông rằng họ có thể về nhà để đưa gia đình ra khỏi Việt Nam hay không thì ông nói là “được, hãy về lo cho gia đình đi”.

Và sau đó cha tôi đã đón mẹ tôi và tôi, là đứa út và chúng tôi rời Sài Gòn bằng thuyền tàu cá và cha tôi làm hoa tiêu cho chủ tàu cá đó. Vào ngày hôm sau (01/05) thuyền của chúng tôi được một tàu tiếp dầu hải quân kéo đi tiếp và tới ngày 02/05 thì gặp tàu chiến Hoa Kỳ và được đưa lên.

Trung Tá Hùng: [Khi cả nhà rời Việt Nam trên một thuyền nhỏ] các anh và chị của tôi lúc đó còn đang ở Huế vì học tại đó và Huế cũng là quê của gia đình tôi. Các anh chị tôi đã không về kịp để đi cùng với tôi và cha mẹ tôi. Họ ở lại Việt Nam thêm 8 năm nữa, tức là cả nhà tôi đoàn tụ vào năm 1983.

BBC: Vậy cuộc sống của ông và gia đình ông ngay lúc vừa sang Hoa Kỳ thế nào?

Trung Tá Hùng: Tất nhiên là khó khăn. Chúng tôi rời Việt Nam quá vội và không mang theo tiền nong gì cả. Cha tôi phải kiếm sống và nuôi gia đình nhưng cũng rất may rằng có các gia đình bảo trợ rất hảo tâm giúp nên chúng tôi đã bắt đầu được cuộc sống mới tại Hoa Kỳ.

BBC: Ông luôn có tham vọng vào hải quân hay không?

Trung Tá Hùng: Tôi muốn lập nghiệp trong hải quân và tôi muốn theo bước của cha tôi để noi gương ông, cũng như sự hy sinh của cha tôi cho đất nước của ông và việc ông hy sinh nuôi nấng gia đình chúng tôi. Tôi muốn vào hải quân bởi khi nhìn lại tôi thấy về một cơ hội tuyệt vời của mình là người Mỹ và là cách để tôi trả ơn cho nước Mỹ, tổ quốc của tôi. Và cũng là để đền ơn cho những người bảo trợ, bè bạn giúp đỡ gia đình tôi.

BBC: Khi ông đưa tàu khu trục vào cảng Đà Nẵng, về Việt Nam là mảnh đất nơi ông sinh ra chắc ông cảm thấy tự hào?

Trung Tá Hùng: Tôi cảm thấy tự hào. Và quan trọng hơn là tôi biết rằng cha tôi cũng tự hào. Ông gửi email cho tôi nhiều trước chuyến đi này và ông thấy vui khi tôi là hạm trưởng và hơn nữa là tôi đang ở Việt Nam vào lúc này.

BBC: Việt Nam có ý nghĩa gì đối với ông vào lúc này?

Trung Tá Hùng: Việt Nam là nơi tôi sinh ra. Tôi tự hào là người Mỹ và tôi cũng tự hào về nguồn gốc Việt Nam của tôi. Tôi luôn ước mơ quay trở lại Việt Nam và rốt cùng đã có cơ hội để về và tôi coi đó là điều rất đặc biệt. Và vào chính lúc này chứ không phải lúc nào khác, tôi muốn trở lại Việt Nam. Lần tới khi trở lại Việt Nam tôi sẽ đưa vợ và các con tôi về để các cháu có thể thấy được nơi tôi lớn lên, ít nhất là 5 năm đầu.

BBC: Thế Cuộc chiến Việt Nam vẫn còn tác động tới ông và gia đình ông hay không? Tức là ông vẫn còn thấy tiếng vọng của những gì đã xảy ra từ nhiều năm trước?

Trung Tá Hùng: Đối với tôi thì điều đó không nhiều như đối với cha của tôi. Cha tôi chưa trở lại Việt Nam. Tôi hy vọng một ngày nào đó cha tôi sẽ trở lại. Nhưng tôi nghĩ rằng cha tôi thấy khó trở lại được. Điều đó khá dễ thấy. Mẹ tôi, anh chị của tôi bảo cha tôi quay trở lại nhưng cha tôi vẫn từ chối. Tôi nghĩ vẫn còn nặng nề. Tất nhiên là ông có một số ký ước buồn thời đó, bởi đó là quãng thời gian có nhiều điều khiến việc trở lại cũng khó khăn.

Khu trục hạm USS Lassen thuộc hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Tàu USS Lassen là khu trục hạm hạng Arleigh Burke có trang bị hỏa tiễn định vị, vào loại hiện đại, lớn và mạnh nhất trong số khu trục hạm.Kể từ chuyến thăm của tàu USS Vandergrift đến cảng Sài Gòn hồi tháng 11/2003, đã có nhiều tàu chiến Hoa Kỳ thăm Việt Nam và hồi tháng Tư năm nay, một nhóm sỹ quan cao cấp của Việt Nam cũng đã thăm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.

BBC Phỏng Vấn



Võ Đình Tuấn - một trong "100 thiên tài đương đại"

Tiến sĩ Võ Đình Tuấn

Creator Synectics, một công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu trụ sở tại Anh, vừa công bố danh sách "100 thiên tài đương thời thế giới". Trong danh sách có một nhà khoa học gốc Việt là tiến sĩ Võ Đình Tuấn, xếp hạng 43. Hiện ông là viện trưởng Viện Vật lý lượng tử Fitzpatrick của Đại học Duke (Bắc Carolina, Mỹ).



Công nghệ NANO do ông biên soạn Sách về quang phổ học của tiến sĩ Võ Đình Tuấn

Tiến sĩ Võ Đình Tuấn sinh ở Việt Nam. Giống như nhiều nhà bác học nổi tiếng khác, khi còn nhỏ ông tự tạo ra những đồ chơi cho mình. Niềm say mê chế tạo không những là sở thích mà còn như một bản năng, luôn thúc đẩy ông học tập và vươn tới những chân trời khám phá.

Năm 17 tuổi, từ Sài Gòn ông đi Thụy Sĩ du học. Ông tốt nghiệp cử nhân vật lý tại Trường Bách khoa liên bang Lausanne (1971), và bốn năm sau ông được trao bằng tiến sĩ hóa lý sinh (biophysical chemistry) tại Viện Kỹ thuật liên bang Zurich, Thụy Sĩ. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông sang định cư tại Hoa Kỳ.

Trang web của Cơ quan Thương hiệu và phát minh Hoa Kỳ (USPTO, trực thuộc Chính phủ Mỹ) cho biết bằng phát minh đầu tiên của Võ Đình Tuấn trao cho sáng chế "Băng dán cứu sinh" (1987) là một loại băng rất nhỏ và dễ sản xuất hàng loạt, dùng để gắn vào áo của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường có nguy cơ cao, nhằm ghi lại các thông số của loại chất độc hại mà họ bị mắc phải trong quá trình lao động. Chỉ cần 11 giây người ta đã biết mình bị ngộ độc ở mức độ nào và chữa chạy ngay mà không cần phải đưa vào bệnh viện, rồi phải tốn thì giờ lấy máu, nước tiểu để xét nghiệm

Theo trang web của Hội Thanh niên sinh viên VN tại Nhật Bản (http://www.vysa.jp/), trong lĩnh vực y khoa, tiến sĩ Tuấn đã tìm ra sự biến đổi gen trong cơ thể người và nhờ đó phát minh ra những hệ thống chẩn đoán sử dụng việc khám phá các ADN gây bệnh tiểu đường và ung thư. Tất cả hệ thống của ông đều dựa trên phương pháp "Tia sáng đồng hành" (SL: synchronous luminesence) dễ ứng dụng, do các dữ kiện được ghi lại hiển thị và được đọc cùng lúc bằng tia laser và sợi quang. Nhờ vậy mà bệnh tật có thể được điều chỉnh kịp thời mà không cần phải uống thuốc... Phương pháp của ông cũng được các công ty dược và tổ chức môi trường chấp nhận

Các viện nghiên cứu lớn đã sử dụng kỹ thuật của ông như Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ và hầu như tất cả bệnh viện của Mỹ đều áp dụng phương pháp và thiết bị chẩn đoán của ông. Đến nay ông có hơn 30 bằng sáng chế. Tiến sĩ Tuấn cho rằng những nghiên cứu của ông chỉ có mục đích đơn giản là góp phần làm giảm những nỗi đau của con người. "Cái khó nhất đối với bệnh nan y như ung thư hay AIDS chính là phát hiện ra nó”.

Năm 2003, USPTO đã tôn vinh bốn nhà khoa học Mỹ, gốc Á trong đó có nhà bác học Võ Đình Tuấn. Bản thông cáo chính thức USPTO cho biết: "Các nhà khoa học này đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu của khoa học và y khoa, nhất là những phát minh của họ đã giúp bệnh nhân chống lại nỗi đau tuyệt vọng của con người".

Vào ngày 9-5-2002, nhân kỷ niệm tháng truyền thống của các dân tộc thiểu số châu Á tại Mỹ, bà J. C. Hayward - người phát ngôn của USTPO - cho rằng những phát minh của tiến sĩ Võ Đình Tuấn cùng các nhà khoa học khác đã góp phần làm cho nước Mỹ trở thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới. Điều đáng nói là Võ Đình Tuấn đều có tên trong cả hai danh sách được vinh danh năm 2002.

Trong năm 2002, các trường tiểu học và trung học của Mỹ đều chiếu cuốn video về những nhà khoa học, trong đó có tiến sĩ Tuấn, cho các học sinh xem như một chương trình ngoại khóa. Bà Hayward nói: "Chủ yếu để thế hệ trẻ Hoa Kỳ nhớ đến những nhà bác học của các dân tộc và màu da khác nhau đã có những đóng góp to lớn không những cho xứ sở Hoa Kỳ mà còn cho toàn thế giới".

Tiến sĩ Võ Đình Tuấn còn là viện sĩ Viện Hóa học Mỹ và là biên tập viên cũng như cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành. Ông đã đoạt năm giải thưởng nghiên cứu & phát triển (R&D) vào các năm 1981, 1987, 1992, 1994 và 1996; tác giả của hơn 300 công trình được in ấn trên các tạp chí khoa học.

Ông cũng nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế khác. Hiện nay, nhà khoa học tài năng này đang nghiên cứu cải tiến những công nghệ mới để sản xuất những thiết bị y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành thấp nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả và tiết kiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh.


Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 385.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương