Trung tâm nưỚc sạch và VỆ sinh môi trưỜng nông thôn báo cáo thuyết minh đỒ Án quy hoạch tổng thể CẤp nưỚc nông thôn tỉnh bình thuậN ĐẾn năM 2020



tải về 1.82 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.82 Mb.
#18653
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

[2]. Hình thức đầu tư


Có 03 hình thức đầu tư chủ yếu sau:

[2.1] Đầu tư HTN mới: (gồm cả nhà máy nước và mạng tuyến ống) đối với những địa bàn đến cuối năm 2011 vẫn chưa được đầu tư công trình cấp nước sạch nhưng không thể nâng cấp, mở rộng các hệ thống cấp nước hiện có để phục vụ cấp nước do điều kiện về nguồn nước, địa hình, phân bố dân cư và suất đầu tư công trình quá cao, kém hiệu quả;

[2.2] Đầu tư nâng cấp, cải tạo các HTN đã có: gồm các trường hợp sau:

+ Đầu tư nâng cấp về quy mô, công suất cấp nước, mở rộng tuyến ống chuyển tải – phân phối, cải thiện chất lượng nước để đạt Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN 01 và QCVN 02) theo quy định của Bộ Y tế (hình thức đầu tư này bao gồm hầu hết là các dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc có chủ trương đầu tư, đang triển khai công tác khảo sát, lập DAĐT, BCKTKT);

+ Đầu tư bổ sung tuyến ống chuyển tải và trạm tăng áp để đảm bảo lưu lượng và áp lực cấp nước;

[2.3] Đầu tư lắp đặt ống phân phối, ống nhánh và thủy kế: Thực hiện theo Nghị định 117/CP và Quyết định 366 TTg

[3]. Phương án quy hoạch:

(Chi tiết xem Phụ lục 5.6)



BẢNG 5.7 : TÓM LƯỢC QUY HOẠCH CẤP NƯỚC KHU VỰC NÔNG THÔN


TT

Huyện

Công suất
hiện có
(m3/ngày)


Tổng
nhu cầu
(m3/ngày)


Nhu cầu
bổ sung thêm (m3/ngày)


Đầu tư quy hoạch
(m3/ngày)


Kinh phí đầu tư
(tỷ đồng)


Giải pháp

Nguồn Nước

Nông
thôn


Nông thôn+
Đô thị


Đến
2015


Đến
2020


Đến
2015


Đến
2020


Đến
2015


Đến
2020


Đến
2015


Đến
2020


Tổng




Tổng

15.994

107.549

27.810

45.864

12.544

30.110

11.220

25.000

276

810

1.086







1

Tuy Phong

700

14.700

4.162

6.586

3.462

5.886

 

6.000

11,31

101,83

113,14

- Giai đoạn đến năm 2015: chưa đầu tư bổ sung (sử dụng từ NMN Phong Phú)

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Nâng cấp NMN Phong Phú tăng thêm 6.000 m3/ngày , nâng cấp và xây dựng hệ thống xử lý NMN Phan Dũng.

+ Đầu tư ống chuyển tải và phân phối ở một số xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Chí Công và xã Hòa Phú


Hồ Sông Lòng Sông, Hồ Phan Dũng



2

Bắc Bình

4.370

10.040

3.849

5.864

0

1.494

 

1.750

11,44

59,66

71,10

+ Nâng cấp NMN Sông Bình tăng thêm 250m3/ngày, NMN Hồng Thái thêm 1000 m3/ngày và NMN Sông Lũy thêm 500m3/ngày , nâng cấp nhà vân hành và cụm xử lý của NMN Hồng Phong.

+ Đầu tư ống chuyến tải ở các xã Phan Rí Thành và Phan Hòa.



Kênh Láng Xéo, Sông Bình và Suối Cà Tót

3

Hàm Thuận Bắc

1.984

7.044

6.844

9.648

4.860

7.664

11.220

 

180,65

58,91

239,56

- Xây dựng mới NMN Tam Giac Sắt công suất 10.000 m3/ngày, NMN La Dạ công suất 500m3/ngày

- Nâng cấp nhà vận hành và cụm xử lý của NMN Hồng Sơn, Hồng Liêm và Hàm Phú



Hồ Sông Quao, hồ Đaguiry

4

TP. Phan Thiết

1.010

41.610

841

1.338

0

328




 500

0,49

16,68

17,17

Bổ sung nguồn nước cho Thiện Nghiệp và Tiến Lợi từ nhà máy nước Phan Thiết.

NMN Phan Thiết

5

Hàm Thuận Nam

2.380

5.830

3.178

5.588

798

3.208

 

3.000

38,28

133,75

172,03

- Xây dựng NMN Tân Thuận với công suất 800m3/ngày, NMN Tân Lập 1000m3/ngày, nâng cấp CTCN Mương Máng 1200 m3/ngày, Hàm Thuận Nam.

- Đầu tư tuyến ống giữa NMN Thuận Nam và Tân Thuận, tuyến ống nối Tiến Lợi - Hàm Mỹ- Hàm Kiệm và tuyến ống Ba Bàu- Hàm Thạnh – Hàm Cần.



Đập Suối Kè, Hồ Tà Mon, hồ Tân Lập

6

La Gi

400

20.400

506

757

106

357

 

 

0,72

1,04

1,76

Bổ sung nguồn nước cho Tân Hải và Tân Tiến từ nhà máy nước Tân Tiến.

NMN Tân Tiến

7

Hàm Tân

1.430

2.605

1.392

2.707

0

1.277

 

1.750

9,89

49,50

59,39

- Nâng cấp NMN Tân Phúc thêm 1200 m3/ngày, NMN Sông Phan 400 m3/ngày, NMN Tân Hà 150 m3/ngày.

- Đầu tư ống chuyển tải cấp cho xã Tân Xuân.



Hồ Suối Hoay, Sông Phan

8

Tánh Linh

2.040

2.240

3.156

6.552

1.116

4.512

 

6.000

4,81

167,69

172,50

- Xây dựng NMN Tà Pao công suất 3000 m3/ngày, NMN Gia An 3000 m3/ngày.

- Cải thiện chất lượng nước NMN Tà Pứa, nâng cấp cụm xử lý và nhà vận hành NMN La Ngâu, NMN Đức Bình.



Sông La Ngà

9

Đức Linh

1.000

2.400

3.151

6.384

2.151

5.384

 

6.000

16,81

191,16

207,97

- Xây dựng NMN các mảng Nam Đức Linh công suất 3000 m3/ngày.

- Nâng cấp NMN Võ Xu thêm 3000 m3/ ngày để cấp cho các xã Bắc Sông La Ngà , đầu tư ống chuyể tải từ Võ Xu đến Mepu.



Sông La Ngà

10

Phú Quý

680

680

 

 

51

 

 

 

1,48

30,09

31,57

Chỉ đầu tư nâng cấp cụm xử lý để cải thiện chất lượng nước và đầu tư tuyến ống phân phối.Nhu cầu đầu tư bổ sung công suất đã tính trong QH cấp nước đô thị.





[3.1]. Huyện Tuy Phong

[3.1.1]. Nhu cầu sử dụng nước sạch

Nhu cầu sử dụng nước sạch đến năm 2015 là 4.162 m3/ngày, đến năm 2020 là 6.586 m3/ngày

Tổng công suất cần bổ sung toàn huyện đến năm 2015 là 3.462 m3/ngày; đến năm 2020 là 5.886 m3/ngày

[3.1.2]. Nguồn nước thô: sử dụng từ các hồ Lòng Sông, hồ Đá Bạc, hồ Phan Dũng.

[3.1.3]. Giải pháp

- Đến nay, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tuy Phong đều đã được đầu tư các HTN và do Ban quản lý Công trình công cộng (BQL CTCC) huyện trực tiếp quản lý vận hành. Từ khi có Nhà máy nước Phong Phú sử dụng nguồn nước hồ Sông Lòng Sông, công suất 14.000 m3/ngày đưa vào hoạt động từ năm 2010 phục vụ cấp nước cho 2 thị trấn Liên Hương và Phan Rí Cửa và hầu hết các xã trong huyện (ngoại trừ các xã Phan Dũng, Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo). Nhà máy nước Liên Hương sử dụng nguồn nước giếng khoan khu vực cầu Đại Hòa công suất khoảng 2.000 m3/ngày đã tạm ngưng vận hành, chủ yếu dùng để dự phòng khi Nhà máy nước Phong Phú có sự cố. Nhà máy nước Phong Phú hiện đang vận hành với công suất khoảng gần 8.000 m3/ngày vào mùa khô.

Do vậy, với công suất hiện có, dự kiến nhu cầu sử dụng và khả năng cân đối vốn thì trong giai đoạn đến năm 2015 chưa cần đầu tư bổ sung công suất còn thiếu cho khu vực nông thôn là 4.162 m3/ngày; để chuyển sang giai đoạn sau 2016 -2020 đầu tư bổ sung tăng thêm công suất cấp nước 6.000 m3/ngày để phục vụ cho toàn bộ các xã của huyện Tuy Phong (ngoài trừ xã Phan Dũng);

Riêng phương án sử dụng nước dưới đất không được xét đến vì quy mô công suất cấp nước rất lớn so với khả năng khai thác nguồn nước dưới đất trên địa bàn huyện.



Bảng 5.8: Phân tích các phương án đầu tư bổ sung công suất cấp nước huyện Tuy Phong

Phương án (PA) đầu tư

Ưu điểm

Nhược điểm

Ghi chú

PA 1: Sử dụng nguồn nước thô hồ sông Lòng Sông, xây dựng trong khuôn viên đất của NMN hiện tại

- Thuận lợi trong công tác triển khai thi công do không phải thu hồi đất, ĐGGT;

- Vốn đầu tư thấp, tiết kiệm chi phí do có sẵn các hạng mục phụ trợ như: nhà làm việc, trạm bơm, nhà hóa chất, phòng xét nghiệm, hệ thống điện, thoát nước, tường rào và các hạng mục khác;

- Giá thành cấp nước thấp do quy mô nhà máy lớn, quản lý tập trung;

- Ban QLDA huyện đang triển khai lập DAĐT theo PA này để xin viện trợ của Bỉ;

- UBND tỉnh đã phê duyệt DAĐT tuyến ống cấp nước cho xã Vĩnh hảo – Vĩnh Tân sử dụng nguồn nước tại NMN Phong Phú


- Phải đầu tư trạm tăng áp để đủ áp lực cấp nước cho khu vực dân cư cuối xã Vĩnh Tân.




PA 2: Sử dụng nguồn nước thô tại Hồ Đá Bạc

- Cấp nước thuận tiện cho 2 xã Vĩnh hảo và Vĩnh Tân, không cần đầu tư trạm tăng áp

- Vốn đầu tư lớn (gấp gần 2 lần so với PA 1) do xây dựng nhà máy nước riêng, không tận dụng được các hạng mục hiện có như PA 1 và tuyến ống chuyển tải từ NMN từ hồ Đá Bạc ra đến QL 1A khá xa nhưng không có dân cư sử dụng nước nên không hiệu quả;

- Tiến độ thi công lệ thuộc vào công tác thu hồi đất và ĐBGT;

- Không thuận lợi trong việc bổ sung nguồn nước cho các xã phía Nam của huyện: Hòa Minh, Chí Công, Bình Thạnh hoặc phải đầu tư tuyến ống chuyển tải với kinh phí lớn;

- NMN hoạt động độc lập nên giá thành cấp nước cao và phải tăng thêm số lượng nhân viên quản lý, vận hành công trình.





Với phân tích nêu trên, sử dụng PA 1 làm PA chọn vừa tiết kiệm vốn đầu tư, vừa giảm giá thành cấp nước và phù hợp với các DA đã được UBND tỉnh phê duyệt hoặc đang triển khi công tác chuẩn bị đầu tư

- Đối với các HTN hiện có đã được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến ống chuyển tải và phân phối để đáp ứng mục tiêu về tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch. Riêng Nhà máy nước Phan Dũng hiện có đang bị ngập sau khi hoàn thành đập Phan Dũng nên đã triển khai thi công nâng cấp nhà máy ở vị trí mới với công suất 200 m3/ngày.

[3.2]. Huyện Bắc Bình

[3.2.1]. Nhu cầu sử dụng nước sạch:

Nhu cầu sử dụng nước sạch đến năm 2015 là 3.849 m3/ngày, đến năm 2020 là 5.864 m3/ngày

Đến năm 2015 chưa cần đầu tư bổ sung công suất. Tổng công suất cần bổ sung toàn huyện đến năm 2020 là 1.494 m3/ngày.

[3.2.2]. Nguồn nước thô: chủ yếu sử dụng từ thủy điện Đại Ninh, sông Lũy; hồ Cà Giây

[3.2.3] Giải pháp:

- Đến nay, ngoại trừ xã Sông Bình (hiện đang thi công HTN trung tâm xã và HTN Dốc Đá thuộc Dự án Khu tái định cư Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết, khả năng hoàn thành vào cuối năm 2013) thì tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Bình đều đã được đầu tư HTN. Do nằm trên địa hình cao, dân cư thưa thớt, xã Sông Bình hiện đang được đầu tư các HTN sử dụng nguồn nước thô từ kênh 812 – Láng Xéo – Cà Giây nên giai đoạn sau 2015, khi nhu cầu sử dụng nước tăng sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp HTN hiện có trên địa bàn xã.

- HTN Phan Tiến đang được triển khai đầu tư nâng công suất và mở rộng mạng đường ống để cấp bổ sung nguồn nước cho xã Sông Lũy (khởi công cuối năm 2012, khả năng hoàn thành vào quý III/2014).

- Công trình đầu tư nâng cấp HTN Phan Lâm – Phan Sơn đã thi công hoàn thành vào đầu quý 3/2013.

- HTN Hồng Thái hiện đã vận hành đạt và vượt công suất thiết kế nên cần được đầu tư nâng cấp ngay trong giai đoạn 2015 để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của nhân dân địa phương.

- HTN Hồng Phong đang sử dụng một phần nguồn nước từ HTN Hòa Thắng vừa sử dụng nguồn nước giếng khoan từ Bàu Nổi do Viện Vật lý địa cầu bàn giao (sau khi thực hiện đề tài khoa học cấp quốc gia về bổ sung nguồn nước dưới đất) nhưng đến nay chưa được đầu tư hệ thống xử lý nên chất lượng nước chưa đạt QCVN, cần được đầu tư nâng cấp để cải thiện chất lượng nước cấp và bổ sung công suất cấp nước.

- Nhu cầu bổ sung nguồn nước sạch đến năm 2020 của các xã phía Đông của huyện gồm: Phan Hòa, Phan Rí Thành hiện dang sử dụng nguồn nước dưới đất nhưng do khả năng của tầng chứa, không thể tăng công suất khai thác nên sẽ được cung cấp nước sạch bổ sung từ Nhà máy nước Sông Mao công suất 4.000 m3/ngày hiện có do Công ty cổ phần Cấp thoát nước quản lý và Nhà máy nước Chợ Lầu công suất 5.000 m3/ngày thông qua việc đấu nối với tuyến ống chuyển tải từ Chợ Lầu cấp nước bổ sung cho thị trấn Phan Rí Cửa hiện nay.

- Trong giai đoạn đến năm 2020, với nhu cầu sử dụng nước sạch và khả năng nguồn vốn có hạn nên chưa đặt vấn đề đầu tư mới NMN trên địa bàn huyện. Trường hợp, nhu cầu sử dụng nước của các xã phía Nam huyện (Bình Tân, Sông Lũy) tăng cao hơn công suất hiện có thì có thể được bổ sung nguồn nước sạch từ xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (được cấp từ NMN công suất 10.000 m3/ngày, vốn ODA Italia). Tuy nhiên cần đầu tư tuyến ống chuyển tải dọc QL 1A để đấu nối liên thông với 05 HTN hiện có, gồm: Bình Tân, Sông Lũy, Lương Sơn (hiện đang có công suất 670 m3/ngày sử dụng nguồn nước dưới dất, đang cấp nước cho thị trấn Lương Sơn), Phan Thanh và Hồng Thái để bổ sung nguồn cấp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình vận hành cấp nước; đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung nguồn nước từ NMN thị trấn Lương Sơn, sử dụng nguồn nước Sông Lũy đến năm 2015 có công suất 3.500 m3/ngày và đến năm 2020 là 5.000 m3/ngày thuộc Quy hoạch cấp nước đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt.



[3.3]. Huyện Hàm Thuận Bắc

[3.3.1]. Nhu cầu sử dụng nước sạch:

Nhu cầu đến năm 2015: 6.844 m3/ngày, đến năm 2020: 9.648 m3/ngày

Tổng công suất cần bổ sung toàn huyện: năm 2015: 4.860 m3/ngày; năm 2.020: 7.664 m3/ngày.

[3.3.2]. Nguồn nước thô: Hồ Đaguiry, Hồ Sông Quao và các mạch lộ dọc theo chân đồi cát

[3.3.3]. Giải pháp:

- Đến cuối năm 2011, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc chỉ còn lại 4 xã: La Dạ, Đa Mi, Thuận Hòa, Hàm Hiệp chưa được đầu tư HTN; qua kết quả khảo sát thực địa cho thấy trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận chỉ có xã Đa Mi (khu vực hồ thủy điện Hàm Thuận) là không thể đầu tư được HTN trong giai đoạn trước năm 2020 do địa hình đèo dốc, phân cắt, hầu hết là đất lâm nghiệp, dân cư rất rải rác nên việc đầu tư CTCN rất tốn kém kinh phí và không hiệu quả. Trước mắt chỉ thực hiện các công trình cấp nước nhỏ lẻ để phục vụ cho từng cụm dân cư.

- Một số HTN đã được đầu tư trước đây như: Hàm Đức, Hồng Liêm, Hồng Sơn, Hàm Phú nhưng do nguồn kinh có hạn chưa có hệ thống công nghệ xử lý nước để đạt chất lượng nước theo QCVN và đang vận hành vượt công suất thiết kế nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của nhân dân cần phải đầu tư nâng cấp, mở rộng hoặc bổ sung nguồn nước từ các CTCN đầu tư mới. Riêng HTN Hàm Đức đã khởi công thực hiện việc nâng cấp cuối năm 2012 và sẽ hoàn thành trong năm 2013; HTN Hồng Liêm sẽ khởi công trong quý 4/2013, khả năng sẽ hoàn thành trong năm 2014.

- HTN xã La Dạ có công suất 500 m3/ngày đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Dự án, đang chờ TW thỏa thuận vốn để phê duyệt chính thức và triển khai thi công;

- Đầu tư mới HTN Hàm Thuận Bắc (Tam Giác Sắt) thuộc Dự án Lĩnh vực nước Bình Thuận, công suất 10.000 m3/ngày, vốn ODA, vay ưu đãi của chính phủ Italia, sử dụng nguồn nước thô Hồ Sông Quao, vị trí xây dựng Nhà máy tại xã Hàm Trí đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 632/QĐ-UBND ngày 07/03/2007 và Quyết định số 1.000/QĐ-UBND, ngày 28/04/2011, hiện nay đang triển khai công tác đấu thầu Gói thầu thiết kế chi tiết và giám sát thi công, khả năng khởi công từ đầu năm 2015 và hoàn thành cuối năm 2016. Công trình này có nhiệm vụ bổ sung nguồn nước cấp đến năm 2020 cho hầu hết các xã trên địa bàn huyện (ngoài trừ các xã: Đông Tiến, Đông Giang, La Dạ và Đa Mi); tuyến ống chuyển tải của HTN này sẽ được bố trí dọc theo QL 1A và QL 28 để đấu nối liên thông và bổ sung nguồn nước lẫn nhau với các HTN hiện có, gồm: Thuận Minh, Hàm Phú, Hàm Đức, Hồng Sơn, Hồng Liêm, thị trấn Phú Long và cả xã Bình Tân, Sông Lũy, huyện Bắc Bình.

[3.4]. Thành phố Phan Thiết

[3.4.1]. Nhu cầu sử dụng nước: đến năm 2015: 841 m3/ngày, năm 2020: 1.338 m3/ngày (chỉ tính cho 2 xã: Thiện Nghiệp và Tiến Lợi; nhu cầu sử dụng nước các xã Phong Nẫm, Tiến Thành và các phường đã được tính trong Quy hoạch cấp nước đô thị)

Tổng công suất cần bổ sung đến năm 2020: 328 m3/ngày.



[3.4.2]. Nguồn nước thô: nước dưới đất dọc chân các đồi cát

[3.4.3]. Giải pháp

Do trên địa bàn các xã Thiện Nghiệp và Tiến Lợi không có nguồn nước mặt có lưu lượng và chất lượng đạt yêu cầu, đồng thời thực hiện định hướng không tiếp tục khai thác tăng thêm nguồn nước dưới đất nhằm bảo vệ các tầng chứa nước tránh hiện tượng suy giảm, cạn kiệt; mặt khác, nhu cầu lượng nước cần bổ sung không lớn nên không cần phải đầu tư HTN mới; chỉ cần nâng công suất, mở rộng tuyến ống và đầu tư cải thiện chất lượng nước đạt QCVN 02/BYT đối với các công trình hiện có (HTN Tiến Lợi và Thiện nghiệp).

Để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho 2 xã này đến năm 2015 và 2020 với nhu cầu tăng thêm chỉ trên 300m3/ngày nên phương án tốt nhất là bổ sung nguồn nước sạch từ Nhà máy nước Phan Thiết thông qua tuyến ống chuyển tải, trạm tăng áp (trường hợp cần thiết để đảm bảo áp lực nước cấp) và lắp thủy kế tổng tại các vị trí đấu nối.

[3.5]. Huyện Hàm Thuận Nam

[3.5.1]. Nhu cầu sử dụng nước đến năm 2015: 3.178 m3/ngày, năm 2020: 5.588 m3/ngày. Tổng lượng nước cần đầu tư bổ sung toàn Huyện: năm 2015: 798 m3/ngày; năm 2020: 3.208 m3/ngày;


Каталог: files -> quy%20hoach%20cap%20nuoc
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
quy%20hoach%20cap%20nuoc -> Phụ lục Tiêu chuẩn chất lượng nước: qcvn 01 và qcvn 02 Bộ y tế; qcvn 01: 2009/byt

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương