Trong sạch và ô uế Lm. Px vũ Phan Long, ofm 02



tải về 427.58 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích427.58 Kb.
#23819
1   2   3   4   5   6   7

Một số câu hỏi gợi ý

  1. Bạn tâm đắc được gì về con người ông Hồ Mua: trung thực? công bằng ? ghét điều gian dối ? trong sạch cả trong suy nghĩ từ hồi thanh niên ? thấm nhuần mê tín dị đoan của dân tộc Bana ? Ông lướt thắng được nỗi sợ phát sinh do mê tín dị đoan như thế nào?

  2. Bạn có kinh nghiệm gì về những điều tốt lành do ơn tạo dựng, như ước ao sống lý tưởng bác ái và công bằng?

  3. Bạn có kinh nghiệm gì về ơn cứu chuộc qua những lần xưng tội, chịu lễ?



Lm. Augustine, SJ
TẬP TỤC VÀ LỜI CHÚA

Dnl.4, 1-2.6-8; Gc.1, 17-18.21-22.27; Mc.7, 1-8.14-15.21-23

Lm. Phạm Thanh Liêm, SJ
Có những người chẳng để ý đến lề luật, nên không tôn trọng quyền lợi người khác; nhưng cũng có những người quá để ý đến luật, đến trở thành nô lệ lề luật. Đức Giêsu trách một số người thời đó “bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”.


1. Lời Thiên Chúa và lời con người

Thiên Chúa đã ban mười điều luật cho dân Israel qua Môsê, và ông đã dạy dân Do Thái: “các ngươi chớ thêm bớt điều gì trong các điều ta đã truyền, nhưng hãy tuân giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa các ngươi mà ta đã truyền cho các ngươi”. Đừng thêm và cũng đừng bớt vào những điều Thiên Chúa dạy. Đừng làm lẫn lộn lời của con người với Lời Thiên Chúa. Chỉ có Lời Thiên Chúa mới phải giữ một cách tuyệt đối, còn lời của con người thì tùy thuộc thời đại và tùy thuộc văn hóa của mỗi dân tộc.

Tuy nhiên, có Lời Chúa nào mà không phải là lời của con người? Để con người nghe được Lời Chúa, thì Lời Chúa cũng phải là lời của con người, phải được truyền qua trung gian con người. Để dân có thể nghe được Lời Chúa, Lời Chúa đã qua trung gian là lời Môsê. Lời của Môsê nhưng không phải là lời của Môsê, nên Môsê cũng phải phục tùng Lời Chúa mà Môsê đã được trao để truyền lại cho dân.

Vấn đề chính yếu là phải nhận định được đâu là Lời Chúa và đâu là lời của con người, xét như phương tiện chuyển tải Lời Chúa. Đâu là Lời Chúa, đâu là lời của Môsê, đâu là văn hóa của thời đại chuyển tải Lời Chúa? Thập giới là Lời Chúa, và thập giới cho con người biết con người phải có tương quan như thế nào đối với Thiên Chúa. Vào thời cánh chung, Lời Thiên Chúa đã làm người. Đức Giêsu là Lời Thiên Chúa nhập thể, nên con người cũng là Lời Thiên Chúa, vì Lời Thiên Chúa đã làm người.




2. Tập tục con người và giới răn Thiên Chúa

Con người là vật chất và tinh thần. Thân xác vật chất bị giới hạn, nên con người cũng bị giới hạn. Khi Lời Thiên Chúa nhập thể, thân xác giới hạn của con người có thể che khuất làm con người khó nhận ra chân tướng của Lời Thiên Chúa nhập thể; cũng tương tự vậy, lời con người cũng có thể làm lu mờ Lời Chúa khi Lời Chúa được diễn đạt qua trung gian lời con người.


Trong lịch sử, Lời Thiên Chúa đã được con người giải thích, với mong ước con người hiểu biết hơn về Lời Chúa, để có thể sống theo Lời Chúa. Tuy nhiên, vì có quá nhiều những lời giải thích nên người ta không còn nhận ra đâu là điểm chính yếu mà lề luật hay Lời Chúa muốn nói. Rồi tới một mức độ nào đó, người ta lấy những lời dạy của con người và coi đó như là tuyệt đối quan trọng (như thể đó là Lời Chúa). Đó là lý do tại sao Đức Giêsu nói: “Dân này sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì nó dạy những giáo lý và những luật lệ loài người. Vì các ngươi bỏ qua giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người”.


Con người phải được thanh tẩy liên tục để có thể nghe được Lời Chúa nói với mỗi người, và giữ mình khỏi bị ràng buộc bởi những lời giải thích Lời Chúa và luật Chúa. Truyền Lời Chúa lại cho con cháu, đó là bổn phận mà mỗi người thực thi. Tuy nhiên, con người phải phân biệt Lời Chúa và những giải thích về Lời Chúa. Cần thiết phải giữ Lời Chúa, chứ không phải giữ tập tục của con người. Thiên Chúa luôn muốn điều tốt lành cho con người, nên Lời Thiên Chúa làm con người được giải phóng khỏi mọi ràng buộc, giúp con người tự do và sống hạnh phúc với Thiên Chúa; ngược lại, tục lệ con người làm người ta trở thành nô lệ. Không được nhân danh Lời Chúa để bắt con người trở nên nô lệ cho những điều thuộc trần thế.




3. Thiên Chúa Đấng ban luật lệ cho con người

Luật Thiên Chúa ban cho con người, không phải để cưỡng ép con người, nhưng để giúp con người được tự do thực sự. Con người có thể bị ràng buộc bởi lòng ham mê tiền bạc, lòng ham mê sắc dục, sợ chết, v.v. Mười Lời (thập giới) được ban cho con người, giúp con người nhận ra mình bị nô lệ khi thấy mình đã vi phạm thập giới. Luật Chúa là dấu chỉ cho con người biết về chính mình.


Đấng ban luật cho con người, là Đấng muốn con người được tự do. Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng sáng tạo muốn loài, Ngài là chủ, là vua. Ngài không nô lệ bất cứ điều gì nhưng tự do với tất cả để yêu thương. Thiên Chúa yêu thương, và muốn con người nên giống Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn con người làm chủ tất cả, tự do với tất cả. Thiên Chúa muốn con người sống hạnh phúc như Thiên Chúa.


Khi con người còn quy tất cả về chính mình, thì con người chưa thể yêu thương thật sự. Khi con người muốn đặt mình trên tất cả, thì con người chưa thực sự được tự do. Yêu thương và phục vụ, là dấu chỉ của một người đang trở nên giống Thiên Chúa. Hạnh phúc không thể có được chỉ bằng thỏa mãn những nhu cầu vật chất của con người. Hạnh phúc đòi hỏi điều gì thâm sâu hơn, và chính Đức Giêsu đã sống hạnh phúc trong chính cuộc đời dương thế của Ngài. Hạnh phúc của Đức Giêsu, liên hệ đến tất cả con người của Ngài, và là tình trạng mẫu mực con người phải đạt. Khi đó con người sống an bình và hòa hợp với Thiên Chúa.




Câu hỏi gợi ý chia sẻ

  1. Tự do nội tâm là gì? Bạn có bị ràng buộc bởi điều gì “bất chính” không?

  2. Theo bạn, luật lệ đời giúp gì cho con người? Luật Chúa giúp gì cho con người?

  3. Với bạn, bạn cần tự do để yêu thương, hay chính khi bạn yêu thương thì bạn tự do?


Lm. Phạm Thanh Liêm, SJ
CN XXII Thường niên B

Cả ba bài đọc Chúa Nhật nầy đều quy tụ về một điểm: cả ba đều xem những huấn lệnh của Thiên Chúa là quy luật sống cho mỗi người tín hữu.

Lm. Ignatiô Hồ Thông
Đnl 4: 1-2, 6-8

Lề Luật là cách diễn tả sự khôn ngoan và thánh thiện của Thiên Chúa; mỗi người phải lắng nghe và sống.


Gc 1: 17-18, 21-22, 27


Lời Chúa không chỉ phải được tiếp đón nhưng còn đem ra thực hành nữa.


Mc 7: 1-8, 14-15, 21-23


Những huấn lệnh của Thiên Chúa không được thay thế bởi những quy tắc phàm nhân. Trong khi những quy tắc phàm nhân làm biến chất những huấn lệnh của Thiên Chúa và xem những tuân giữ bên ngoài là tầm quan trọng, thì những huấn lệnh Thiên Chúa biến đổi con người từ bên trong.


BÀI ĐỌC I (Đnl 4: 1-2, 6-8)

Tác phẩm nầy cốt yếu được cấu thành bởi ba diễn từ của ông Mô-sê, được đặt trong bối cảnh hư cấu ở đó ông Mô-sê ngỏ lời với dân Do thái trước khi họ tiến vào Đất hứa, để cảnh giác họ coi chừng những nguy hiểm đang rình rập họ khi sống ở giữa môi trường ngoại giáo và khẩn khoản họ trung thành với các huấn lệnh của Thiên Chúa.


Thật ra, con cái Ít-ra-en đã định cư ở đất Ca-na-an từ lâu rồi; họ đã để cho mình bị quyến rủ bởi những thực hành đa thần giáo, như họ đã để cho mình bị tiêm nhiểm bởi hoàn cảnh duy vật của một cuộc sống dể dãi, thậm chí xa hoa đối với vài người, với những lạm dụng và những bất công từ đó mà ra.


Khung cảnh hư cấu nầy cho phép trình bày một bài giáo lý đích thật về Giao Ước, được đặt dưới sự bảo lãnh của ông Mô-sê và mặc lấy cung giọng khuyên bảo khẩn thiết.


Bài giáo lý nầy bắt đầu ở chương 4 (các chương trước đó là phần dẫn nhập lịch sử) và bắt đầu với lời tán dương Lề Luật:


1. Lề Luật, nguồn mạch sự sống:

“Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe…” Biểu thức nầy thường được lập đi lập lại trong sách Đệ Nhị Luật, thường nhất được dùng một cách tuyệt đối, không có túc từ: “Hãy nghe, hỡi Ít-ra-en” (Đnl 5: 1; 6: 4; 9: 1; 20: 3; 27: 9). Kinh nguyện truyền thống Do thái, được tụng niệm thường ngày, bắt đầu với những từ nầy: “Hãy nghe, hỡi Ít-ra-en” (“Shema Israel”), được mượn ở 6: 6-9.


“Như vậy, anh em sẽ được sống”. Điều mà bản văn Đệ Nhị Luật nầy nhắm đến chính xác hơn, chính là cuộc sống của dân Ít-ra-en với tư cách dân Giao Ước. Không tuân giữ Lề Luật, chính là vi phạm Giao Ước và, vì thế đánh mất những phúc lộc của những lời hứa của Thiên Chúa. Vì thế, tiếp liền ngay sau những lời nầy là: “Như vậy, anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà Đức Chúa, là Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em”. Việc thực hành các huấn lệnh gắn liền với niềm tin vững chắc rằng Thiên Chúa đến phiên mình đảm bảo cho các tín hữu của Ngài cuộc sống trường thọ và thịnh vượng. Vào thời điểm nầy, những viễn cảnh vẫn ở trong chân trời trần thế; những hy vọng ở bên kia nấm mồ chưa được dự kiến.


Đối với dân Ít-ra-en, việc tuân giữ các huấn lệnh của Thiên Chúa là vấn đề sống chết. “Thế phải chọn lựa” này được đặt ra nhiều lần một cách nghiêm túc: “Anh em không được theo những thần khác trong số các thần của các dân chung quanh anh em, vì Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, Đấng ở giữa anh em, là một vị thần ghen tương; hãy coi chừng kẻo Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, nổi cơn thịnh nộ với anh em và tiêu diệt anh em” (Đnl 6: 14-15) hay còn: “Nhưng nếu chẳng may anh em quên lãng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, mà theo các thần khác, phụng thờ và sụp lạy chúng, thì hôm nay tôi cảnh cáo anh em: chắc chắn anh em sẽ bị diệt vong” (Đnl 8: 19).


Những hoàn cảnh lịch sử đã đem lại cho thế chọn lựa nầy một tính cách bi thảm. Quả thật, có thể nghĩ rằng sách Đệ Nhị Luật, trong cấu trúc đầu tiên của nó, được soạn thảo bởi các tư tế của vương quốc phương Bắc, họ với tư cách những chứng nhân về những bất trung của dân Ít-ra-en, đã đưa ra lời mời gọi như cơ hội cuối cùng. Ấy vậy, vào năm 721 trước Công Nguyên vương quốc phương Bắc bị các đạo quân At-sua tận diệt! Vài tư tế trốn thoát được khỏi cuộc lưu đày và lánh nạn sang vương quốc phương Nam và đem theo bản văn của mình. Bản văn nầy đuwọc cất dấu trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem trong triều đại Mơ-na-sê, vị vua vô đạo (687-642 BC.); nó bị quên lãng và được gặp thấy vào lúc trùng tu Đền Thờ; lúc đó nó được dùng làm nền tảng cho việc cải cách tôn giáo của vua Giô-si-gia-hu (622 BC.). Nó đã được duyệt xét lại và bổ túc. Đây là điều mà người ta gọi ấn bản thứ hai của sách Đệ Nhị Luật.


Những huấn lệnh Tin Mừng cũng xuất hiện như những quy luật cuộc sống. Đức Giê-su sẽ sử dụng hầu như cùng những từ ngữ như ông Mô-sê trong sách Đệ Nhị Luật, nhưng Ngài cho từ “sống” ý nghĩa tròn đầy của nó khi nói với chàng thanh niên giàu có: “Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn” (Mt 19: 16-17).



2. Lề Luật bất khả xâm phạm:

“Anh em đừng thêm gì…cũng đừng bớt gì…” Lời căn dặn kép nầy là nổi bận lòng của nhà lập pháp; biểu thức nầy được diễn tả trong Bộ Luật của vua Hammourabi ở Ba-by-lon vào thế kỷ thứ mười tám trước Công Nguyên; nó kèm theo nhiều lần những hiệp ước giữa các dân tộc; nó được các pha-ra-ô Ai-cập sử dụng và người ta biết rằng trong Tân Ước, câu sau cùng của sách Khải Huyền: “Ai mà thêm điều gì vào đó, thì Thiên Chúa sẽ thêm cho người ấy những tai ương mô tả trong sách nầy! Ai mà bớt điều gì trong các lời của sấm ngôn nầy, thì Thiên Chúa sẽ bớt phần người ấy được hưởng nơi cây Sự Sống và Thành Thánh, là cây và thành được mô tả trong sách nầy” (Kh 22: 18-19).


Nhưng ông Mô-sê khéo léo hơn bất cứ ai công bố tính bất khả xâm phạm của Lề Luật: ông chỉ là người trung gian truyền đạt những huấn lệnh của Thiên Chúa.


3. Lề Luật là lẽ khôn ngoan:

Lề Luật là lẽ khôn ngoan cho mỗi người, vì nó là kim chỉ nam cho cuộc sống đức hạnh (đây là ý nghĩa của từ Hy bá To-ra để chỉ Lề Luật).


Trong toàn bộ đoạn văn nầy, tác giả đặt trên môi miệng của ông Mô-sê ngôn ngữ của một bậc hiền nhân; văn phong rất gần với văn phong của sách Châm Ngôn như để tâm suy niệm lẽ khôn ngoan mà chúng ta gặp thấy trong sách Ba-rúc, ở đó những từ ngữ cũng tương tự:

Nghe đi nào, hỡi Ít-ra-en,

những mệnh lệnh tặng ban sự sống,

hãy lắng tai hiểu lẽ khôn ngoan.

Đức khôn ngoan

là huấn giới của Thiên Chúa ghi trong Sách Luật,

Luật tồn tại cho đến muôn đời.

Ai gắn bó với Lề Luật thì sẽ được sống;

còn ai lìa bỏ ắt sẽ phải chết” (Br 3: 9; 4: 1)


4. Nhờ Lề Luật, dân Ít-ra-en được xem là một dân tộc vĩ đại: “Khi nghe nói về tất cả những chỉ thị đó, họ sẽ bảo rằng: Dân tộc vĩ đại nầy chỉ có thể là một dân khôn ngoan và thông minh”.

Sứ mạng phổ quát của dân Ít-ra-en không là nỗi bận lòng ưu tiên của sách Đệ Nhị Luật, được xoay quanh Giao Ước, vì lẽ sứ mạng phổ quát nầy rất hiếm kể ra trong tác phẩm nầy. Tính siêu việt của Lề Luật ban cho dân tộc nầy một tính cách mẫu mực và cho phép một dân tộc nhỏ bé đã tiếp nhận kho tàng nầy được gọi “một dân tộc vĩ đại”. Chúng ta gặp lại ở đây văn phong nồng nàn và cường điệu đặc trưng của vài đoạn văn Đệ Nhị Luật. Dân Ít-ra-en bé nhỏ, bị nghiền nát bởi vóc dáng to lớn của những đế quốc chung quanh, mặc dầu thế, được gọi “một dân tộc vĩ đại” vì Lề Luật của nó đảm bảo cho nó tính ưu việt tinh thần trên muôn dân.




5. Nhờ Lề Luật, Thiên Chúa ở gần dân.

“Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa chúng ta, ở gần chúng ta mỗi khi chúng ta kêu cầu Ngài”.


Lời khẳng định nầy đáp trả cho câu hỏi đầy xao xuyến của dân Ít-ra-en. Các thần linh dân ngoại được đúc tượng vẽ hình xem ra gần với các tín đồ hơn vị Thiên Chúa phi vật chất của dân Chúa chọn, đến mức Ngài không cho phép bất cứ hình tượng nào được dùng để tôn kính Ngài.


Thật ra, Thiên Chúa của Ít-ra-en rất gần với những ai kêu cầu Ngài. Hiệu quả của lời cầu nguyện đó là làm cho Thiên Chúa hiện diện ở trong lòng của mỗi người tín hữu.


Vả lại, cung giọng khái quát của sách Đệ Nhị Luật được ngự trị bởi ý tưởng về một Thiên Chúa yêu thương dân Ngài và ở giữa họ, một vị Thiên Chúa mà họ phải “yêu mến hết lòng hết dạ”. Nói thật ra, luật của Thiên Chúa không áp đặt từ bên ngoài vì “Lời rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, để anh em đem ra thực hành” mà chúng ta đọc thấy ở Đnl 30: 14, một bản văn loan báo giáo huấn Tin Mừng.




BÀI ĐỌC II (Gc 1: 17-18, 21-22, 27)

Chúng ta bắt đầu đọc Thư của thánh Gia-cô-bê trong suốt năm Chúa Nhật.


Chung chung, tác giả được nhận dạng với ông Gia-cô-bê, người anh em họ của Đức Giê-su, lãnh đạo đầu tiên của cộng đoàn Giê-ru-sa-lem; vì thế ông không là Gia-cô-bê Tông Đồ, anh của thánh Gioan, tử đạo vào năm 44 sau Công Nguyên. Vả lại, ở đầu bức thư của mình, tác giả không giới thiệu mình là Tông Đồ: “Tôi là Gia-cô-bê, tôi tớ của Thiên Chúa và của Chúa Giê-su Ki-tô” (Gc 1: 1). Để phân biệt hai vị thánh tiên khởi có cùng tên Gia-cô-bê nầy, người ta đặt biệt danh cho Gia-cô-bê Tông Đồ là “Gia-cô-bê Tiền”, và Gia-cô-bê anh em họ của Đức Giê-su là “Gia-cô-bê Hậu”. Chính Gia-cô-bê Hậu mà Đức Giê-su đã hiện ra sau khi Ngài sống lại, theo thánh Phao-lô (1Cr 15: 6-7); thánh nhân bị ném đã vào năm 62 do sự xúi dục của Thượng Tế lúc đó.

Thư được gởi cho các cộng đoàn Ki tô hữu gốc Do thái, sống rải rác trong thế giới Hy lạp-Rô ma (2: 2). Chung chung, người ta nghĩ rằng bức thư được viết vào khoảng giữa năm 58 và 62.


Những lời khuyên trong thư cấu thành một nền tảng giáo lý theo cung giọng cổ xưa: không có bát kỳ ám chỉ đến việc cùng chung sống giữa những tín hữu gốc Do thái và những tín hữu gốc lương dân. Giáo huấn được định vị vào truyền thống của các sách khôn ngoan Cựu Ước, được canh tân và soi sáng bởi sứ điệp Tin Mừng, nhất là bởi bài diễn từ “Các Mối Phúc Thật”, cho dù không được trích dẫn nhưng được gợi hứng từ những lời khuyên dạy luân lý.


Vài lời mở đầu đi trước các lời khuyên nầy.


1. Chúa Cha, nguồn mạch của mọi ân huệ tốt lành:

Thánh Gia-cô-bê bắt đầu gợi lên nguồn mạch đầu tiên của cuộc sống Ki tô giáo: mọi ân huệ đều xuất phát từ “Chúa Cha, Đấng tạo dựng muôn tinh tú”, ám chỉ đến công trình tạo dựng: trước hết là ánh sáng, đoạn các vầng sáng lớn nhỏ, theo chương thứ nhất của sách Sáng Thế; nhưng chắc chắn cũng phải hiểu theo nghĩa của những ánh sáng tâm linh.


“Nơi Người không hề có sự đổi thay, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng”. Những từ ngữ được sử dụng ở đây khiến chúng ta nghĩ đến chuyển động của các tinh tú. Người xưa chủ ý đồng hóa sự bền vững với chân lý, sự chuyển động với sự sai lạc. Tấm lòng quảng đại của Thiên Chúa được đảm bảo muôn năm bền vững, không hề “vật đổi sao dời”.




2. Người Ki tô hữu được sinh ra từ Thiên Chúa.

“Người đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thụ tạo của Người”.


Các Ki tô hữu được sinh vào cuộc sống đầy ánh sáng nhờ Lời chân lý, ân huệ tuyệt vời nhất của Chúa Cha, tức Chúa Con, Đức Giê-su Ki tô. Vì thế, họ trở thành “của đầu mùa trong các loài thọ tạo của Người”.


Phải chăng tác giả muốn nói rằng các cộng đoàn Ki tô hữu gốc Do thái mà thánh nhân muốn ngỏ lời hình thành nên một sự khởi đầu của nhân loại mới? Hay đúng hơn phải chăng nên hiểu: theo ý muốn của Chúa Cha, những người Ki tô hữu được xem như là hiến lễ đầu tiên của toàn thể nhân loại? Diễn ngữ “của đầu mùa” gợi lên ý tưởng thánh hiến cho Thiên Chúa.




3. Đức tin năng động:

Từ lời nhắc nhở đạo lý ngắn gọn nầy về ơn gọi Ki tô hữu, thánh Gia-cô-bê rút ra những kết luận thực tiển: quan trọng là phải có một đức tin tích cực và, đặc biệt, phải quan tâm đến những người nghèo, hai lời khuyên được lập đi lập lại như điệp khúc xuyên suốt Thư nầy.


Thật có ý nghĩa biết bao khi tác giả trích dẫn như mẫu gương sự giúp đỡ cô nhi quả phụ, đây là lời căn dặn truyền thống Cựu Ước (Xh 22: 21; Đnl 14: 29; 16: 11; 24: 19; Tv 68: 6; 14: 6, 9; Is 1: 7; Gr 7: 6; vân vân). Như vậy, thánh Gia-cô-bê nhấn mạnh sự liên tục từ luân lý Mô-sê đến luân lý Tin Mừng; không có đoạn giao nhưng kiện toàn. Đây là ghi chú căn bản của bức thư nầy vừa Do thái giáo vừa Ki tô giáo.


Hành xử như vậy chính là “giữ mình khỏi mọi vết nhơ của thế gian”, cách nói nầy vang dội Tin Mừng Mác-cô được trích dẫn hôm nay về sự thanh sạch trong lòng.




TIN MỪNG (Mc 7: 1-8, 14-15, 21-23)

Chúng ta lại tiếp tục đọc Tin Mừng Mác-cô, bị gián đoạn để nhường chỗ cho diễn từ bánh ban sự sống được trích từ Tin Mừng Gioan.


Mác-cô tường thuật cuộc tranh luận của Đức Giê-su với những người Biệt Phái, những người Biệt Phái miền Ga-li-lê nầy mà Ngài đã có chuyện xích mích rồi khi họ liên kết với vài kinh sư từ Giê-ru-sa-lem xuống, để một lần nữa điều tra lãnh vực hoạt động của Ngài, và chắc chắn với ý định cũng chẳng tử tế gì như lần đầu tiên, khi đó họ đã tuyên bố Đức Giê-su “bị quỷ vương Bê-en-dê-bun ám” (Mc 3: 22). Tại Tin Mừng Mác-cô, những kinh sư thường hiện diện như đối thủ tiêu biểu của Đức Giê-su, trái với Mát-thêu, đôi khi ông tránh nêu tên họ, có thể vì ông đã là một trong số họ.


1. Thanh sạch và ô uế theo Do thái giáo:

Khái niệm thanh sạch và ô uế chiếm một chỗ quan trọng trong Do thái giáo. Thật ra, mọi dân tộc đều đã phân biệt những cử chỉ thanh sạch và không thanh sạch để thiết lập ranh giới giữa phàm tục và thánh thiêng. Chẳng có gì phải ngạc nhiên nếu chúng ta gặp thấy những quy luật về sự thanh sạch và ô uế được trình bày trong sách Lê-vi, sách kim chỉ nam cho các tư tế. Nhưng những tín hữu bình thường cũng có thể bị uế nhiễm, vả lại thường nhất là uế nhiểm một cách tự nhiên chứ không có tương quan gì với tội lỗi như đụng chạm đến máu, một xác chết, việc ăn nằm, việc sinh đẻ, vân vân).


Tại người Do thái, hai quan niệm nhấn mạnh thái độ của họ:



  • “Tính cao vời khôn ví của Thiên Chúa”. Không phải Thiên Chúa của họ có những yêu sách cao hơn những yêu sách mà các thần linh dân ngoại đòi hỏi sao?

  • “Tính duy nhất của con người”. Con người là một thực thể bất khả phân giữa xác và hồn.Vì thế, tất cả nghi thức thanh tẩy những ô uế của con người bên ngoài cũng là thanh tẩy con người bên trong.

Sau cuộc lưu đày, người Do thái đã mất đi nền độc lập của dân tộc mình nên họ càng gắn bó hơn nữa vào chủ nghĩa đặc thù của dân tộc mình và đã tăng thêm những nghi thức cho phép họ phân biệt mình chừng nào có thể khỏi thế giới dân ngoại và nhấn mạnh phẩm chất của dân tộc mình là dân được Thiên Chúa tách riêng.


Về hiện tượng tăng thêm các nghi thức thanh tẩy, chúng ta có thể đưa ra một ví dụ chính xác: vài thập niên trước Chúa Ki tô, hai vị kinh sư danh tiếng, ông Hillel và ông Schmmaï, đứng đầu hai trường phái cạnh tranh nhau, đồng ý cùng nhau công bố một bản tuyên ngôn chỉ ra mười tám quy luật thanh sạch nghi thức.




2. Thanh sạch và ô uế theo Đức Giê-su:

Người ta đoán rằng những người Do thái đạo hạnh tuân theo muôn vàn lệnh cấm và tất cả mọi sự chú ý của họ đều hướng về những cử chỉ bên ngoài, do nỗi bận lòng về sự thanh sạch bên trong. Giáo Huấn của Đức Giê-su không chỉ nhắm đến thiết lập lại những viễn cảnh đúng, nhưng còn muốn nói rằng từ nay luật sống theo Thần Khí khởi đầu. “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người, lại có thể làm ô uế con người được; ; nhưng cái gì từ con người xuất ra, mới là cái làm cho con người thành ô uế”.


Đức Giê-su bắt đầu hủy bỏ ranh giới giữa những thức ăn thanh sạch và những thức ăn ô uế, cuộc cách mạng nầy sẽ được tiếp tục bởi các Tông Đồ (cf. Cv 10: 10) và thánh Phao-lô (1Cr 6: 12 và 10: 12-20). Việc mở ra cho thế giới lương dân đòi buộc phải trả bằng giá nầy và còn hơn nữa việc nội tâm hóa luật luân lý mà Đức Giê-su không ngừng công bố.


Trong bài trình thuật của Mác-cô, Đức Giê-su làm cho hiểu rằng mọi người đều có thể dự phần vào bàn tiệc của Ngài, không còn phân biệt Do thái hay lương dân nữa; chỉ những ai mà tấm lòng của họ muốn được thanh sạch là đủ.


Lm. Ignatiô Hồ Thông

ĐẠo tẠi tâm
Lm. Anphong Trần Đức Phương
Khi nói “Đạo Tại Tâm”, chúng ta thường hiểu theo ý nghĩa giữ đạo do tự trong lòng, chứ không hệ tại ở những việc làm bề ngoài. Chúng ta cũng thường kết án những người ‘giữ đạo bề ngoài’ mà tâm hồn thì trống rỗng, không thành thật; đó là “giả hình” hoặc “Pharisêu”. Thật ra, “Đạo tại tâm” không phải chỉ giữ ở trong lòng mà không cần giữ các lề luật bên ngoài, dù đó là luật đạo hay luật đời; nhưng “Đạo tại tâm” là “sống đạo và thực hành các giới răn của Chúa” với cả tấm lòng của chúng ta, chứ không phải chỉ để phô trương bề ngoài. Sống đạo thực sự là yêu mến và tuân giữ các giới răn của Chúa, và thực thi lòng yêu mến đó bằng cách yêu thương giúp đỡ mọi người, nhất là những người sống trong hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.

Danh từ “Pharisêu” chỉ một nhóm người trong đạo Do Thái xưa. Họ thật sự là những người muốn tuân giữ chặt chẽ các lề luật Chúa do Môisê truyền lại, như chúng ta thấy trong Bài Đọc I hôm nay (Sách Đệ Nhị Luật 4: 1-2, 6-8): “Anh em chớ thêm bớt điều gì trong các điều mà tôi đã truyền cho anh em… Anh em hãy tuân giữ các giới răn của Chúa là Thiên Chúa anh em… Anh em phải tuân giữ và thực hành…” Tuy nhiên, có nhiều người quá câu nệ vào hình thức bề ngoài, và cũng có nhiều người thích phô trương ra ngoài để chứng tỏ ta đây là người đạo đức, là những người biết sống theo lề luật cha ông để lại, nhưng trong lòng họ lại đầy những nham hiểm, mưu kế, dối trá, thù hận: “Họ làm mọi việc chỉ cốt để thiên hạ thấy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài!...” (Đúng là ‘thích khoe quần, khoe áo!’) (Matthêu 23: 25-28, Luca 11:39-44).


Những người “Biệt Phái” (tức Pharisêu) và Luật sĩ thời Chúa Giêsu thường hay rình mò và xét đoán các hành vi của Chúa và các môn đệ, và chỉ trích Chúa Giêsu và các môn đệ là những người ‘phá luật lệ’. Hôm nay, trong bài Phúc Âm (Matcô 7: 1-8, 14-15, 21-23), nhóm Biệt phái và Luật sĩ chỉ trích môn đệ của Chúa là “ăn uống với những bàn tay không trong sạch vì không chịu rửa tay trước khi ăn như luật lệ dạy…” Nhân dịp này, Chúa Giêsu muốn dạy họ một bài học thực tế về việc ‘giữ luật’ không nên quá câu nệ vào hình thức bề ngoài, nhưng quan trọng là do tự trong lòng (Đạo Tại Tâm). Chúa Giêsu không phá luật lệ Cha Ông để lại: “Con Người đến không phải để phá bỏ luật lệ, nhưng để kiện toàn!”. Cứ lo “rửa tay, rửa chén, rửa bình” mà không lo sống đạo đức thực sự thì thật là cách giữ đạo bề ngoài, là gỉa hình, như Thiên Chúa đã nói về họ qua lời tiên tri Isaia: “Dân này kính Ta bằng môi, bằng miệng mà lòng chúng xa Ta!” (Isaia 29:13). Nhân tiện, Chúa Giêsu cũng bảo họ: “Đừng bỏ giới răn Chúa để chỉ nắm giữ những luật lệ bề ngoài, vì sống đạo là thực thi giới răn Chúa, xa lánh tội lỗi như: ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, tỵ hiềm, ngạo mạn, ngông cuồng!...” (Matcô 7: 21-23).

Thánh Giacôbê trong Bài Đọc II (Giacôbê 1: 17-18, 21-22, 27) cũng nhắn nhủ chúng ta sống đạo bằng cách thực hành, đó là xa tránh tội lỗi và thực hành Đức Bác Ái: “Anh em hãy tẩy trừ mọi điều ô uế, gian ác… Anh em hãy mau mắn lãnh nhận Lời Chúa và đem ra thực hành, chứ đừng nghe xuông… Hãy giữ lòng mình khỏi mọi ô uế ở đời này… Hãy thăm viếng cô nhi, quả phụ trong cơn quẫn bách…”


Tác giả Thánh Vịnh 14 trong Bài Đáp Ca hôm nay cũng chỉ cho chúng ta biết thế nào là sống đạo thực sự: “Ai sẽ được sống trước Nhan Thánh Chúa: Đó là những người thanh liêm và và thực hiện điều công chính, trong lòng luôn suy nghĩ điều ngay, lưỡi không bịa lời vu khống, không làm điều sai trái cho người anh em, không nhục mạ những người lân cận, coi thường những kẻ bất nhân, mến yêu những người biết tôn thờ Chúa; đó là những người không xuất tiền đặt nợ thu lời, không ăn hối lộ để làm hại những người hiền lương. Những người thực thi những điều đó thì muôn đời đứng vững, không bị lung lay!”


Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện xin Chúa là Cha nhân từ tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta trong quá khứ, giúp chúng ta thật lòng ăn năn chừa cải. Xin Chúa cho chúng ta sống đạo với cả tâm hồn chúng ta, với lòng yêu mến Chúa và yêu thương mọi người. Xin Mẹ Maria, Thánh Giuse và các Thánh là những vị đã thành tâm sống đạo và đã nên Thánh sau cuộc đời gian nan trần thế, chuyển cầu cho chúng ta. Trong “Năm Linh Mục” này, chúng ta cũng tiếp tục cầu nguyện nhiều cho các Chủ Chăn, các Linh mục luôn được lòng nhiệt thành phục vụ Chúa và mọi người. Xin đặc biệt cầu nguyện nhiều cho các Chủ Chăn, Linh Mục đang gặp nhiều khó khăn, thử thách; nhất là ở Việt-Nam hiện nay.


Lm. Anphong Trần Đức Phương


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 427.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương