Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn ctxh & ptcđ Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở tp. Hcm” CÁc giai đOẠn phát triển của con ngưỜI



tải về 472.42 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu26.09.2016
Kích472.42 Kb.
#32412
1   2   3   4   5   6

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Lê Thị Minh Hà. (2009). Tâm lý học Phát triển – TLHT. Trường Đại học sư phạm TPHCM

  2. Lê Văn Hồng et al. (1999). Tâm lý học Lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội

  3. Nguyễn Ánh Tuyết. (2007). Tâm lý học Trẻ em Lứa tuổi Mầm non. Nhà xuất bản ĐH Sư phạm

  4. Nguyễn Thị Bích Hồng. 2008. Sự Phát triển Con người từ Sơ Sinh đến Thiếu niên. Tài liệu tập huấn

  5. Rogers Taun Anissa. (2010). Human Behavior in the Social Environment. 12nd ed. London:Routledge

  6. Trần Thị Thúy Vinh. (2010). Tâm lý học Trẻ em – TLBG. Trường Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3

  7. Vũ Thị Nho. (2008). Tâm lý học Phát triển. Nhà xuất bản ĐHQG Hà NộI

BÀI 1: GIAI ĐOẠN THAI NHI



Mục tiêu bài học

  • Cung cấp một số kiến thức căn bản về quá trình hình thành và phát triển của thai nhi cùng với các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trước khi sinh và sau này

  • Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận định, và phân tích vấn đề liên quan đến giai đoạn thai nhi


Nội dung

  • Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi theo từng quý

  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trước khi sinh và sau này: từ cha mẹ, môi trường, các biến chứng khi sinh

  • Thực hành phân tích trường hợp một em gái 18 tuổi có thai được hai tháng

Thời gian 70 phút



Phương tiện Hệ thống trình chiếu powerpoint, video clip, giấy lớn, bút lông, băng keo
NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (70 phút)

  1. Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi (20 phút)

    • Bước 1: Giúp nâng cao khả năng quan sát, ghi nhận, và phản ánh của học viên

  • Trình chiếu một video clip 10 phút về sự hình thành và phát triển của thai nhi

  • Tìm hiểu cảm xúc của học viên sau khi xem xong đoạn video clip (nêu một tính từ diễn tả cảm xúc)

    • Bước 2: Giới thiệu nội dung liên quan

  • Trình chiếu quý thứ nhất làm mẫu

  • Để học viên nói nội dung của quý thứ hai và thứ ba, điều chỉnh nếu chưa chính xác

    • Bước 3: Nhấn mạnh tầm quan trọng của quý thứ nhất

Các nội dung chính

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

  • Quý thứ nhất: các cơ quan và các hệ thống quan trọng như tim, mắt, tứ chi, tai, răng và hệ thần kinh trung ương phát triển

  • Quý thứ hai: các bộ phận và hệ thống ở quý thứ nhất tiếp tục phát triển, tứ chi và các bộ phận khác hoàn thiện hơn

  • Quý thứ ba: các cơ quan phát triển và hoạt động toàn diện hơn

  1. Nội dung 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trước khi sinh và sau này (25 ph)

    • Bước 1: Gợi nhớ lại kinh nghiệm đã có

  • Chia nhóm thảo luận về những gì cần lưu ý trong thời gian mang thai – bảo đảm trong nhóm có ít nhất một người mẹ hoặc bố

  • Để các nhóm trình bày kết quả thảo luận

    • Bước 2: Giới thiệu nội dung liên quan

  • Trình bày nội dung

  • Trình chiếu một số hình ảnh về biến chứng khi sinh

    • Bước 3: Đặt câu hỏi để suy nghĩ: “Nhân viên công tác xã hội có thể làm gì để giúp những thân chủ trẻ tuổi mang thai ngoài ý muốn?

Các nội dung chính

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trước khi sinh và sau này

  • Sức khỏe thể chất, cảm xúc, tâm lý của cha mẹ: bệnh tật, gien di truyền, tổn thương tâm lý, chế độ dinh dưỡng

  • Những hiểm nguy đối với sự phát triển của bào thai: các chất kích thích (rượu, thuốc lá, heroin…), các chất độc hại trong môi trường (chất phóng xạ, thuốc trừ sâu, chì, tia X…)

  • Các biến chứng khi sinh: sinh non, trẻ thiếu cân

  1. Nội dung 3: Phân tích tình huống (25 phút)

    • Bước 1: Nêu tình huống và yêu cầu nhóm phân tích vấn đề cùng chuẩn bị sắm vai

    • Bước 2: Quan sát, cho nhận xét phần trình bày của 1 hoặc 2 nhóm

    • Bước 3: Nhấn mạnh các ý chính của toàn bài

Các nội dung chính

Thực hành phân tích và sắm vai trường hợp một nữ sinh 18 tuổi có thai được hai tháng nhằm giúp học viên:

  • Hiểu tâm trạng của thân chủ trẻ tuổi mang thai ngoài ý muốn

  • Suy nghĩ những việc có thể thực hiện: ví dụ hỗ trợ về mặt tâm lý, cung cấp thông tin về giai đoạn phát triển của bào thai, những hiểm nguy và cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, biện hộ - vận động các nguồn lực trợ giúp….



BÀI 2: GIAI ĐOẠN TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI



Mục tiêu bài học

  • Cung cấp một số kiến thức căn bản về giai đoạn phát triển của con người từ 0-6 tuổi

  • Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận định, và phân tích vấn đề liên quan đến giai đoạn này.



Nội dung

  • Thời kỳ sơ sinh (0 - 2 tháng tuổi)

  • Thời kỳ hài nhi (3 – 12/15 tháng)

  • Thời kỳ ấu nhi (1 – 3 tuổi)

  • Tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi)

Thời gian 100 phút



Phương tiện Giấy lớn, bút lông, keo giấy, máy chiếu, hình ảnh
NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (100 phút)

  1. Nội dung 1: Thời kỳ sơ sinh (25 phút)

    • Bước 1: Gợi nhớ và nâng cao khả năng suy luận

  • Đề nghị nhóm học viên sắp xếp bộ hình ảnh về sự phát triển vận động thô của trẻ sơ sinh theo một trật tự logic

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

  • Sự phát triển các giác quan: bộ máy thị giác và thính giác hoàn thiện dần, não phát triển hơn

  • Các phản xạ cơ bản để giúp bé tương tác với thế giới xung quanh

  • Các trạng thái cơ bản: . Chu kỳ thức ngủ của trẻ sơ sinh khoảng mỗi 4 tiếng (ngủ 3 tiếng, thức 1 tiếng)

  • Sự phát triển tâm lý: nhu cầu gắn bó với mẹ, nhu cầu tiếp nhận ấn tượng thế giới bên ngoài

  • Khủng hoảng tuổi sơ sinh: chuyển biến giữa hình thức sống kí sinh trong bụng mẹ - một môi trường tương đối ổn định, sang hình thức sống bên ngoài trong môi trường với vô số kích thích

Trẻ cần một giai đoạn thích nghi, cần được ở trong bầu không khí tâm lí bình yên, được bảo vệ, che chở ấm áp tình cảm của người mẹ. Thiếu sự an toàn, cảm xúc của trẻ sẽ bị rối loạn

  1. Nội dung 2: Thời kỳ hài nhi (25 phút)

    • Bước 1: Giúp chia sẻ kinh nghiệm

  • Yêu cầu những học viên nói về những sự phát triển họ quan sát được nơi trẻ sơ sinh.

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

  • Sự phát triển vận động: vận động thô và vận động tĩnh

  • Sự phát triển hoạt động giao tiếp: giao tiếp xúc cảm trực tiếp và giao tiếp theo tình huống

  • Cấu trúc tâm lý mới: Giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trẻ trở thành người - phát triển những cảm xúc tích cực, có đời sống tâm lí ổn định, hình thành ngôn ngữ, học được thói quen tốt và cách ứng xử đúng.

  1. Nội dung 3: Thời kỳ ấu nhi (25 phút)

    • Bước 1: Giúp nêu được những bận tâm liên quan đến tuổi ấu nhi

  • Yêu cầu những học viên liệt kê ra các đặc điểm phát triển của ấu nhi

  • Cho thảo luận nhóm nêu ra những khó khăn của cha mẹ, người chăm sóc hoặc giáo dục viên khi chăm lo cho trẻ ấu nhi

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

  • Phát triển thể chất: não gần bằng người lớn, tư thế thẳng và bước đi

  • Cấu trúc tâm lý: phát triển ngôn ngữ, tư duy và xuất hiện “cái tôi” căn bản

  • Hoạt động chủ đạo: hoạt động với đồ vật

  • Khủng hoảng tuổi lên ba: khủng hoảng về quan hệ xã hội.

Trẻ thường tự cố gắng trong hành động để được người lớn khen thưởng, thừa nhận. Lời ngợi khen và tán thưởng của những người xung quanh là nguồn cổ vũ quan trọng giúp trẻ hình thành tình cảm tự hào, sự tự khẳng định mình và giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức

  1. Nội dung 4: Tuổi mẫu giáo (25 phút)

    • Bước 1: Gây ý thức về những thay đổi lớn trong giai đoạn chuyển tiếp từ cuối thời ấu nhi đến khi trẻ đi mẫu giáo

  • Đưa ra một số phản ứng tiêu biểu của trẻ ngày đầu tiên đến trường và để học viên đoán thử nguyên do trẻ có những phản ứng như thế

  • Để học viên liệt kê những hoạt động chủ đạo và đặc tính của chúng trong tuổi mẫu giáo

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan



Các nội dung chính

  • Sự phát triển thể chất: Trọng lượng của não tăng nhanh, xương chắc chắn hơn, cơ quan hô hấp và tuần hoàn, và các bộ máy nhận cảm phát triển mạnh

  • Sự phát triển tâm lý: tư duy mang tính suy luận, ngôn ngữ phát triển mạnh, trí tưởng tượng phong phú

  • Sự phát triển về mặt tương tác môi trường xã hội: giao tiếp nhiều với bạn cùng trang lứa và những người lớn khác ngoài gia đình

  • Sự hình thành nhân cách: Nhân cách của trẻ được hình thành qua bắt chước và qua sự giáo dục của người lớn

  • Hoạt động vui chơi: Vui chơi là hoạt động chủ đạo góp phần hình thành và phát triển trí tuệ, năng lực sáng tạo, óc thẩm mỹ và nhân cách ở giai đoạn này

  • Hoạt động học tập và lao động: chuẩn bị cho trẻ học tập và làm việc sau này




    • Bước 3: Nhấn mạnh tầm quan trọng của những tương quan xã hội của trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi

    • Bước 4: Đặt câu hỏi: “Nhân viên xã hội cần chú ý điều gì khi làm việc với trẻ hoặc cha mẹ có con ở tuổi này?


BÀI 3: GIAI ĐOẠN NHI ĐỒNG (TUỔI HỌC SINH CẤP 1)



Mục tiêu bài học

  • Cung cấp một số kiến thức căn bản về giai đoạn phát triển của con người ở giai đoạn nhi đồng

  • Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận định, và phân tích vấn đề liên quan đến giai đoạn này.

Nội dung

  • Sự phát triển thể chất

  • Sự phát triển tâm lý

  • Hoạt động chủ đạo

  • Những yếu tố tác động đến sự phát triển của nhi đồng

  • Nhóm bạn cùng trang lứa

  • Hình thức kỷ luật của cha mẹ

  • Các phương tiện truyền thông đại chúng

  • Phân tích trường hợp của S

Thời gian 90 phút

Phương tiện Giấy lớn, bút lông, keo giấy, máy chiếu, tình huống phân tích
NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (90 phút)

  1. Nội dung 1: Sự phát triển thể chất (15 phút)

    • Bước 1: Đề nghị thảo luận cặp đôi về sự phát triển thể chất tuổi nhi đồng

    • Bước 2: Mời ngẫu nhiên chia sẻ kết quả thảo luận

    • Bước 3: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Sự phát triển thể chất: Não gần bằng người lớn, gia tăng chiều cao, trọng lượng, cơ bắp và các kỹ năng phối hợp  cần các hoạt động thể chất để tiếp tục phát triển các kỹ năng vận động

  1. Nội dung 2: Sự phát triển tâm lý (20 phút)

    • Bước 1: Giúp chia sẻ kinh nghiệm

  • Yêu cầu những học viên nói về sự phát triển tâm lý của nhi đồng

  • Mời gọi học viên kể một số ví dụ cụ thể về những khó khăn khi làm việc với trẻ ở tuổi nhi đồng

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Sự phát triển tâm lý: có khả năng suy đoán, hiểu sự việc ở mức độ sâu xa hơn; so sánh, đánh giá thông tin ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đời sống xúc cảm, tình cảm khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực

  1. Nội dung 3: Hoạt động chủ đạo (15 phút)

    • Bước 1: Giúp học viên nhập vai trẻ trong môi trường học đường với nhiều thay đổi so với tuổi mẫu giáo

  • Đưa ra một số thay đổi lớn về môi trường học tập ở trường cấp 1

  • Yêu cầu học viên đứng ở vị trí của trẻ để phát biểu những cảm xúc trước những thay đổi đó

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Học tập là hoạt động chủ đạo, giúp trẻ tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện ý chí nhất định để tự kiềm chế bản thân, vượt khó khăn



  1. Nội dung 4: Những yếu tố tác động đến sự phát triển của nhi đồng (15 phút)

    • Bước 1: Để học viên liệt kê những lo ngại của mình khi làm việc với gia đình hoặc thân chủ ở lứa tuổi này

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

  • Những yếu tố tác động đến sự phát triển của nhi đồng

  • Nhóm bạn cùng trang lứa

  • Hình thức kỷ luật của cha mẹ

  • Các phương tiện truyền thông đại chúng

  1. Nội dung 5: Phân tích trường hợp S – con nuôi một cặp đồng tính nữ (25 phút)

    • Bước 1: Chia nhóm thảo luận các vấn đề S đang gặp được nhìn dưới góc độ các giai đoạn phát triển

    • Bước 2: Ghi nhận kết quả thảo luận, nhận xét và tổng hợp


BÀI 4: GIAI ĐOẠN THIẾU NIÊN (TUỔI HỌC SINH CẤP 2)



Mục tiêu bài học

  • Cung cấp một số kiến thức căn bản về giai đoạn phát triển của con người ở giai đoạn thiếu niên

  • Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận định, và phân tích vấn đề liên quan đến giai đoạn này.



Nội dung

  • Sự phát triển sinh lý và thể chất

  • Đời sống cảm xúc – ý chí

  • Hoạt động học tập

  • Sự phát triển nhân cách

  • Những điểm khác cần lưu ý ở tuổi thiếu niên

  • Dậy thì sớm và trễ

  • Rối loạn chuyện ăn uống

  • Việc sử dụng các chất gây nghiện

  • Phân tích trường hợp

Thời gian 90 phút



Phương tiện Giấy lớn, bút lông, keo giấy, máy chiếu, các bài báo
NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (90 phút)

  1. Nội dung 1: Sự phát triển sinh lý và thể chất (5 phút)

    • Bước 1: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Sự phát triển sinh lý và thể chất: tuổi dậy thì với sự phát triển của cơ quan sinh dục, sự nhảy vọt về tầm vóc, tim phát triển nhanh, tuyến nội tiết hoạt động mạnh  thanh niên nhận ra mình không còn là trẻ con. Họ nhiệt tình nhưng sức bền và dẻo dai chưa tốt, dễ bị kích động

  1. Nội dung 2: Đời sống cảm xúc – ý chí (20 phút)

    • Bước 1: Nâng cao nhận thức về gì những suy nghĩ và lối sống của thiếu niên hiện nay

  • Đọc một số mẫu báo liên quan đến đời sống cảm xúc – ý chí của tuổi thiếu niên (Ví dụ mục hỏi đáp báo Mực Tím, những kết quả nghiên cứu về tuổi này)

  • Mời gọi học viên chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính bổ sung thêm thông tin để rõ hơn

Đời sống cảm xúc: rung cảm giới tính, dễ xung đột với người lớn, chọn thần tượng

  1. Nội dung 3: Hoạt động học tập (10 phút)

    • Bước 1: Giúp động não sự khác biệt trong hoạt động học tập giữa học sinh cấp 1 và học sinh cấp hai như thế nào

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Hoạt động học tập: bị phân hóa đáng kể, học đi đôi với tương tác với người khác - bạn bè, thầy cô

  1. Nội dung 4: Sự phát triển nhân cách (15 phút)

    • Bước 1: Để học viên liệt kê một số biểu hiện nhân cách của tuổi thiếu niên

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Sự phát triển nhân cách: cái tôi hình thành và phát triển mạnh mẽ, khả năng đánh giá, tự đánh giá và tự giáo dục nổi lên

  1. Nội dung 5: Những điểm khác cần lưu ý ở tuổi thiếu niên (15 phút)

    • Bước 1: Trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến các vấn đề tuổi thiếu niên có thể gặp phải

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Những điểm cần lưu ý: dậy thì sớm và trẻ, quan hệ tình dục sớm, rối loạn chuyện ăn uống, việc sử dụng các chất gây nghiện và hậu quả của nó, nghiện game ở tuổi thiếu niên

  1. Nội dung 6: Phân tích trường hợp A (25 phút)

    • Bước 1: Chia nhóm thảo luận các vấn đề A đang gặp được nhìn dưới góc độ các giai đoạn phát triển

    • Bước 2: Ghi nhận kết quả thảo luận, nhận xét và tổng hợp

    • Bước 3: Cho thực hành sắm vai nhân viên xã hội tiếp xúc với A



NGÀY 2


BÀI 5: GIAI ĐOẠN THANH NIÊN - THỜI KỲ ĐẦU CỦA GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH



Mục tiêu bài học

  • Cung cấp một số kiến thức căn bản về giai đoạn phát triển của con người ở giai đoạn thanh niên

  • Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận định, và phân tích vấn đề liên quan đến giai đoạn này

Nội dung

  • Hoàn cảnh xã hội của sự phát triển

  • Sự phát triển thể chất

  • Sự phát triển nhận thức

  • Các hoạt động chủ đạo

Thời gian 90 phút



Phương tiện Giấy lớn, bút lông, keo giấy, máy chiếu, bài báo


tải về 472.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương