UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII


Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị



tải về 3.4 Mb.
trang11/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   43

29. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương sớm triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị mất việc làm do suy giảm kinh tế; đồng thời cần có cơ chế ngăn chặn những doanh nghiệp lợi dụng quyết định này để hướng chính sách ưu đãi mà không quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Tiến hành ngay việc xem xét, xác định đúng thực chất số lượng người lao động mất việc, thiếu việc và kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động, có giải pháp phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính đã khẩn trương soạn thảo và ban hành Thông tư Liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27/2/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định. Thông tư Liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC xác định cụ thể đối tượng vay, mức vay, lãi suất vay, trình tự thủ tục vay đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; giải quyết chính sách đối với người lao động bị mất việc làm tại các doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn; chính sách cho vay vốn đối với người lao động bị mất việc làm để tự tạo việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội… nhằm đảm bảo thuận lợi khi thực hiện và đảm bảo được việc quản lý, tránh lợi dụng khi thực hiện;

- Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành các hoạt động sau:

+ Tổ chức họp báo ngày 25/02/2009 về triển khai thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg nêu trên với sự tham gia của đông đảo các cơ quan báo chí, phát thanh và truyền hình Trung ương và địa phương;

+ Chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai thực hiện;

+ Tổ chức tuyên truyền trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện các chính sách và tổ chức thực hiện Quyết định và Thông tư nêu trên;

+ Tổ chức khảo sát, trao đổi nắm tình hình lao động, việc làm tại các địa phương, doanh nghiệp và làng nghề.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn số 542/NHPT-TTKH ngày 9/3/2009 và số 571/NHPT-TCKT ngày 11/3/2009 để hướng dẫn thực hiện cho vay hỗ trợ đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế; các chi nhánh ngân hàng phát triển đã thông báo rộng rãi tới các doanh nghiệp trên địa bàn để triển khai Quyết định trên. Tổ chức toạ đàm với các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan báo chí…;

- Ngân hàng Chính sách xã hội đó ban hành văn bản số 821/NHCS-TD ngày 15/04/2009 và văn bản số 1523/NHCS-TDSV ngày 16/6/2009 (thay thế văn bản số 821/NHCS-TD ngày 15/04/2009) để hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay vốn đối với người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế để tự tạo việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động theo quy định của Quyết định và Thông tư nêu trên.

Các Bộ, ngành, các Ngân hàng được giao nhiệm vụ và các địa phương đã hướng dẫn triển khai kịp thời, đầy đủ đến các doanh nghiệp và có sự phối hợp chặt chẽ nên việc triển khai Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC đã được thực hiện nhanh chóng, kịp thời.

Về cơ chế ngăn chặn những doanh nghiệp lợi dụng Quyết định này để hưởng chính sách ưu đãi mà không quan tâm đến quyền lợi người lao động thì theo Thông tư liên tịch số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC có quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg và Thông tư số 06/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC như sau:

- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độ đối với người lao động;

+ Tổ chức nắm số lao động thôi việc, mất việc làm trong các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế và hàng quý báo cáo về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

+ Kiểm tra việc thanh toán tiền lương, trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho từng người lao động và đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương án đã được thẩm định;

+ Chỉ đạo các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề thực hiện tốt việc dạy nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động bị mất việc làm;

+ Tiếp nhận và xác nhận phương án sắp xếp lao động của doanh nghiệp;

+ Phối hợp với Sở Tài chính xác định danh sách người lao động có trong danh sách trả lương của doanh nghiệp, mức tiền lương còn nợ của từng người lao động trong doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ trốn; tạm ứng tiền từ ngân sách địa phương để trả nợ lương cho người lao động;

+ Hàng quý báo cáo tình hình thực hiện việc hỗ trợ đối với người lao động bị mất việc làm trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế.

- Sở Tài chính có trách nhiệm:

+ Tiếp nhận và xác nhận báo cáo tài chính và báo cáo các nguồn của doanh nghiệp;

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư thực hiện việc xử lý tài sản của doanh nghiệp để hoàn trả khoản tạm ứng từ ngân sách địa phương;

+ Hàng quý báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện việc cho doanh nghiệp vay, ứng ngân sách địa phương để trả cho người lao động khoản tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ người lao động.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm:

+ Huy động và tổ chức thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp (gặp khó khăn do suy giảm kinh tế chưa có khả năng thanh toán tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động);

+ Hướng dẫn các doanh nghiệp về thủ tục vay; thực hiện cho vay, thu nợ và xử lý nợ theo quy định tại Thông tư và Quy chế cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

+ Hàng quý báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về tình hình thực hiện cho vay.

- Ngân hàng Chính sách Xã hội có trách nhiệm:

+ Huy động và tổ chức thực hiện cho vay vốn đối với người lao động bị mất việc làm và người lao động đi làm việc ở nước ngoài bị mất việc do doanh nghiệp gặp khó khăn phải về nước trước thời hạn từ nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm để người lao động tự tạo việc làm; học nghề và xuất khẩu lao động; hướng dẫn về thủ tục vay;

+ Hàng quý báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về tình hình thực hiện cho vay.

Đồng thời theo quy định tại mục 4.2 phần II văn bản hướng dẫn số 542/NHPT-TTKH ngày 09/03/2009 của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện cho vay hỗ trợ đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế có cắt giảm lao động trong năm 2009 thì ngay sau khi nhận được giấy đề nghị giải ngân cho người lao động và cơ quan Bảo hiểm xã hội, Chi nhánh NHPT lập đăng ký chuyển nguồn gửi Hội sở chính. Sau khi Hội sở chính chuyển tiền, Chi nhánh NHPT tiến hành các bước giải ngân như sau:



* Trả tiền cho người lao động: Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ giải ngân, sẽ tiến hành giải ngân trực tiếp cho người lao động trước sự chứng kiến của doanh nghiệp. Khi đi nhận tiền, người lao động xuất trình chứng minh nhân dân (trường hợp nhận thay có giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật kèm theo chứng minh nhân dân của người nhận thay; Trường hợp không có chứng minh nhân dân thì có giấy xác nhận của doanh nghiệp và cơ quan công an nơi người lao động đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, các giấy tờ trên sau đây gọi là giấy tờ tùy thân). Nếu người lao động vắng mặt chưa đến nhận tiền đúng thời hạn thông báo thì đến trụ sở Chi nhánh NHPT để làm thủ tục nhận tiền. Khi đi nhận tiền, người lao động mang theo giấy giới thiệu của doanh nghiệp kèm giấy tờ tùy thân hợp pháp.

* Chuyển tiền cho Bảo hiểm xã hội: Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ giải ngân, Chi nhánh NHPT sẽ chuyển khoản số tiền doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Cũng tại văn bản hướng dẫn này theo quy định tại mục 2 phần III thì Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng doanh nghiệp thống nhất về thời gian thanh toán, tổ chức vận chuyển và bảo vệ an toàn tiền phục vụ thanh toán, đồng thời bố trí tổ thanh toán thành 2 bộ phận: Bộ phận 1: Nhận tích kê số thứ tự, đối chiếu với giấy tờ tùy thân phù hợp với danh sách được thanh toán trong kỳ, viết phiếu chi và chuyển hồ sơ cho bộ phận 2. Bộ phận 2: Căn cứ phiếu chi, đối chiếu với danh sách cụ thể từng cá nhân, số tiền được nhận, giấy tờ tùy thân của người nhận phù hợp thì đề nghị người nhận ký nhận và thanh toán.

Như vậy với quy định chặt chẽ của các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã ngăn chặn được những doanh nghiệp lợi dụng Quyết định này để hưởng chính sách ưu đãi mà không quan tâm đến người lao động, đồng thời sau khi doanh nghiệp nhận được tiền vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi thanh toán cho người lao động thì phải có sự kiểm tra giám sát của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đại diện của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

30. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị:

Đề nghị Bộ cần chủ động tham mưu, đề xuất giải pháp cho Chính phủ để thực hiện chỉ tiêu giải quyết tạo 1,7 triệu việc làm mới mà Quốc hội đã thông qua trong Nghị quyết về kinh tế - xã hội năm 2009. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo nghề, nâng tỷ trọng về lao động qua đào tạo, giải quyết tốt nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng trong phát triển kinh tế; đây cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để giúp người lao động bị mất việc có cơ hội thuận lợi hơn khi tìm kiếm việc làm mới. Ngoài ra, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Bộ Luật Lao động, đặc biệt là quy định tại Điều 17 về việc doanh nghiệp khi cho người lao động thôi việc phải công bố danh sách, phải trao đổi thống nhất với công đoàn cơ sở và báo cho cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, tránh tình trạng các doanh nghiệp có thể nhân cơ hội này cho nghỉ việc hoặc sa thải không đúng luật.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Ngay từ cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới đã lan rộng và tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam: hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các làng nghề, hợp tác xã, đặc biệt là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn; nguy cơ người lao động thất nghiệp, mất việc làm lớn, đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm cho 1,7 triệu lao động mà Quốc hội đề ra.

Trước tình hình trên, ngay từ đầu năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc làm trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27/02/2009 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg.

Đồng thời, để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu tạo việc làm năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tập trung thực hiện một số giải pháp:

- Tổ chức họp báo, phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chính sách hỗ trợ người lao động do suy giảm kinh tế; phối hợp với Ngân hàng phát triển Việt Nam để thực hiện các chính sách và tổ chức thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg; tổ chức khảo sát nắm tình hình biến động lao động tại các địa phương, doanh nghiệp và làng nghề;

- Đẩy mạnh thực hiện dự án vay vốn tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm theo hướng ưu tiên các dự án tạo nhiều việc làm, hiệu quả cao, hướng dẫn cho vay đối với người lao động bị mất việc làm do suy giảm kinh tế; các hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường lao động trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm 2010;

- Chỉ đạo ổn định và phát triển các thị trường lao động ngoài nước; củng cố, nâng cao năng lực các Ban Quản lý lao động ở ngoài nước; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác các hợp đồng trong các nghề ít chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng; đẩy mạnh khai thác các hợp đồng nhận lao động có tay nghề cao; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020; triển khai thí điểm tuyển chọn, đào tạo và đưa lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài (đến nay, có khoảng 2.100 lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 1.700 lao động đã được sơ tuyển);

- Chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị mất việc làm, lao động thanh niên nông thôn, lao động ở vùng sâu, vùng xa, lao động là người dân tộc thiểu số..., gắn dạy nghề với tạo việc làm; thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề; phát triển hệ thống dạy nghề theo quy hoạch; thực hiện có hiệu quả Dự án tăng cường năng lực dạy nghề thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về Giáo dục - Đào tạo;

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định 30/2009/QĐ-TTg tại địa phương; thanh, kiểm tra và xử phạt hành chính các doanh nghiệp vi phạm các quy định về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm...;

- Tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện đầy đủ chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2009).

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế là tiền đề quan trọng thúc đẩy tạo nhiều việc làm, sự tăng hay giảm của tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng giải quyết việc làm. Năm 2008, do suy giảm kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 6,18%, giải quyết việc làm cho 1,615 triệu lao động (đạt 95% kế hoạch). Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam (tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII này, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2009 từ khoảng 6,5% xuống còn khoảng 5%). 6 tháng đầu năm 2009, do tác động của khủng hoảng, cả nước tạo việc làm cho khoảng 650 nghìn lao động. Dự kiến với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 giảm, kế hoạch tạo việc làm cho 1,7 triệu lao động có khả năng không đạt.

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động - việc làm, nhằm hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng, góp phần ổn định và đẩy mạnh tạo việc làm cho người lao động từ nay đến cuối năm 2009, song song với việc tiếp tục thực hiện các giải pháp trên, trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau:



- Nghiên cứu trình ban hành, sửa đổi các chính sách để thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có tạo việc làm;

- Vận động để ký kết các thoả thuận, hiệp định với một số nước (Libya, các nước Đông Âu) nhằm tạo khung pháp lý đưa lao động đi làm việc và bảo vệ quyền lợi người lao động; tổ chức các Hội nghị xúc tiến, quảng bá lao động Việt Nam tại một số thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, một số nước ở Trung Đông; ban hành và hướng dẫn thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg;

- Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các cơ sở dạy nghề chuẩn bị tuyển sinh cao đẳng, trung cấp nghề năm học 2009 - 2010 và thực hiện Đề án dạy nghề cho nông dân khi được phê duyệt;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và chấm dứt hợp đồng với người lao động; xử lý nghiêm các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

- Chỉ đạo tăng cường thu thập thông tin liên quan đến lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm, thu thập thông tin thị trường lao động, kết nối cung-cầu lao động thông qua hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, các phương tiện thông tin đại chúng; điều tra thị trường lao động (hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã rà soát toàn bộ các doanh nghiệp trên toàn quốc, đang chuẩn bị tiến hành điều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, tổ chức thu thập cơ sở dữ liệu về thị trường lao động tại 15 tỉnh, thành phố trên cả nước);

- Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng để xây dựng và hướng dẫn về cơ cấu, tổ chức từ Trung ương đến địa phương của bảo hiểm thất nghiệp.

31. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đà Nẵng, An Giang kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành chức năng tổ chức điều tra và báo cáo Quốc hội về thực chất nhu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, việc tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng lao động nước ngoài. Có biện pháp chấn chỉnh việc cấp phép và quản lý lao động phổ thông nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Trước tình hình số lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc không đủ tiêu chuẩn và không được cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có báo cáo số 11/BC-BLĐTBXH ngày 01/06/2009 gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đồng thời Bộ cũng đã có văn bản số 1504/LĐTBXH-VL ngày 11/05/2009 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, kiểm tra, rà soát lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện các giải pháp chấn chỉnh quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật để các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động nước ngoài hiểu được các quyền lợi, nghĩa vụ của họ theo đúng quy định của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt nam.

- Nghiên cứu, bổ sung sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao trong việc quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để hướng dẫn các địa phương.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục kiểm tra, rà soát và phân loại lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật lao động, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp có các biện pháp khắc phục các vi phạm và cam kết thực hiện đúng pháp luật lao động trong thời gian tới.

- Đề nghị các địa phương xác định nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài (số lượng, trình độ chuyên môn tay nghề...) của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn.

- Đề nghị chưa giải quyết nhập cảnh vào Việt Nam đối với người nước ngoài xin vào Việt Nam với mục đích lao động mà chưa có giấy phép lao động; các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực du lịch, muốn làm việc tại Việt Nam phải làm thủ tục xin giấy phép lao động và làm thủ tục chuyển đổi mục đích tạm trú; không giải quyết gia hạn tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã tạm trú từ 3 tháng trở lên mà không có giấy phép lao động hoặc chưa gia hạn giấy phép lao động; kiên quyết không gia hạn tạm trú và buộc xuất cảnh đối với các trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên 6 tháng mà không có giấy phép lao động hoặc không được gia hạn giấy phép lao động.

Tất cả các biện pháp trên được thực hiện đồng bộ theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo đảm nguyên tắc quan hệ đối ngoại, hợp tác cùng có lợi với các nước.

32. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị:

Hiện nay thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn nhiều bất cập, hình thức và không sát với thực tế. Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung thì người nước ngoài làm việc từ đủ ba tháng trở lên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định chi tiết tại Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/06/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong quá trình xây dựng Thông tư số 08 nói trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức cũng như các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các điều kiện để cấp giấy phép lao động đều theo hướng công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động có các giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các giấy tờ phải hợp pháp hóa lãnh sự là phù hợp với quy định chung và thông lệ của các nước trên thế giới.

Đề nghị cử tri nêu cụ thể những bất cập trong việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài hiện nay để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế.

33. Cử tri tỉnh An Giang, Tp Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Nghệ An kiến nghị:

Nhà nước khuyến khích đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng chưa quan tâm sâu sắc đến người đã đi, nhất là trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, không nắm được số lao động đã đi và về lúc nào, hiện nay đang làm việc ở Công ty nào, đời sống ra sao,… Gần đây một số báo chí đưa tin có nhiều trường hợp lao động bị hành hung, cướp tài sản và bị giết chết đã tác động và gây nên sự hoang mang lo sợ cho người dân có con em đi XKLĐ. Đề nghị có chính sách và phối hợp với các Công ty nước ngoài họp mặt lao động tạo điều kiện cho họ thông tin về gia đình biết hiện nay con em họ đang làm ở đâu, cuộc sống ra sao. Đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác với các nước có người Việt Nam đang lao động đề ra những biện pháp ngăn ngừa xâm phạm đến người lao động.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

a) Về vấn đề quản lý số lao động đưa đi, về nước:

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi trong suốt thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Các doanh nghiệp đã cử cán bộ đại diện ở ngoài nước, một số doanh nghiệp còn lập văn phòng làm nhiệm vụ quản lý, hỗ trợ người lao động và phát triển thị trường. Vì vậy, những vụ việc phát sinh liên quan đến quyền lợi hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài được doanh nghiệp phối hợp với cơ quan đại diện ta ở ngoài nước xử lý và giải quyết kịp thời. Những trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết, doanh nghiệp báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ta ở nước sở tại can thiệp, hoặc cùng đoàn cán bộ trong nước phối hợp với phía Bạn giải quyết. Hiện nay, tại các thị trường như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Cộng hòa Séc, Cata và UAE đều có Ban quản lý lao động hoặc Bộ phận quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam làm công tác quản lý và hỗ trợ các vấn đề phát sinh đối với người lao động.

Tuy nhiên, do nhiều lao động làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng, khu vực khác nhau của nước ngoài nên việc quản lý và nắm bắt thông tin còn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó có một bộ phận nhỏ người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý lao động tại địa bàn. Hơn nữa, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 và đầu năm 2009, nhiều lao động phải về nước trước thời hạn vì chủ sử dụng bị phá sản hoặc thu hẹp sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, gây tâm lý không tốt trong dư luận xã hội ở trong nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động. Theo báo cáo của các doanh nghiệp và các Ban quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài thì có khoảng 9000 lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phải về nước trước hạn do bị mất việc làm.

Trước những khó khăn trên, nhằm tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, từ đầu năm 2009 đến nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài thực hiện nghiêm túc các việc sau:

- Rà soát, kiểm tra lại tình hình của toàn bộ số lao động do doanh nghiệp mình tổ chức đưa đi đang làm việc ở tất cả các thị trường nước ngoài về: tình trạng việc làm, thu nhập, dự báo khả năng người lao động có thể bị mất việc làm phải chuyển đổi nơi làm việc hoặc phải về nước trước hạn, đồng thời thường xuyên liên hệ với đối tác hoặc cử cán bộ đại diện quản lý lao động ở nước ngoài để bám sát tình hình, phối hợp với các bên liên quan và Ban quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài kịp thời giải quyết các phát sinh;

- Phối hợp chặt chẽ với đối tác, chủ sử dụng lao động (đặc biệt tại các nhà máy, xí nghiệp có số lượng lớn lao động ta đang làm việc) và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để nắm sát tình hình. Khi có tranh chấp, phải khẩn trương cử cán bộ phối hợp với đối tác và chủ sử dụng lao động giải quyết theo chính sách và quy định của nước sở tại, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động;

- Cảnh báo cho lao động, đối tác và chủ sử dụng về ý đồ tiêu cực của một số cá nhân, tổ chức phản động có ý đồ can thiệp vào các tranh chấp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài để kịp thời ngăn chặn vụ việc;

- Đối với số lao động đã về nước, doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý hợp đồng và giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Đồng thời Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Ban quản lý lao động và các doanh nghiệp cử nhiều đoàn công tác đi kiểm tra các nhà máy, xí nghiệp, công trường có lao động ta làm việc để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các phát sinh có thể xảy ra. Làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng của Bạn để nắm bắt nhu cầu thị trường, nhờ sự tác động của cơ quan chức năng tới chủ sử dụng lao động để người lao động ta được thuận lợi hơn trong quá trình làm việc ở nước ngoài.

Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng: Bộ Công an, Bộ Ngoại giao,… cử đoàn liên ngành đi giải quyết các vụ việc phát sinh phức tạp ở nước ngoài nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới đã có dấu hiệu hồi phục, các nhà máy, xí nghiệp đã cơ bản ổn định sản xuất, tình trạng lao động bị mất việc làm, thu nhập kém đã giảm rõ rệt.

b) Về vấn đề người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bị hành hung, cướp tài sản.

Đầu năm 2008 xuất hiện một số vụ hành hung cướp tài sản trong cộng đồng người Việt tại Malaysia. Vụ việc gây tâm lý hoang mang đối với người lao động ta ở nước ngoài nói chung và tại Malaysia nói riêng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia làm việc với các cơ quan chức năng của Bạn đề nghị tăng cường công tác an ninh, an toàn cho người lao động tại ký túc xá. Đồng thời, yêu cầu các nhà máy, xí nghiệp phải có biện pháp bảo vệ người lao động cũng như hướng dẫn người lao động cách phòng ngừa; Các cơ quan chức năng trong nước cũng đã cử đoàn công tác sang nắm tình hình, làm việc với Bạn và đề nghị điều tra thủ phạm, phía Bạn ủng hộ ta và tích cực phối hợp để điều tra và xử lý. Do vậy, thời gian gần đây tình hình người lao động làm việc tại Malaysia bị hành hung và cướp của đã giảm đi rõ rệt.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương