Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn ctxh & ptcđ Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở tp. Hcm” CÁc giai đOẠn phát triển của con ngưỜI



tải về 472.42 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu26.09.2016
Kích472.42 Kb.
#32412
  1   2   3   4   5   6



Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ

Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI

Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ

Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”

NĂNG ĐỘNG NHÓM

Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.


Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH & PTCĐ

Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI


MỤC LỤC


MỤC LỤC 2

TÀI LIỆU PHÁT 5

Bài 1: GIAI ĐOẠN THAI NHI 6

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI 6

Sự phát triển trước khi sinh bắt đầu khi tinh trùng và trứng thụ tinh thành công để tạo thành một sinh vật mới kết hợp một số đặc điểm của bố mẹ. Theo Rogers Taun Annissa (2010), thai nhi phát triển qua ba giai đoạn: 6

II.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TRƯỚC KHI SINH VÀ SAU NÀY 7

III.PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP 8

H là một nữ sinh 18 tuổi vừa mới phát hiện có thai hai tháng tuổi. Cha của đứa bé là bạn trai 19 tuổi của H. Họ quen nhau được một năm. Cả hai đang học đại học, có nhiều bạn bè và học hành tốt. Cha mẹ của H có cái nhìn bảo thủ về gia đình, hẹn hò, hôn nhân, tôn giáo và vai trò của các thành viên trong gia đình. Vì lý do đó, H sợ, không biết cha mẹ sẽ phản ứng ra sao nếu họ phát hiện em đang mang thai. Thật ra cha mẹ của em còn không biết là em đang hẹn hò nữa. Khi không thể chế ngự được những triệu chứng có vẻ như bệnh cảm, H mua que thử và biết mình có thai. Em rất hoảng loạn, nửa muốn giữ lại thai nhi, nửa sợ rằng giữ lại thì cha mẹ sẽ chối bỏ mình và không hỗ trợ gì. Bạn trai của H nói với em rằng nó sẽ không giúp gì cho em nếu em quyết định giữ đứa bé lại. H cũng không muốn bỏ học, vì thế em đang cố gắng khám phá mọi chọn lựa với bạn là nhân viên công tác xã hội. 8

Bài 2: GIAI ĐOẠN TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI 9

I.THỜI KỲ SƠ SINH (0-2 THÁNG TUỔI) 9

II.THỜI KỲ HÀI NHI (3 - 12/15 THÁNG) 11

III.THỜI KỲ ẤU NHI (1 - 3 TUỔI) 12

IV.TUỔI MẪU GIÁO (3 - 6 TUỔI) 15

Bài 3: GIAI ĐOẠN NHI ĐỒNG
(TUỔI HỌC SINH CẤP I) 18

I.SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 18

II.SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ 18

III.HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO 18

IV.NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHI ĐỒNG 18

V.PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP 19

S là một bé gái 8 tuổi, con nuôi của đôi vợ chồng không có khả năng sinh con. Cha mẹ S đem em đến bạn là nhân viên công tác xã hội vì thấy em có vấn đề về hành vi. Họ phàn nàn rằng em không chịu làm những gì họ bảo, không theo kịp chúng bạn trong lớp và không chơi với bạn cùng lứa. Cha mẹ S cũng cho biết em không có bạn thân và dành nhiều thời gian chơi một mình. S không quan tâm mấy đến các hoạt động phù hợp với lứa tuổi mình và em thường thu mình lại và không tham gia các gì. Họ lo rằng em sẽ chậm phát triển và sẽ ở lại lớp nếu cứ tiếp tục như thế. 19

Bài 4: GIAI ĐOẠN THIẾU NIÊN


(TUỔI HỌC SINH CẤP 2) 20

I.SỰ PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ THỂ CHẤT 20

II.ĐỜI SỐNG CẢM XÚC – Ý CHÍ 20

III.HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 21

IV.SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 21

V.NHỮNG ĐIỂM KHÁC CẦN LƯU Ý Ở TUỔI THIẾU NIÊN 22

VI.PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP 23

A là một bé gái 14 tuổi khi thì sống với người mẹ đơn thân khi sống với gia đình một người bạn. Em gặp khó khăn trong tương quan với mẹ và đã vài lần đe dọa bỏ nhà ra đi. Em học yếu và dành nhiều thời gian rong chơi trên đường phố và nhập bọn với trẻ vô gia cư. Vấn đề của em bắt đầu khoảng một năm khi mẹ của em phát hiện ra rằng em cố tình nôn ra sau khi ăn tối. Bị mẹ chất vấn, em bắt đầu giận dữ, tránh né mẹ và càng ngày càng thân thiết với bạn đường phố hơn. 23

A gây chú ý cho bạn - một nhân viên công tác xã hội ở một trung tâm cộng đồng có chương trình cho trẻ tuổi teen vô gia cư. Khi tiếp xúc với A, bạn để ý đến tình trạng xanh xao gầy gò, trạng thái cảm xúc trầm uất, sự tự ti mặc cảm, và mức độ phát triển có vẻ chậm của em. Dù không có bằng chứng nhưng bạn cũng quan tâm đến việc em đang có quan hệ tình dục với một số bạn trai là trẻ đường phố. 23

A từ chối nói đến vấn đề tình dục, tránh thai hay các bệnh do quan hệ tình dục gây nên. Em nói với bạn rằng em sẽ không bao giờ dính thai hay bị nhiễm trùng. 23

Bài 5: GIAI ĐOẠN THANH NIÊN
(THỜI KỲ ĐẦU CỦA GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH) 24

I.HOÀN CẢNH XÃ HỘI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN 24

II.SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 24

III.SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 24

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO 24

Bài 6: GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH 26

I.SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 26

II.ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ 26

III.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý Ở TUỔI TRƯỞNG THÀNH 27

Bài 7: GIAI ĐOẠN TRUNG NIÊN 30

I.SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TUỔI TRUNG NIÊN 30

II.SỰ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Ở TUỔI TRUNG NIÊN 30

III.MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý Ở TUỔI TRUNG NIÊN 30

Bài 8: GIAI ĐOẠN CAO NIÊN 32

I.NHỮNG THAY ĐỔI THỂ CHẤT VÀ NHẬN THỨC 32

Từ 60 tuổi trở đi, các cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương đang đi vào giai đoạn thoái hóa rõ rệt. Hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết v.v... đều giảm sút và trì trệ. Nói cách khác, 32

II.ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ TUỔI GIÀ 32

III.TUỔI GIÀ VÀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI 35

Bên cạnh tâm lý hướng về cội nguồn, tổ tiên, những người cao tuổi còn có mối quan tâm đặc biệt đối với con cháu - những người sẽ tiếp nối họ trong tương lai. Điều hạnh phúc nhất đối với người già là thấy con cháu mình trưởng thành, tiến bộ, hữu ích cho xã hội. Họ coi đây vừa là tài sản quí báu nhất mà họ để lại cho gia đình, xã hội, vừa là phần thưởng tạo hóa giành cho họ. Chính vì vậy, nhiều bậc ông bà đã góp phần đắc lực vào việc nuôi dạy con cháu mình trưởng thành và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn. 35

Sức khoẻ và những trạng thái tâm lý của người già không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân họ mà còn phụ thuộc vào môi trường sống của xã hội, vào thái độ cư xử của con cháu, của các thế hệ kế tiếp họ. Sự kính trọng, biết ơn của xã hội, của các thế hệ con cháu là niềm động viên khích lệ rất lớn đối với người già. 35

TÓM KẾT 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

NGÀY 2 48

HOẠT ĐỘNG CHUNG (phần 2) 55

Bế giảng (25 ph) 55


TÀI LIỆU PHÁT




Bài 1: GIAI ĐOẠN THAI NHI

  1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

    Sự phát triển trước khi sinh bắt đầu khi tinh trùng và trứng thụ tinh thành công để tạo thành một sinh vật mới kết hợp một số đặc điểm của bố mẹ. Theo Rogers Taun Annissa (2010), thai nhi phát triển qua ba giai đoạn:



  1. Quý Thứ Nhất (Ba tháng đầu)

Từ tuần lễ 0 đến 13 được xem là quan trọng nhất trong việc chăm sóc thai nhi và lây nhiễm những độc tố từ mẹ và môi trường

  • Tháng thứ nhất

  • Cấu trúc não bộ căn bản, tim, phổi, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh phát triển vào cuối tháng thứ nhất

  • Bắt đầu có tay chân

  • Tháng thứ 2

  • Cơ quan bên trong trở nên phức tạp hơn

  • Mắt, mũi, miệng được thành hình

  • Có thể dò được tim thai (nhịp tim)

Trước đó bé được gọi là phôi thai, giờ thì cho đến 8 tuần, bé được gọi là bào thai

  • Tháng thứ 3

  • Hình thành cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân, móng, tóc và mí mắt

  • Chỉ tay xuất hiện

  • Giới tính bắt đầu rõ ràng (mặc dù tuần thứ 14 mới thấy qua siêu âm được)

  • Phát triển hệ xương

  • Có thể cười, cau mày, bú và nuốt

Cuối quý thứ nhất, bé dài khoảng 7.5cm và cân nặng 28 gram

  1. Quý Thứ Hai

Tuần thứ 14 đến tuần 27 đánh dấu sự tiếp tục tăng trưởng và phát triển

Tất cả các bộ phận đều tiếp tục phát triển, cơ quan và các hệ thống rõ ràng và hoàn chỉnh hơn



  • Ngón chân và ngón tay tách rời nhau

  • Móng tay và móng chân hoàn thiện

  • Có sự chuyển động phối hợp

  • Tóc, lông mi, lông mày xuất hiện

  • Tim đập đều

  • Chu kỳ thức - ngủ được thiết lập

Cuối quý thứ hai, bé dài 28 đến 35cm và cân nặng từ 1 đến 700gr.

  1. Quý Thứ Ba

Tuần 18 đến 40 hay 38 đánh dấu những giai đoạn phát triển sau cùng

  • Phát triển toàn diện, các cơ quan hoạt động

  • Mô mỡ xuất hiện dưới da

  • Bào thai ngọ ngoạy nhiều cho đến khi được sinh ra

  • Phản ứng lại với âm thanh

Cuối quý thứ 3, bé dài khoảng 40cm và cân nặng trên dưới 2,7 kg.

Ta có thể nhận thấy rằng sự phát triển phức tạp và quan trọng nhất của bào thai xảy ra trong ba tháng đầu. Vì lý do đó trong ba tháng này, cần phải chăm sóc thai nhi cẩn thận và tránh những chất độc do bà mẹ và môi trường đem lại. Vì các cơ quan và các hệ thống quan trọng như tim, mắt, tứ chi, tai, răng và hệ thần kinh trung ương phát triển trong 9 tuần đầu nên những tổn thương thể lý và cấu trúc có thể xuất hiện trong suốt giai đoạn này. Sau 9 tuần, tổn thương vẫn có thể xuất hiện nhưng ít nghiêm trọng hơn.



  1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TRƯỚC KHI SINH VÀ SAU NÀY

  1. Sức khỏe thể chất, cảm xúc, tâm lý của cha mẹ

  • Nhân viên công tác xã hội phải đối phó với những vấn đề tâm sinh xã hội khi làm việc với phụ nữ mang thai. Trước hết và trên hết, một số thân chủ phải quyết định tiếp tục hay ngưng mang thai. Để giúp thân chủ có quyết định về vấn đề này, nhân viên công tác xã hội có thể giúp thân chủ khám phá niềm tin tôn giáo và tâm linh của mình, những trạng thái cảm xúc khác nhau dẫn đến những quyết định khác nhau. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội cũng giúp cho thân chủ chuẩn bị vai trò làm cha mẹ, nhận con nuôi hay phá thai.

  • Nếu thân chủ quyết định tiếp tục mang thai, nhân viên công tác xã hội phải đánh giá sức khỏe thể chất của cả bố lẫn mẹ để giúp người mẹ có sức khỏe tốt và dưỡng thai tốt để tránh vấn đề hậu sản. Tiến trình này bao gồm khám phá những yếu tố như tuổi tác chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, stress, thể dục, và việc sử dụng các hóa chất của thân chủ.

  • Độ tuổi sinh con của người phụ nữ là 20 đến đầu 30 tuổi, các bà mẹ vị thành niên hoặc các bà mẹ tuổi trung niên, có nhiều khả năng sinh con khuyết tật. Độ tuổi của bố 30 - 40. Tinh trùng làm trứng thụ tinh gia tăng. Nam giới lớn tuổi có nhiều khả năng sinh con thừa 1 nhiễm sắc thể 21 dẫn đến hội chứng Down.

  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ kém, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí hoặc bị ốm đau bệnh tật, căng thẳng sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng ngay khi còn ở bào thai và người mẹ có nhiều khả năng sinh non, sinh con không đủ tháng, ảnh hưỏng đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương của trẻ. Thường các bà mẹ có mức tăng cân ở cuối thai kì thấp, dưới 6kg, chắc chắn là bào thai đã bị suy dinh dưỡng, khi sinh ra cân nặng của trẻ sẽ rất thấp. Lý tưởng là cuối thai kỳ (tức sau 9 tháng 10 ngày), bà mẹ phải tăng cân được 12kg trở lên (3 tháng đầu chỉ tăng 1kg, 3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg). Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối, và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.

  • Suy dinh dưỡng xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kì làm cho bộ não trẻ chậm phát triển, sau này trẻ sẽ kém thông minh. Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai khi chào đời dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hạ canxi máu gây co giật. Nếu được nuôi dưỡng đúng, trẻ sẽ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng như những trẻ khác sau 2-3 tháng. Ngược lại, nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trẻ ốm đau, quặt quẹo, còi cọc, chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh.

  • Thêm nữa, một số thân chủ có lịch sử gia đình có bệnh hay có vấn đề về di truyền cũng cần được đi kiểm tra tính di truyền. Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ thân chủ bằng cách dạy cho họ biết tiến trình phát triển của thai nhi và những hành vi nào thân chủ cần có để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và con trẻ.

  • Những yếu tố khác cần xem xét bao gồm mức độ phát triển, mức độ cảm xúc, chức năng nhận thức, tâm lý sẵn sàng làm cha mẹ, niềm tin tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế, những vấn đề về tương quan gia đình (cụ thể là nếu có bạo lực gia đình thì đó là một vấn đề), tiếp cận các nguồn hỗ trợ và các tài nguyên khác, và sự chuẩn bị làm cha làm mẹ.

  1. Những hiểm nguy đối với sự phát triển của bào thai

Vì có nhiều vấn đề có thể xảy ra với bào thai, cho nên việc chăm sóc tiền sinh sản và sức khỏe bà mẹ hết sức quan trọng khi làm việc với thân chủ đang mang thai. Nhân viên công tác xã hội có thể giúp thân chủ ngăn ngừa được những hiểm nguy và hỗ trợ thân chủ trong việc đối phó các vấn đề.

Một số hiểm nguy đối với sự phát triển của bào thai gồm có:



  • CÁC CHẤT KÍCH THÍCH

  • Rượu

  • Nicotine

  • Các chất bất hợp pháp như cocaine, thuốc phiện, heroin

  • CHẤT ĐỘC HẠI TRONG MÔI TRƯỜNG

  • Chất phóng xạ

  • Thuốc trừ sâu

  • Hóa chất như chì, thủy ngân, pcb (polycholorinated biphenyls) có trong máy biến thế và hội hoạ

  • Tia X

  • CÁC YẾU TÔ LIÊN QUAN ĐẾN CHA MẸ

  • Bệnh tật ví dụ như rubella, giang mai, mồng gà, AIDS, vi rút cự bào

  • Chế độ dinh dưỡng kém

  • Stress

  • Tuổi tác (quá trẻ hoặc quá lớn tuổi)

  • Gien bất thường

  1. Các biến chứng khi sinh

Nhìn chung, thời kỳ mang thai đầy đủ kéo dài từ 38 đến 40 tuần. Bé sinh trước 36 tuần gọi là sinh non. Dù trẻ được 21 tuần trở xuống trong bụng mẹ có thể sống sót nhưng trẻ sinh sớm sẽ có nhiều vấn đề về lâu về dài. Trẻ sinh non thường có trọng lượng thấp, 2.500gr trở xuống. Trong 1 năm đầu trẻ sinh non phát triển chậm hơn trẻ sinh đủ tháng. Khi trẻ 2 - 3 tuổi, sự khác biệt với trẻ bình thường biến mất nếu được chăm sóc tốt về y tế và điều kiện gia đình hỗ trợ tốt.

  • Trẻ sinh thiếu cân hay sinh non là do nhiều yếu tố như mẹ hút thuốc, bệnh tật hay mang thai khi quá trẻ hay quá lớn tuổi, lạm dụng ma túy, suy dinh dưỡng, stress trầm trọng. Chúng có thể bị các vấn đề như tổn thương não bộ, bại não. Hậu quả lâu dài của thiếu cân là khả năng nguy cơ tử vong cao, hen suyễn, tiểu đường, suy dinh dưỡng, đau tim, có vấn đề học tập, khuyết tật, rối loạn và nhược cơ.

  • Cũng cần lưu ý rằng, khi trẻ lọt lòng mẹ, thở là điều quan trọng nhất. Trong khoảnh khắc sau khi sinh trẻ sơ sinh phải lấy oxy từ chính phổi của mình. Nếu thiếu oxy (do rối nhau, dây rốn nối với nhau bị kẹp hoặc phổi của bé không phản ứng tốt) tế bào bắt đầu chết, nhất là tế bào não gây giảm thiểu trí năng và liệt não.

Tóm lại: Nhân viên công tác xã hội cần có những kiến thức nhất định về bào thai, sinh con và hậu sản. Thân chủ thường dựa vào những hiểu biết của nhân viên công tác xã hội để quyết định. Nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ và giáo dục thân chủ nhiều trong giai đoạn mang thai. Mặc dù hầu hết các kiến thức về phát triển của thai nhi được trình bày trên đây lấy từ mô hình y tế và tâm sinh xã hội, nhân viên công tác xã hội có thể phối hợp các thông tin từ nhiều lý thuyết khác trong tiến trình can thiệp để giúp hiểu rõ hơn việc mang thai và sự phát triển của bào thai ảnh hưởng thế nào đến thân chủ, và các mối tương quan xã hội của họ.

  1. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP

    H là một nữ sinh 18 tuổi vừa mới phát hiện có thai hai tháng tuổi. Cha của đứa bé là bạn trai 19 tuổi của H. Họ quen nhau được một năm. Cả hai đang học đại học, có nhiều bạn bè và học hành tốt. Cha mẹ của H có cái nhìn bảo thủ về gia đình, hẹn hò, hôn nhân, tôn giáo và vai trò của các thành viên trong gia đình. Vì lý do đó, H sợ, không biết cha mẹ sẽ phản ứng ra sao nếu họ phát hiện em đang mang thai. Thật ra cha mẹ của em còn không biết là em đang hẹn hò nữa. Khi không thể chế ngự được những triệu chứng có vẻ như bệnh cảm, H mua que thử và biết mình có thai. Em rất hoảng loạn, nửa muốn giữ lại thai nhi, nửa sợ rằng giữ lại thì cha mẹ sẽ chối bỏ mình và không hỗ trợ gì. Bạn trai của H nói với em rằng nó sẽ không giúp gì cho em nếu em quyết định giữ đứa bé lại. H cũng không muốn bỏ học, vì thế em đang cố gắng khám phá mọi chọn lựa với bạn là nhân viên công tác xã hội.



Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN THAI NHI

  • Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi theo từng quý trong đó quý thứ nhất đóng vai trò quan trọng bậc nhất

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trước khi sinh và sau này: sức khỏe thể chất, tâm lý của cha mẹ, môi trường không an toàn và các biến chứng khi sinh là những điều cần lưu ý trong giai đoạn này

  • Thực hành phân tích trường hợp một em gái 18 tuổi có thai được hai tháng nhằm nêu bật nhu cầu bảo đảm sức khỏe thể chất, tâm lý và cảm xúc của thân chủ này




Bài 2: GIAI ĐOẠN TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI

  1. THỜI KỲ SƠ SINH (0-2 THÁNG TUỔI)

Từ 0 - 2 tháng, trẻ rất yếu ớt, nếu tách khỏi người lớn thì không thể tồn tại được. Não bộ của trẻ nặng khoảng 400gram, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh hoạt động còn rất hạn chế. Trong thời gian này, trẻ có một số đặc điểm sau:

  1. Sự phát triển các giác quan

  • Bộ máy thị giác và thính giác của trẻ sơ sinh trong thời gian đầu hoạt động chưa hoàn thiện, chỉ khi ở khoảng cách gần nhất mới gây ra phản ứng nhìn và những âm thanh chói tai mới gây ra phản ứng nghe nơi trẻ. Tuy nhiên hai bộ máy này cùng với sự phản ứng đối với các vật kích thích bên ngoài sẽ được hoàn thiện nhanh chóng trong những tuần lễ và những tháng đầu tiên dựa trên cơ sở trưởng thành của hệ thần kinh. Trọng lượng của não tăng lên nhanh chóng, các dây thần kinh lớn lên và hoàn thiện hơn giúp các giác quan và khả năng vận động phát triển.

  • Sự phát triển này còn diễn ra dưới ảnh hưởng của những ấn tượng bên ngoài mà đứa trẻ tiếp nhận được. Điều kiện cần thiết cho sự trưởng thành của não trong thời kì sơ sinh là luyện tập các giác quan cho trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội để các tín hiệu muôn hình muôn vẻ bên ngoài xâm nhập vào não bộ của trẻ thông qua các giác quan đó. Nếu đứa trẻ bị rơi vào tình trạng “biệt lập cảm tính” (không có đủ số lượng ấn tượng kích thích bên ngoài) thì sự phát triển của nó bị chậm lại một cách rõ rệt.

  1. Các phản xạ cơ bản

Hầu hết trẻ sơ sinh được chuẩn bị tốt để tương tác với thế giới xung quanh thông qua một tập hợp các phản xạ không điều kiện đa dạng như:

Tên

Phản xạ

Ý nghĩa

Phản xạ Babinski

Ngón chân xòe ra khi bàn chân bị cù từ gót đến ngón chân (Trẻ bị tổn thương cột sống không có phản xạ này)

Có thể là tàn dư của sự tiến hóa

Chớp mắt

Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn

Bảo vệ mắt

Phản xạ Moro

Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng vào bên trong (như ôm) để phản ứng với tiếng ồn

Giúp bé bám chặt mẹ

Lòng bàn tay

Bé nắm chặt đồ vật khi người khác đặt vào lòng bàn tay

Dấu hiệu nắm bắt tự ý

Phản xạ cơ bản

(Phản xạ tìm kiếm)



Khi khều má bé, bé ngoảnh mặt sang bên má bị khều rồi há miệng

Giúp bé tìm núm vú

Phản xạ bú

Bé bú khi người khác đưa đồ vật vào miệng

Cho phép nuôi ăn

Phản xạ rút chân

Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác dùng kim gút cù nhẹ. (Trẻ bị tổn thương dây thần kinh hông không có phản xạ này)

Bảo vệ bé tránh kích thích khó chịu

Nếu bé không có được những phản xạ cơ bản trên, người chăm sóc phải để ý và tìm hiểu nguyên nhân để có hướng can thiệp càng sớm càng tốt.

  1. Các trạng thái cơ bản

Trong tháng đầu tiên, trẻ dành 80% thời gian để ngủ. Trẻ ngủ từ 18 - 20 giờ mỗi ngày. Chu kỳ thức ngủ của trẻ sơ sinh khoảng mỗi 4 tiếng (ngủ 3 tiếng, thức 1 tiếng), sau đó lại bắt đầu một chu kỳ mới. Trong giai đoạn này, trẻ có 6 trạng thái cần phải quan tâm:

  • Ngủ ngon, say, hơi thở đều, mắt nhắm nghiền  tốt

  • Ngủ không sâu, người co giật, hơi thở mạnh không đều  cần dỗ dành

  • Ngủ lơ mơ, chập chờn  không tốt, cần để ý nguyên nhân

  • Thức tỉnh táo, nằm yên không ngọ nguậy nhiều  tốt

  • Thức và cử động nhiều, ngọ nguậy khó chịu  có thể chậm tăng cân và ảnh hưởng đến tâm lý

  • Kêu khóc, gào thét cao độ, gồng người  trẻ gặp vấn đề bất an, khó chịu

Tiếng khóc là biểu hiện sự giao tiếp đầu tiên của trẻ với người lớn. Có ba loại tiếng khóc dễ phân biệt (Holden, 1988):

  • Tiếng khóc cơ bản bắt đầu thật khẽ sau đó dần dần mãnh liệt hơn diễn ra khi trẻ đói hoặc mệt

  • Tiếng khóc bực bội mãnh liệt hơn tiếng khóc cơ bản

  • Tiếng khóc đau đớn bắt đầu bằng một loạt tiếng khóc đột ngột, kéo dài, tiếp theo là sự tạm ngưng và thở hổn hển

Qua tiếng khóc, trẻ cho người lớn biết nó đói hoặc mệt, giận dữ hoặc đau.


  1. tải về 472.42 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương