Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn ctxh & ptcđ Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở tp. Hcm” CÁc giai đOẠn phát triển của con ngưỜI


NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (90 phút)



tải về 472.42 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu26.09.2016
Kích472.42 Kb.
#32412
1   2   3   4   5   6

NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (90 phút)

  1. Nội dung 1: Hoàn cảnh xã hội của sự phát triển (10 phút)

    • Bước 1: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Hoàn cảnh xã hội của sự phát triển: vai trò xã hội của thanh niên thay đổi, trở nên độc lập và có trách nhiệm đối với gia đình qua lao động. Quyền bầu cử và trách nhiệm trước pháp luật

  1. Nội dung 2: Sự phát triển thể chất (30 phút)

    • Bước 1: Trình bày nội dung liên quan

    • Bước 2: Nâng cao nhận thức về lối sống của thanh thiếu niên hiện nay

  • Đọc một số bài báo nghiên cứu về lối sống hiện tại của một bộ phận thanh thiếu niên

  • Yêu cầu học viên nhận xét và cho thêm ví dụ

    • Bước 3: Đặt câu hỏi chất vấn “Làm thế nào để giúp thanh niên tránh xa lối sống tiêu cực”

    • Bước 4: Lắng nghe trình bày và cho định hướng

Các nội dung chính

Sự phát triển thể chất: giai đoạn hoàn chỉnh, sức khỏe tối ưu. Tuy nhiên cần lưu ý lối sống tiêu cực có thể để lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe sau này



  1. Nội dung 3: Sự phát triển nhận thức (25 phút)

    • Bước 1: Cùng chia sẻ những kinh nghiệm làm việc với tuổi thanh niên

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Sự phát triển nhận thức: phức tạp và thực tế hơn trong cách nghĩ cách làm, khám phá cảm xúc cá nhân ở mức độ cao, phát triển nhân cách và hình thành quan điểm riêng, học cách tương quan gần gũi với người khác mà không đánh mất bản thân

  1. Nội dung 4: Các hoạt động chủ đạo (25 phút)

    • Bước 1: Để học viên nhìn nhận lại bản thân và chia sẻ kinh nghiệm theo cặp đôi về thời thanh niên của mình với các hoạt động chủ đạo của tuổi này

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Hoạt động chủ đạo: Mở rộng tương quan, tiếp tục học tập hoặc đi làm


BÀI 6: GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH



Mục tiêu bài học

  • Cung cấp một số kiến thức căn bản về giai đoạn phát triển của con người ở giai đoạn trưởng thành

  • Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận định, và phân tích vấn đề liên quan đến giai đoạn này

Nội dung

  • Sự phát triển thể chất

  • Đặc điểm phát triển tâm lý

  • Một số vấn đề cần lưu ý ở tuổi trưởng thành

Thời gian 90 phút



Phương tiện Giấy lớn, bút lông, keo giấy, máy chiếu, các bài báo

NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (90 phút)

  1. Nội dung 1: Sự phát triển thể chất (25 phút)

    • Bước 1: Đề nghị thảo luận nhóm sự phát triển thể chất giai đoạn trưởng thành

    • Bước 2: Mời chia sẻ kết quả thảo luận

    • Bước 3: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Sự phát triển thể chất: đạt đến mức cao nhất của các chức năng sinh lí và sự khéo léo tinh nhạy của các giác quan ở giai đoạn đầu nhưng từ 30 tuổi trở đi thì có dấu hiệu giảm sút



  1. Nội dung 2: Đặc điểm phát triển tâm lý (35 phút)

    • Bước 1: Nâng cao nhận thức và cùng học hỏi kinh nghiệm của nhau

  • Cho câu hỏi thảo luận “tại sao lập thân và lập nghiệp lại quan trọng trong giai đoạn này?”

  • Lắng nghe và cho nhận xét kết quả thảo luận

  • Mời gọi học viên chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Sự phát triển tâm lý: Lập thân và lập nghiệp – nhu cầu gắn bó với người khác phái và kết nghĩa vợ chồng, nhu cầu có việc làm và thu nhập ổn định. Nếu hai nhu cầu này không được đáp ứng sẽ có thể dẫn đến trầm uất, và nghiện ngập

  1. Nội dung 3: Một số vấn đề cần lưu ý ở tuổi trưởng thành (30 phút)

  • Yêu cầu học viên kể một số ví dụ về bạo hành gia đình

  • Chia sẻ một số cách thức chống bạo hành, những quy định của nhà nước, các địa chỉ nhà tạm lánh

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Một số vấn đề cần lưu ý: bạo hành gia đình, ly hôn


BÀI 7: GIAI ĐOẠN TRƯỞNG THÀNH



Mục tiêu bài học

  • Cung cấp một số kiến thức căn bản về giai đoạn phát triển của con người ở giai đoạn trung niên

  • Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận định, và phân tích vấn đề liên quan đến giai đoạn này

Nội dung

  • Sự phát triển thể chất ở tuổi trung niên

  • Mãn kinh ở nữ giới

  • Khủng hoảng nghiêm trọng ở nam giới

  • Sự phát triển nhận thức ở tuổi trung niên

  • Một số điểm khác cần lưu ý ở tuổi trung niên

  • Hội chứng trống vắng ở tuổi trung niên

  • Chuẩn bị về hưu tuổi trung niên

Thời gian 90 phút



Phương tiện Giấy lớn, bút lông, keo giấy, máy chiếu

NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (90 phút)

  1. Nội dung 1: Sự phát triển thể chất (30 phút)

    • Bước 1: Giúp lắng nghe chia sẻ và trải nghiệm từ người thật việc thật

  • Để học viên trẻ phỏng vấn những học viên từ 40 tuổi trở lên về những thay đổi thể chất của họ

  • Dành thời gian cho chia sẻ kết quả phỏng vấn và bổ sung kinh nghiệm

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Sự phát triển thể chất: xuất hiện dấu hiệu lão hóa, mãn kinh ở nữ giới và khủng hoảng nghiêm trọng ở nam giới, bệnh tật như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch và thấp khớp

  1. Nội dung 2: Sự phát triển nhận thức ở tuổi trung niên (30 phút)

    • Bước 1: So sánh nhận thức tuổi trung niên với tuổi thanh niên

  • Chia nhóm thảo luận

  • Nhận xét kết quả thảo luận

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Sự phát triển nhận thức: khả năng trí tuệ không có dấu hiệu đi xuống nếu tiếp tục học tập và làm việc, có khả năng nhận định và phân tích vấn đề ở chiều sâu, đầu tư nhiều vào công việc, gia đình và cộng đồng.



  1. Nội dung 3: Một số điểm cần lưu ý ở tuổi trung niên (30 phút)

    • Bước 1: Giúp động não, thảo luận nhóm và trình bày: ‘‘Người ở tuổi trung niên thường gặp những vấn đề gì?’’

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

    • Bước 3: Giúp suy nghĩ về những dịch vụ chuẩn bị cho tuổi về hưu

  • Chia nhóm thảo luận: ‘‘Nhân viên công tác xã hội có thể làm gì để giúp người ở tuổi trung niên chuẩn bị về hưu’’

  • Đề nghị các nhóm trình bày với hình thức sinh động và cho nhận xét

Các nội dung chính

Một số điểm cần lưu ý: Hội chứng trống vắng – con cái ra riêng sống độc lập, chuẩn bị về hưu.


BÀI 8: GIAI ĐOẠN CAO NIÊN



Mục tiêu bài học

  • Cung cấp một số kiến thức căn bản về giai đoạn phát triển của con người ở giai đoạn cao niên

  • Nâng cao kỹ năng quan sát, nhận định, và phân tích vấn đề liên quan đến giai đoạn này

Nội dung

  • Những thay đổi thể chất và nhận thức

  • Về mặt thể chất

  • Về mặt nhận thức

  • Đặc điểm tâm lý tuổi già

  • Hội chứng về hưu

  • Tuổi già và khía cạnh tâm linh

  • Tuổi già và buồn sầu, mất mát

  • Tuổi già và môi trường xã hội

Thời gian 70 phút



Phương tiện Giấy lớn, bút lông, keo giấy, máy chiếu, video clip, các dụng cụ sắm vai người cao tuổi (mắt kiếng, tai nghe, găng tay v.v…)

NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH (70 phút)

  1. Nội dung 1: Những thay đổi thể chất và nhận thức (25 phút)

    • Bước 1: Gây ý thức về những thay đổi lớn về thể chất nơi ở tuổi già

  • Mời học viên sắm vai người cao tuổi với một số vật dụng

  • Mời gọi học viên chia sẻ cảm xúc

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Những thay đổi về thể chất và nhận thức: giai đoạn thoái hóa về thể chất, nguy cơ bệnh tật cao, xuất hiện triệu chứng mất trí nhớ và suy giảm khả năng ghi nhớ

  1. Nội dung 2: Đặc điểm tâm lý tuổi già (25 phút)

    • Bước 1: Nâng cao nhận thức

  • Trình chiếu một đoạn clip nói về tâm sự của người cao tuổi

  • Mời gọi học viên chia sẻ cảm xúc

    • Bước 2: Trình bày nội dung liên quan

Các nội dung chính

Đặt điểm tâm lý:

  • Hội chứng về hưu sẽ khiến cho người cao tuổi kiểm điểm lại quá khứ và cảm thấy hài lòng hoặc hối tiếc về những chọn lựa đã qua

  • Khía cạnh tâm linh: gắn bó với thần linh, dòng tộc

  • Buồn sầu và mất mát: cảm nhận sự bất lực của bản thân, kinh nghiệm sự ra đi của những người đồng trang lứa và sợ hãi cái chết

  1. Nội dung 3: Tuổi già và môi trường xã hội (20 phút)

    • Bước 1: Cho cá nhân viết ước mơ của người cao tuổi

    • Bước 2: Để một số cá nhân đọc lên

    • Bước 3: Trình bày nội dung liên quan

    • Bước 4: Đặt câu hỏi gợi ý trao đổi “Nhân viên xã hội có thể làm gì cho người cao tuổi?”

Các nội dung chính

Tuổi già và môi trường xã hội: hướng về cội nguồn, quan tâm đến con cháu

HOẠT ĐỘNG CHUNG (phần 2)

Bế giảng (25 ph)


  • Lượng giá chủ đề

  • Trao chứng nhận

  • Phát biểu kết thúc lớp học



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Thị Minh Hà. 2009. Tâm lý học Phát triển – TLHT. Trường Đại học sư phạm TPHCM

  2. Lê Văn Hồng et al. 1999. Tâm lý học Lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội

  3. Nguyễn Ánh Tuyết. 2007. Tâm lý học Trẻ em Lứa tuổi Mầm non. Nhà xuất bản ĐH Sư phạm.

  4. Nguyễn Thị Bích Hồng. 2008. Sự Phát triển Con người từ Sơ Sinh đến Thiếu niên. Tài liệu tập huấn.

  5. Rogers Taun Anissa. 2010. Human Behavior in the Social Environment. 12nd ed. London:Routledge.

  6. Trần Thị Thúy Vinh. 2010. Tâm lý học Trẻ em – TLBG. Trường Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo Trung ương 3

  7. Vũ Thị Nho. 2008. Tâm lý học Phát triển. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội





tải về 472.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương