Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn ctxh & ptcđ Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở tp. Hcm” CÁc giai đOẠn phát triển của con ngưỜI



tải về 472.42 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu26.09.2016
Kích472.42 Kb.
#32412
1   2   3   4   5   6

Sự phát triển tâm lý

  • Nhu cầu gắn bó

Đối tượng đầu tiên mà trẻ chú ý tới trong môi trường xung quanh là gương mặt người lớn. Ở trẻ hình thành phức cảm hớn hở. Đây là phản xạ xúc cảm có kèm theo sự vận động và âm thanh phát ra từ đứa trẻ. Khi phát hiện ra người lớn, trẻ chủ động dùng loại phản xạ này để tác động đến họ. Đặc biệt, đối với mẹ, trẻ có nhu cầu gắn bó đặc biệt. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ đã bắt được tín hiệu sự gắn bó giữa mẹ - con qua xúc giác. Trẻ mút, bám, khóc, mỉm cười, rúc đầu vào ngực mẹ, tìm vú và muốn được áp sát vào mẹ được ôm ấp vỗ về.

Thông qua những tín hiệu phát ra từ mẹ và con, nhiều công trình đã tổng kết được 4 kiểu quan hệ mẹ con:



  • Kiểu thứ nhất: Tín hiệu phát ra ở cả mẹ và con đều mạnh, nghĩa là nhu cầu gắn bó mẹ con điều tỏ ra bức thiết, mối quan hệ gắn bó mẹ con được thiết lập dễ dàng (kiểu này phổ biến ở những cặp mẹ con sinh nở bình thường, xuất phát từ lòng ước ao mong đợi của người mẹ đón chờ sự ra đời của đứa con). Kiểu này thuận lợi cho sự phát triển tâm lí của trẻ sau này.

  • Kiểu thứ hai: Tín hiệu phát ra từ mẹ thì mạnh, nhưng từ con lại yếu. Thường đây là những trẻ thiếu tháng hoặc khuyết tật bẩm sinh. Người mẹ không nên giao tiếp với con quá mạnh mẽ hoặc hối hả, mà nên nhẹ nhàng, từ tốn, nên thường xuyên trò chuyện với trẻ, kiên trì chờ tín hiệu con đáp lại.

  • Kiểu thứ ba: Tín hiệu của con mạnh, nhưng của mẹ lại yếu. Kiểu này thường xẩy ra ở những người mẹ mang tâm trạng riêng tư, phiền muộn chán chường dẫn đến thái độ thờ ơ với con, không muốn âu yếm vỗ về nó. Theo đó tín hiệu của đứa con phát ra cũng yếu dần đi, có khi mất hẳn, trẻ rơi vào trạng thái ủ ê mệt mỏi, thu mình lại.

  • Kiểu thứ tư: Tín hiệu phát ra đều yếu ở mẹ và con. Đây thực sự là tai họa, cần có sự tác động của thầy thuốc và những người xung quanh.

Tạo được sự gắn bó mẹ con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời là cách phòng ngừa tốt nhất, tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và những lệch lạc về sinh lí cũng như tâm lý sau này. Nhu cầu gắn bó mẹ - con là cơ sở cho nhu cầu giao tiếp về sau của trẻ với những người xung quanh. Mẹ là nguồn gây ấn tượng và là người tổ chức ấn tượng bên ngoài cần thiết cho sự phát triển thần kinh và các giác quan tâm lí cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ thiếu sự yêu thương của người mẹ từ nhỏ thường sống trong tình cảnh cô đơn, lo lắng và sợ hãi sẽ mặc cảm trong giao tiếp với người khác.

  • Nhu cầu tiếp nhận ấn tượng thế giới bên ngoài

Nhu cầu tiếp thu ấn tượng từ thế giới bên ngoài là cơ sở của các nhu cầu xã hội khác như nhu cầu giao tiếp và nhu cầu nhận thức sau này của trẻ. Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng. Trẻ nhìn theo các vật sáng di động, nó phản ứng với âm thanh, đặc biệt giọng nói của người mẹ. Trẻ có thể nín khóc để lắng nghe tiếng hát ru, giọng dịu dàng của người lớn. Trẻ tập trung nghe âm thanh, nhìn ánh sáng, màu sắc. Trẻ sơ sinh tháng thứ hai đã bắt đầu chú ý đến khuôn mặt người lớn, trẻ thường mỉm cười khi người lớn cúi xuống trò chuyện với nó. Người lớn cần đưa các ấn tượng bên ngoài đến trẻ. Nếu đứa trẻ bị "đói ấn tượng" nó sẽ chậm phát triển một cách nghiêm trọng (hội chứng "nằm viện").

  1. Khủng hoảng tuổi sơ sinh

  • Khủng hoảng tuổi sơ sinh là một bước chuyển biến giữa hình thức sống kí sinh trong bụng mẹ - một môi trường tương đối ổn định, sang hình thức sống bên ngoài trong môi trường với vô số kích thích. Đối với trẻ, ra đời là một cú sốc, mặc dù chúng không có một ý thức nào về việc này. Các nhà phân tâm học gọi đó là tổn thương đầu tiên mà trẻ phải chịu đựng và nó có tác động rất mạnh đến cả cuộc đời sau này của con người. Đó là một sự đảo lộn hoàn toàn sự cân bằng, kéo theo sự biến đổi sâu sắc. Không chỉ chịu mọi sức ép và những những cơn co thắt, mà trẻ còn chịu một trạng thái nặng nề đột ngột từ một môi trường chất lỏng qua môi trường không khí, cũng như đột ngột bị nhiễm lạnh. Nhu cầu oxy làm cho hoạt động hô hấp bắt đầu, việc hít không khí lần đầu có lẽ là đau đớn, kèm theo tiếng khóc đầu tiên.

  • Vì thế sau khi ra đời, trẻ cần một giai đoạn thích nghi, cần được ở trong bầu không khí tâm lí bình yên, được bảo vệ, che chở ấm áp tình cảm của người mẹ. Thiếu sự an toàn, cảm xúc của trẻ sẽ bị rối loạn. Cần lưu ý, trong tháng đầu tiên, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh bất an và vi khuẩn cho trẻ.

  1. THỜI KỲ HÀI NHI (3 - 12/15 THÁNG)

  1. Sự phát triển vận động

  • Sự phát triển vận động thô

Sự vận động thô ở trẻ được diễn tiến như sau:

Thời điểm xuất hiện
các vận động


Phát triển vận động

1 tháng tuổi

Nâng cằm

2 tháng tuổi

Nâng ngực

3 tháng tuổi

Với tay về phía đồ vật như là vẫy

4 tháng tuổi

Ngồi có người đỡ

5 tháng tuổi

Nắm đồ vật trong tay

7 tháng tuổi

Ngồi không cần đỡ

8 tháng tuổi

Tự ngồi, không cần sự trợ giúp

9 tháng tuổi

Bò úp bụng, đứng bám tay

10 tháng tuổi

Bò bằng bàn tay và đầu gối,
đi được nhờ người lớn giữ hai tay

11 tháng tuổi

Tự đứng

12 tháng tuổi

Đi được nhờ người lớn giữ một tay


tải về 472.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương