Trung tâm nưỚc sạch và VỆ sinh môi trưỜng nông thôn báo cáo thuyết minh đỒ Án quy hoạch tổng thể CẤp nưỚc nông thôn tỉnh bình thuậN ĐẾn năM 2020


TÁC ĐỘNG KINH TẾ- XÃ HỘI 2.1. Tác động đối với quá trình phát triển đô thị hóa



tải về 1.82 Mb.
trang13/16
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.82 Mb.
#18653
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ- XÃ HỘI

2.1. Tác động đối với quá trình phát triển đô thị hóa


Các công trình cấp nước sạch sau khi hoàn thành sẽ giúp phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, làm tăng giá trị sử dụng đất, cải thiện tình trạng sức khỏe và điều kiện sống cho nhân dân khu vực nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu của CTMTQG xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và đô thị. Với nguồn nước sạch được cung cấp ổn định và chất lượng đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu sử dụng của dân cư nông thôn gồm địa bàn các xã và thị trấn sẽ giúp thúc đẩy phát triển dân cư và các hoạt động sản xuất, dịch vụ cũng như các sinh hoạt về văn hóa, đời sống.

Thực tế gần 20 năm qua trên địa bàn tỉnh cho thấy, các khu vực dân cư nông thôn và các thị trấn khi được đầu tư công trình cấp nước sạch đều phát huy hiệu quả đầu tư, đáp ứng nguyện vọng và một trong các nhu cầu cơ bản của cuộc sống con người, là một trong những tiêu chí của xã hội văn minh và mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc đã được nhà nước Việt Nam cam kết thực hiện.

Trong số những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và công tác xóa đói giảm nghèo của Việt Nam thì những kết quả trong lĩnh vực giải quyết nước sạch và vệ sinh nông thôn đã được Liên hiệp quốc, các chính phủ và các tổ chức tài trợ quốc tế đánh giá khá cao. Nó góp phần cho việc cải thiện nâng cao mức sống của nhân dân nông thôn do giảm được chi phí mua nước với giá cao, chi phí khám chữa các bệnh có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh; đồng thời giải phóng về thời gian và cả sức lao động đối với việc phải đi lấy nguồn nước xa, bất tiện và đầu tư thời gian cho lao động sản xuất, học tập nâng cao trình độ, tăng thu nhập.

Cùng với các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khác, thực tế cho thấy công trình cấp nước cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển dân cư, tạo việc làm trên địa bàn các xã và thị trấn trong tỉnh. Việc tăng cường đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn trong giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn đến năm 2020 cũng góp phần thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước là đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.


2.2. Tác động đối với vệ sinh môi trường và đời sống cộng đồng


Tỉnh Bình Thuận nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ và độ ẩm trung bình năm cao, đây là điều kiện thuận lợi cho vi trùng gây bệnh phát triển. Việc khan hiếm nước sinh hoạt và việc dùng nước sinh hoạt không đảm chất lượng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh như hiện nay, đặc biệt là bệnh đường ruột, phụ khoa, đau mắt, bệnh ngoài da,…

Đến cuối năm 2011, vẫn còn một bộ phận lớn (trên 60%) dân cư khu vực nông thôn của tỉnh chưa có điều kiện tiếp cận nguồn nước sạch đạt tiêu chuẩn hoặc nguồn nước sạch không đủ đáp ứng các nhu cầu sử dụng, gây nhiều khó khăn cho đời sống cộng đồng. Vệ sinh thân thể bị hạn chế, các nhà vệ sinh gia đình, nhà vệ sinh công cộng không đủ nước dội rửa, công tác thu dọn gặp nhiều khó khăn. Việc thực thi các Dự án theo quy hoạch cấp nước này sẽ làm thay đổi sâu sắc hiện trạng cấp nước trên, đến năm 2020 sẽ đảm bảo khoảng 65% dân số nông thôn có cơ hội sử dụng nước sạch đảm bảo về lưu lượng và chất lượng đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; trong đó có 50% số hộ lắp thủy kế sử dụng nguồn nước sạch trực tiếp tại gia đình rất thuận tiện.


3. ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG

3.1. Giai đoạn trước khi xây dựng


- Vị trí, công suất và quy mô của các CTCN khi tiến hành lập dự án và thiết kế cần chú ý đến sự tồn tại các khu dân cư, khu vực cấm, phong tục, tập quán của cộng đồng, đặc điểm sử dụng đất, cảnh quan, không gây các vấn đề ô nhiễm môi trường;

- Yêu cầu các đơn vị tư vấn khảo sát xây dựng lập phương án cụ thể về tổ chức triển khai, trong đó phải có các biện pháp giảm tiểu các tác động bất lợi đối với môi trường và dân cư trong quá trình thực hiện. Chủ đầu tư dự án và chính quyền địa phương phải tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên để đôn đốc, nhắc nhở hoặc có biện pháp xử lý theo quy định hiện hành đối với các hành vi vi phạm;

- Vị trí và công suất các giếng khai thác sẽ chú ý đặc biệt đến mực nước ngầm hiện nay hoặc lượng nước ngầm có thể khai thác đã được tính toán trước để không gây lún nền đất;

- Trường hợp sử dụng nguồn nước mặt cần quan tâm tới các nhu cầu sử dụng nguồn nước thô phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu khác để không gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy nước và gây ra sự tranh chấp nguồn nước về sau. Do vậy, phương án sử dụng nguồn nước từ các sông lớn và khu vực đầu nguồn của các công trình thủy lợi sẽ hạn chế được tình trạng nêu trên;

- Mặc dù phạm vi, diện tích đất cần thu hồi và giải phóng mặt bằng, phá dỡ đối với các CTCN khu vực nông thôn không lớn nhưng cần lưu ý không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc duy trì cuộc sống bình thường của các hộ dân, hạn chế đến mức thấp nhất việc thu hồi hết đất sản xuất của bất kỳ hộ dân nào và thực hiện việc di dời nhà ở đến khu tái định cư mới. Đồng thời cần có các chế độ, chính sách bảo đảm cho người dân mất đất ở, đất sản xuất có được một cuộc sống ổn định, công ăn việc làm theo nguyên tắc những người dân bị di dời có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng tương đương với cuộc sống của họ trước lúc bị di dời;

- Chú trọng và nâng cao tính bảo vệ môi trường trong các đồ án thiết kế, đặc biệt đối với các loại nước thải, vệ sinh công trình, xúc xả đường ống ... Các giải pháp công nghệ, biện pháp thi công công trình, quản lý vận hành cần tính đến yêu cầu bảo vệ môi trường không khí, đất và nước.

- Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ nhằm đảm bảo phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường. Lập báo cáo ĐTM của dự án có công suất từ 50.000 m3/ngày trở lên ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và trình các cơ quan chức năng phê duyệt theo quy định hiện hành.

3.2. Giai đoạn xây dựng


- Đơn vị thi công phải xây dựng các phương án thi công cụ thể từng hạng mục công trình theo hướng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trình chủ đầu tư phê duyệt làm cơ sở cho đơn vị thi công và đơn vị giám sát kỹ thuật xây dựng tổ chức thực hiện và kiểm tra.

- Công việc xây dựng trong khu dân cư sẽ được quản lý chặt chẽ để không gây những vấn đề bất tiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, học tập, sinh hoạt, lao động sản xuất của dân cư. Thi công dứt điểm từng đoạn theo hình thức cuốn chiếu, bố trí các công đoạn thi công hợp lý để rút ngắn thời gian thi công, không thi công tràn lan, trải dài trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày;

- Phải xây dựng lán trại phục vụ cho việc bảo quản, giữ gìn vật tư, thiết bị; việc ăn ở sinh hoạt của công nhân đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường;

- Nước thải với cặn và bùn phát sinh trong quá trình khoan giếng sẽ được kiểm soát tại chỗ để không gây ảnh hưởng tới chất lượng nước của các tầng chứa nước hoặc sử dụng nước tại các vùng lân cận.

- Trong thời gian xây dựng phải cử người bảo vệ thường trực 24/24 giờ tại các công trường nhằm bảo vệ tài sản và duy trì an ninh, trật tự trên công trường. Kịp thời xử lý các trường hợp có nguy cơ xảy ra cháy nổ, mất an toàn lao động;

- Xe vận chuyển vật liệu rời phải có bạt đậy kín, tránh làm rơi vãi vật liệu dọc đường, gây ô nhiễm. Các loại xe và động cơ sử dụng thi công phải qua kiểm định đạt tiêu chuẩn an toàn cũng như chất lượng khí thải đảm bảo mới cho lưu hành trên công trường.

- Các chất thải xây dựng phải được đổ tại các bãi thải cho phép và thực hiện công tác kiểm soát thường và tiến hành xử phạt đối với các trường hợp tùy tiện đổ bừa bãi xung quanh công trường.

- Khi thi công tuyến ống phải có các bảng cảnh báo và cử người trực, nhất là khi lắp đặt các tuyến ống băng ngang qua đường giao thông hoặc lắp trên cầu để hướng dẫn giao thông; mặt khác các vật tư xây dựng qua một số tuyến đường phải bố trí gọn và được kiểm soát chặt chẽ để không gây ách tắc và tai nạn giao thông. Thi công trong khu dân cư phải thực hiện từng đoạn theo kiểu cuốn chiếu và hoàn trả lại mặt bằng trong ngày để không ảnh hưởng tới việc buôn bán, sinh hoạt của các hộ dân. Thường xuyên kiểm tra tuyến ống phát hiện các trường hợp sự cố để sửa chữa kịp thời không cho nước chảy tràn ra đường. Trường hợp tiến hành xúc xả, thử áp lực tuyến ống cần phải có phương án thoát nước hợp lý, không để gây tình trạng lầy lội, mất vệ sinh.



Каталог: files -> quy%20hoach%20cap%20nuoc
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
quy%20hoach%20cap%20nuoc -> Phụ lục Tiêu chuẩn chất lượng nước: qcvn 01 và qcvn 02 Bộ y tế; qcvn 01: 2009/byt

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương