UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII



tải về 3.4 Mb.
trang12/43
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.4 Mb.
#1536
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   43

34. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị:

Để giảm bớt khó khăn cho người lao động bị mất việc làm ở nước ngoài do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế về nước trước thời hạn, đề nghị Chính phủ sớm có chính sách hỗ trợ kinh phí hoặc gia hạn thời gian vay vốn ngân hàng cho số đối tượng này. Đồng thời, có chính sách để hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm và số lao động xuất khẩu lao động về nước trước thời hạn. Chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp sớm thành lập quỹ thất nghiệp, nhằm ổn định việc làm, đời sống cho người lao động.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Tháng 2 năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 về việc hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Theo đó, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài bị mất việc làm phải về nước trước hạn được vay vốn để tự tạo việc làm, để học nghề và được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của người lao động khi thanh lý hợp đồng, có biện pháp hỗ trợ người lao động phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và phổ biến, tạo điều kiện cho người lao động làm thủ tục để được hưởng các chính sách trên.

Hiện nay Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang triển khai việc hỗ trợ người lao động về nước trước thời hạn do khủng hoảng kinh tế theo quy định của Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ nguồn Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

35. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị:

Đề nghị có chính sách để các đối tư­ợng thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi lao động nư­ớc ngoài đư­ợc vay tiền ngân hàng với lãi suất ­ưu đãi.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Ngày 29/04/2009, Thủ t­ướng Chính phủ có Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”.

- Tại Điểm b, Khoản 2, Mục III “Các chính sách và hoạt động của Đề án”, quy định lao động các huyện nghèo được vay vốn ưu đãi để tham gia xuất khẩu lao động, cụ thể:

+ Ngư­ời lao động thuộc hộ nghèo, ngư­ời dân tộc thiểu số đư­ợc vay với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội, áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.

+ Các đối t­ượng còn lại của các huyện nghèo đ­ược vay vốn với lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

- Đối với người lao động thuộc các huyện nghèo ở các địa phương khác (khụng thuộc đối tượng Đề án nói trên), và người lao động thuộc các đối tượng chính sách thì áp dụng theo công văn số 1034/NHCS - TD ngày 21 tháng 4 năm 2008 về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, bao gồm:

+ Mức vốn cho vay: mức cho vay cụ thể đối với từng người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của người vay để chi phí đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng. Hiện nay, Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội qui định mức cho vay tối đa là 30 triệu đồng/người đi lao động ở nước ngoài.

+ Thời hạn cho vay: thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng tuyển dụng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá thời hạn đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

+ Vay vốn được sử dụng vào: phí đào tạo, phí tư vấn hợp đồng, phí đặt cọc, vé máy bay một lượt từ Việt Nam đến nước mà người lao động tới làm việc và chi phí cần thiết khác tại hợp đồng lao động.

+ Lãi suất cho vay: hiện nay, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo được Thủ tướng Chính phủ công bố là 0,65%/ tháng.



36. Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:

Công ty cung ứng xuất khẩu lao động và chuyên gia Nghệ An (nay là Công ty Cổ phần xuất khẩu lao động và lữ hành quốc tế Nghệ An) đã được kiện toàn và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và đã cổ phần hóa với 66% vốn Nhà nước. Đề nghị các Bộ ngành liên quan cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động cho công ty để công ty có điều kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, góp phần giải quyết việc làm, tăng số lượng lao động xuất khẩu hàng năm của tỉnh.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Ngày 13 tháng 5 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ký Quyết định số 653/QĐ-LĐTBXH về việc thu hồi Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty Cung ứng xuất khẩu lao động và chuyên gia Nghệ An (NAPECO) do Công ty không làm thủ tục đổi Giấy phép theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 và Điều 77 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007).

Từ khi Công ty NAPECO làm thủ tục chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xuất khẩu lao động và lữ hành quốc tế Nghệ An, cho đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của Công ty. Do vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không có cơ sở để xem xét cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho Công ty.

37. Cử tri tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Hà Nội kiến nghị:

Sau năm 1975, nhiều cán bộ chiến sỹ tham gia kháng chiến chống Mỹ vì điều kiện công tác hoặc các lý do khác nhau nghỉ mất sức lao động, nay theo quy định không được tiếp tục hưởng chế độ mất sức, gây bất bình trong các đối tượng này. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu có chính sách phù hợp.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Trước năm 1995, chế độ mất sức lao động là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội, được thực hiện nhằm bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động bị mất sức lao động mà chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, đảm bảo an sinh xã hội.

Từ ngày 01/01/1995, thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ, chính sách bảo hiểm xã hội không còn quy định chế độ mất sức lao động, nhưng những đối tượng đã được giải quyết chế độ mất sức lao động trước đó vẫn được tiếp tục hưởng trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, thời hạn hưởng trợ cấp được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 60/HĐBT ngày 01/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng, theo đó, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng bằng 1/2 thời gian công tác quy đổi. Những trường hợp đặc biệt sau đây, sau khi hết hạn trợ cấp theo quy định trên đây được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:

- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật;

- Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật;

- Những người bị mất sức lao động từ 81% trở lên;

- Những người khi về nghỉ việc đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi);

- Những người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập.

Ngoài ra, một số trường hợp khác đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trước ngày ban hành Quyết định số 176/HĐBT ngày 9/10/1989 của Hội đồng Bộ trưởng cũng tiếp tục được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, gồm: Những người có đủ 5 năm công tác thực tế ở các chiến trường B, C, K, ở biên giới, hải đảo, vùng xa có nhiều khó khăn gian khổ; hoặc có đủ 25 năm công tác quy đổi trở lên; hoặc tính đến ngày 01/01/1990 đã hết tuổi lao động.

Trong quá trình thực hiện chế độ trợ cấp mất sức lao động, Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm bổ sung, hoàn thiện chế độ trợ cấp mất sức lao động như sau:

- Quyết định số 812/TTg ngày 22/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung đối tượng có đủ 20 năm công tác thực tế trở lên đến tháng 03/1990 còn đang hưởng trợ cấp, sau khi hết thời hạn hưởng trợ cấp bằng 1/2 thời gian công tác quy đổi thì tiếp tục hưởng trợ cấp hàng tháng.

- Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung đối tượng tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp đã hết tuổi lao động, nếu có thời gian công tác thực tế đủ 15 năm trở lên thì hưởng trợ cấp với mức 100.000 đồng/tháng (hiện nay, có 5.749 người hưởng trợ cấp với mức bình quân là 406.000 đồng/tháng).

Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay có những người đã có trên 15 năm đến dưới 20 năm công tác, nay hết thời hạn hưởng trợ cấp, ước khoảng 90.000 người và có nhiều người cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng đối với người có từ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động”.

Ngày 06 tháng 8 năm 2009, Bộ đã gửi công văn số 2805/LĐTBXH-BHXH lấy ý kiến bằng văn bản các Bộ, ngành về dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ hoàn thiện văn bản, gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Chính phủ.



38. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị:

Hiện nay, lương hưu của cán bộ hưu trí nguyên là lãnh đạo tỉnh (Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh) thấp hơn so với thượng tá, đại tá quân đội nghỉ hưu. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan điều chỉnh cho phù hợp.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì lương hưu được tính trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Như vậy đối với những người có cùng thời gian công tác như nhau thì tiền lương hưu cao hơn hay thấp hơn sẽ phụ thuộc vào mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, không phụ thuộc vào chức vụ đã giữ trong thời gian còn công tác.



39. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị:

Đề nghị xem xét lại đối tượng trước đây là giáo viên nhưng khi đã thoát ly cách mạng, thời gian công tác giáo viên trước đó không được tính liên tục để hưởng chế độ, chính sách là chưa hợp lý.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Người lao động có thời gian công tác là giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước sau đó chuyển ngành thì thời gian công tác trước đó được tính làm căn cứ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Đối với giáo viên mầm non, vỡ lòng sau đó được tuyển dụng vào biên chế nhà nước thì thời gian làm giáo viên được tính là thời gian công tác để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Riêng đối với các giáo viên mầm non thời kỳ trước năm 1995 mà không thoát ly công tác thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có Đề án nghiên cứu, đánh giá cụ thể, từ đó có các kiến nghị, đề xuất với Chính phủ phương án giải quyết chính sách đối với các đối tượng nêu trên. Ngày 26/02/2009, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã có công văn số 542/LĐTBXH-BHXH gửi Hội Cựu giáo chức Việt Nam đề nghị có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, tổng hợp, nghiên cứu về vấn đề này.



40. Cử tri tỉnh Hà Nam, Quảng Bình, Cao Bằng, Thừa Thiên Huế, Bắc Kạn, Nam Định, Nghệ An, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hòa Bình, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Tây Ninh, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lào Cai, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Quảng Trị, Quảng Nam, Hải Dương, An Giang, Hải Phòng kiến nghị:

Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước xem xét cho cán bộ cấp xã, cán bộ HTX nông nghiệp đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng chế độ nghỉ hưu, giảm độ tuổi cho nam là 55, nữ là 50.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Theo quy định tại Điều 50, Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên. Việc quy định về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu nhằm đảm bảo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng của bảo hiểm xã hội và đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn.

Để tạo điều kiện cho người lao động đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định người lao động khi đủ điều kiện về tuổi đời nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với quy định mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.

Như vậy, cán bộ xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi nghỉ việc đã đủ điều kiện về tuổi đời theo quy định và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu thì cũng được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.



41. Cử tri tỉnh Gia Lai, Lào Cai, Đắk Nông, Bắc Kạn, Lai Châu, Thái Nguyên, Điện Biên kiến nghị:

Đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ chỉ đạo giải quyết đối với người hưởng lương đã nộp BHXH khoản phụ cấp khu vực, nhưng kể từ ngày 01/01/2007 khi về hưu không được tính hưởng lương hưu đối với khoản phụ cấp đã nộp, người về hưu đang hưởng cũng bị cắt. Vấn đề này, Bộ trưởng đã ghi nhận để báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, dứt điểm để đảm bảo kịp thời quyền lợi chính đáng của người đóng BHXH.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Ngày 04/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2008/NĐ-CP về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, theo đó: (1) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội một lần kể từ ngày 01/01/2007 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực thì ngoài hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội; (2) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01/01/2007, cư trú tại nơi có phụ cấp khu vực được hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng.

Ngày 22/01/2009, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành hành Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 122/2008/NĐ-CP nêu trên. Thời điểm áp dụng các quy định tại 2 văn bản này là từ ngày 01/01/2007.

Như vậy, việc ban hành Nghị định số 122/2008/NĐ-CP và Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH nói trên đã đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo nguyên tắc mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đảm bảo được quyền lợi của người lao động khi thụ hưởng chính sách và qua quá trình triển khai thực hiện đã nhận được sự đồng thuận từ phía những người lao động.



42. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị:

Thực hiện Luật BHXH vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập làm ảnh hưởng đến quyền lợi của một số đối tượng như: việc tính thời gian công tác trước 01/1995 đối với người chưa nhận trợ cấp thôi việc một lần để tính hưởng BHXH; việc tính thời gian tham gia BHXH của giáo viên mầm non qua nhiều giai đoạn còn nhiều khó khăn cho cả người lao động lẫn cơ quan BHXH; trách nhiệm thực hiện chế độ thai sản, ốm đau cho người lao động bằng 3% giữa cơ quan BHXH và người sử dụng lao động còn nhiều vướng mắc; chế độ đối với người lao động có trên 20 năm đóng BHXH do bệnh hiểm nghèo có nguyện vọng nhận trợ cấp một lần chưa được thực hiện…

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

a) Về tính thời gian công tác trước tháng 01/1995 đối với người chưa nhận trợ cấp thôi việc một lần để tính hưởng BHXH.

Trước khi có Luật BHXH, việc tính thời gian công tác đối với công nhân, viên chức nhà nước được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ, về cơ bản các đối tượng có thời gian công tác và nghỉ việc trước tháng 01/1995 đã được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội trên cơ sở thời gian công tác theo quy định tại Thông tư trên. Đối với những người nghỉ việc trong giai đoạn từ tháng 01/1995 đến trước khi Luật BHXH có hiệu lực thi hành, thì việc tính thời gian công tác trước tháng 01/1995 để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm xã hội vẫn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/NV nêu trên.

Từ khi có Luật BHXH đến nay, theo quy định tại khoản 4 Điều 139 thì “Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”. Để giải quyết tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước và nghỉ chờ việc trước ngày 01/01/1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo đó “Người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01 tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không sắp xếp, bố trí được việc làm, chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 vẫn còn có tên trong danh sách lao động của đơn vị và có quyết định nghỉ chờ việc (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp) nếu chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì được tổ chức bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội”. (Khoản 11 phần D)

b) Về tính thời gian tham gia BHXH của giáo viên mầm non:

Chính sách đối với giáo viên mầm non giai đoạn trước năm 1995 được thực hiện theo Quyết định số 152/TTg ngày 08/4/1976 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn trong đó có Thông tư số 09/TTLB ngày 21/5/1977 của liên Bộ Giáo dục - Tài chính - Nông nghiệp về việc bổ sung chế độ chính sách đối với giáo viên mẫu giáo. Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì giáo viên mẫu giáo sau đó được tuyển dụng vào biên chế nhà nước thì thời gian làm giáo viên mẫu giáo được tính là thời gian công tác liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Giai đoạn từ năm 1995 đến nay, chính sách đối với giáo viên mầm non được thực hiện theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 26/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 20/10/2000 của liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập thuộc ngành Giáo dục, Y tế, Văn hoá và Thể thao. Theo đó, giáo viên tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được tham gia và hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như người lao động trong đơn vị công lập.

Ngày 22/3/2004, liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản số 2150/GDĐT-BHXH về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động thuộc các cơ sở giáo dục mầm non, theo đó đối với những người đó có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở mầm non từ trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP nêu trên mà chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì có thể đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian từ tháng 01/1995 đến khi đó tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Để có cơ sở xem xét, bổ sung chính sách đối với các giáo viên mầm non thời kỳ trước năm 1995 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có Đề án nghiên cứu, đánh giá cụ thể, từ đó có các kiến nghị, đề xuất với Chính phủ phương án giải quyết chính sách đối với các đối tượng nêu trên. Ngày 26/02/2009, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng đã có công văn số 542/LĐTBXH-BHXH gửi Hội Cựu giáo chức Việt Nam đề nghị có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, tổng hợp, nghiên cứu về vấn đề này.

c) Về trách nhiệm thực hiện chế độ thai sản, ốm đau cho người lao động:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 92 Luật Bảo hiểm xã hội thì hàng tháng, người sử dụng lao động đóng 3% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội.

Với quy định trên thì người sử dụng lao động chủ động trong việc giải quyết chế độ ốm đau và thai sản đối với người lao động thuộc đơn vị mình, đảm bảo chế độ kịp thời cho người lao động. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, qua phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các địa phương thì đa số các chủ sử dụng lao động không muốn giữ lại 2% này.

Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành tổ chức đánh giá tổng thể việc thực hiện quy định nêu trên từ đó có những đề xuất, kiến nghị phù hợp.



d) Về chế độ đối với người lao động có trên 20 năm đóng BHXH do bệnh hiểm nghèo có nguyện vọng nhận trợ cấp một lần chưa được thực hiện

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động không chỉ được đảm bảo về thu nhập trong quá trình làm việc mà còn được đảm bảo về thu nhập khi hết tuổi lao động.

Đối với người lao động đã có từ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì họ đã có đủ điều kiện về thời gian đóng, và đến khi đủ điều kiện về tuổi đời thì sẽ được giải quyết hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, được bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo và được hưởng chế độ tử tuất khi người lao động chết. Mức trợ cấp tuất một lần đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội chết (nếu không có thân nhân hưởng tuất hàng tháng) bằng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Xét về quyền lợi thì quy định của Luật nêu trên đảm bảo hơn rất nhiều quyền thụ hưởng của người lao động so với việc giải quyết trợ cấp một lần, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội.

43. Cử tri tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ xem xét chế độ, chính sách cho những cán bộ chủ chốt ở xã, phường trải qua một số năm công tác ở các lĩnh vực khác; hoặc bộ đội xuất ngũ; hoặc do quy định giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ 20 năm công tác liên tục theo quy định.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Để tạo điều kiện cho người lao động đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu, khoản 2 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định người lao động khi đủ điều kiện về tuổi đời nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm so với quy định mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.

Như vậy, cán bộ xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nghỉ việc đã đủ điều kiện về tuổi đời theo quy định và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần có nhu cầu thì cũng được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu hàng tháng.

44. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị:

Hiện nay Luật BHXH quy định về điều kiện để hưởng lương hưu: đối với nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và phải tham gia đóng BHXH trên 20 năm. Vấn đề này chưa công bằng đối với nữ, vì thời gian nghỉ hưu của nữ ở độ tuổi 55 chỉ cần tham gia đóng BHXH đủ 15 năm là đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đề nghị xem xét, điều chỉnh lại cho phù hợp.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Một trong những nguyên tắc xuyên suốt quá trình xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đó là mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

Chế độ hưu trí là một trong 5 chế độ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật BHXH. Để được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, người lao động phải đảm bảo các điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 50, Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội, trong đó có điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với cả nam và nữ là đủ 20 năm .

Tuy nhiên, đối với lao động nữ do nghỉ hưu trước 5 tuổi so với lao động nam cho nên Khoản 1 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: “Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%”. Với quy định trên, để được hưởng mức lương hưu tối đa 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thì đối với lao động nam cần có đủ 30 năm đóng và nữ chỉ cần đủ 25 năm đóng. Quy định này đã tạo được sự tương đồng về tỷ lệ hưởng lương hưu khi tuổi nghỉ hưu của nam và nữ có sự chênh lệch; góp phần đảm bảo quyền lợi của người lao động nữ trong chính sách bảo hiểm xã hội.



45. Cử tri tỉnh Lai Châu, Bình Định, Tp Hồ Chí Minh kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ có văn bản quy định rõ về trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động phải giải quyết các chế độ cho người lao động trong thời gian đơn vị không đóng hoặc nợ đóng BHXH và quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra. Xác định rõ trách nhiệm trong mối quan hệ phối hợp và trách nhiệm giữa cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, cơ quan đại diện người lao động và cơ quan BHXH trong việc cung cấp thông tin và xử lý khi đơn vị sử dụng lao động là doanh nghiệp vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

a) Một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động là đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (điểm a khoản 1 Điều 18 Luật BHXH). Hành vi không đóng hoặc nợ đóng BHXH (đóng không đúng thời gian quy định) là những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 1 Điều 7 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ.

Ngày 16/8/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo đó các hành vi trên bị xử phạt bởi hình thức phạt và mức phạt được quy định tại các Điều 10, Điều 12 và Điều 13, theo đó ngoài hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền thì người sử dụng lao động còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả gồm: buộc truy nộp số tiền BHXH vào quỹ BHXH, buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm.

Như vậy, cùng với quy định của Luật BHXH thì Chính phủ cũng đã có các văn bản quy định cụ thể đối với những trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm về đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động, từ đó góp phần vào việc đảm bảo quyền lợi của người lao động trong thụ hưởng chính sách BHXH.

b) Về quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra. Xác định rõ trách nhiệm trong mối quan hệ phối hợp và trách nhiệm giữa cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, cơ quan đại diện người lao động và cơ quan BHXH trong việc cung cấp thông tin và xử lý khi đơn vị sử dụng lao động là doanh nghiệp vi phạm để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật BHXH thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn và của đại diện người sử sụng lao động đã được quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật BHXH.

Khoản 4 Điều 19 và khoản 12 Điều 20 Luật BHXH quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức BHXH thì tổ chức BHXH có quyền “Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội”, có trách nhiệm “Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền”

Theo quy định tại khoản 6 Điều 15 Luật BHXH, người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và tổ chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, đồng thời trách nhiệm của tổ chức BHXH là cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đư­ợc hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi ngư­ời lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu (khoản 11 Điều 20 Luật BHXH).

Như vậy, Luật BHXH đã có các quy định về yêu cầu cung cấp thông tin và trách nhiệm cung cấp thông tin về đóng và hưởng BHXH. Tuy nhiên trong thực tế thời gian qua, người lao động và tổ chức công đoàn cũng chưa thực hiện hết quyền của mình trong vấn đề này.



46. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ ban hành quy định về chế độ, chính sách đối với lao động biểu diễn nghệ thuật nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí trước tuổi tại các đơn vị nghệ thuật công lập (chính sách BHXH đối với người lao động biểu diễn nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật công lập). Nguyên nhân lao động biểu diễn nghệ thuật không bố trí được công việc khác, trong khi hiện nay chưa có quy định về giải quyết vấn đề này.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Lao động biểu diễn nghệ thuật thuộc các nghề được xác định là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được hưởng lương hưu nếu: “nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, có đủ 20 đóng bảo hiểm xã hội trở lên và trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành” (Khoản 2 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội).

Tại Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội quy định: “Người lao động đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên.

2. Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.”

Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế trong đó có quy định những người thuộc diện tinh giản biên chế có đủ 20 đóng bảo hiểm xã hội trở lên, nam từ đủ 55 đến đủ 59 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi thì được nghỉ hưu theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ việc trước tuổi.

Với các quy định nêu trên đã giải quyết một số lượng lao động biểu diễn nghệ thuật không đủ điều kiện công tác về nghỉ hưu trước tuổi.

Tuy nhiên, lao động biểu diễn nghệ thuật có đặc điểm là tuổi phục vụ ngắn, do vậy nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của các đơn vị nghệ thuật công lập, ngày 29/8/2008 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5714/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng về việc giao Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu về vấn đề này.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đang chủ trì, phối hợp cùng với các Bộ, ngành liên quan dự thảo phương án trình Chính phủ giải quyết chính sách đối với lao động biểu diễn nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật công lập mà không còn khả năng biểu diễn, không sắp xếp được công việc khác hoặc sức khoẻ giảm sút và chưa đủ điền kiện về tuổi đời được nghỉ hưu trước tuổi.

47. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị:

Việc thực hiện các quy định về mức đóng BHXH, BHYT, công đoàn,… một số doanh nghiệp và người lao động chưa ý thức được sự cần thiết và bắt buộc phải thực hiện nên hiện nay tỷ lệ người lao động đóng các khoản trên còn thấp hoặc chỉ đóng ở mức lương cơ bản do nhà nước quy định. Cử tri kiến nghị Nhà nước cần xem xét, rà soát lại các quy định về việc trên theo hướng bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động tránh bị thiệt hại do không được hưởng hoặc mức hưởng về sau sẽ rất thấp.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, với các doanh nghiệp và người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động (khoản 2 Điều 94 Luật bảo hiểm xã hội).

Đối với các doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động với mức thấp hơn mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 10, Điều 12 và Điều 14 Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

Để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động, theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 về việc phê duyệt Đề án Tuyên tryền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012. Với Đề án này, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật sẽ được đẩy mạnh hơn; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách về tiền lương, tiền công nhằm khắc phục tình trạng người lao động hưởng mức lương thực tế cao trong khi chỉ đóng bảo hiểm xã hội, BHYT trên mức lương thấp hơn.



48. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị:

Hiện nay Chính phủ thực hiện việc tăng lương, tăng các chế độ chính sách khác nhưng tiền tuất từ trần thì không tăng, đông đảo cử tri đề nghị Bộ tham mưu với Chính phủ tăng tiền tuất từ trần để đảm bảo công bằng với tất cả các đối tượng nhất là trong giai đoạn khó khăn về đời sống kinh tế hiện nay.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về chế độ tử tuất thì tiền trợ cấp tuất bao gồm: trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần (nếu thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng).

Tại Điều 63, Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

Theo quy định tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung.

Trường hợp thân nhân không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì được hưởng trợ cấp tuất một lần, cụ thể: “1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang làm việc hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tiền công tháng đóng bao hiểm xã hội; mức thấp nhất bằng ba tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng. 2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng.”

Như vậy mức trợ cấp tuất được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung, hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của người đã chết hoặc mức lương hưu đang hưởng của người đã chết. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các văn bản điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu chung, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Do đó, khi Chính phủ có quy định về điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung, quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì tiền trợ cấp tuất cũng được điều chỉnh tương ứng



49. Cử tri tỉnh An Giang, Bến Tre, Lào Cai, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ kiến nghị:

Cử tri phản ánh chính quyền địa phương nhiều nơi xét cấp sổ hộ nghèo, nhất là đợt Chính phủ trợ cấp ăn tết không đúng đối tượng. Đề nghị Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ lợi dụng chức vụ vì lợi ích cá nhân, sửa đổi lại trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn hộ nghèo để việc cấp sổ hộ nghèo chính xác, đúng đối tượng.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Qua việc thực hiện Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 15 tháng 1 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí cho người nghèo đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu 2009 cho thấy có các sai phạm chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

- Việc quản lý, rà soát hộ nghèo hàng năm ở địa phương theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-LĐTBXH ngày 28/2/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhiều nơi thực hiện chưa nghiêm túc, thiếu khách quan, không công bằng, không công khai, dân chủ, có nơi còn nặng bệnh thành tích, hộ nghèo nhưng không công nhận hộ nghèo... nên khi có chính sách đối với người nghèo, hộ nghèo, người dân có khiếu nại, thắc mắc đã lúng túng trong giải quyết dẫn đến làm sai, cào bằng, bỏ sót đối tượng.

- Việc tổ chức thực hiện ở một số xã chưa tốt, hướng dẫn, quán triệt cấp dưới chưa đến nơi đến chốn, phó mặc cho cán bộ thôn, không kiểm tra, giám sát dẫn đến việc tùy tiện, tắc trách của cán bộ thôn.

- Công tác lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chính quyền các cấp, sự phối hợp tham gia của các đoàn thể ở một số nơi còn hạn chế.

- Năng lực cán bộ thôn, bản của một số địa phương hạn chế, làm việc thiếu trách nhiệm và thiếu công tâm đối với người dân, nhất là người nghèo.

- Về khách quan: Do thời gian thực hiện gấp, gần ngày Tết nên công tác hướng dẫn, quán triệt, kiểm tra, giám sát cũng không được đầy đủ, kịp thời.

Công tác khắc phục, xử lý sai phạm:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 788/VPCP-KTTH ngày 09/02/2009, các địa phương đã tổ chức nhiều đoàn công tác xuống kiểm tra thực hiện của cơ sở, chỉ đạo việc khắc phục các sai phạm và xử lý nghiêm đối với cán bộ làm sai.

Tinh thần chỉ đạo chung là thu hồi số tiền cấp sai, số tiền thu đóng góp, tiền trừ nợ của người nghèo trả lại cho người nghèo; nơi nào chưa cấp đủ số khẩu, số tiền phải cấp tiếp cho đủ; hộ nào sót thì cấp bổ sung; nơi nào chưa phát được trước Tết phải cấp ngay. Đến ngày 23 tháng 2 năm 2009 tất cả 63 tỉnh thành báo cáo đã cơ bản kiểm tra và xử lý xong các sai phạm và cấp đủ tiền cho các hộ nghèo. Các địa phương đã tiến hành chỉ đạo kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xem xét xử lý kỷ luật cán bộ sai phạm theo thẩm quyền.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đôn đốc các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra rà soát hộ nghèo hàng năm, chấn chỉnh công tác quản lý hộ nghèo ở cơ sở, thực hiện đúng thông tư 04/2007/TT-LĐTBXH về quản lý, rà soát hộ nghèo hàng năm và các chính sách đối với người nghèo, hộ nghèo.

50. Cử tri tỉnh Lâm Đồng, Kiên Giang, Hà Tĩnh kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ nâng mức phụ cấp, trợ cấp xã hội cho các đối tượng chính sách xã hội hiện đang hưởng chế độ của nhà nước nhưng còn thấp, đời sống khó khăn.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Trong đó đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp trợ cấp thấp nhất từ 120.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/tháng (tăng 1,5 lần so với mức trợ cấp cũ).



51. Cử tri tỉnh Quảng Bình, Nghệ An kiến nghị:

Việc quy định xác nhận hộ nghèo phải qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là chưa hợp lý. Đề nghị giao cho chính quyền cấp xã, huyện là phù hợp .

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Tại điểm 3.1 khoản 3 mục I của Thông tư số 04/2007/TT- BLĐTBXH ngày 28 tháng 2 năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo quy định: Cấp xã có trách nhiệm trực tiếp rà soát hộ nghèo và tổ chức bình xét công khai dân chủ; đề nghị Ban chỉ đạo cấp huyện phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo của xã; trình ủy ban nhân dân xã làm thủ tục công nhận hộ thoát nghèo, hộ nghèo mới. Theo quy định nói trên thì việc xác nhận hộ nghèo đã được giao cho cấp huyện và cấp xã quyết định.



52. Cử tri tỉnh Hà Nam kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 67/NĐ-CP, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ xét hưởng trợ cấp đối với người mắc bệnh tâm thần mãn tính (chỉ cần có biên bản của Hội đồng cấp xã và Giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe do Trạm y tế cấp xã cấp); đối tượng trẻ em bị bỏ rơi (thay thông báo của Tòa án bằng biên bản của Hội đồng cấp xã và xác nhận của Trưởng công an xã về tình trạng mất tích của cha hoặc mẹ).

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Để thuận lợi cho việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chế độ trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Bộ đang nghiên cứu để ban hành thông tư hướng dẫn theo hướng phân cấp trách nhiệm địa phương và đơn giản quy trình, thủ tục và hồ sơ để thuận lợi cho đối tượng và địa phương, cơ sở thực hiện.



53. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị:

Đề nghị tăng cường kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về an sinh xã hội đã ban hành, nhất là vấn đề việc làm, đời sống của người thu nhập thấp. Khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đến triển khai các nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trong cả nước .

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Trong 8 tháng đầu năm 2009, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, sát sao việc triển khai Nghị quyết 30a về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Các bộ, ngành Trung ương đã thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, khẩn trương nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, thực hiện Nghị quyết 30a; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các địa phương xây dựng đề án giảm nghèo trên địa bàn.

Các địa phương tổ chức thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo như: hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo, hỗ trợ xuất khẩu lao động, xác định đối tượng để trợ cấp lương thực, hỗ trợ tiền khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng; một số địa phương như Lâm Đồng, Bắc Giang đã chủ động vận dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết 30a để hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho các xã, thôn, bản nghèo khác trên địa bàn. Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2009 đã có 40 Tổng công ty, doanh nghiệp nhận hỗ trợ 62/62 huyện (do tỉnh Lai Châu tách huyện Than Uyên thành 2 huyện Than Uyên và Tân Uyên) với số tiền 1.500 tỷ đồng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tích cực phối hợp với các Bộ ngành khẩn trương thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đó cú văn bản đề nghị 08 Bộ được giao trách nhiệm làm trưởng đoàn: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Uỷ ban Dân tộc, Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các huyện nghèo được phân công; định kỳ hàng quý tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo ở các huyện nghèo.

Các Bộ: Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Giáo dục - Đào tạo, Y tế đang nghiên cứu ban hành và trình ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các cơ chế ưu tiên đặc thù cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.

54. Cử tri tỉnh Đắk Nông, Cao Bằng kiến nghị: Thực trạng hiện nay số bệnh nhân là người già không nơi nương tựa, tai nạn lao động, bệnh nhân vô gia cư chưa có kinh phí để trang trải cho đối tượng này.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa nếu thuộc hộ nghèo thì được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ và thuộc diện cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm y tế;

Người vô gia cư nếu là đối tượng lang thang xin ăn, tuỳ theo mức độ khó khăn có thể được xét trợ cấp đột xuất theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 Chính phủ. Trong trường hợp đó, chính quyền địa phương cấp huyện (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) xem xét đề nghị mức hỗ trợ.

Về kinh phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng trên nếu có bảo hiểm y tế thì Bảo hiểm y tế chi trả. Đối với những trường hợp còn lại gia đình và cá nhân tự thanh toán theo quy định.



55. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị:

Đề nghị xem xét giải quyết chế độ người có công trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho những người tham gia Đại đội chủ lực đảm bảo giao thông huyện Hương Khê.

Trả lời: (tại Công văn số 2785/L ĐTBXH-NCC ngày 05/8/2009 )

Đất nước hòa bình hơn 50 năm, nhưng đến nay một số đối tượng người có công tham gia cách mạng vẫn chưa được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước. Vấn đề tồn đọng xác nhận người có công hiện nay có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng trước hết thuộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và địa phương quản lý đối tượng. Nhưng với quan điểm người có công phải được hưởng chế độ, cùng với đề nghị của một số địa phương về việc giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; ngày 03/03/2009 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Kế hoạch số 611/KH-LĐTBXH về việc giải quyết đối với hồ sơ người có công hiện còn tồn đọng, đồng thời đã và đang phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị để thẩm định và giải quyết đúng chế độ cho các đối tượng.

Việc xác nhận giải quyết chế độ người có công đối với những người tham gia trong Đại đội chủ lực đảm bảo giao thông huyện Hương Khê nằm trong tổng số 2.000 hồ sơ tồn đọng theo báo cáo của tỉnh Hà Tĩnh ( Báo cáo số 07/SL Đ-TBXH ngày 08/01/2009 của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh ). Đầu tháng 7/2009, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hơn 500 hồ sơ. Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh tiếp tục bổ sung và hoàn thiện số hồ sơ còn lại để trình Bộ thẩm định. Sau khi có kết quả thẩm định, những đối tượng người có công sẽ được giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật.

56. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng bổ sung chính sách tăng cường cán bộ làm công tác chuyên trách chương trình giảm nghèo nói chung và chương trình 30a nói riêng ở cấp xã theo Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg ngày 25 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ để có cán bộ triển khai chương trình ở cấp xã trong điều kiện đội ngũ chủ chốt ở xã còn yếu về trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp thu và đang đề nghị Chính phủ tăng thêm biên chế cho chức danh Văn hóa - Xã hội cấp xã để đảm bảo công tác Lao động - Thương binh Xã hội trong đó có chương trình giảm nghèo nói chung và thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 70/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2009 quy định các chính sách đãi ngộ ưu tiên cho cán bộ tỉnh, huyện luân chuyển, tăng cường giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại xã như: Hỗ trợ ban đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung, trợ cấp thêm hàng tháng bằng 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); thu hút cán bộ chuyên môn, trí thức trẻ tình nguyện: Được hỗ trợ ban đầu như đối với cán bộ tỉnh, huyện luân chuyển, tăng cường về xã; được bố trí chỗ ở và nơi làm việc...Chính sách cán bộ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn kỹ thuật thu hút cán bộ trẻ tằng cường về công tác ở các xã thuộc 61 huyện nghèo; giúp các xã thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững một cách hiệu quả nhất.

57. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị:

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trẻ em dưới 6 tuổi đã được hưởng chính sách miễn phí khi khám chữa bệnh, đa số cử tri đề nghị Bộ xem xét cho các đối tượng trên 60 tuổi được hưởng chính sách này do điều kiện sức khỏe hiện kém, nhất là các đối tượng ở nông thôn

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Theo quy định hiện hành thì Người có lương hưu, người hưởng chính sách người có công với cách mạng, người hưởng chính sách bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi…đã được Nhà nước cấp (hoặc hỗ trợ mua) bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí. Với số đối tượng nói trên, hàng năm Nhà nước đã phải dành một khoản kinh phí rất lớn để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Vì vậy, việc đề nghị có chính sách khám chữa bệnh miễn phí ( hoặc cấp thẻ bảo hiểm y tế) cho tất cả người từ 60 tuổi trở lên (khoảng gần 10 triệu người) là chưa thể thực hiện được do chưa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay của đất nước.



58. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:

Đề nghị Bộ chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan, trình Chính phủ ban hành chính sách đầu tư cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay còn tỷ lệ hộ nghèo trên 50% như đầu tư cho 61 huyện nghèo của cả nước (tương tự như đầu tư cho các làng ở xã vùng 2 có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như vùng 3 của Chương trình 135 hiện nay).

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Điểm 3, mục I, Phần I, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo quy định: “Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo chung trong cả nước, Trung ương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo. Căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết này, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn thêm một số huyện nghèo khác trên địa bàn, nhất là các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung để huy động nguồn lực của địa phương đầu tư hỗ trợ các huyện này giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững”.

Thực tiễn trong quá trình triển khai Nghị quyết 30a từ đầu năm 2009 đến nay đó có tỉnh Lâm Đồng, ngoài huyện Đam Rông thuộc 62 huyện nghèo, tỉnh đã quyết định đầu tư thêm cho 16 xã, 75 thôn, bản khác có tỷ lệ hộ nghèo cao vào Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của tỉnh, bằng nguồn ngân sách địa phương. Tỉnh Bắc Giang, ngoài huyện Sơn Động, tỉnh đang chỉ đạo xây dựng Đề án hỗ trợ cho 13 xã tỷ lệ nghèo trên 50% của huyện Lục Ngạn theo cơ chế và chính sách của Nghị quyết 30a bằng nguồn lực của địa phương. Như vậy, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể chủ động chọn thêm huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao để đầu tư bằng nguồn lực của địa phương theo có chế, chính sách của Nghị quyết 30a.

59. Cử tri tỉnh Lai Châu, Vĩnh Long kiến nghị:

Cần có cơ chế, chính sách cụ thể, thống nhất về thực hiện hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đưa công tác điều tra, chăm sóc và bảo vệ trẻ em mồ côi, tàn tật vào chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng nguồn kinh phí bảo đảm cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em phát huy hiệu quả. Đồng thời, hỗ trợ một phần kinh phí cho đội ngũ cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở thôn, bản .

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Theo báo cáo của các địa phương đến tháng 12/2008 cả nước có khoảng 1,6 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (gồm 10 nhóm theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học; trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS; trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc độc hại, nguy hiểm; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; người chưa thành niên vi phạm pháp luật; trẻ em làm việc xa gia đình). Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xuất hiện một bộ phận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mới nhưng chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như (i) trẻ em bị buôn bán, bắt cóc; (ii) trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; (iii) trẻ em bị tai nạn thương tích và (iv) trẻ em sống trong các gia đình nghèo. Nếu tính cả 4 nhóm mới, cả nước có tới 4,6 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách trợ giúp cho các em có hoàn cảnh đặc biệt như: chính sách trợ cấp, trợ giúp về y tế; chỉnh hình, phục hồi chức năng; chính sách về giáo dục, học nghề; hỗ trợ hồi gia đoàn tụ với gia đình…Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà các em nhận được sự trợ giúp khác nhau theo quy định: Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 23/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010"; Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình các nạn nhân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm phạm tình dục; trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010…và các văn bản khác.

Tuy nhiên, cơ chế chính sách trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn tản mạn ở nhiều văn bản, khó theo dõi và nhà nước cũng chưa có chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn, đặc biệt là cán bộ cấp xã và đội ngũ cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn bản. Vì vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp thu các kiến nghị của cử tri, hoàn thiện cơ chế, chính sách, xây dựng chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.



60. Cử tri tỉnh Hà Giang kiến nghị:

Đề nghị có chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng cho những đối tượng không thuộc diện được miễn giảm theo quy định, có hoàn cảnh khó khăn, nghèo không có khả năng tự đóng góp kinh phí để cai nghiện quy định tại Thông tư 117 ngày 1/10/2007 của liên Bộ Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các Bộ, ngành có liên quan đang xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định số 56/2002/NĐ-CP ngày 15/5/2002 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng. Kiến nghị này sẽ được nghiên cứu đưa vào dự thảo của Nghị định trình Chính phủ xem xét phù hợp với tình hình thực tế như đại biểu nêu.



61. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị:

Đề nghị nghiên cứu chỉ đạo các cơ quan chức năng chi trả lương hưu và trợ cấp cho các đối tượng chính sách sớm hơn và khoảng thời gian chi trả của hai khoản tiền này gần hơn để tạo điều kiện cho những người còn gặp khó khăn trong cuộc sống.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Thực tế từ năm 2008 về trước, hầu hết các địa phương đã thực hiện đúng nhiệm vụ, quy trình, tiến độ cấp kinh phí để đảm bảo chi trả cho đối tượng trong khoảng thời gian ngày 10 đến ngày 15 hàng tháng theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 84/2005/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 23/9/2005 của Liên Bộ Tài chính và Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cấp phát, quản lý kinh phí thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng do Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (công văn số 6687 TC/VP,…). Tuy nhiên, một số địa phương còn chậm do quá trình luân chuyển chứng từ, cấp phát kinh phí tại hệ thống Kho bạc Nhà nước từ Trung ương - Tỉnh - Huyện còn chậm; sự phối hợp giữa Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chưa kịp thời.

Để khắc phục tình trạng trên và tạo sự chủ động cho địa phương trong việc sử dụng kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, Liên Bộ Tài chính và Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/3/2009 hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý (thay thế Thông tư liên tịch số 84/2005/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 23/9/2005). Theo đó, hàng năm các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao dự toán cả năm trước ngày 31/12 năm trước, vì vậy Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn toàn chủ động rút kinh phí chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng ngay từ những ngày đầu tháng hoặc phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng cùng ngày.

62. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra, điều tra và xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân, cơ quan, tổ chức khai man hồ sơ để hưởng chế độ đãi ngộ của nhà nước.

Trả lời: (tại Công văn số: 3661/LĐTBXH-VP ngày 30 tháng 9 năm 2009)

Từ năm 2006, đến tháng 6 năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành thanh tra chính sách ưu đãi người có công, trọng tâm là chính sách đối với thương binh, người hưởng chinh sách như thương binh, người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học và công tác chi trả trợ cấp cho đối tượng tại 22 tỉnh, thành phố. Tại các địa phương, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành 1068 cuộc thanh tra. Kết quả cho thấy hầu hết các địa phương trong cả nước đều tổ chức thực hiện tương đối tốt, có hướng dẫn chi tiết, cụ thể và có sự lãnh đạo của cấp ủy đảng từ cấp tỉnh đến cơ sở. Công tác xét duyệt công khai, dân chủ trong nhân dân. Sau các đợt thanh tra đều có các kiến nghị và hướng xử lý các sai sót, bất cập ở địa phương. Hàng trăm hồ sơ không đảm bảo theo điều kiện quy định đã được thanh tra phát hiện kiến nghị xử lý và các địa phương đã ra quyết định ngừng hoặc cắt chế độ. Kết luận thanh tra đánh giá đúng những thiếu xót và sai phạm đã giúp các địa phương tự nhận thức và thấy được những khuyết điểm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, khắc phục những sai sót trong việc xét duyệt hồ sơ đối tượng.

Trong thời gian tới Bộ sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung các chính sách đảm bảo rõ ràng minh bạch, đảm bảo chặt chẽ trong quản lý, điều hành. Chỉ đạo các địa phương thường xuyên quan tâm thực hiện chính sách ưu đãi người có công; hàng năm có kế hoạch thanh tra lĩnh vực này; thực hiện nghiêm túc việc rà soát hồ sơ các đối tượng người có công.


Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học
files -> ĐỀ ÁN ĐỔi mới cơ chế TÀi chính giáo dục giai đOẠN 2009-2014

tải về 3.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương