Vẻ Vang Dân Việt tại Hải Ngoại Diễn Đàn Hạt Nắng > Thư Viện



tải về 385.89 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2016
Kích385.89 Kb.
#31716
1   2   3   4   5   6   7

Nam Phan




Nam Phan với lá cờ vàng ba sọc đỏ sau khi thắng trận đấu. Ảnh : Scottelkin.com Nam Phan với lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trong niềm vui chiến thắng. Ảnh : Ngân Nguyễn Nam Phan trong trận đấu với Hideki Kadowaki vòng đầu tiên tại Sengoku 7. Kadowaki. Ảnh : iamnam.com Nam Phan, giữa, và hai võ sĩ Max Thunyakij (trái) và Kenny Quach (phải) của đội võ thuật The Ma Du. Ảnh : website.iamnam.com

Nam Phan tên thật là Phan Sĩ Nhật Nam, sinh ngày 13 tháng 3, 1983 tại Hoa Kỳ, hiện cư ngụ tại Orange County. Anh là con thứ ba trong gia đình vốn có truyền thống võ thuật. Ông ngoại và cha anh đều là võ sĩ. Có lẽ vì thế ngay từ nhỏ Nam Phan đã say mê võ thuật. Anh bắt đầu tập Tae Kwon Do ngay từ lúc bốn tuổi. Năm lên sáu tuổi, Nam Phan được hai người anh tiếp tục dạy võ và khi lên 16 tuổi, anh chính thức theo học tại võ đường của võ sư Hạ Quốc Huy trong suốt thời gian chín năm. Sau đó, Nam Phan học thêm nhiều môn võ khác nhau, như Ðô Vật, Quyền Ðạo, Quyền Anh, võ tự do Thái Lan cũng như các môn võ truyền thống Việt Nam khác


Nam Phan thượng đài tất cả 21 trận với các đối thủ ngoại quốc, đa số là đối thủ Hoa Kỳ. Trong số 21 trận này, Nam Phan thắng 15 trận và thua bảy trận. Trong năm 2009, anh thi đấu hai trận tại Tokyo, Nhật Bản với kết quả một thắng, một thua. Anh thắng Hideki Kadowaki vào ngày 20 tháng 3, 2009 nhưng sau đó vào ngày 2 tháng 5, 2009, anh lại thua trước Michihiro Omigawa.

Phải nói, đáng nhớ nhất là trận anh thắng võ sĩ Saad Awad tại Los Angeles Convention Center của giải Gladiator Challenge vào đêm Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2008, trước sự vỗ tay tán thưởng của hàng ngàn đồng hương dự khán. Hình ảnh anh vẫy lá cờ vàng ba sọc đỏ sau khi thắng đối thủ có lẽ không bao giờ quên được trong ký ức của đồng hương Việt Nam chứng kiến trận đấu này

Nam Phan được công nhận là một trong 10 võ sĩ Featherweight Fighter hàng đầu thế giới.

Thắng hay thua là chuyện bình thường của một võ sĩ chuyên nghiệp nhưng điều đáng nói nhất đối với Nam Phan chính là cử chỉ nặng lòng với quê hương Việt Nam Cộng Hòa, mà biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ.

Dù lớn lên tại Hoa Kỳ, gần gũi và sinh hoạt cũng như thi đấu với các đối thủ người Mỹ hay là người nước nào, Nam Phan vẫn nghĩ anh là võ sĩ Việt Nam. Không một lần chiến thắng nào mà Nam Phan không giơ cao quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, biểu tượng duy nhất của cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại trong suốt 35 năm qua.


Còn nhớ trong một lần “Chuyện trò trên mạng với võ sĩ Nam Phan” tại nhật báo Người Việt hồi tháng7, 2008, chính Nam Phan tâm sự, “Chưa bao giờ Nam Phan đi thi đấu mà không mang theo lá cờ Việt Nam Cộng Hòa. Có một lần, khi dự thi đấu ở San Diego, vì quá vội, nên Nam Phan quên mang theo lá cờ. Ðến khi trận đấu sắp bắt đầu, Nam Phan mới biết mình quên mang theo lá cờ. Thế là Nam Phan nói thẳng với trưởng ban tổ chức nếu hôm nay tôi không có lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thì tôi hủy bỏ trận đấu vì tôi không thể đấu được nếu không có lá cờ. Nó là linh hồn của dân tộc tôi, là niềm tự hào, là niềm quyết thắng truyền thống của dân tộc tôi.”

Hiện nay, Nam Phan đang hướng dẫn các võ sinh theo học tại võ đường của riêng anh. Võ đường của Nam Phan có tên “Nam Phan Mixed Martial Arts Academy,” đặt tại thành phố Garden Grove, huấn luyện các võ sinh từ 16 tuổi trở lên.

Bill Nguyễn và Thành Công trong Công Nghệ Thông Tin

Bill Nguyễn (1971 - ) hay phổ thông hơn qua cách viết tiếng Anh Bill Nguyen, là một triệu phú người Mỹ gốc Việt, được tập đoàn truyền thông MSNBC (Mỹ) bầu chọn đứng đầu trong số 10 gương mặt triển vọng nhất năm 2001 với lời bình: "Có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu" và được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ

Ăn mặc giản dị, vui tính hay cười, mê chơi game nhưng nghiêm khắc trong công việc, nỗ lực không mệt mỏi, chỉ ngủ 3 giờ mỗi ngày, anh được xếp vào "Top 100 nhà phát minh hàng đầu thế giới" do tạp chí Technology của Học viện kỹ thuật Massachusetts (MIT) bầu chọn năm 2002 từ 7 ngành công nghệ mũi nhọn

Rời Việt Nam sang Mỹ từ nhỏ, từ năm 16 tuổi, Bill Nguyễn làm nghề phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần, để có tiền học và phụ giúp gia đình. Thích nghiên cứu, đeo đuổi tới cùng để phát triển ý tưởng, nên Bill Nguyễn rẽ ngang khỏi Đại học Houston để ra kinh doanh, và đến nay, đã thành lập liên tiếp 7 công ty

Tên tuổi của Bill Nguyễn được nhắc đến nhiều vào năm 1999 khi anh bán lại công ty Onebox, do anh thành lập năm 1998 và chuyên về phần mềm chuyển tin nhắn, với giá 850 triệu đô la Mỹ

Từ năm 2000, Bill Nguyễn là sáng lập viên, giám đốc và là thành viên của hội đồng quản trị Công ty phần mềm Seven Networks. Phần mềm của Seven ứng dụng cho các thiết bị vô tuyến hỗ trợ truy cập dữ liệu (mobile email), được sử dụng rộng rãi (như hai tập đoàn British Telecom ở Anh Quốc và NTT DoCoMo tại Nhật Bản mua bản quyền sử dụng) và đoạt nhiều giải thưởng danh giá bao gồm giải Sản phẩm của năm do tạp chí Network Magazine bình chọn

LaLa.comNăm 2006, Bill Nguyễn đã dùng công nghệ Web 2.0 và "lấy một chút MySpace, một tẹo iTunes và một phần Netflix để kết hợp với hệ thống chia sẻ ngang hàng Napster. Kết quả là Lala.com, trang khám phá âm nhạc, kết nối những người có cùng sở thích nghe nhạc với nhau", nơi mọi người có thể trao đổi với nhau những dĩa CD cũ với giá 1 đô la (theo Newsweek). Hiện nay ông đang có tham vọng biến trang web lala.com của ông thành nơi trao đổi và mua bán a CD lớn nhất thế giới. Đến tháng 11 năm 2006, chỉ sau vài tháng, lala.com đã có trên 200 ngàn thành viên đăng ký sử dụng dịch vụ tại trang web này và hơn nửa triệu CD đã được chuyền tay tại đây [4]. Theo Bill Nguyễn và với 9 triệu đô la đầu tư cho Lala.com, năm 2006 Lala.com đã có trong tay hơn 1,8 triệu a CD khác nhau. Điều đáng chú ý, mạng Lala.com cam kết sẽ trích 20% lợi nhuận để hỗ trợ cho các nhạc sĩ.

Đến năm 2009, LaLa có khoảng 8 triệu bài hát trong dạng nhạc nén MP3 để khách hàng có thể nghe miễn phí 1 lần, sau đó họ có thể gửi (với giá 10 xu Mỹ) hoặc tải về (với giá 99 xu). Từ tháng 10 năm 2009, Lala đã cung cấp dịch vụ gửi và tải nhạc này qua mạng xã hội Facebook và trong tương lai cũng sẽ có một kế hoạch hợp tác với Google, iTunes .

Ngày 5 tháng 12 năm 2009, Lala.com đã được mua bởi Apple Inc với giá hơn 80 triệu USD. Tháng 4 năm 2010, Apple thông báo rằng lala.com đã ngưng dịch vụ hoàn toàn vào 31 tháng 5 năm 2010 và kết hợp vào iTunes.

Những câu nói nổi tiếng của Bill NGuyễn:


- Mỗi khi bạn bắt tay vào một vụ làm ăn mới, không nhất thiết bạn phải phát minh lại thế giới .

- Chúng ta phải quay lại với bài học cũ, mà trong đó, nhân vật chính là các kỹ sư chứ không phải các trò phù phép tiếp thị

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ex-Apple exec rolls out phone-based social network
By Yinka Adegoke - NEW YORK | Thu Mar 24, 2011 1:25pm EDT

(Reuters) - Bill Nguyen, the serial entrepreneur who sold his last company to Apple Inc (AAPL.O) in 2009, is launching a new cellphone-based social network which aims to challenge Facebook's dominance in social communications beyond the personal computer.

Color is a free smartphone-based application on iPhones and Android devices which lets people in close proximity capture and share their photos, videos and text simultaneously to multiple phones in real time.

With photos and video-sharing being one of the most popular activities on Facebook, Color's founders hope the always-on mobile nature of Color will create a different kind of 'post-PC' social network. Nguyen said social networks and apps were moving users away for PC-based Web many users were initially familiar with.

"This transition to post-PC world is going to be a huge fundamental shift," said Nguyen. "We're sharing more and more information in real-time."

Nguyen, who sold online music start-up Lala to Apple for a reported $80 million, worked with the iPhone maker for just under a year.

In September he raised $14 million in seed funding from Bain Capital Ventures and Silicon Valley Bank. One of Silicon Valley's biggest venture funds Sequoia Capital came on board just before launch with $25 million and another $2 million from Silicon Valley Bank.

Color is a free service with no user names or passwords but Nguyen and

his team are hoping to be able to generate revenue through advertising and location-based marketing services.

"People are starting to realize with devices like the iPhone that you can do things on a social network you could never do before on a PC," said Bain Capital Ventures Mike Krupka, who had previously backed Nguyen with Lala.

The company said it will be using the latest round of funding to accelerate its development and infrastructure build-out to analyze large volume location information.

Color recently hired DJ Patil, the chief scientist of business social network LinkedIn. Patil joined Color as its new chief data officer to help analyze the vast amount of data it anticipates as users of the network move from location to location.

Nguyen had previously founded companies like Seven in 2001, and Onebox before that which he sold in 2001 for $850 million to Phone.com. Color will be his eighth start-up. (Reporting by Yinka Adegoke; editing by Carol Bishopric)

Danny Graves - Baseball Star Người Mỹ gốc Việt Danny và Mẹ Danny Graves

Bóng chày, hay còn gọi là baseball, là môn thể thao phổ biến hàng đầu tại Hoa Kỳ, cũng như tại khu vực Trung và Nam Mỹ. Môn thể thao này cũng rất được ưa thích tại Nhật Bản và Triều Tiên, nơi mà thỉnh thoảng cũng sản sinh ra những cầu thủ nổi trội, được tuyển vào thi đấu cho các câu lạc bộ thuộc Liên Đoàn Bóng Chày Nhà Nghề của Hoa Kỳ.

Thế nhưng ít người biết rằng có một cầu thủ người Việt chơi trong Liên Đoàn Bóng Chày Nhà Nghề Mỹ, đó là Danny Graves. Mẹ của Danny người Việt. Danny ra đời tại Sàigòn vào năm 1973. Hiện nay anh là cầu thủ ném bóng của đội Cleveland Indians. Danny là cầu thủ bóng chày đầu tiên sinh tại Việt Nam thi đấu tại giải thuộc Liên Đoàn Bóng Chày Nhà Nghề Mỹ. Danny cho biết rằng anh đang rất vui sướng và hồi hộp trước chuyến về thăm Việt Nam lần đầu tiên đa số những người ái mộ Danny không hề biết anh là người Việt. Danny có đầu tóc vàng hoe, bù xù, tiếng nói hoàn toàn giống như một người Mỹ, và hầu như không nói được tiếng Việt. Song cũng có nhiều thanh thiếu niên Việt Kiều ngưỡng mộ mẫu thành công của Danny.

Ông Jan Scruggs là người sáng lập ra Quỹ Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Tham Chiến tại Việt Nam, gọi tắt là VVMF. Mục tiêu của tổ chức này là nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh và thúc đẩy cho sự thông hiểu lẫn nhau giữa hai quốc gia.


Ông Scruggs cho biết trong số những người Mỹ gốc Việt, Danny Graves là một anh hùng vĩ đại, và ông nghĩ Danny cũng sẽ là một anh hùng tại Việt Nam.

Ông Scruggs sẽ cùng đi với Danny trong chuyến đi thăm Việt Nam lần này. Ông thừa nhận rằng môn bóng chày không thể nào sánh kịp với môn bóng đá tại Việt Nam, tuy nhiên nó sẽ bắt được nhịp.

Ông Scruggs nói đại ý rằng đây sẽ là phương cách tuyệt vời để tiếp cận với dân chúng tại Việt Nam. Ông rất hy vọng là trong tương lại môn bóng chày sẽ được yêu thích và phát triển tại nước này, và một ngày nào đó sẽ có thêm một cầu thủ nữa của Việt Nam chơi cho Liên Đoàn Bóng Chày Nhà Nghề của Mỹ.

Ông Scruggs nhận xét rằng đây sẽ là một cơ hội thực sự để Danny Graves có thể hiểu rõ hơn về văn hóa và con người ở quê hương của anh, và những người bà con đang sinh sống tại Sài Gòn.

Một trong những chương trình quan trọng VVMF thực hiện tại Việt Nam là dự án dọn sạch mìn và chất nổ còn sót lại sau chiến tranh. VVMF đã bảo trợ cho công tác này thực hiện tại Quảng Trị, và mới đây tại khu vực gần trường Lê Lợi nơi Danny sắp đến chơi bóng với các em thiếu niên.

Mẹ của Danny trước đây làm việc tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sàigòn. Kể từ lúc rời Sàigòn vào năm 1975 cho đến nay, cả hai mẹ con chưa có dịp về thăm lại quê hương.

Danny tâm sự rằng anh đã nói với mẹ của anh là chuyến đi này sẽ rất xúc động, do đó anh khuyên mẹ anh hãy chuẩn bị trước, và anh cũng vậy.

Ông Scruggs nói đại ý rằng các chính phủ trên thế giới luôn có những vấn đề với nhau, nhưng ông thấy rằng người dân của các nước có thể dễ tìm đến với nhau bằng những hành động tốt hơn, và đó cũng là lý do tổ chức của ông giới thiệu môn bóng chày đến Việt Nam, và họ rất mong muốn là môn chơi này có thể sớm góp mặt cùng với các môn thể thao phổ biến khác tại Việt Nam.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Vietnamese American Pitcher a Man for All Seasons


SAN FRANCISCO-- It is the bottom of the ninth and final inning at SBC Park. Danny Graves walks to the pitcher’s mound, scraping the dirt with his feet, getting ready to pitch the ninth inning for the Cincinnati Reds who are leading the home team, the San Francisco Giants, 8-7

As the “closer” — a specialized pitcher called on to end the game — Graves walks a fine line. He’s expected to protect the lead and shut down the opposition. If he allows runs to score and blows a “save,” he becomes the target for the frustration of the Reds’ spectators.

Against the Giants on this night, the first batter he faces hits a fly ball to right field. One out.

Graves walks the second batter, allowing the tying run on base. He walks the second batter and Marquis Grissom up next gets a hit. With two on, he remains unfazed and strikes out the fourth batter of the inning and then gets Edgardo Alfonzo to ground out to shortstop. Three outs. Game over. Reds win.

It’s just another day at the office for Graves, the first Vietnamese-born man to play major-league baseball. In his entire nine-year career, he’s been baffling batters in a sport that his countrymen have yet to fully embrace.

Daniel Peter Graves was born in the summer of 1973, the youngest son of an Army sergeant and a young Vietnamese woman working at the U.S. Embassy in Saigon. He and his family, which includes an older brother, moved to the United States when he was 14 months old.

Graves’ dad, Jim, loved baseball. Danny learned to love it, too, as a child in the Florida city of Tampa, where the neighborhood kids would pitch in the streets. At 5, he asked his parents to register him for Little League.

At first, he wanted to be a catcher but abandoned the idea.“As a catcher, you have to be able to hit, and I didn’t hit very well, but I always had a strong arm growing up,” he remembered.That arm propelled him through Brandon High School and earned him a scholarship to the University of Miami, where during his junior season for the Hurricanes, Graves posted a 0.89 earned-run average and led the nation with a school-record 21 saves. In 1994, the Cleveland Indians selected him in the fourth round of the amateur draft.

His mother, Thao, who teaches English to Vietnamese students in Florida, thought he was crazy for wanting to be a professional baseball player. She didn’t understand why he wanted to take up the sport for a living.

“She wanted me to have a normal job,” he said. “She didn’t know you can get paid a lot of money being an athlete and able to take care of your family that way. Once she figured it’s a good way for people to have a career, she was OK with it.”

It’s been a more than a good career for Graves, who earns a reported $6 million a year. After two years in the minor leagues, he made his major-league debut on July 13, 1996, for the Indians against the Minnesota Twins, becoming the first Vietnamese-born player in a sport with an increasing number of Asians.

The following season, he and three other players were traded to the Cincinnati Reds. On May 20, 2004, he became the Reds’ all-time leader in saves, successfully closing out 149 wins for the team in his career. He’s been a member of the National League All-Star team twice.

At Dodger Stadium in Los Angeles, Japanese fans stand up, signs in their hands and cheer whenever Hideo Nomo runs to the pitcher’s mound or Kazuhisa Ishii stands in the batter’s box. Korean fans do the same for Hee-Seop Choi. It’s not an uncommon sight in any stadium where an Asian player takes the field.

But until Graves came along, the Vietnamese were left out of rooting for one of their own. Still, despite Graves’ success, Vietnamese Americans do not flock to major-league stadiums. Other sports — soccer, tennis, basketball, football and, it seems, even table tennis — generate more fervor among the Vietnamese.

Maybe baseball is just more difficult to grasp. How many strikes constitute an out? How many outs to end an inning? What’s a sacrifice fly? With soccer, it seems easier to follow. Ball in net equals goal. Plus, in baseball, there isn’t the non-stop action other sports offer.

The lack of interest among Vietnamese hasn’t gone unnoticed by Graves. He said he would like to take his skills to the country of his birth and teach baseball.

“Any way I can introduce another sport where I came from would be nice because I know they don’t know much about it,” said Graves, who is emphatic about his love for Vietnamese food, particularly his mother’s cooking

...

Tiến sĩ Định Nguyễn Giúp Hải Quân Mỹ Diệt Hoả Tiễn Đối Hạm

Một Khoa Học Gia Gốc Việt, Tiến Sĩ Định Nguyễn, hiện là Trưởng Công Trình Nghiên cứu Chế tạo loại Vũ khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL). Đây là loại Vũ khí mới để phá huỷ Hoả Tiễn tấn công của đối phương, kể cả Hoả Tiễn DF-21D của Trung Cộng hiện đang đe doạ các Hàng Không Mẩu Hạm và các Chiến Hạm Hải Quân Hoa Kỳ.

Trong bản Tường Trình trước Quốc Hội Hoa Kỳ [CRS Report for Congress] của Ronald O’ Rourke ngảy 21 tháng 1 năm 2011, trang 38 có tường trình về Công trình nghiên cứu và sáng chế Vũ khí mới Free Electron Laser (FEL) program của Tiến Sĩ Định Nguyễn.

Trung Cộng đang ngạo mạn phô trương sức mạnh của Hoả Tiễn DF-21D, đe doạ các Hang Không Mẫu Hạm Hai Quan Hoa Kỳ! Nhưng họ đâu ngờ một loại Vù Khí mới mang tên Free Electron Laser (FEL) cùa TS Dinh Nguyen sẽ phá huỷ dược DF-21D, làm tiêu tan tham vọng Đại Hán của ho !

Tuy Free Electron Laser đang còn trong giai đoạn nghiên cứu, nhưng rất khả quan. Các Chiến Hạm Hải Quân Hoa Kỳ sẽ được trang bị sau này khi công trình sáng chế loại Vũ khí mới này thành công.

---------------------------Breakthrough in free-electron laser development


Breakthroughs in Free-Electron Laser (FEL) technology could mean a virtually impenetrable defense system for Navy ships. The laser weapon in development has the capability to detect and engage incoming cruise missiles at the speed of light without running out of ammunition. The Office of Naval Research (ONR) has been developing the anti-aircraft and missile directed-energy weapon since the 1980s with the goal of creating a megawatt (1 million W) laser weapon with continuous power.

The high-powered FEL uses a superconducting electron gun powered by a microwave tube to emit an intense emission of laser light. Last month, scientists at Los Alamos National lab demonstrated their capability to produce the necessary electrons needed to actuate megawatt laser beams. This development placed its researchers nine months ahead of schedule for its 2011 goals. In a news release, Dr. Dinh Nguyen, senior project leader for the Free Electron Laser program at the New Mexico lab said, “Until now, we didn’t have the evidence to support our models.”

Asides from its military applications, FEL has also been employed in the medical field. Research by Dr. Glenn Edwards and colleagues at Vanderbilt University’s FEL center in 1994 found that FEL could be used to excise sensitive tissues like skin, cornea, and brain tissue at wavelengths of approximately 6.45 micrometers. The technology is still being researched and improved upon to minimize and ultimately prevent collateral damage to adjacent tissue.

Quentin Saulter, research program officer at ONR said “the FEL is expected to provide future U.S. Naval forces with a near-instantaneous laser ship defense in any maritime environment throughout the world. produced by the ONR, Saulter mentions that the project’s workforce consists of experts that specialize in projection, accelerators, electron beam dynamics, and photo-optics.

Sarwat Chappell, research program officer at Air Warfare and Naval Weapons Applications described the FEL as versatile because of its ability to be tuned and generate multiple wavelengths the navy will need when encountering various scenarios across the world.

ONR aims to test the FEL at sea by 2018.

Phạm Ngọc Quỳ Thiết Kế Giàn Khoan Hibernia


Kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ - người Pháp gốc Việt



Hibernia là dàn khoan vĩ đại lớn nhất thế giới cách St. John's Newfoundland, Canada khoảng 315km là do kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ thiết kế.


Ông sinh năm 1935 tại Hà Nội, hiện ông đang sống ở ngoại ô Paris, Pháp. Công trình này thực hiện trong 6 năm, 1990-96.

Khối bê tông đế 16 hình răng cưa của dàn khoan là do ý tưởng của kỹ sư Phạm Ngọc Quỳ thiết kế để chống lại sức ép của băng tuyết và những tản băng khổng lồ [sức ép 780 tấn trên một mét vuông], sóng biển cao đến 30m lúc biển động, và gió lớn trong mùa đông khắc nhiệt bắc Đại Tây Dương.

Kỹ sư Quỳ trực tiếp điều khiển trên dưới 100 kỹ sư giỏi, và 300 họa viên chi tiết kỹ thuật quan trong. Còn những chi tiết không quan trọng ông giao cho 50 kỹ sư khác.

Tổng số nhân viên kỹ thuật và xây cất dàn khoan Hibernia là 5,000 người


Năm 1994, Tạp chí Times bình chọn công trình giàn khoan Hibernia tại Canada của một kỹ sư gốc Việt là 1 trong 8 kỳ quan mới của thế giới.

Vùng biển Hibernia (Canada) hiện nay là nơi có nhiều mỏ dầu lớn của thế giới. Theo kỹ sư người Pháp gốc Việt Phạm Ngọc Quỳ, tác giả công trình giàn khoan Hibernia, việc xây dựng công trình dự án đã gặp không ít khó khăn bởi địa hình, khí hậu của vùng biển này có nhiều tảng băng lớn, có khi sức ép của nó gấp 8 lần 1 quả bom nguyên tử khi nổ.

Vốn là người khá kín tiếng nên phải đến sau gần 10 năm (dự án được thực hiện năm 1991), thông tin công trình được Tạp chí Times công nhận là 1 trong 8 kỳ quan mới lớn nhất thế giới, mới được phổ biến qua website cá nhân của em trai ông Quỳ, kiến trúc sư Phạm Ngọc Quế, một Việt kiều Mỹ




Tin tác phẩm của mình được bình chọn là kỳ quan mới của thế giới có khiến ông ngạc nhiên không?

Tôi đã từng tham gia khá nhiều công trình lớn nổi tiếng quốc tế, kể cả vài công trình chưa hề được thực hiện trước đó như: sửa chiếc cầu lớn Lestelle tại Pháp, xây một bức tường chung quanh giàn khoan Ekofisk ở Na Uy để che chắn giàn khoan khỏi bị sóng đánh, hoặc xây đê nổi dài 355 m, rộng 44 m chống sóng bảo vệ hải cảng Monaco... Và công trình lớn nhất là Hibernia, vì vậy, tôi không ngạc nhiên nhưng rất lấy làm vinh hạnh, bởi đây là một công trình do người Việt thiết kế ra và được thế giới coi trọng.



Trước khi nhận lời tham gia dự án, ông có nghĩ mình sẽ để lại một dự án để đời tại Canada không?

Đáy biển sâu phía Đông Canada có nhiều dầu, song cũng lắm hiểm trở vì sâu tới 80 m, thường xuyên có bão, sương mù và nhiều băng tảng lớn. Vùng này được coi là một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất thế giới. Cách đây 1 thế kỷ, tàu Titanic đã bị đắm vì đụng phải tảng băng nổi ở gần vùng này. Tuy hiểu rõ việc thực hiện xây dựng giàn khoan dầu nơi đây là cực kỳ khó khăn, gần như bất khả thi, song Chính phủ Canada vẫn quyết tâm làm và họ có lý bởi khi giàn khoan Hibernia hoạt động đến nay đã bơm được 150.000 thùng dầu mỗi ngày.

Về việc tham gia dự án, năm 1991, tôi là kỹ sư trưởng của Doris Engineer, đơn vị đứng đầu Tổ hợp Quốc tế Nodeco tham gia bỏ thầu và trúng thầu dự án. Sau thành công với công trình chống sóng biển Ekofisk Protective Barrier ở Na Uy (trị giá 400 triệu USD, thời giá năm 1989), Hãng đã giao cho tôi thiết kế dự án để dự thi và sau đó là tham gia xây dựng. Trong lịch sử, chưa có một công trình nào phải chịu sức công phá mạnh như vậy, nên nó hoàn toàn xứng đáng được bầu chọn là kỳ quan của thế giới.

Tất nhiên khi thực hiện, tôi cũng có hy vọng sẽ làm được một công trình lớn lao, để lại dấu ấn trong lịch sử xây dựng hiện đại của nhân loại và đặc biệt là cho Canada




Nay đã nghỉ hưu tại Pháp, ông có bao giờ có ý định trở về Việt Nam để cố vấn một công trình lớn nào đó?

Năm 1995, tôi được Doris Engineer gửi về Việt Nam dự diễn đàn về dầu khí ở Hà Nội. Sau đó, chúng tôi đến trụ sở Petro Vietnam họp vài buổi với Ban Giám đốc ở đây về dự án xây một công trình bằng bê-tông để đựng dầu hỏa cạnh giàn khoan Bạch Hổ, nhưng việc không thành. Đối với Việt Nam, điều tôi quan tâm nhất là mở mang giáo dục, y tế và chống nghèo. Tôi nay cũng đã lớn tuổi rồi, đang nghỉ ngơi nên chưa nghĩ đến chuyện về Việt Nam làm việc. Song, tôi quan tâm đến sự phát triển các công trình xây dựng hiện đại tại quê nhà.



Ông có nhận xét gì về kiến trúc đô thị Việt Nam hiện đại?

Khi tham quan các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, tôi thấy chúng ta đã lưu giữ được một số kiến trúc rất đẹp như phố Tràng Tiền, phố nhà cổ quanh Nhà Hát Lớn ở Hà Nội... Tại TPHCM, khu vực đường Đồng Khởi, nhà Ủy ban Nhân dân Thành phố còn giữ được nét kiến trúc đô thị rất hay. Xa quê lâu năm, đứng trước những kiến trúc này, thật lòng thấy xúc động. Tuy nhiên, cũng tại các đô thị này, điều tôi thấy chưa ổn là hệ thống thoát nước chưa tốt. Buồn nhất là ô nhiễm trên các kênh rạch, hồ trong lòng thành phố, giao thông nghẽn thường xuyên...



Nếu được nói chuyện với giới kỹ sư xây dựng trẻ ở Việt Nam, ông sẽ nói điều gì?

Bằng cấp chỉ là chìa khóa để mở cửa bước vào thế giới việc làm. Quan trọng là phải có kinh nghiệm thực hành, đặc biệt trong ngành xây dựng, phải thường xuyên tìm tòi học hỏi qua các tạp chí chuyên ngành nước ngoài để cập nhật thông tin. Bởi kỹ thuật xây dựng phát triển rất nhanh, nếu không cập nhật sẽ bị bỏ lại ngay. Tại châu Âu và Mỹ, khi tìm việc, người ta chú trọng bản khai quá trình làm việc, kinh nghiệm hơn là bằng cấp, học vị. Kinh nghiệm học được trong quá trình làm việc luôn được coi trọng và đánh giá cao hơn bằng cấp



Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 385.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương