Trung tâm nưỚc sạch và VỆ sinh môi trưỜng nông thôn báo cáo thuyết minh đỒ Án quy hoạch tổng thể CẤp nưỚc nông thôn tỉnh bình thuậN ĐẾn năM 2020


MỤC TIÊU THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020



tải về 1.82 Mb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.82 Mb.
#18653
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020:

Căn cứ Quyết định số 1086/QĐ-UBND ngày 20/05/2010 V/v “phê duyệt đề cương, nhiệm vụ cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020” và Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh V/v “phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 1086/QĐ-UBND ngày 20/05/2010”; theo đó, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau:



* Giai đoạn đến năm 2015:

- Có tối thiểu 95% dân số nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (tăng 5,63% so với cuối năm 2011);

- Có 50% dân số nông thôn toàn tỉnh có cơ hội sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT theo quy định của Bộ Y tế (tăng 7,26%); riêng số dân nông thôn sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung đạt 40% (tăng 7,82%);

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt từ 60 – 80 lít/người/ngày



* Giai đoạn đến năm 2020:

- 100% dân số nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (tăng 5% so với cuối năm 2015, tăng 10,63% so với cuối năm 2011);

- Có 65% dân số nông thôn toàn tỉnh có cơ hội sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT theo quy định của Bộ Y tế (tăng 15% so năm 2015, tăng 22,26% so với năm 2011); riêng số dân nông thôn sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung đạt 50% (tăng 10% so với năm 2015 và tăng 17,82% so với năm 2011);

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt từ 80 – 100 lít/người/ngày

* Đối với lượng nước phục vụ cho các nhu cầu khác như: dịch vụ, nhu cầu riêng của nhà máy nước (bao gồm cả lượng nước thất thoát) đối với cả hai giai đoạn tối thiểu là 30 – 35% so với nhu cầu nước phục vụ cho sinh hoạt.

Căn cứ Tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới đường ống và công trình cấp nước TCXDVN: 33-2006 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/BXD ngày 17/03/2006 của Bộ Xây dựng; theo đó, tại Bảng 3.1 về “Đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước”, Mục III. Đô thị loại IV, loại V; điểm dân cư nông thôn thì năm 2010, các nhu cầu khác ngoài nhu cầu nước phục vụ cho sinh hoạt (gồm: nước dịch vụ, nước thất thoát và nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước, chưa có nhu cầu cho phục vụ công trình công cộng) đã bằng 45,2% so với nhu cầu nước sinh hoạt.

Với thực trạng các HTN nông thôn trên địa bàn tỉnh hiện nay, lượng nước thất thoát bình quân là từ 19 – 23%; đồng thời, cần bổ sung nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích sản xuất và phục vụ công cộng trong tình hình toàn tỉnh đang tích cực triển khai thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới nên đề xuất chọn lượng nước phục vụ cho các nhu cầu khác so với nhu cầu nước phục vụ cho sinh hoạt như sau:

- Giai đoạn đến năm 2015 là 45%

- Giai đoạn đến năm 2020 là 60%

3. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC

3.1. Nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh

* Giai đoạn 2012 -2015: với mục tiêu đến năm 2015 có 95% dân số nông thôn toàn tỉnh sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, so với kết quả đạt được vào cuối năm 2011 sẽ cần tăng thêm 5,73% (95% - 89,27%) dân số, tương đương khoảng 38.000 người; bình quân hàng năm tăng từ 1,5 – 2%, tương đương khoảng 9.000 – 11.000 người/năm. Với định mức sử dụng nước sinh hoạt từ 60 – 80 lít/người/ngày và các nhu cầu khác thì nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cần bổ sung bình quân khoảng 1.200 m3/ngày.

* Giai đoạn 2016 – 2020: mục tiêu đến năm 2020 đạt 100% dân số nông thôn toàn tỉnh sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, so với kết quả đạt được vào cuối năm 2015 sẽ cần tăng thêm 5% dân số, tương đương khoảng 30.000 người; bình quân hàng năm tăng 1%, tương đương khoảng 5.500 – 6.000 người/năm. Với định mức sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt từ 80 - 100 lít/người/ngày và các nhu cầu khác thì nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cần bổ sung bình quân khoảng 1.000 m3/ngày.

Thực tế phân bố và đời sống, mức thu nhập của dân cư trên địa bàn tỉnh hiện nay và dự báo cho các năm tiếp theo cho thấy rằng đến năm 2020, chỉ có thể đạt mục tiêu tiệm cận với con số 100% dân số nông thôn sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (dự liến sẽ đạt trên 99%). Việc đảm bảo cho toàn bộ 100 % dân số nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đến năm 2020 khó có tính khả thi trên thực tế; nguyên nhân chủ yếu là do chắc chắn sẽ có một số hộ sinh sống xa các khu dân cư tập trung nhưng lại có mức sống và thu nhập thấp, nhất là đối với các trường hợp di dân tự do sẽ ít có cơ hội tiếp cận và sử dụng được nguồn nước hợp vệ sinh. Số dân cư chưa được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh càng về sau năm 2020 tuy chiếm tỉ lệ ngày càng rất nhỏ nhưng sẽ càng khó có điều kiện thực hiện.



3.2. Nhu cầu sử dụng nước sạch

Nhu cầu sử dụng nước sạch được tính trên cơ sở:

- Dự báo dân số từng đơn vị hành chính cấp huyện/thị xã/thành phố theo xu hướng phát triển của đô thị mở rộng diện tích địa bàn, tăng dân số, giảm dân số địa bàn nông thôn;

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt;



- Nhu cầu khác.

* Nhu cầu đến năm 2015:

Bảng 5.1: Nhu cầu sử dụng nước sạch khu vực nông thôn đến năm 2015

STT

Đơn vị

Dân số nông thôn thuộc quy hoạch

Nhu cầu dùng nước

sạch (m3/ngày)

Nhu cầu nước mục đính khác 45% (2015)

Tổng nhu cầu khu vực nông thôn (m3/ng)

Chú thích

1

Tuy Phong

69.000

2870

1,292

4,162

 

2

Bắc Bình

62.600

2654

1,194

3,849

 

3

Hàm Thuận Bắc

118.000

4720

2,124

6,844

 

4

Phan Thiết

14.500

580

261

841

2 xã

5

Hàm Thuận Nam

68.500

2192

986

3,178

 

6

LaGi

15.580

349

157

506

2 xã

7

Hàm Tân

50.000

960

432

1,392

 

8

Tánh Linh

90.700

2177

980

3,156

 

9

Đức Linh

97.000

2173

978

3,151

 

10

Phú Quý

14.000

504

227

731

 

 

Tổng

599.880

19,179

8,631

27,810

 

* Nhu cầu đến năm 2020:

Bảng 5.2: Nhu cầu sử dụng nước sạch khu vực nông thôn đến năm 2020

STT

Đơn vị

Dân số nông thôn thuộc quy hoạch

Nhu cầu dùng nước sạch (m3/ng)

Nhu cầu nước mục đính khác 60% (2020)

Tổng nhu cầu khu vực nông thôn (m3/ng)

Chú thích

1

Tuy Phong

68.600

4116

2,470

6,586

 

2

Bắc Bình

64.300

3665

2,199

5,864

 

3

Hàm Thuận Bắc

100.500

6030

3,618

9,648

 

4

Phan Thiết

15.200

836

502

1,338

2 xã

5

Hàm Thuận Nam

59.200

3493

2096

5,588

 

6

LaGi

15.270

473

284

757

2 xã

7

Hàm Tân

47.000

1692

1,015

2,707

 

8

Tánh Linh

91.000

4095

2,457

6,552

 

9

Đức Linh

95.000

3990

2,394

6,384

 

10

Phú Quý

5.000

275

165

440

 

 

Tổng

561.070

28,665

17,199

45,864

 

(Chi tiết xem Phụ lục 5.1)

* Ghi chú: số liệu dân số nông thôn Bảng 5.1 và 5.2 nêu trên sử dụng từ số liệu của Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 và đã có chỉnh lý giảm trừ số dân các thị trấn và xã thuộc địa bàn phục vụ cấp nước của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận để phù hợp với phạm vi Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn đến năm 2020 theo đề cương đã được UBND tỉnh phê duyệt.

4. Khả năng nguồn nước cấp:

4.1. Đối với nguồn nước dưới đất:

    Với đặc điểm Địa chất thủy văn đã nêu tại Chương I và hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh hiện nay và dự báo diễn biến tình hình trong các năm tới cho thấy có một số vấn đề cần quan tâm như sau:

    - Việc khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất rất đa dạng, nước nhạt chủ yếu chỉ có thể khai thác tập trung từ các tầng chứa nước lỗ hổng (nhất là các trầm tích cát, cuội sỏi đa nguồn gốc thuộc bãi bồi, trầm tích dọc theo các sông suối) hoặc các khu vực dưới chân các đồi cát ven biển từ Bắc Bình đến Hàm Tân. Trong các loại đá cứng, cần lưu ý khái thác trong Bazan hoặc đá phiến sét bị nứt nẻ mạnh; ngoài ra cần nghiên cứu kỹ hơn để có thể xác định tương đối chính xác vị trí các đứt gãy kiến tạo chứa nước và bố trí các bãi giếng khai thác dọc theo các đứt gãy đó;



- Nước giếng là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu và phục vụ các nhu cầu khác của hầu hết nhân dân nông thôn trong tỉnh, đặc biệt là các khu đông dân cư ven biển; tuy nhiên hiện nay tình trạng giữ gìn vệ sinh nguồn nước ngầm còn hạn chế đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các nguồn nước và gây nguy cơ nhiễm bẩn, nhiễm vi sinh, hóa chất, hữu cơ,..Mặt khác việc xử lý nước thải, chất thải tại các khu đô thị, các khu tập trung đông dân cư và các cơ sở công nghiệp chưa được chú trọng bảo vệ và xử lý nên nguy cơ gây ô nhiễm các nguồn nước và môi trường sẽ khó tránh khỏi. Các công trình cấp nước phân tán có thể thực hiện ở đa số các địa bàn trong tỉnh để khai thác nguồn nước dưới đất phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu khác thuộc phạm vi hộ hoặc nhóm hộ với lưu lượng nước khoảng vài m3 đến vài mươi m3/ngày; đối với các khu vực nguồn nước dưới đất có hàm lượng chất căn lơ lửng cao (nước đục), bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn,...cần được xử lý sơ bộ qua bể lọc sắt, lọc chậm để có nguồn nước hợp vệ sinh. Một số khu vực dân cư có hàm lượng vôi cao nhưng chưa có HTN có thể xử lý bằng thiết bị lọc vôi quy mô hộ gia đình (nếu hàm lượng vôi cao trên 300 mg/l) hoặc có thể đun sôi để giảm lượng vôi trước khi sử dụng cho ăn uống. Các khu vực do nền đá gốc nằm nông, không thể khoan, đào giếng có thể sử dụng nguồn nước mưa hoặc nguồn nước mặt từ sông, suối, ao hồ có xử lý sơ bộ qua bể lọc để sử dụng.

    - Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 34 HTN nông thôn sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất thiết kế 13.725 m3/ngày. Qua thực tế khai thác nguồn nước dưới đất từ các giếng đào và giếng khoan của các HTN cho thấy:

    + HTN thị trấn Liên Hương sử dụng nguồn nước giếng khoan từ bãi bồi sông Lòng Sông có khả năng khai thác với công suất trên 1.000 m3/ngày, mỗi giếng có thể khai thác trên 100 m3/ngày;

    + Các khu vực địa hình thấp dưới chân các đồi cát ven biển bằng hệ thống các giếng đào nông nối thông nhau hoặc các giếng khoan có độ sâu bình quân từ 25-40 m có khả năng khai thác nước dưới đất có chất lượng tốt với công suất từ vài trăm đến dưới 1.000 m3/ngày, như: HTN Lương Sơn, Sông Lũy, Bình Tân, Hàm Đức, Phú Long, Mũi Né, Thiện Nghiệp, Tiến Lợi, Tân Hải,..công suất khai thác trung bình từ vài chục m3/ngày, một số trường hợp có thể đạt trên 100 m3/ngày;

    + Các HTN sử dụng giếng khoan trong các tầng chứa nước nứt nẻ: Phan Tiến, Hàm Thạnh, Tân Nghĩa, Tân Hà, Lạc Tánh,..công suất khai thác mỗi giếng không nhiều, bình quân khoảng 50 – 80 m3/ngày.



+ Chỉ có thể sử dụng nguồn nước dưới đất cho các công trình đầu tư mới có quy mô nhỏ, khoảng vài trăm m3/ngày đối với các khu dân cư độc lập, nơi không có nguồn nước mặt đáp ứng yêu cầu hoặc nguồn nước mặt ở quá xa, đầu tư không hiệu quả và đầu tư nâng cấp mở rộng để bổ sung công suất cho các công trình cấp nước hiện có đang sử dụng nguồn nước dưới đất nhưng đã vận hành quá tải, vượt công suất thiết kế trong trường hợp chưa có khả năng kinh phí đầu tư các công trình cấp nước quy mô vài nghìn m3/ngày sử dụng nước mặt để bổ sung nguồn nước sạch cấp cho các HTN hiện có hoặc đối với trường hợp đặc thù như huyện Phú Quý trong thời gian chưa tìm được phương án khả thi, có hiệu quả để đầu tư công trình thủy lợi dự trữ nguồn nước mặt trên Đảo.

    - Là một tỉnh ven biển khí hậu rất khô hạn nên việc quản lý và bảo vệ nước dưới đất phải đi đôi với việc bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng cây gây rừng trên những vùng đất trống, đồi trọc và các đồi cát có nguy cơ bị sa mạc hóa. Mặt khác, cần lưu ý đến việc ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển. Sự lấn sâu của nước biển ngược dòng sông trong tình trạng ấm lên toàn cầu và hiện tượng nước biển dâng cao, đồng thời việc khai thác nước dưới đất quá nhiều, bất hợp lý phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong các năm qua (khu vực trồng thanh long, các khu du lịch ven biển, khai thác titan ven biển,…) đang góp phần làm suy kiệt nhanh chóng các tầng chứa nước và làm cho ranh mặn – nhạt ngày càng bị lấn sâu vào trong đất liền và diễn biến phức tạp. Để bảo vệ nguồn nước dưới đất cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất ở các vùng có nhu cầu cấp thiết, đặc biệt là đảo Phú Quý bằng cách hạn chế làm cứng hóa trên bề mặt khi xây dựng các công trình, cần sử dụng các loại vật liệu có thể thu được nước mưa để ngấm xuống đất hoặc xây dựng các đập, hồ chứa ngăn dòng chảy mặt. Các giải pháp này không chỉ có ý nghĩa trong việc tích trữ và lấy nguồn nước mặt từ hồ chứa mà còn có tác dụng bổ sung nguồn nước mặt vào tầng ngầm, làm nhạt hóa các tầng chứa có độ tổng khoáng hóa cao, đẩy lùi sự xâm nhập của nước mặn vào tầng nước nhạt;

    Tuy nhiên, trong các năm gần đây do công tác bảo vệ rừng đầu nguồn còn thiếu kiên quyết, tình trạng chặt phá diễn ra thường xuyên làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp đáng kể; mặt khác việc khai thác sử dụng quá mức nguồn nước dưới đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp (nhất là tại các khu vực trồng cây thanh long), du lịch và khai thác khoáng sản,...làm cho nguồn nước dưới đất ngày càng có nguy cơ bị suy kiệt và ô nhiễm.

    Do vậy, với các nội dung phân tích nêu trên cho thấy nguồn nước dưới đất có khả năng đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và nước đạt QCVN 02/BYT đối với các công trình cấp nước phân tán quy mô hộ gia đình; riêng việc tiếp tục sử dụng nguồn nước dưới đất để cung cấp cho các nhà máy nước nông thôn đầu tư mới trong giai đoạn tới sẽ không còn phù hợp, ngoại trừ đối với các HTN cho các khu dân cư quy mô nhỏ, biệt lập, không có nguồn nước mặt và nhu cầu sử dụng trong khoảng vài ba trăm m3/ngày hoặc nâng cấp mở rộng các HTN sử dụng nước dưới đất đã có. Các HTN đầu tư mới có công suất từ > 500 đến vài nghìn m3/ngày cần chuyển sang sử dụng nguồn nước mặt từ sông, suối hoặc các công trình thủy lợi.

    4.2. Nguồn nước mặt


Ngoài nguồn nước mặt từ các sông lớn và các sông nhánh, khe, suối đã nêu ở phần đặc điểm thủy văn tại Chương I, còn có các nguồn nước mặt từ các các công trình thủy lợi đã đầu tư (Chương II) và các công trình thủy lợi sẽ được đầu tư mới hoặc nâng cấp theo Đồ án Quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 (Chương IV) cho thấy nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng khá tốt nhưng phân bố không đều. Việc khai thác tiềm năng nước trên cơ sở tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi và thủy điện, tìm các giải pháp tính toán cân bằng để tiếp nước hỗ trợ giữa các lưu vực; có biện pháp xây dựng các công trình thủy lợi phù hợp với điều kiện nguồn nước của từng vùng sẽ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước thô của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trong tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

Do nhu cầu sử dụng nước (kể cả nước mặt và nước dưới đất) của các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn rất nhỏ so với các nhu cầu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các nhu cầu khác nên nguồn nước mặt từ các sông, suối lớn (khu vực không bị ảnh hưởng của thủy triều) và các công trình thủy lợi đã và sẽ đầu tư có đủ khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước thô của các công trình cấp nước khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh với quy mô công suất đa dạng từ vài trăm đến hàng chục nghìn m3/ngày. Nguồn nước mặt chủ yếu trên địa bàn các huyện có thể sử dụng cho các CTCN nông thôn như sau:

- Huyện Tuy Phong: Hồ sông Lòng Sông, Hồ Đá Bạc, Hồ Phan Dũng; khả năng cung cấp nguồn nước thô trên 10.000 m3/ngày.

- Huyện Bắc Bình: sông Lũy (được bổ sung nguồn nước từ Thủy điện Đại Ninh) và các hồ chứa trên sông Lũy: Hồ Cà Giây, Hồ Sông Lũy, Hồ Cà Tót; khả năng cung cấp nguồn nước thô trên 10,000 m3/ngày

- Huyện Hàm Thuận Bắc: Hồ sông Quao, Hồ Daguiry và các khe nước nhĩ dọc theo chân các động cát; khả năng cung cấp nguồn nước thô trên 15.000 m3/ngày.

- Huyện Hàm Thuận Nam: Đập dâng Ba Bàu, đập suối ké, Hồ Tân Lập, Hồ Tà Mon; khả năng cung cấp nguồn nước thô trên 5.000 m3/ngày

- Huyện Hàm Tân: sông Phan, Hồ sông Dinh 3, Hồ suối Hoay, Đập dâng Cô Kiều; khả năng cung cấp nguồn nước thô trên 5.000 m3/ngày

- Huyện Tánh Linh và Đức Linh: sông La Ngà; khả năng cung cấp nguồn nước thô trên 20.000 m3/ngày

Phương án sử dụng nước mặt cụ thể cho từng HTN sẽ được trình bày tại
Mục 7.2.2. “Phương án quy hoạch cấp nước sạch từ các HTN”.

4.3. Các nguồn nước khác

4.3.1. Nước mưa

Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận thuộc loại từ thấp đến trung bình theo hướng từ huyện phía Tuy Phong trở vào, nước mưa có tác dụng bổ sung cho nguồn nước mặt trên các sông suối, ao hồ tự nhiên, các công trình thủy lợi và bổ cập cho các tầng chứa nước dưới đất. Việc thu hứng, dự trữ nguồn nước mưa chỉ phù hợp với quy mô sử dụng sinh hoạt cho từng hộ gia đình (chủ yếu dùng cho ăn uống); không có ý nghĩa đối với các công trình cấp nước sạch tập trung ở nông thôn, thậm chí đối với quy mô công suất rất nhỏ, vài chục m3/ngày.



4.3.2. Nước biển

Việc sử dụng nước biển qua xử lý để làm nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt chỉ có thể phù hợp với đảo Phú Quý và khu vực dân cư ven biển. Được biết hiện nay ở Việt Nam chỉ mới được một số tổ chức tài trợ quốc tế và tổ chức phi chính phủ giới thiệu và khuyến khích áp dụng với quy mô hộ gia đình vài chục lít/ngày chủ yếu phục vụ cho ăn uống theo công nghệ đơn giản là làm bốc hơi nước biển bằng năng lượng mặt trời nhưng chưa phổ biến.

Vào ngày 04/05/2012 tại đảo Bé (rộng 17 ha với 12 hộ/500 khẩu thuộc tỉnh Quảng Ngãi) không có nguồn nước dưới đất, phải chuyển chở nước ngọt từ nơi khác đến với giá nước từ 180.000 – 200.000 đồng/m3, Cty Doosan Vina (liên doanh với Hàn Quốc, trụ sở tại Khu kinh tế Dung Quất) đã tổ chức khởi công công trình nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt với công suất khoảng 200 m3/ngày, khả năng cung cấp bình quân 400 lít/người/ngày, gồm 2 thiết bị khử muối nước biển với công nghệ tách muối, hóa hơi bằng phương pháp thẩm thấu ngược (SWRO), với số vốn tài trợ khoảng 1 triệu USD, dự kiến đến cuối tháng 08/2012 sẽ chính thức đưa vào vận hành, đây có thể xem như là công trình đầu tiên ở Việt Nam thực hiện việc xử lý nước biển để cung cấp cho khu dân cư quy mô nhỏ phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Với thông tin trên cho thấy việc đầu tư nhà máy nước xử lý từ nước biển rất tốn kém cả về kinh phí đầu tư và giá thành sản xuất nước (dự kiến có thể lên đến trên 50.000 đồng/m3) nên chỉ có thể áp dụng đối với các khu vực đặc biệt khó khăn, thường là các đảo nhỏ, nơi mà không có bất kỳ nguồn nước nào khác như nước dưới đất, nước mặt, nước mưa. Do vậy, trong giai đoạn đến năm 2020 và khả năng có thể đến trước 2030, nước biển chưa thể xem xét là nguồn nước khả thi đối với quy hoạch các công trình cấp nước sạch nông thôn trong tỉnh, kể cả đối với huyện đảo Phú Quý.

Tóm lại nguồn nước chủ yếu sử dụng cho các HTN nông thôn giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo cơ bản vẫn là nguồn nước mặt từ các sông suối lớn, các công trình thủy lợi đã có và sẽ được đầu tư.



5. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUY HOẠCH

5.1. Đối với việc thực hiện mục tiêu giải quyết nước hợp vệ sinh

Theo số liệu điều tra của Bộ chỉ số qua các năm cho thấy, đối với tỉ lệ dân nông thôn còn lại chưa được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh so với thời điểm cuối năm 2011 là 10,63% (100% – 89,27%), tương đương khoảng 70.000 – 80.000 người sống rất rải rác, ngoài phạm vi phục vụ của các HTN. Đa số các hộ này đều đã có đầu tư xây dựng hoặc sử dụng nước từ các công trình cấp nước phân tán (chủ yếu là các giếng đào, giếng khoan và bể chứa các loại) nhưng chất lượng nước cấp chưa bảo đảm tiêu chí về nguồn nước hợp vệ sinh; chủ yếu là do bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn, và vị trí công trình cấp nước không đảm bảo khoảng cách với các nguồn dễ gây ô nhiễm như: gần nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, hố rác thải, nước thải,...(hầu hết các khu vực dân cư có nguồn nước giếng có hàm lượng vôi cao > 200 mg/l đều đã được đầu tư các HTN).

Riêng số dân nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh hiện vẫn còn sử dụng nguồn nước sông, suối, ao hồ chiếm tỉ lệ rất thấp; đến cuối năm 2011 chỉ còn có khoảng 0,2% dân số nông thôn; hầu hết các hộ này đều ở rất phân tán, rải rác và trên các địa bàn có nền đá gốc nằm nông, khó có khả năng đào được giếng. Đối với các hộ này cần đầu tư xây dựng mới các bể lắng lọc đơn giản có quy mô hộ gia đình (1 bể có thể phục vụ bình quân cho 2 - 4 hộ) để xử lý sơ bộ nguồn nước sông, suối, ao hồ đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

So với tổng số công trình cấp nước phân tán hiện có đến cuối năm 2011 là 111.870 thì chỉ có 97.560 công trình, chiếm tỉ lệ 87,2% đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh; còn lại 14.310 công trình, chiếm tỉ lệ 12,8% không đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh, số công trình này đảm bảo việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt theo nhu cầu cho cả 2 giai đoạn đến 2015 và đến 2020 là 2.200 m3/ngày, bình quân mỗi công trình cung cấp khoảng 1,5 m3/ngày. Do vậy, nếu được đầu tư để cải tạo lại, nâng cấp và bổ sung bể lắng lọc để xử lý tốt nguồn nước thì đảm bảo giải quyết nguồn nước hợp vệ sinh cho 10,63% dân số còn lại chưa được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Ngoài ra, còn phải tính đến nhu cầu đầu tư mới hoặc nâng cấp các công trình đã có nhưng bị hư hỏng, xuống cấp hàng năm và cả nhu cầu của các hộ đã và đang sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước của các hộ chung quanh nhưng có mong muốn đầu tư công trình cấp nước mới để sử dụng riêng cho gia đình để thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Nguồn kinh phí đầu tư mới hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước phân tán chủ yếu thực hiện từ vốn tự có của dân hoặc vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội theo Quyết định 62/TTg; ngân sách nhà nước chỉ ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách theo quy định tại Quyết định 366 TTg và Thông tư liên tịch số 04/2013.



5.2. Đối với việc thực hiện mục tiêu cấp nước sạch (đạt Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02/2009/BYT) từ CTCN phân tán

Trong 03 năm từ 2010 đến 2012 do nguồn kinh phí thực hiện Bộ chỉ số có hạn nên chỉ triển khai công tác khảo sát và xét nghiệm chất lượng nước đối với 312 CTCN phân tán (chiếm tỉ lệ 0,28% so với tổng số CTCN phân tán trên địa bàn nông thôn toàn tỉnh); kết quả cho thấy chỉ có 53 công trình đạt các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02/2009/BYT, chiếm tỉ lệ 16,99% so với tổng số 312 công trình được chọn lấy mẫu.

Việc xác định tỉ lệ dân nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nguồn nước sạch theo QCVN 02/2009/BYT theo kết quả nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì các lý do sau đây:

- Kết quả này lệ thuộc rất lớn vào phương pháp chọn mẫu (địa bàn, vị trí công trình,...), thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu được xét nghiệm; do điều kiện kinh phí và thời gian có hạn nên không có khả năng tăng cao tỉ lệ công trình được xét nghiệm chất lượng nước;

- Chất lượng nước của các CTCN phân tán thường có tính không ổn định và bền vững theo thời gian vì chịu sự tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, môi trường chung quanh công trình và cả những yếu tố chủ quan của người sử dụng nước (việc bảo quản nguồn nước; sử dụng các dụng cụ trữ nước, lấy nước; phương thức sử dụng nguồn nước cho mục đích ăn uống,..).

Tuy vậy, với nhu cầu, mức sống, thu nhập và nhận thức của nhân dân khu vực nông thôn trong tỉnh ngày càng được nâng lên thì mỗi hộ sẽ có trách nhiệm bảo quản, cải tạo, nâng cấp nguồn nước của gia đình để được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; do vậy, khả năng các CTCN phân tán sẽ đáp ứng từ 10 – 15% dân số nông thôn toàn tỉnh sử dụng nguồn nước đạt QCVN 02/2009/BYT trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 là tỉ lệ phù hợp với thực tế.

Kết quả xét nghiệm chất lượng nước các CTCN hiện có (xem Phụ lục 5.2)

Qua kết quả và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện Chương trình Nước sinh hoạt nông thôn do UNICEF tài trợ trên địa bàn tỉnh từ năm 1987 và Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn từ năm 1998 đến nay cho thấy, để giải quyết tăng tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt QCVN 02/BYT có thể sử dụng 02 phương án là thực hiện CTCN phân tán quy mô hộ hoặc nhóm hộ gia đình và công trình cấp nước tập trung (HTN), cụ thể các ưu, nhược điểm của từng phương án như sau:



Bảng 5.3: Phân tích phương án lựa chọn công trình cấp nước phân tán và tập trung

TT

Loại công trình

Ưu điểm

Nhược điểm

1

CTCN phân tán

- Các hộ chủ động về thời gian và kinh phí đầu tư;

- Suất đầu tư thấp, bình quân khoảng 2 - 4 triệu đồng/người;

- Chi phí sử dụng nước thấp


- Không thể thực hiện được ở các khu vực có nền đá nông và không có nguồn nước mặt hoặc nước ngầm tại chỗ;

- Tỉ lệ công trình có khả năng chất lượng nước đạt QCVN 02/BYT rất thấp (< 17%); tính bền vững về chất lượng công trình và chất lượng nước không cao, dễ bị biến động do các tác nhân bên ngoài;

- Do không có hệ thống xử lý và khử trùng nên trong quá trình sử dụng khó có khả năng kiểm soát chất lượng nước và dễ xảy ra hiện tượng nhiễm bẩn, nhất là đối với các khu dân cư có mức độ tập trung đông, để nhiễm bẩn từ các nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia đình, hố rác và các tác nhân khác;

- Khó quản lý về chất lượng nước và không có điều kiện về kinh phí để xét nghiệm nước theo tần suất quy định ( tháng/lần).



2

Hệ thống cấp nước (HTN)

- Chủ động về phương án cấp nước;

- Thường xuyên đảm bảo chất lượng nước theo QCVN 02/BYT do có hệ thống xử lý và khử trùng, khắc phục tình trạng tái nhiễm trong quá trình dự trữ và sử dụng nước;

- Có điều kiện thực hiện công tác kiểm tra chất lượng nước theo tần suất quy định;

- Công trình có tính bền vững cao, sử dụng nước thuận tiện tương đương với khu vực đô thị.



- Suất đầu tư công trình cao hơn, bình quân trên 6 triệu đồng/người;

- Việc đầu tư công trình không chủ động do lệ thuộc vào nhiều nguồn nguồn vốn, công tác thu hồi đất,...

- Phải trả chi phí khi sử dụng nước theo quy định của UBND tỉnh.


Với nội dung phân tích nêu trên, để thực hiện mục tiêu của Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg, ngày 25/08/2000 và đảm bảo tính bền vững và khả năng kiểm soát chất lượng nguồn nước sạch đạt sử dụng cho sinh hoạt QCVN 02/BYT theo yêu cầu của Bộ Y tế, cần ưu tiên lựa chọn giải pháp đầu tư các công trình HTN hơn là các CTN phân tán.

5.3. Đối với việc thực hiện mục tiêu cấp nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung

5.3.1. Về quy mô đầu tư và phương án bố trí các nhà máy nước

- Trong giai đoạn đến năm 2020 vẫn tiếp tục phát huy các CTCN tập trung (hệ thống cấp nước – HTN) đã đầu tư với quy mô nhỏ, đồng thời tiếp tục đầu tư các HTN có quy mô lớn hơn để bổ sung nguồn nước cấp đối với các khu vực bị thiếu nước, chưa đặt vấn đề cơ cấu lại toàn bộ địa bàn cấp nước nông thôn trong tỉnh và chấm dứt hoạt động của các HTN hiện có;

- Để tiết kiệm kinh phí, nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm chi phí quản lý vận hành công trình sau đầu tư, không tiếp tục đầu tư các HTN mới có quy mô nhỏ công suất vài trăm m3/ngày chỉ cung cấp cho phạm vi thôn, xã chuyển sang đầu tư với quy mô lớn hơn, khoảng vài nghìn đến khoảng 10.000 m3/ngày phục vụ cho nhiều xã/thị trấn (ngoại trừ trường hợp các xã thuần ĐBDTTS vùng cao và các khu dân cư độc lập ít dân thuộc vùng sâu, vùng xa).

- Với đặc điểm địa hình phức tạp, tính tập trung và mật độ dân cư các khu vực nông thôn chưa cao nên phương án đầu tư các nhà máy nước với quy mô lớn tương đương với khu vục đô thị sẽ chưa phù hợp và hiệu quả. Do vậy, với điều kiện thực tế của tỉnh việc bố trí các nhà máy cấp nước nông thôn phụ thuộc vào nguồn nước và địa bàn phân bố dân cư nên mỗi HTN chỉ có thể phục vụ trong phạm vi bán kính bình quân 15 km và tối đa không quá 20 km tính từ nhà máy nước. Trường hợp địa bàn phục vụ rộng hơn sẽ phải đầu tư các trạm bơm tăng áp, châm bổ sung chlor sẽ gây tốn chi phí điện năng, hóa chất dẫn đến làm tăng giá thành cấp nước; mặt khác yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm về quản lý vận hành các CTCN có quy mô lớn, địa bàn phục vụ quá rộng đối với lực lượng cán bộ trong lĩnh vực cấp nước nông thôn khó có khả năng đáp ứng kịp trong thời gian ngắn hạn. Với việc bố trí các NMN theo khoảng cách bình quân này còn tạo điều kiện thuận lợi giúp cho việc đầu tư các tuyến ống chuyển tải đấu nối liên thông các HTN gần nhau để có thể hỗ trợ, bổ sung nguồn nước lẫn nhau và khi bị các sự cố kỹ thuật hay bị mất nguồn điện, hạn chế tình trạng ngưng cung cấp nước trên phạm vi rộng.



5.3.2. Về lựa chọn nguồn nước thô, vị trí lấy nước và xây dựng nhà máy

- Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt có chất lượng nước thô đạt tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (QCVN 08:2008/BTNMT) cấp cho các nhà máy nước trên các sông lớn hoặc từ các công trình thủy lợi. Vị trí lấy nước phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh nguồn nước, hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm, đối với công trình đập, hồ chứa thủy lợi vị trí lấy nước ưu tiên chọn trong lòng hồ hoặc càng gần cống xả nước trên kênh chính càng tốt, trường hợp vị trí nhà máy nước ở xa công trình đầu mối cần dẫn nước thô bằng đường ống hoặc kênh mương kín (nếu điều kiện về kinh phí đầu tư, công tác thu hồi đất và các yếu tố khác có lên quan cho phép).

- Hạn chế sử dụng nguồn nước dưới đất đối với các HTN đầu tư mới, ngoại trừ trường hợp nâng cấp, mở rộng các HTN hiện có đang sử dụng nước dưới đất nhưng chưa có điều kiện đầu tư HTN quy mô lớn sử dụng nước mặt để bổ sung nguồn nước hoặc các khu dân cư độc lập ít dân thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi không có nguồn nước mặt đạt yêu cầu hoặc có nhưng ở quá xa, việc đầu tư không hiệu quả.

- Việc chọn vị trí lấy nước từ nguồn nước mặt hoặc nước dưới đất và vị trí xây dựng nhà máy nước đều phải chú ý đến công tác bảo vệ khu vực phòng hộ đầu nguồn, đảm bảo vệ sinh, hạn chế các yếu tố gây ô nhiễm và các tác động bất lợi khác đến nguồn nước. Đồng thời cần quan tâm đến hiện tượng mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai ngày càng khắc nghiệt, bất thường khó lường do tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho tỉnh Bình Thuận do Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường lập năm 2012 đã được phê duyệt thì: nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng dần theo thời gian ở tất cả các mùa trong năm, trong đó thời kỳ tháng 12 - 2 sẽ có mức tăng ít hơn các tháng còn lại trong năm; tùy theo kịch bản mức phát thải thấp hay cao mà nhiệt độ tăng lên khoảng từ 1,6 – 3,1oC. Lượng mưa vào mùa khô có sự tăng giảm khác nhau giữa các khu vực trong tỉnh, tuy nhiên tính trung bình thì lượng mưavào mùa khô và mùa mưa đều có xu hướng tăng vào cuối thế kỷ 21. Đặc biệt là kịch bản nước biển dâng do biến đổi khí hậu dẫn đến một số khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, chủ yếu xảy ra ở khu vực cửa sông Lũy, cửa sông Cà Ty, sông Cái và các khu vực ven biển có địa hình thấp. Diện tích đất có nguy cơ bị ngập do nước biển dâng như sau:

Bảng 5.4: Diện tích đất bị ngập theo kịch bản nước biển dâng

TT

Mức độ dâng nước biển trung bình (cm)

Diện tích đất bị ngập (Km2)

Tỉ lệ diện tích đất bị ngập so với diện tích tự nhiên toàn tỉnh (%)

1

50

9,04

0,12

2

70

19,46

0,25

3

100

44,91

058

Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng thủy văn – Bộ Tài nguyên và Môi trường

Vì vậy, cần ưu tiên chọn vị trí nguồn nước thô và xây dựng các nhà máy nước ở địa hình cao, xa các cửa sông, bờ biển nằm ngoài khu vực bị tác động, ảnh hưởng theo các kịch bản về biến đổi khí hậu. Trường hợp sử dụng nguồn nước thô từ các công trình thủy lợi cần ưu tiên chọn vị trí lấy nước gần các công trình đầu mối (cống lấy nước qua kênh chính) để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ tranh chấp về nhu cầu sử dụng nguồn nước cấp cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu khác; đồng thời giảm thiểu rủi ro về các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

Mặt khác, kết cấu các hạng mục công trình phải đảm bảo tính sử dụng hiệu quả, ổn định, bền vững phù hợp với tình hình chuyển biến thời tiết, thiên tai theo hướng cực đoan, khó lường (sử dụng kết cấu bê tông cốt thép móng, cột, mái cho các hạng mục nhà quản lý vận hành, kho, nhà hóa chất, trạm bơm,…)

- Cần đầu tư các hồ chứa nước có dung tích tối thiểu gấp 10 lần công suất nhà máy để có nguồn nước dự phòng cho nhà máy hoạt động trong vòng 07 ngày trong các trường hợp phải sửa chữa các công trình thủy lợi hoặc nhà máy thủy điện ngưng vận hành. Hồ vừa làm nhiệm vụ dự trữ nước đảm bảo cho nhà máy nước hoạt động liên tục, không bị gián đoạn, vừa có tác dụng sơ lắng nguồn nước thô trong mùa mưa lũ có độ đục cao, giảm chi phí hóa chất xử lý nước;



- Với đặc điểm các HTN sẽ tồn tại, khai thác có tính lâu dài, khó có khả năng thay đổi nên việc xác định diện tích khu đất cần thu hồi để sử dụng xây dựng các hạng mục công trình, nhất là khu đất xây dựng nhà máy nước, nhất là các HTN có quy mô lớn > 5.000 m3/ngày và sử dụng nguồn nước mặt có lưu lượng dồi dào, chất lượng nước thô tốt, đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan môi trường và tính ổn định cao cần phải tính toán cho cả nhu cầu nâng cấp, mở rộng công suất nhà máy nước trong tương lai, tối thiểu phải đáp ứng khoảng 20 năm;

5.3.3. Về chất lượng nước

- Nước sạch sau xử lý phải đảm bảo đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định của Bộ Y tế cụ thể như sau:

+ Đối với các công trình cấp nước có công suất từ 1.000 m3/ngày trở lên phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01: 2009/BYT.

+ Đối với các công trình cấp nước có công suất < 1.000 m3/ngày phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02: 2009/BYT.

(Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước nước QCVN 01 và QCVN 02, xem Phụ lục 5.3)

- Phấn đấu đến sau năm 2015, tất cả các HTN nông thôn (ngay cả đối với công trình có công suất < 1.000 m3/ngày) đều đạt được chất lượng nước theo QCVN 01: 2009/BYT tương đương với chất lượng nước cung cấp cho các đô thị, đa số các HTN có công suất từ 1.000 m3/ngày trở lên sẽ có một số chỉ tiêu, trong đó có chỉ tiêu về độ đục đạt cao hơn mức quy định của QCVN 01: 2009/BYT. Duy trì tính ổn định về chất lượng nước trên 90% số mẫu xét nghiệm;

- Tất cả HTN đã đầu tư trước năm 2005, chưa có điều kiện về kinh phí để đầu tư hệ thống xử lý nước đúng quy định để đạt chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Y tế cần ưu tiên đưa vào diện đầu tư nâng cấp trong giai đoạn từ 2013 - 2015 (HTN Tiến Lợi, Phú Long, Hồng Liêm, Hàm Phú);

- Tăng cường việc trang bị các thiết bị hiện trường cho tất cả các HTN để có thể thực hiện công tác giám sát thường xuyên chất lượng nước cấp theo quy định;

- Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2015, triển khai thực hiện thí điểm kế hoạch cấp nước an toàn (theo Thông tư số 08/2012/TT- BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn) đối với một số HTN thị trấn có công suất > 1.000 m3/ngày, nhằm từng bước chuyển đổi phương pháp kiểm soát chất lượng nước từ chủ yếu là kiểm tra kết quả đầu ra sang giải pháp theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là tập trung kiểm soát và khắc phục, làm hạn chế đến mức thấp nhất các tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nước thô đầu vào. Đây là cách tiếp cận mới, tiên tiến có tính chất chủ động ngăn ngừa kịp thời các nguy cơ từ khâu đầu vào của quy trình sản xuất, cung cấp và sử dụng nước sạch; đồng thời cũng là một trong số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ đối với khách hàng sử dụng nước. Đến năm 2020, tất cả các HTN thị trấn đều phải thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

6. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Hầu hết dân số nông thôn sử dụng nước đạt QCVN 02/2009/BYT; trên 80% dân số nông thôn có cơ hội và được sử dụng nước sạch từ các HTN, trong đó có tối thiểu 70% số hộ lắp thủy kế sử dụng nước tại nhà, đồng thời đáp ứng đủ nguồn nước sạch phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khác;

- Cơ cấu lại toàn bộ địa bàn phục vụ của các HTN khu vực nông thôn theo hướng đô thị, nâng công suất các nhà máy nước lên quy mô từ 5.000 - 10.000 m3/ngày hoặc lớn hơn, hạn chế dần việc khai thác và tiến tới chấm dứt hoạt động của các HTN quy mô nhỏ công suất dưới 1.000 m3/ngày (ngoại trừ các HTN khu vực ĐBDTTS vùng cao và các khu dân cư quy mô nhỏ phân tán); chuyển các nhà máy nước có quy mô nhỏ hiện có thành các trạm giao dịch, trạm tăng áp vào thời gian cao điểm, trạm châm Chlor bổ sung, quản lý mạng tuyến ống cấp nước, quản lý khách hàng;

- Đầu tư các tuyến ống chuyển tải dọc theo các quốc lộ và tỉnh lộ;

- Nước thô được chuyển tải từ nguồn về nhà máy xử lý nước bằng tuyến ống hoặc kênh mương kín;

- 100% HTN được triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn; chất lượng nước cấp của các HTN có quy mô lớn đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh có thể uống trực tiếp tại vòi;

- Công tác quản lý, vận hành của đa số nhà máy nước được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn.

7. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH

7.1. Đối với các CTCN phân tán:

Tổng số công trình cần đầu tư: 22.945 công trình

Trong đó:

- Số công trình cần đầu tư cải tạo, nâng cấp: 14.363

- Dự kiến số công trình đầu tư mới: 8.582

* Số lượng CTCN phân tán và kinh phí thực hiện được tính toán trên cơ sở:

- Số liệu điều tra của Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường về CTCN phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh từ năm 2010 đến nay;

- Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT-BKHĐT;

- Số liệu hộ nghèo, cận nghèo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bình Thuận (Phụ lục 2.1);

- Số liệu điều tra Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bình Thuận năm 2011 (Phụ lục 3.2)

- Thiết kế định hình, khái toán các CTCN phân tán (Phụ lục 5.4);

- Hiện nay, do không có số liệu điều tra từ Bộ Chỉ số về hộ chính sách và hộ cận nghèo chưa có công trình cấp nước hợp vệ sinh nên kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các công trình cấp nước phân tán được nội suy và chỉnh lý từ số liệu của hộ nghèo.



Bảng 5.5. Nhu cầu vốn đầu tư các CTCN phân tán giai đoạn 2015 và 2020

TT

Tên Xã/Phường

Tỉ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

Nhu cầu vốn đầu tư
(triệu đồng)


Tổng số

Vốn ngân sách hỗ trợ

Vốn dân góp
(vốn tự có hoặc vốn vay QĐ 62/TTg)


1

2

3

4

5

6

TOÀN TỈNH (2011)


89,27%



157.635,00

15.329,00

142.306,00

 

GIAI ĐOẠN
ĐẾN 2015


95,00

76.005,00

6.200,00

69.805,00

 

GIAI ĐOẠN
ĐẾN 2020


100,00

81.630,00

9.129,00

72.501,00

1

Huyện Tuy Phong

96,85%
năm 2011

4.370,00

1.189,00

3.181,00

1.2

Giai đoạn đến 2015

100,00

2.690,00

482,00

2.208,00

1.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

1.680,00

707,00

973,00

2

Huyện Bắc Bình

89,58%
năm 2011

14.355,00

1.898,00

12.457,00

2.2

Giai đoạn đến 2015

96,00

8.145,00

763,00

7.382,00

2.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

6.210,00

1.135,00

5.075,00

3

Huyện Hàm Thuận Bắc

93,23%
năm 2011

14.660,00

1.899,00

12.761,00

3.2

Giai đoạn đến 2015

98,00

8.670,00

672,00

7.998,00

3.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

5.990,00

1.227,00

4.763,00

4

Huyện Phú Quý

99,50%
năm 2011

1.235,00

0,00

1.235,00

4.2

Giai đoạn đến 2015

100,00

815,00

 

815,00

4.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

420,00

 

420,00

5

TP. Phan Thiết

98,40%
năm 2011

1.815,00

98,00

1.717,00

5.2

Giai đoạn đến 2015

100,00

1.235,00

98,00

1.137,00

5.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

580,00

 

580,00

6

Huyện Hàm Thuận Nam

75,97%
năm 2011

40.505,00

2.870,00

37.635,00

6.2

Giai đoạn đến 2015

92,00

18.005,00

1.164,00

16.841,00

6.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

22.500,00

1.706,00

20.794,00

7

Huyện Hàm Tân

80,06%
năm 2011

23.900,00

3.074,00

20.826,00

7.2

Giai đoạn đến 2015

89,00

10.900,00

1.247,00

9.653,00

7.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

13.000,00

1.827,00

11.173,00

8

Thị xã Lagi

73,85%
năm 2011

16.200,00

1.451,00

14.749,00

8.2

Giai đoạn đến 2015

85,00

6.950,00

594,00

6.356,00

8.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

9.250,00

857,00

8.393,00

9

Huyện Tánh Linh

86,72%
năm 2011

23.555,00

1.493,00

22.062,00

9.2

Giai đoạn đến 2015

92,00

10.555,00

664,00

9.891,00

9.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

13.000,00

829,00

12.171,00

10

Huyện Đức Linh

95.06%
năm 2011

17.040,00

1.357,00

15.683,00

10.2

Giai đoạn đến 2015

97,00

8.040,00

516,00

7.524,00

10.3

Giai đoạn đến 2020

100,00

9.000,00

841,00

8.159,00

(Chi tiết xem Phụ lục 5.5)

7.2. Đối với các CTCN tập trung (HTN)

7.2.1. Tính toán nhu cầu sử dụng nước và nhu cầu đầu tư bổ sung:
Bảng 5.6: Cân đối nhu cầu sử dụng nước sạch từ các hệ thống cấp nước đến năm 2015 và 2020


TT

Đơn vị

Diện tích
(km2)


Dân Số
2011 (người)


Công suất cấp nước hiện có (m3/ngày)

Dân số thuộc quy hoạch cấp nước nông thôn

Tổng nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn (m3/ngày)

Nhu cầu còn thiếu cần
bổ sung (m3/ngày)


Chú thích

NT

NT+ĐT

2015

2020

2015

2020

2015

2020

1

Tuy Phong

793.86

142,691

700

14,700

69,000

68,600

4,162

6,586

3,462

5,886

 

2

Huyện Bắc Bình

1,825.33

118,355

4,370

10,040

62,600

64,300

3,849

5,864

 

1,494

 

3

Huyện H. Thuận Bắc

1,286.94

168,264

1,984

7,044

118,000

100,500

6,844

9,648

4,860

7,664

 

4

Thành Phố Phan Thiết

122.369

218,007

1,010

41,610

14,500

15,200

841

1,338

 

328

2 Xã

5

Huyện Hàm Thuận Nam

1,051.78

99,490

2,380

5,830

68,500

59,200

3,178

5,588

798

3,208

 

6

Thị xã LaGi

75.985

105,871

400

20,400

15,580

15,270

506

757

106

357

2 Xã

7

Huyện Hàm Tân

738.56

71,064

1,430

2,605

50,000

47,000

1,392

2,707

 

1,277

 

8

Huyện Tánh Linh

1,174.220

102,457

2,040

2,240

90,700

91,000

3,156

6,552

1,116

4,512

 

9

Huyện Đức Linh

534.912

127,817

1,000

2,400

97,000

95,000

3,151

6,384

2,151

5,384

 

10

Phú Quý

17.814

26,323

680

680

14,000

5,000

731

440

51

 

 

 

Tổng

 

1,180,339

15,994

107,549

599,880

561,070

27,810

45,864

12,544

30,110

 

7.2.2. Phương án quy hoạch cấp nước sạch từ các HTN

[1]. Cơ sở xây dựng quy hoạch

- Tình hình cấp nước thực tế tại các địa phương: công trình hiện có, các dự án đang thực hiện đầu tư, các dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc đã có chủ trương đang triển khai thực hiện công tác khảo sát, chuẩn bị đầu tư;

- Dự báo phát triển dân số khu vực nông thôn và nhu cầu sử dụng nước sạch;

- Quy hoạch cấp nước đô thị, Quy hoạch thủy lợi và các quy hoạch có liên quan đã được phê duyệt;

- Phương châm, nguyên tắc và các định hướng thực hiện quy hoạch cấp nước nông thôn.

- Phân vùng địa bàn cấp nước đô thị - nông thôn và địa bàn cấp nước hiện tại của các đơn vị cấp nước trong tỉnh;

- Để tránh trùng lắp trong công tác quy hoạch và đầu tư, nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất – dịch vụ khác đối với các khu vực dân cư đô thị hoặc nông thôn ven đô thị (đã tính trong quy hoạch cấp nước đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/12/2011) sẽ không đề cập lại trong Quy hoạch này;


Каталог: files -> quy%20hoach%20cap%20nuoc
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
quy%20hoach%20cap%20nuoc -> Phụ lục Tiêu chuẩn chất lượng nước: qcvn 01 và qcvn 02 Bộ y tế; qcvn 01: 2009/byt

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương