Vẻ Vang Dân Việt tại Hải Ngoại Diễn Đàn Hạt Nắng > Thư Viện


Nam Nguyễn: Tài năng trượt băng gốc Việt tỏa sáng ở Canada



tải về 385.89 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu05.09.2016
Kích385.89 Kb.
#31716
1   2   3   4   5   6   7

Nam Nguyễn: Tài năng trượt băng gốc Việt tỏa sáng ở Canada

Nam Nguyễn trong cuộc tranh tài giải vô địch trẻ Canada hồi giữa tháng 1. Ảnh:Glodenskate.com Nam Nguyễn được đánh giá là thần đồng và niềm hy vọng đoạt huy chương ở Thế vận hội mùa đông 2018 của làng trượt băng nghệ thuật nam Canada. Ảnh: Namnguyen. Nam Nguyễn (giữa) trên bục chiến thắng ở giải vô địch trẻ Canada hồi giữa tháng 1. Ảnh: Vancouver Sun

Ở tuổi 12, Nam Nguyễn đang được xem như hiện tượng thú vị của làng trượt băng nghệ thuật Canada khi trở thành vận động viên ít tuổi nhất đăng quang ở giải vô địch trẻ quốc gia hồi cuối tháng 1.

Trong phần thi chung kết giải trẻ Canada hôm 20/1, Nam chiến thắng hai vận động viên lớn hơn cậu tới bảy tuổi để đăng quang thuyết phục với tổng điểm 169,89 và 114,67 cho phần thi tự do. Nam hôm đó mở màn phần thi bằng ba vòng xoay tuyệt đẹp và chỉ mắc một lỗi nhỏ – chưa xoay đủ vòng trong một lần xoay khác. Nhiều khán giả đã đứng dậy, vỗ tay thán thưởng khi Nam hoàn thành phần thi và cả trong khi cậu thực hiện các động tác khó.

“Đến giờ cháu vẫn chưa thể quen với việc mình là nhà vô địch trượt băng nghệ thuật trẻ quốc gia”, hãng tin Canadian Press dẫn lời cậu học sinh lớp 7 đến từ hạt Richmond, Bristish Columbia, Tây Nam Canada, một ngày sau khi đăng quang.

Khi bước lên bục nhận huy chương vàng tối 20/1, ấn tượng về Nam, ngoài nụ cười rạng rỡ, chỉ là vóc dáng nhỏ xíu của cậu khi đứng giữa hai vận động viên cao lớn đoạt huy chương còn lại. Nơi cao nhất trên mái tóc vuốt keo cứng của Nam thậm chí vẫn chưa cao tới vai của chủ nhân huy chương bạc, Shaquille Davis và huy chương đồng, Peter O’Brien. Tuy nhiên, với Nam, việc cậu chiến thắng trước các đối thủ có tầm vóc vượt trội ở giải trẻ dường như đã trở thành một thói quen

“Tôi không ngỡ ngàng với việc chiến thắng các đối thủ lớn hơn, bởi điều đó đã diễn ra nhiều lần. Nghĩ cũng buồn cười, ở hầu hết các cuộc thi trượt băng tôi từng dự, những người về nhì và ba thường luôn cao to hơn tôi rất nhiều”, VĐV trẻ nói thêm.

Giải vô địch trẻ Canada 2011 là lần thứ tư Nam đăng quang trong năm lần cậu dự các giải tầm quốc gia 4 năm qua. Năm 2007, cậu là vận động viên trẻ tuổi nhất vô địch trượt băng Canada lứa tuổi thiếu nhi. Hai năm tiếp theo, Nam lên ngôi ở hai giải thiếu niên quốc gia. Và năm ngoái, khi dự giải vô địch trẻ quốc gia, cậu đoạt huy chương đồng. Nam, sau đó, được chọn biểu diễn rồi gây tiếng vang lớn trong đêm Gala trượt băng nghệ thuật quốc gia hồi tháng 2/2010 – sự kiện nhằm chào mừng thành công của Thế vận hội mùa đông Vancouver.

Thành công đến sớm kèm theo sự nổi tiếng và quan tâm từ người hâm mộ. Như vài lần khác, ngay sau thời khắc trở thành nhà vô địch trẻ quốc gia, Nam đã mỏi tay ký tặng cho các fan. Dù vậy, vận động viên đang được xem như thần đồng trượt băng mới của Canada này vẫn có chút e thẹn: “Cháu thấy việc đứng đó chỉ để ghi tên mình ra giấy cho mọi người cứ kỳ quặc thế nào”.

Phải chờ tới ngày 20/5 tới, khi cậu bước sang tuổi 13, Nam mới đủ tư cách dự thi ở các giải quốc tế. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, cậu học sinh tiểu học này đã đề ra cho bản thân những mục tiêu tham vọng – tranh tài ở hệ thống giải Grand Prix trượt băng nghệ thuật trẻ của Liên đoàn trượt băng thế giới (ISU) mùa 2011-2012 và dự giải vô địch quốc gia Canada dành cho các vận động viên chuyên nghiệp.

Nam là con trai của hai kỹ sư điện toán gốc Việt nhập cư, ông Sony và bà Thu. Cậu bắt đầu trượt băng từ khi lên 5 tuổi và từng tập hockey trên băng một thời gian ngắn. Tuy nhiên Nam ngày càng thích những môn thể thao cá nhân rồi quyết định chọn tập trung vào trượt băng nghệ thuật. Gần đây Nam thậm chí còn tạm gác lại cả việc học đàn piano mà cậu từng theo rất nghiêm túc để dành thời gian cho niềm đam mê với trượt băng nghệ thuật.



Mỹ Dung: Cựu nữ đặc vụ FBI gốc Việt
Cựu Hoa hậu Áo dài Việt Nam đã trở thành người gốc Việt đầu tiên làm đặc vụ FBI. Bà Mỹ Dung cùng cô con gái Xuân Mai.

Từ một người phụ nữ đẹp mong manh, dịu dàng với danh hiệu Hoa hậu Áo dài Việt Nam hồi thập niên 1970, sau khi sang định cư ở Hoa Kỳ, bà Mỹ Dung, tên tiếng Mỹ là Meyung Robson, đã quyết định dấn thân vào một sự nghiệp mà phái nữ thường coi là khá nguy hiểm, đó là làm đặc vụ cho Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ. Bà đã trở thành người gốc Việt đầu tiên được chấp nhận làm nhân viên đặc vụ FBI. Trong thời gian tại chức, bà đã từng tham gia phá những vụ án quốc tế quan trọng và truy lùng những kẻ tội phạm bị truy nã gắt gao nhất trong đó có một tay giết người ở Việt Nam và một kẻ phạm tội ấu dâm ở Thái Lan. Còn hiện tại, cựu đặc vụ FBI đang làm chủ một nhà hàng Việt được nhiều người biết tiếng ở Bangkok, có tên là Xuân Mai.

VOA: Xin chào bà Mỹ Dung, thưa bà, được biết bà từng là hoa hậu Việt Nam thời thập niên 1970, vậy bà còn nhớ gì về cái thời hào quang đó không ạ?

Bà Mỹ Dung: Năm 1970, khi mà tôi còn đi học thì có cuộc thi áo dài mà có bà phu nhân Thủ tướng Trần Thiện Khiêm trao giải. Ngày xưa, trong lúc chiến tranh thì có làm hoa hậu chính thức gì đâu (cười), cho nên tôi được cái bằng hoa hậu áo dài đó.

VOA: Bà gia đình sang Mỹ định cư, và sau đó bà đã trở thành người gốc Việt đầu tiên làm đặc vụ FBI, công việc đó được cho là một công việc khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ, tại sao bà lại quyết định làm cho FBI? Có lý do gì đặc biệt không thưa bà?

Bà Mỹ Dung: Tôi cũng đã nói nhiều lần với những người khác và các bạn khác. Cái lý do mà tôi muốn vào FBI là tôi chỉ muốn vào một cái tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ để giúp những người Việt Nam tị nạn ở Hoa Kỳ khi mà họ gặp phải vấn đề khó khăn về luật pháp, đó là vấn đề thứ nhất. Thứ hai, là tôi cũng muốn đền đáp cái công ơn mà nhân dân Hoa Kỳ đã cho tôi. Khi tôi không nhà, không cửa thì người ta cho tôi một chỗ đứng, thành ra tôi cảm thấy là muốn trả ơn như vậy đó. Còn về vấn đề nguy hiểm hay không thì tôi nghĩ mỗi người đều có số mạng hết. Thường thì những gì mà tôi sợ nhất thì tôi lại cố gắng làm để hết sợ. Đó là tùy theo người thôi.

VOA: Có vụ án nào nguy hiểm đến tính mạng mà bà nhớ nhất không?

Bà Mỹ Dung: Những cái đó thì hiện tại không có tiện để nói nhiều vì tôi chưa có xin phép FBI. Muốn nói những chi tiết đó thì cần phải được phép.

VOA: Thế còn những khó khăn và thách thức mà bà gặp phải khi còn là đặc vụ của FBI thì sao thưa bà?

Bà Mỹ Dung: Khó khăn thì rất nhiều vì thứ nhất mình là phụ nữ; thứ hai mình là thiểu số; thứ ba là cản trở về ngôn ngữ và những khác biệt về văn hóa giữa người Việt Nam và người Hoa Kỳ. Thành ra khi tôi vào thì có rất nhiều khó khăn, vì không có người nào đi trước để mà dẫn đường cho mình, mình là người đầu tiên mà. Đó về mặt nghề nghiệp, còn về mặt cá nhân và gia đình thì lại càng khó khăn nữa, vì lúc đó là chồng ngày xưa (bây giờ đã ly dị rồi) thì phải đi học làm bác sĩ, thành ra tôi ở nhà phải lo lắng nhiều vấn đề, rất nhiều vấn đề.

VOA: Vậy sau khi về hưu tại sao bà lại chọn sang Thái Lan sinh sống?

Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, tôi được chuyển sang Thái Lan để làm việc cho sở FBI tại sứ quán Hoa Kỳ tại Bangkok. Sau khi làm việc xong 5 năm cuối thì tôi về hưu. Rồi lúc đó hai đứa con đang học ở trường quốc tế thì tôi không muốn dọn đi để cản trở việc học của nó. Thành ra tôi ở lại luôn để cho con học hết trung học, rồi lúc đó lại ly dị chồng nữa, nên mất nhà, mất cửa, và lại một lần nữa không chỗ đứng nữa, nên lại di cư một lần nữa, vì vậy tôi định cư ở Thái Lan luôn.

VOA: Dạ, còn về lý do mở nhà hàng thì sao ạ? Từ một nhân viên đặc vụ FBI rất là mạnh mẽ, sao bà lại chuyển sang một lĩnh vực rất nữ tính là nấu ăn và mở nhà hàng?

Bà Mỹ Dung: (Cười) Tôi chưa bao giờ tự khen mình là thiếu nữ tính hết. Nữ tính thì lúc nào cũng có, mà mạnh mẽ thì chỉ là bề ngoài thôi. Thực ra cái việc nấu nướng là một phương thức để tĩnh tâm và quên hết mệt mỏi. Sau một ngày làm việc căng thẳng thì mình về nhà thì cái niềm vui sướng nhất của tôi là vào bếp và bỏ hết đằng sau những chuyện trong ngày để mà chỉ lo nấu nướng cho các bạn, gia đình và các con để cho nó vui vẻ, thì đó là cái niềm hạnh phúc gia đình của tôi từ xưa tới giờ đó.

VOA: Thế món gì là món đặc biệt nhất ở nhà hàng Xuân Mai thưa bà?

Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, hồi ngày xưa mới mở cách đây 5 năm thì chỉ có 10 món thôi, nhưng mà bây giờ nhiều khi khách họ yêu cầu, với lại nhiều khi tôi nấu món cũ lại thấy nhàm chán, thành ra cứ soạn ra món mới là khách họ thích họ kêu mình giữ lại. Bây giờ tất cả có 70 món. Đặc biệt nhất là món passion fruit creme brulee, là đồ ngọt đựng trong trái dừa non, rất là ngon.

VOA: Còn vào lúc đông khách thì thường nhà hàng mình có bao nhiêu thực khách ạ?

Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, hôm tối thứ Bảy, 44 người khách họ bước vào cùng một lúc chỉ trong vòng có 5 phút, mà nhân viên thì chỉ có 4 người và tôi nữa là 5 người, rất là chật vật.

VOA: Vậy là công việc kinh doanh của bà rất thành công ở Bangkok phải không ạ?

Bà Mỹ Dung: Cái đó là nhờ trời thôi, với lại khách hàng quen họ cứ đến từ 5 năm nay, đi đâu họ cũng nhớ món ăn Xuân Mai họ trở về hết. Cái đó là điều mà tôi rất hãnh diện.

VOA: Khách hàng chủ yếu là người nước nào ạ, người Việt, người Thái hay người nước ngoài ạ?

Bà Mỹ Dung: Dạ thưa, cộng đồng người Việt bên này không được chặt chẽ lắm, nên khách hàng chủ yếu là người Thái và người nước ngoài thôi ạ.

VOA: Bà là một phụ nữ rất thành công cho dù bà làm ở bất cứ ngành nghề gì, vậy bà có bí quyết gì để thành công như vậy, bà có thể chia sẻ với những người phụ nữ khác được không thưa bà?

Bà Mỹ Dung: Cái bí quyết nhất là thật tình mình làm cái gì là mình làm từ trái tim ra thì người ta rất là cảm kích. Còn ngòai ra chẳng có bí quyết gì, kể cả việc nấu ăn là tôi chưa từng học hỏi cách nấu nướng của ai cả, cứ nhớ những món ngày xưa mình được ăn lúc mình còn bé tí xíu ở Việt Nam. Rồi sau, lần đầu tiên tôi đi về Hà Nội là năm 1995, đó là lần đầu tiên trong đời tôi đi ra xứ Bắc thì cũng như là một nước ngoại quốc. Cũng như trong mơ thôi, thấy món gì cũng thích, cái món mà tôi thích nhất là bánh cuốn Các bà các cô mà ngồi bên lề đường mà tráng bánh cuốn mà mình xin học thì không ai cho học, đợi tới 5 năm cứ mỗi lần đi ra Hà Nội là cứ học xem họ tráng bánh cuốn. Bây giờ thì tráng rất là ngon rồi.

VOA: Xin cảm ơn bà Mỹ Dung đã dành cho đài VOA cuộc trò chuyện này.

Nguồn: VOA



Cindy Trương: Tân Thẩm Phán Quận Oklahoma, Hoa Kỳ

Tân Thẩm Phán Cindy Trương

Một người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang Oklahoma, bà Cindy Trương, 35 tuổi, đã đánh bại đối thủ là ông Pat Crawley, 67 tuổi, cũng là một cựu đồng nghiệp, khi hai người cùng là Phụ tá District Attoney của Oklahoma County và giành được chiến thắng vẻ vang trong chức vụ: District Judge, Dist. 7 – Oklahoma County, Oklahoma.

Bà Cindy Trương, mồ côi cha, rời Việt Nam đến thành phố Oklahoma, Hoa Kỳ năm 1986 lúc mới được 11 tuổi và không biết một chữ tiếng Anh nhưng đã đứng đầu lớp khi tốt nghiệp Mustang High School.

Trong tóm lược tiểu sử tranh cử, bà cho biết vì không thể quên được những bất công xảy ra hàng ngày tại Việt nam mà cô đã chứng kiến từ nhỏ, nên cô quyết tâm theo đuổi ngành luật để đem lại cán cân công lý cho mọi người: từ lúc làm việc (law clerk) cho công ty Luật McKinney & Stringer, cho đến khi làm phụ tá công tố quận (assistant district attorney) Oklahoma County.

Ngày 27 tháng 7 năm 2010, trong cuộc bầu cử sơ bộ, bà Cindy Trương dần đầu số phiếu trước 6 ứng cử viên khác.

Vì là một người sinh trưởng tại Việt Nam, nên trong lúc tranh cử, phiá đối phương đã cố gán cho cô là muốn trở thành một quan tòa Việt Nam (Vietnamese judge) thay vì là một quan tòa Mỹ (American judge), nhưng tân Thẩm phán Cindy Trương đạt được số phiếu: 95,777 (56.57%), còn đối thủ Pat Crawley được: 73,519 phiếu (43.43%).

Cũng cần nói thêm, quỹ vận động tranh cử của cô đã gây được $181,000; trong lúc ông Crawley có được hơn $31,000.

Cô đã lập gia đình và có một con trai 6 tuổi.

Nguồn: Người Việt Boston

Hai anh em Giáo sư người Việt đoạt Giải Eureka 2010 tại Úc

Giải thưởng Eureka của Úc Ðại Lợi vừa được trao cho một nhóm các nhà khoa học do hai giáo sư gốc Việt dẫn đầu - GS Võ Bá Ngự (trái) và Võ Bá Tường (phải) Giáo sư Võ Bá Ngự Giáo sư Võ Bá Tường

Sau khi nhận Giải thưởng Phát minh Eureka 2010, Tiến sĩ Võ Bá Ngự, người đứng đầu công trình nghiên cứu, trò chuyện với Tạp chí Thanh Niên VOA về con đường phấn đấu từ một người Việt tị nạn tới vị trí một khoa học gia thành công của Úc.

Trà Mi: Được biết là cả hai Giáo sư Tường và Giáo sư Ngự đều theo một ngành học giống nhau, là Giáo sư-Tiến sĩ cùng khoa, lại công tác tại cùng trường. Cơ duyên nào đưa đẩy hai anh em cùng theo một con đường như thế, thưa ông?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Năm 2000, khi tôi rời thành phố Perth để đi dạy ở Melbourne, em Tường mới vào đại học năm nhất. Cho nên tôi cũng không nghĩ là ngày nào đó anh em chúng tôi sẽ cộng tác nghiên cứu. Công trình nghiên cứu của tôi hiện giờ gọi là “Random Sets”, tạm dịch ra tiếng Việt là “Tập hợp Ngẫu nhiên”, và những ứng dụng của nó trong khoa học-kỹ thuật mà phần lớn là về vấn đề quốc phòng. Tôi bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này từ khoảng năm 2002 đến 2003. Đến cuối 2005 thì anh em chúng tôi mới bắt đầu hợp tác. Một người bạn cũng là một người cộng tác đắc lực của tôi hiện là nhân viên của công ty Lockheed-Martin, lúc ấy, gửi cho tôi một tập tài liệu. Trong đó ông đúc kết và đưa ra một bài toán về theo dõi mục tiêu và hỏi tôi có thể giải bài toán này được không. Khi đó, tôi đang bận đi dạy nên không có thời gian đọc kỹ. Tôi mới gửi tài liệu đó cho em Tường, lúc đó đang bắt đầu công trình nghiên cứu hậu đại học. Thế là Tường bay qua Melbourne. Trong thời gian một tuần, anh em chúng tôi giải được bài toán đó. Sau đó, Tường cảm thấy thích thú với bộ môn nghiên cứu này, và anh em chúng tôi tiếp tục cộng tác cho tới bây giờ.

Trà Mi: Nhưng từ nhỏ hai anh em có cùng một niềm đam mê trong lĩnh vực khoa học này, cùng giải toán chung, cùng học tập chung với nhau hay chăng mà lại đi theo cùng một ngành khoa học, thưa ông?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Đây cũng là một sự trùng hợp vì tôi hơn Tường tới 12 tuổi. Lúc nhỏ, chúng tôi không học chung. Tường đi theo ngành này là sự trùng hợp chứ không phải vì ảnh hưởng của tôi.

Trà Mi: Ngẫu nhiên mà hai anh em cùng là Giáo sư-Tiến sĩ một ngành khoa học, không biết đây có phải là do gene di truyền của gia đình? Gia đình ông có làm khoa học không, thưa ông?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Không, ba tôi là quân nhân và mẹ tôi là giáo viên.

Trà Mi: Thật là thú vị khi hai anh em cùng chung một ngành và chung một chí hướng giống nhau. Về Giải thưởng Eureka cao quý mà cả hai anh em cùng nhận được trong năm nay, cảm tưởng của Giáo sư khi được trao Giải này ra sao?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi cảm thấy rất vinh dự, đồng thời cũng cảm thấy mình rất may mắn. Có rất nhiều nhà nghiên cứu xuất sắc hơn chúng tôi, nhưng quý vị cũng biết là trong lĩnh vực nghiên cứu, yếu tố may mắn rất quan trọng trong việc dẫn tới một khám phá mới. Tôi có rất nhiều may mắn. Một trong số đó là được cộng tác và làm bạn với những nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành này. Do đó, tôi học hỏi rất nhiều từ họ.

Trà Mi: Chắc Giáo sư khiêm nhường cho là may mắn chứ thiệt ra để hoàn thành một công trình nghiên cứu phải mất rất nhiều thời gian, nỗ lực, cũng như tâm huyết đặt vào trong đó. Xin được hỏi thăm phát minh của nhóm nghiên cứu gồm 3 người do ông dẫn đầu tổng cộng mất thời gian thực hiện và hoàn thành trong bao lâu?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi bắt đầu nghiên cứu từ năm 2002-2003. Tới năm 2008, bài của chúng tôi đăng gửi dự Giải Eureka. Như vậy mất khoảng 5 năm để có được kết quả này.

Trà Mi: Và từ 2008 tới nay, nó đã bắt đầu được ứng dụng phải không ạ?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Bắt đầu từ 2008 tới nay nó đã bắt đầu được ứng dụng và phát triển thêm.

Trà Mi: Các ứng dụng của phát minh này trong lĩnh vực quốc phòng và trong các lĩnh vực dân sự khác là gì?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Trong lĩnh vực quốc phòng, nó dùng để theo dõi và kiểm soát một số lượng lớn mục tiêu. Trên không, những mục tiêu này có thể là máy bay, hỏa tiễn. Dưới biển thì có thể là tàu chiến, tàu ngầm, hoặc tàu dân sự. Về mặt dân sự, phương pháp này có thể dùng trong việc kiểm soát hoặc thống kê giao thông. Một áp dụng khác là giám sát đám đông như dùng camera để theo dõi đám đông. Một ứng dụng nữa là theo dõi tế bào. Phương pháp của chúng tôi có thể giúp các chuyên gia y khoa nghiên cứu hữu hiệu và nhanh chóng hơn về tác động của thuốc lên các tế bào. Một áp dụng khác đã được một công ty ở Anh làm được là dò tìm ống dẫn dầu dưới giàn khoan. Các ống dẫn dầu trong thời gian từ nửa năm đến một năm có thể bị di chuyển và hư hại. Nếu cho người lặn xuống tìm rất nguy hiểm. Do đó, các công ty dầu khí thường dùng máy để đo. Và một công ty ở Anh đã áp dụng phương pháp của chúng tôi để dò tìm các ống dẫn dầu bị hư.

Trà Mi: Sau phát minh này, sau Giải thưởng này, hai anh em Giáo sư có dự định và kế hoạch tiếp nối ra sao?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Đây chỉ là bước đầu. Phát minh của chúng tôi đã chứng minh được là thuyết Tập hợp Ngẫu Nhiên có thể giải quyết được vấn đề theo dõi mục tiêu một cách hữu hiệu hơn. Tôi dự định nghiên cứu và thiết kế một hệ thống theo dõi mục tiêu hoàn chỉnh hơn bằng cách kết hợp những cái hay của phương pháp cổ điển và phương pháp mới.

Trà Mi: Chân thành chúc mừng hai anh em Giáo sư đã thành công trong lĩnh vực nghiên cứu của mình. Nhưng ngoài yếu tố may mắn mà Giáo sư vừa chia sẻ, những yếu tố nào quyết định sự thành công, nhất là trong lĩnh vực khoa học, một ngành rất nhiều gian khổ và hóc búa. Lời khuyên của ông dành cho giới trẻ là gì?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Thành công theo tôi chỉ là vấn đề tương đối, cho nên tôi không dám đưa ra lời khuyên với tư cách của một người thành công. Theo kinh nghiệm của tôi, ngoài may mắn, hai yếu tố khác rất quan trọng là sở thích và đam mê. Với tư cách của một người đi trước, tôi khuyên các bạn trẻ nên tìm hiểu chính mình và vạch cho mình một hướng đi. Sau đó, hãy dồn hết nỗ lực cho lý tưởng của mình. Dù thành công hay thất bại thì chúng ta cũng sẽ có một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Trà Mi: Là một người Việt thành công trên quê hương thứ hai ở nước ngoài. Trong quá trình nỗ lực tiến thân từ một người Việt di cư ra nước ngoài cho tới vị trí của một khoa học gia danh tiếng hiện nay của Úc, có những thử thách, khó khăn, hoặc những kỷ niệm nào ông cảm thấy đáng nhớ nhất?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Bất cứ gia đình tị nạn nào khi mới qua cũng khó khăn về vấn đề ngôn ngữ, tìm việc làm, lo cho con cái đi học. Cha mẹ chúng tôi cũng như bao gia đình khác, cũng gặp những khó khăn như thế. Tôi cảm thấy rất biết ơn cha mẹ vì ông bà đã bỏ tất cả để lo cho chúng tôi ăn học đến nơi đến chốn. Khi qua định cư tại một nước xa lạ, ông bà đã phải làm bất cứ việc gì để nuôi sống gia đình, lo cho chúng tôi học.

Trà Mi: Và đó là động cơ thúc đẩy Giáo sư có niềm đam mê và phấn đấu cho tới thành tựu hôm nay?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Dạ đúng vậy.

Trà Mi: Nếu có người nêu hỏi Giáo sư rằng là một người gốc Việt đóng góp tài năng chất xám cho một đất nước khác, không phải là quê hương bản xứ của mình, cảm nghĩ của ông ra sao? Câu trả lời của Giáo sư như thế nào?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi sống ở Úc hơn 28 năm. Nước Úc đã cưu mang gia đình chúng tôi cũng như bao nhiêu gia đình Việt Nam tị nạn khác. Tôi đã được hưởng được nền giáo dục của nước Úc mà nếu sống ở Việt Nam tôi sẽ không được hưởng những quyền lợi này. Người Việt chúng ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Cho nên, theo tôi, đóng góp cho nước Úc là chuyện đương nhiên. Đây là nhiệm vụ của một công dân Úc.

Trà Mi: VN hiện nay cũng muốn thu hút nhân tài để phát triển đất nước. Theo giáo sư, các điều kiện cần và đủ có thể lôi cuốn được nguồn lực chất xám người Việt ở hải ngoại về đóng góp cho quê hương là gì?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Theo thiển ý của tôi, điều kiện này cũng rất đơn giản. Nếu Việt Nam thật sự có tự do dân chủ và nhân quyền thì nhân tài khắp nơi sẽ kéo về đóng góp phát triển đất nước chứ không cần phải có những chính sách thu hút.

Trà Mi: Là một khoa học gia gốc Việt, nếu được mời đóng góp trong lĩnh vực giảng dạy-nghiên cứu tại quê cha đất tổ của mình, ý kiến của giáo sư ra sao?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Được đóng góp cho Tổ quốc là điều mong muốn của tôi và của cha mẹ tôi. Ông bà thường nói vì hoàn cảnh của đất nước, ông bà không có cơ hội đóng góp, nhưng ông bà mong rằng anh em chúng tôi có thể làm việc đó thay họ. Cho nên, nếu có cơ hội, tôi sẵn sàng đóng góp.

Trà Mi: “Cơ hội” theo ý Giáo sư đây nên được hiểu như thế nào ạ?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Ý của tôi là khi Việt Nam có tự do dân chủ, tôi sẽ sẵn sàng đóng góp.

Trà Mi: Theo ông, điều kiện tiên quyết phải là tự do, dân chủ. Đối với người dân trong nước, dĩ nhiên điều này rất quan trọng, nhưng nó có vai trò thế nào đối với nguồn lực chất xám người Việt hải ngoại để quyết định việc quay về đóng góp của họ?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tại vì nếu không có tự do dân chủ thì những nhà trí thức về phục vụ chỉ là phục vụ gián tiếp cho nhà cầm quyền thôi. Thành ra, nếu có tự do dân chủ thì việc này sẽ dễ hơn. Trong nghiên cứu, không hẳn chỉ là khoa học, mà cũng có thể là về lịch sử, chính trị. Người nghiên cứu nếu được quyền nói lên những gì muốn nói thì mới gọi là nghiên cứu, chứ không nói được những gì muốn nói thì làm sao gọi là nghiên cứu được? Những giới hạn đó sẽ làm cho những nhà nghiên cứu chán nản và không thể nghiên cứu hữu hiệu hơn.

Trà Mi: Ông đã có cơ hội về Việt Nam lần nào chưa kể từ khi sang Úc định cư tới nay?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi có về thăm Việt Nam 2 lần.

Trà Mi: Cảm nhận của ông sau chuyến đi đó như thế nào?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Có điều là tôi không thể tưởng tượng được là sự cách biệt giai cấp giữa người giàu và người nghèo trong xã hội. Ở Úc cũng có sự cách biệt đó nhưng so với Việt Nam thì sự cách biệt đó rất nhỏ.

Trà Mi: Nếu có một mong ước cho đất nước của mình, Giáo sư có điều gì muốn chia sẻ?

Giáo sư Võ Bá Ngự: Tôi ước mong Việt Nam có tự do dân chủ.

Trà Mi: Xin cảm ơn Giáo sư rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc trao đổi này.

Giáo sư Võ Bá Ngự: Cảm ơn chị.


Nguồn : VOA



Đại úy James Thạch: PRWeb viết về một đại úy gốc Việt xây dựng căn cứ quân sự tại Iraq


Chuẩn tướng Hoa Kỳ James C. Yarbrough (trái) trao huy chương và bằng tưởng lục cho Đại úy James Thạch

NEW YORK – Trong vòng vài năm trở lại đây, phóng viên của tạp chí trên mạng PRWeb đã được vinh hạnh phỏng vấn đại úy quân đội Hoa Kỳ James Văn Thạch, một sinh viên tốt nghiệp ngành luật từ trường Touro Law Center.

Anh có cơ hội được vào “Judge Advocate General Corp” (JAG) làm luật sư cho quân đội Hoa Kỳ. Nhưng anh lại chọn để trở thành một sĩ quan bộ binh và tình nguyện phục vụ tại Iraq với vai trò là một cố vấn quân sự cho quân đội nước này. Anh bị thương 2 lần trong năm đầu, nhưng anh vẫn quyết định ở lại Iraq thêm một năm nữa với nhiệm vụ khác.

Anh đã được điều tới Nhóm Trợ Giúp Iraq (IAG) J-4 và được chỉ định làm trưởng phòng Quân Nhu và Dịch Vụ. Anh đã thực hiện các dự án cải thiện khả năng của các cố vấn quân sự nhằm giúp họ thúc đẩy quá trình chuyển đổi an ninh cho Lực Lượng An Ninh Iraq (ISF).

Ðại úy James Văn Thạch đã thực hiện nhiều dự án cải thiện một cách đáng kể khả năng của ISF, giúp anh được chọn là sĩ quan nước ngoài duy nhất tại Iraq được trao giải thưởng “Honorary Iraqi Army” vào ngày 15 tháng 4, 2008, do chuẩn tướng của Lực Lượng Ðặc Biệt Nassir Ahmad Ghanim Al-Ogalim, tư lệnh Lữ Ðoàn 3, Sư Ðoàn 6, Quân Ðội Iraq, trao tặng.

”Ðại úy James Văn Thạch được điều động làm một công việc nặng nhọc: Ðó là lên kế hoạch xây dựng căn cứ hành quân tại Iraq chỉ cách biên giới Iran vài cây số,” chuẩn tướng Nassir Ahmad Ghanim Al-Ogalim cho biết.

Nhiệm vụ của căn cứ này là gia tăng an ninh biên giới và là một phần trong công tác của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn sự ủng hộ của Iran đối với các lực lượng nổi dậy tại Iraq.

Căn cứ này là nơi đồn trú của cả binh sĩ Mỹ và liên quân cũng như cung cấp phương tiện chiến lược cho họ trong việc tuần tra biên giới như hệ thống thông tin và theo dõi.

Ngoài ra, căn cứ này cũng có nhiệm vụ ngăn chặn các vụ buôn lậu vũ khí qua biên giới.

Trước đó, hôm 25 tháng 11, 2007, đại úy gốc Việt này được chuẩn tướng James C. Yarbrough tặng thưởng huy chương “Joint Service Achievement Medal” (JSAM) sau khi chuẩn bị và hoàn tất một căn cứ cho quân đội Mỹ, gọi là “COP Shocker,” tại miền Ðông Iraq, cũng gần biên giới với Iran.

Nhiệm vụ của căn cứ này là giúp các cố vấn quân đội Mỹ trong việc hợp tác với quân đội Iraq để bảo đảm an toàn cho các trạm kiểm soát biên giới và chiến đấu chống lại sự xâm nhập của các tay buôn lậu vũ khí và các nhóm khủng bố từ Iran vào.

Ðược biết, đại úy James Văn Thạch hiện là thành viên Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt (VAAFA) hiện do thiếu tá hải quân Chris Phan làm chủ tịch.

Nguồn : Việt Herald


Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 385.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương