Trung tâm nưỚc sạch và VỆ sinh môi trưỜng nông thôn báo cáo thuyết minh đỒ Án quy hoạch tổng thể CẤp nưỚc nông thôn tỉnh bình thuậN ĐẾn năM 2020



tải về 1.82 Mb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.82 Mb.
#18653
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2. PHÂN CÔNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2.1. UBND Tỉnh

Cơ quan chỉ đạo, điều hành chung; phân công các ngành, đơn vị liên quan thực hiện các công tác sau:

- Nghiên cứu, cụ thể hóa các cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực cung cấp, tiêu thụ nước sạch nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để ban hành thực hiện;

- Thực hiện việc lồng ghép các nguồn vốn do Trung ương hỗ trợ, vốn tài trợ và ngân sách địa phương để đầu tư các CTCN;

- Thẩm định trình ban hành khung giá nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và các mục đích khác;

- Ban hành cơ chế phối hợp thực hiện giữa các ngành và địa phương có liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng và công tác quản lý vận hành công trình sau đầu tư;

- Có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý vận hành HTN, nhằm đảm bảo các HTN đã đầu tư phát huy hiện quả, hoạt động bền vững lâu dài.

2.2. Sở Nông nghiệp và PTNT – Cơ quan thường trực Ban điều hành CTMTQG Nước sạch và VSMTNT

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh phân công đối với Ban điều CTMTQG;

- Tổ chức công khai Quy hoạch cấp nước sạch khu vực nông thôn sau khi được UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định hiện hành;

- Chủ động phối hợp với các cơ quan thành viên Ban điều hành nghiên cứu tham mưu các chính sách có liên quan đến việc đầu tư và quản lý vận hành các CTCN sau đầu tư;

- Tổ chức vận động, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, các nhà tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các CTCN theo Quy hoạch được phê duyệt;

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế phối hợp giữa 3 ngành Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo đối với công tác thông tin – truyền thông, giáo dục – vận động cộng đồng. Tổ chức tốt các hoạt động hàng năm nhằm hưởng ứng Lễ phát động Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và chỉ đạo của UBND tỉnh;

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đồ án Quy hoạch công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh và yêu cầu Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình Thủy lợi chú ý điều tiết, đảm bảo nguồn nước thô từ các công trình thủy lợi để cung cấp theo nhu cầu của các CTCN trên địa bàn tỉnh, nhất là vào các tháng cuối mùa khô;

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Trung tâm Nước sạch và VSMTNT thực hiện tốt các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao trong công tác quản lý đầu tư và quản lý khai thác các CTCN;

- Phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức thực hiện Bộ chỉ số theo dõi – giám sát nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm theo phân công của UBND tỉnh.

2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, cụ thể hóa các cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực cung cấp, tiêu thụ nước sạch nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để trình UBND tỉnh ban hành thực hiện;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện việc vận động, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, các nhà tài trợ quốc tế và các nguồn vốn khác để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các CTCN theo Quy hoạch được phê duyệt;

- Tham mưu cho UBND tỉnh về việc lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trung hạn và hàng năm đối với các CTCN trên địa bàn;

- Tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư CTCN theo phân cấp;

2.4. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, cụ thể hóa các cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực cung cấp, tiêu thụ nước sạch nông thôn phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế để trình UBND tỉnh ban hành thực hiện;

- Nghiên cứu, tham mưu chính sách hỗ trợ cho các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý vận hành CTCN, nhằm đảm bảo các CTCN đã đầu tư phát huy hiện quả, hoạt động bền vững lâu dài;

- Tổ chức thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt khung giá nước sạch theo quy định của chính phủ;

2.5. Sở Y tế

- Phối hợp thực hiện công tác truyền thông, vận động cộng đồng theo phân công của Ban điều hành CTMTQG;

- Đầu tư các công trình cấp nước sạch cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh;

- Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và tình trạng vệ sinh của các CTCN theo quy định của Bộ Y tế;

- Thực hiện Bộ chỉ số theo dõi – giám sát nước sạch và vệ sinh môi trường hàng năm theo phân công.

2.6. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp thực hiện công tác truyền thông, vận động trong hệ thống trường học theo phân công của Ban điều hành CTMTQG; lồng ghép các chương trình giáo dục về sử dụng nước sạch và bảo vệ môi trường vào các bậc học từ mầm non đến trung học trên địa bàn tỉnh; tổ chức các hoạt động, cuộc thi tìm hiểu và vẽ tranh liên quan đến chủ đề nước sạch và VSMT;

- Đầu tư các công trình cấp nước sạch cho các trường học trên địa bàn tỉnh;

2.7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Thẩm định, cấp phép hoặc trình cấp thẩm quyền cấp phép khai thác nước dưới đất và nước mặt và xả thải đối với các CTCN; thực hiện công tác kiểm tra định kỳ việc thực hiện giấy phép khai thác nước, việc thực hiện nghĩa vụ thuế tài nguyên nước và xả thải của các đơn vị quản lý các CTCN;

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư các CTCN về công tác thu hồi, đền bù giải tỏa đất xây dựng công trình;

- Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về việc ưu tiên cung cấp nguồn nước dưới đất và nước mặt cho các CTCN trong những trường hợp đặc biệt có tình trang tranh chấp về nguồn nước giữa các đối tượng sử dụng theo quy định của Luật Tài nguyên nước.



2.8. Ban Dân tộc

- Phối hợp với các địa phương và đơn vị liên quan thực hiện công tác thông tin – truyền thông, giáo dục – vận động (IEC) về bảo quản và sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch trên địa bàn khu vực ĐBDTTS;

- Lồng ghép nguồn vốn của Chương trình 134 CP (nay là Quyết định số 755/QĐ-TTg) và các nguồn vốn liên quan khác để đầu tư các CTCN trên địa bàn khu vực ĐBDTTS;

- Nghiên cứu tham mưu về khung giá cung cấp nước sạch đối với khu vực ĐBDTTS

2.9. Ngân hàng Chính sách xã hội

- Tranh thủ tối đa nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi (theo Quyết định 62/QĐ-TTg) từ Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để tăng số lượng hộ vay thực hiện công trình cấp nước sạch hàng năm;

- Đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh Quyết định số 62/QĐ-TTg theo hướng tăng mức vốn cho vay và mở rộng đối tượng cho vay cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, nhất là đối với thị trấn thuộc các huyện miền núi.

2.10. Các đoàn thể có liên quan cấp Tỉnh và các cơ quan truyền thông đại chúng

- Phối hợp thực hiện công tác thông tin – truyền thông, giáo dục – vận động theo sự phân công trong Ban điều hành CTMTQG.

- Triển khai thực hiện các nội dung công tác khác theo chỉ đạo của các hội, đoàn thể, cơ quan Trung ương về thực hiện CTMTQG Nước sạch và VSMTNT hàng năm.

2.11. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư các CTCN về công tác thu hồi, đền bù giải tỏa đất xây dựng công trình, cấp phép khai thác nguồn nước và xả thải trên địa bàn;

- Hỗ trợ cho các chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng và quản lý vận hành khai thác các CTCN trên địa bàn; nhất là công tác bảo vệ tài sản công trình;

- Tổ chức vận động, huy động nguồn vốn dân góp và sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và quản lý sử dụng các CTCN theo quy định của UBND tỉnh nhằm đạt mục tiêu theo quy hoạch đã được phê duyệt trên địa bàn;

- Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị quản lý vận hành các CTCN trực thuộc (nếu có) thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.



2.12. Các đơn vị quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các HTN

- Chủ động phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư và sử dụng HTN và công tác IEC về bảo vệ, sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch;

- Xây dựng các quy trình vận hành công trình và tổ chức thực hiện tốt, đảm bảo quản lý khai thác công trình đạt hiệu quả đầu tư, có tính ổn định, bền vững; chất lượng nước đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của Bộ Y tế; phấn đấu giảm tỉ lệ thất thoát, thất thu nước sạch theo mục tiêu của Chính phủ; tiết kiệm chi phí giảm giá thành cấp nước;

- Tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng các tiến bộ của khoa học – công nghệ để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng nước;

- Chủ động nghiên cứu, đề xuất với các cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách nhằm phục vụ cho công tác quản lý, vận hành, khai thác các HTN đạt hiệu quả cao theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua kết quả thực hiện công tác khảo sát và các nội dung phân tích đánh giá trong Đồ án “Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020” có thể rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau:



A. KẾT LUẬN

1. Tỉnh Bình Thuận có điều kiện về địa lý tự nhiện và địa hình tương đối phức tạp; khí hậu thuộc loại khô hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, nhất là các huyện phía Bắc tỉnh nên sự hình thành các nguồn nước mặt khá hạn chế. Do hầu hết các sông đều có diện tích lưu vực nhỏ, chiều dài ngắn, độ dốc lớn nên nguồn nước mặt suy kiệt nhanh sau mùa mưa. Sự phân bố nguồn nước mặt không đều theo cả không gian và thời gian. Nguồn nước dưới đất có trữ lượng hạn chế; chủ yếu phân bố trong các trầm tích sông, dọc theo chân các đồ cát ven biển, trong đá bazan và đá phiến sét nứt nẻ, trong các lớp đất phong hóa trên mặt với chiều dày rất hạn chế; khả năng khai thác rất biến động từ bình quân vài m3/ngày (tại các khu vực khó khăn) đến vài chục m3/ngày hoặc trên 100 m3/ngày. Hiện nay, nhiều công trình thủy lợi và thủy điện đã và đang đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh lân cận nhưng có chuyển nước vào lưu vực sông trong tỉnh đã góp phần bổ sung nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tỉnh Bình Thuận. Các nguồn nước mặt và nước dưới đất cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ cho mục đích sinh hoạt của dân cư khu vực nông thôn đến năm 2020.

2. Theo kết quả điều tra của Bộ chỉ số, tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cuối năm 2011 đạt 89,27% (cao hơn mục tiêu tỉ lệ bình quân của cả nước 76,7%), có 42,74% dân nông thôn toàn tỉnh sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 02:2009/BYT, riêng số dân nông thôn sử dụng nước sạch từ 54 công trình cấp nước tập trung đạt 32,18%; đặc biệt là khu vực ĐBDTTS có gần 90% số hộ được sử dụng hoặc có cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch từ các HTN. Các HTN đều được giao cho các đơn vị chuyên ngành quản lý khai thác nên đảm bảo tính bền vững và hiệu quả đầu tư, không có công trình bị hư hỏng phải ngưng hoạt động. Kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh được TW, các nhà tài trợ quốc tế và các tỉnh, thành phố bạn đánh giá cao.

3. So với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, tỉnh Bình Thuận tuy có tốc độ phát triển kinh tế chưa cao nhưng có mức độ đô thị hóa khá nhanh dẫn tới việc gia tăng dân số, nhất là tăng cơ học ở các đô thị mới hình thành và các thị tứ làm cho nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở một số khu vực gia tăng đột biến. Tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 28% số xã khu vực nông thôn chưa được đầu tư HTN và nhiều khu dân cư trên địa bàn các xã, thị trấn (tuy đã được đầu tư HTN tại khu vực trung tâm nhưng công suất và tuyến ống chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng) nên hiện tại vẫn chưa được sử dụng nguồn nước sạch. Đồng thời, vẫn còn gần 11% dân số nông thôn toàn tỉnh, chưa được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh nhất là các khu dân cư quy mô nhỏ, phân tán. Do vậy, việc triển khai lập Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn toàn tỉnh đến năm 2020 phù hợp với Chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 và Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg ngày 31/03/2012 V/v: phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 là nhiệm vụ cấp thiết. Để thực hiện đạt mục tiêu về cấp nước nông thôn theo phê duyệt của UBND tỉnh đến năm 2020, cần kinh phí đầu tư công trình khá lớn 1.497 tỉ đồng; (giai đoạn đến 2015: 424 tỉ đồng, giai đoạn đến năm 2020 là 1.073 tỉ đồng). Do vậy, cần phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau (lồng ghép nguồn vốn ngân sách nhà nước từ các chương trình, dự án liên quan trên địa bàn, vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, vốn tín dụng, vốn dân góp và các nguồn vốn hợp pháp khác) còn cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ về IEC, xây dựng thể chế, ứng dụng khoa học – công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cho các đơn vị quản lý khai thác HTN, sự tham gia của cộng đồng,...;

4. Trong các mục tiêu về cấp nước nông thôn đến năm 2020 và các năm tiếp theo cần đặc biệt coi trọng mục tiêu về tỉ lệ dân số nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch từ các HTN do thể hiện được chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị; đảm bảo tính bền vững của HTN và chất lượng nước sạch được kiểm soát thường xuyên theo quy định của Bộ Y tế. Để thực hiện mục tiêu này cần triển khai theo hướng: nâng cấp quy mô, công suất của các HTN để phục vụ cho nhiều xã, thị trấn; sử dụng nguồn nước thô từ các công trình thủy lợi; lắp đặt tuyến ống chuyển tải liên thông giữa các HTN kế cận nhằm tiết kiệm vốn đầu tư, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo chủ trương của Chính phủ, giảm giá thành cấp nước, có điều kiện bổ sung nguồn nước lẫn nhau khi cần thiết, nâng cao hiệu quả đầu tư và góp phần đưa hoạt động cấp nước nông thôn mang tính chuyên nghiệp, tập trung tương tự như cấp nước khu vực đô thị;

5. Giải quyết nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh và nước sạch cho nhân dân, trong đó có nhân dân khu vực nông thôn là một trong số các mục tiêu thiên niên kỷ mà Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã ký cam kết với Liên hiệp quốc vì có liên quan đến Chỉ số phát triển con người (HDI); đồng thời cũng một trong số các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và nhiệm kỳ 5 năm nên là nhiệm vụ thường xuyên của cấp cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong tỉnh. Để thực hiện đạt kết quả tốt Đồ án Quy hoạch này cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh và sự quan tâm hỗ trợ từ các cơ quan TW, các nhà tài trợ trong nước và nước ngoài và các tổ chức quốc tế; trong đó việc phát huy nội lực có tính chất và ý nghĩa quan trọng trong tình hình Việt Nam đã được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình.

B. KIẾN NGHỊ

1. Đối với Trung ương

Do quy mô đầu tư các HTN nông thôn ngày càng lớn nên ngoài nguồn vốn hỗ trợ hàng năm cho các địa phương từ CTMTQG Nước sạch và VSMTNT đề nghị Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan xem xét giải quyết các vấn đề sau:

- Cho chủ trương sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và các nguồn vốn khác để tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho Chương trình;

- Mở rộng đối tượng cho vay nguồn vốn tín dụng theo QĐ 62/TTg đến các thị trấn các huyện miền núi và nâng mức cho vay tối đa lên 08 triệu đồng/công trình cấp nước;

- Có chính sách miễn, giảm thu tiền sử dụng nước thô từ các công trình thủy lợi đối với các nhà máy nước sạch nông thôn.

- Thiết lập các khoa về chuyên ngành cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo phục vụ công tác quản lý, vận hành công trình cấp nước với quy mô ngày càng lớn, địa bàn cấp nước rộng và các công trình vệ sinh nông thôn;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo việc triển khai công tác xây dựng và sớm ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực hoạt động cấp nước nông thôn và hướng dẫn cho các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với các HTN nông thôn;

2. Đối với Tỉnh

- UBND tỉnh, Ban điều hành Chương trình và các ngành, đoàn thể, địa phương quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi đối với việc thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT trên địa bàn tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố; đặt biệt là sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong công tác truyền thông, vận động; xây dựng thể chế; huy động các nguồn vốn đầu tư;...

- UBND Tỉnh và các ngành liên quan quan tâm phân bổ nguồn vốn ngân sách tập trung, kiến nghị Chính phủ và các Bộ, Ngành TW ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ CTMTQG Nước sạch và VSMTNT cần bổ sung vốn nguồn vốn CTMTQG xây dựng nông thôn mới (thực hiện cơ chế lồng ghép), vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ODA để đầu tư cho công trình cấp nước mới và nâng cấp, mở rộng các công trình hiện có theo thứ tự ưu tiên được đề xuất trong Đồ án Quy hoạch. Đồng thời xem xét cho chủ trương và chỉ đạo thực hiện phương án huy động dân đóng góp kinh phí theo nguyên tắc “vết dầu loang”;

- Nghiên cứu ban hành chính sách nhằm cụ thể hóa chủ trương xã hội hóa trong việc thực hiện CTMTQG Nước sạch và VSMTNT của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; nhất là chính sách về giá nước sạch và chủ trương cấp bù chi phí sản xuất nước khi tỉnh quyết định giá cấp nước thấp hơn giá thành;

- Căn cứ Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về công tác quản lý tài sản và khai thác, sử dụng hệ thống cấp nước tập trung nông thôn và Đồ án Quy hoạch sau khi được phê duyệt; Ban Điều hành Chương trình tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về công tác quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng các HTN nông thôn; trong đó có quy định cụ thể về công tác quản lý tài nguyên nước mặt và nước dưới đất và ưu tiên sử dụng các nguồn nước, nguồn điện phục vụ cho nhu cầu cấp nước sinh hoạt theo quy định tại Điều 20 Luật Tài nguyên nước và ông tác quản lý, bảo vệ công trình;

- Chỉ đạo và tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí đối với nhiệm vụ thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với các công trình HTN khu vực nông thôn, trước mắt là tại các thị trấn huyện lỵ./.

Các tiêu chuẩn, quy phạm sử dụng trong Đồ án Quy hoạch cấp nước


TT

Tên quy phạm

Ký hiệu

Nguồn gốc

1

Tiêu chuẩn cấp nước

TCVN 33: 2006

Bộ Xây dựng

2

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

Quyết định số: 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008

Bộ Xây dựng

3

Tiêu chuẩn chất lượng nước. CTCN có công suất >1000 m3/ngày

QCVN 01:2009

Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 Bộ Y tế

4

Tiêu chuẩn chất lượng nước. CTCN có công suất <1000 m3/ngày

QCVN 02:2009

số 05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 Bộ Y tế

5

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình 2013

439 QĐ/BXD

Bộ Xây dựng

6

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

QCVN 08:2008/BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

7

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

QCVN 09:2008/BTNMT



VĂN BẢN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn bản tham khảo:

Văn bản của TW:

- Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 V/v: phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 V/v: phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến 2020;

- Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ;

- Thông tư số 15/2006/TT-BYT, ngày 30/11/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình;

- Quyết định số 08/2012/TT- BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD, ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng V/v: ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Tài liệu hướng dẫn rà soát và điều chỉnh quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Trung tâm Quốc gia nước sạch và VSMTNT ban hành kèm theo Quyết định số: 3295 QĐ-BNN-TL ngày 27/10/2008.

Văn bản của tỉnh Bình Thuận

- Quyết định số 1290/QĐ-UBND ngày 04/06/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v công bố số liệu Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bình Thuận năm 2012;

- Quy hoạch phát triển thủy lợi các xã miền núi vùng cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1552 QĐ/CT-UBBT ngày 23/4/2004;

- Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của UBND tỉnh về Phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìm 2030;

- Quy hoạch giai đoạn 2010-2020 của các ngành Nông nghiệp và PTNT, Giao thông, Công nghiệp, Du lịch, Xây dựng;

- Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Bình Thuận khóa XI

- Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND, ngày 25/06/2008 về ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Quyết định số 426 QĐ/UB-BT ngày 31/03/1995 V/v phê duyệt Dự án tổng thể cấp nước sạch nông thôn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1995 – 2000; Quyết định số 3055 QĐ/CT-UBBT, ngày 19/11/2001 V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2010;

- Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận các năm 2008 - 2011;

- Quy hoạch giai đoạn 2010-2020 của các ngành Nông nghiệp và PTNT, Giao thông, Công nghiệp, Du lịch, Xây dựng;

- Thuyết minh đề án quy hoạch – kế hoạch và phân kỳ đầu tư phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn 2020.



Каталог: files -> quy%20hoach%20cap%20nuoc
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
quy%20hoach%20cap%20nuoc -> Phụ lục Tiêu chuẩn chất lượng nước: qcvn 01 và qcvn 02 Bộ y tế; qcvn 01: 2009/byt

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương