Trong sạch và ô uế Lm. Px vũ Phan Long, ofm 02



tải về 427.58 Kb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích427.58 Kb.
#23819
1   2   3   4   5   6   7

CỘI NGUỒN CỦA SỰ ÁC

Mc 7, 1-8.14-15.21-23

Lm. Ignatiô Trần Ngà

Trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh, có hàng ngàn người xuống đường tuần hành qua các đường phố, hô to các khẩu hiệu chống chiến tranh. Ban đầu, đám đông hô vang: "đả đảo bom giết người!"


Sau đó, trong nhóm tham gia biểu tình có cuộc tranh luận nhỏ: "Làm gì có bom giết người! Bom đạn có giết ai đâu? Chỉ có những người ác chế ra bom đạn, rồi ném bom lên đầu người khác mới gây nên tội giết người."


Thế là sau đó, người ta hô khẩu hiệu khác, hợp tình hợp lý hơn: "Đả đảo những kẻ giết người!"


Nhưng rồi lại có người bàn thêm: "Đâu phải tự dưng mà người lại giết người. Phải có động cơ nào đó thúc đẩy mới có chuyện giết người. Nếu không có lòng tham lam, ghen tị và những dục vọng xấu xa thúc đẩy, nào có ai lại đi giết người?" Ý kiến nầy được xem là chí lý.

Thế là cuối cùng, mọi người hô to khẩu hiệu khác: "Đả đảo lòng tham lam! Đả đảo ghen tị! Đả đảo hận thù!" (dựa theo Cha Anthony de Mello)

Chính những dục vọng đen tối trong lòng người mới là nguyên nhân chính gây nên mọi xấu xa trong cuộc đời và trên thế giới. Cội nguồn sự ác nằm trong thâm tâm con người.


Vì chưa hiểu điều nầy, những người biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giê-su cứ lo rửa ráy bên ngoài mà không lo rửa sạch nội tâm. Họ chú mục vào việc rửa tay trước khi dùng bữa, cho rằng đó là việc quan trọng hàng đầu và trách móc các môn đệ Chúa Giê-su đã bỏ qua tập tục đó.


Nhân cơ hội nầy, Chúa Giê-su dạy cho các ông một bài học: "Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế." (Mác-cô 7, 14-15. 21-23)




Để hiểu rõ hơn bài học nầy, chúng ta hãy nhìn lại trường hợp Cain và Aben.

Cain và Aben là hai anh em ruột thịt hằng ngày vẫn yêu mến, hoà thuận với nhau.


Thế rồi, sau khi thu hoạch hoa màu lợi tức, hai anh em cùng nhau dâng của lễ đầu mùa lên Thiên Chúa. Thiên Chúa nhận lễ vật của Aben mà từ khước lễ vật của Cain.


Thế là từ đó, trong Cain phát sinh lòng ghen tị. Lòng ghen tị lớn dần lấn át cả tình anh em ruột thịt khiến Cain dụ em ra đồng và xông vào đánh chết người em.


Chính lòng ghen tị trong tâm hồn Cain là nguyên nhân chính xui khiến anh giết chết Aben.


Một trường hợp tương tự khác là vua Sa-un và Đavít.

Thời ấy, Gô-li-át, một kiện tướng của quân Philitinh, một người khổng lồ có sức mạnh vô địch, khiêu chiến với quân Ít-ra-en. Trong hàng ngũ quân Ít- ra-en, không ai dám đương đầu với tên khổng lồ ấy.


May thay, Đa-vít xuất hiện kịp thời. Cậu dùng ná bắn lủng trán Gô-li-át, rồi dùng chính gươm của y mà chặt đầu y. Quân Ít-ra-en bấy giờ thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ, đánh tan quân địch không còn manh giáp.


Sau đó, phụ nữ từ các thành Ít-ra-en tuôn ra các ngã đường chào mừng vua Sa-un chiến thắng và ca tụng Đa-vít như vị anh hùng kiệt xuất: "Vua Sa-un giết được một ngàn, còn Đa-vít giết được hàng vạn". (Samuen I, 18, 6-8)


Lời ca tụng đó làm cho lòng ghen tị sục sôi trong lòng vua Sa-un. Nhà vua tìm mọi cách tiêu diệt Đa-vít và cuối cùng đem quân truy lùng tận những hang núi sâu, mưu toan tiêu diệt vị anh hùng tài năng và dũng cảm nầy.


Đúng là những gì xấu xa trong lòng người mới làm cho người ta ra nhơ uế. Cội nguồn sự ác nằm trong thâm tâm con người.


Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hãy nhìn vào tận đáy lòng mình để phát hiện ra những ham muốn xấu xa, những kiêu căng và ghen tị, những tham lam và thù ghét đang âm ỉ trong lòng. Chính những thứ đó mới là nguyên nhân gây nên tội ác, tạo nên mọi điều xấu xa trong xã hội loài người.

Nếu chúng ta không phát hiện và nhổ bỏ những dục vọng xấu xa đen tối khỏi tâm hồn mình, thì dần hồi chúng sẽ lớn mạnh lên, sẽ điều khiển chi phối đời sống chúng ta và chúng ta sẽ trở thành những con rối trong bàn tay dục vọng.

Lm. Ignatiô Trần Ngà

Hãy làm sẠch cõi lòng

Mc 7,1-8a-15.21-23

Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR

Sống và giữ đạo luôn phải đi song song với nhau. Đọc Tin Mừng có lẽ ai cũng phải nhận rằng đối với người Pharisêu và Luật sĩ việc giữ đạo, giữ luật lệ của họ thật ra không ai có thể sánh bằng họ…Thế mà, Chúa Giêsu lại khiển trách, mắng họ một cách thậm tệ bởi vì họ chỉ giữ luật bề ngoài, giữ những điều tỉ mỉ, những điều phụ thuộc mà quên đi cái cốt lõi là chiều sâu, là tình yêu mến, đức ái. Bài Cựu ước và bài đọc 2 trong thánh lễ hôm nay đều nhắc nhở chúng ta và mọi người điều đó. Bài Tin Mừng của thánh Marcô cho thấy những người chỉ giữ đạo bề ngoài, những hình thức xem ra hào nhoáng, bóng bảy, những tập tục bên ngoài là những kẻ giả hình.


Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu thường đem các người Pharisêu, những Luật sĩ ra để dạy mọi người. Điều Pharisêu và Kinh sư quý trọng các tục lệ, các truyền thống của tiền nhân là một điều tốt lành. Tuy nhiên, họ lại quá chú trọng đến cái bề ngoài, quá tỉ mỉ, đến độ họ câu nệ vào những điều hết sức nhỏ nhặt, không thể chấp nhận được để cho đó là điều phải giữ, khiến họ trở thành những người giả hình, kiêu căng, tự mãn. vv…Họ tự mãn về con người của họ, nới rộng áo, để dài tua áo, đeo tùng teng thẻ kinh, tự coi mình là những con người gương mẫu, đạo đức cho kẻ khác, coi mình là giỏi, là biết luật hơn người khác nên tỏ ra khinh thường mọi người, xét nét và bắt bẻ người khác. Đoạn Tin Mừng Marcô vừa đọc cho thấy họ trách, bắt bẻ môn đệ của Chúa Giêsu không rửa tay trước bữa ăn nghĩa là không giữ tập tục của tiền nhân. Và rồi để dạy họ, Chúa đã nói thẳng với họ rằng họ chỉ lo giữ bề ngoài nhưng bên trong đầy gian ác. Dâng của lễ cho Chúa, nhưng bất hiếu, không chăm nom săn sóc cha mẹ thì cũng chẳng đẹp lòng Chúa.Chính vì thế, Chúa cảnh cáo họ giữ các tục lệ cho kỹ, tỉ mỉ, nhưng bỏ qua các giới răn của Chúa, nhất là giới răn bác ái yêu thương thì chẳng có nghĩa gì, chẳng có giá trị gì cả. Đó chỉ là thái độ sống giả hình, thái độ bên ngoài: "Mồ mả tô vôi, nhưng bên trong đầy thối tha”.


Chúa dạy mọi người, dạy chúng ta phải làm mới trái tim, làm mới cõi lòng. Bởi vì nguồn gốc của việc lành hay dữ là do cõi lòng. Thiện căn ở tại lòng ta mà. Do đó, tục ngữ ca dao vẫn nói: ”Người làm sao chiêm bao làm vậy “, ” Lòng đầy mới trào ra bên ngoài “ ( hữu ư trung xuất hình ư ngoại ) là thế. Chúng ta phải luôn làm mới tâm hồn, gột rửa tâm hồn và làm sáng trái tim để những điều chúng ta chất chứa trong tim, trong lòng luôn là những điều tốt lành, nhờ đó, những lời nói, việc làm của chúng ta đem lại niềm vui và tốt đẹp cho mọi người.Chúng ta hãy nhớ lời của Thiên Chúa đã dùng miệng ngôn sứ Isaia nói rằng: ” Ta chán ngấy các lễ tế của các ngươi. Thôi đừng dâng lễ Ta bằng những lễ vật vô bổ nữa “ hoặc “ Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, nhưng lòng chúng thì lại xa Ta một trời một vực !”. Nên, chúng ta phải để lòng chúng ta chất chứa những điều tốt đẹp, tránh những điều ác độc, vì những tư tưởng tốt lành sẽ hướng dẫn hành động và cuộc sống của chúng ta. Thánh Giacôbê đã nói với nhân loại, với mỗi người chúng ta: ” Hãy tiếp nhận những lời mà những lời đó có sức mạnh để cứu thoát anh em.Hãy thực hành những lời đó. Nếu tất cả những gì anh em thực hiện là lắng nghe thì anh em đã tự lường gạt chính mình “.


Điều cốt lõi trong đạo của Chúa không phải là chúng ta làm được điều này điều nọ nhưng chính là tình yêu thúc đẩy chúng ta hành động, tình yêu phát xuất từ con tim để chúng ta yêu Thiên Chúa và yêu tha nhân.Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Corintô đoạn 13 đã viết:


“…Tình yêu là vĩnh cửu. Vì thế tình yêu chính là điều anh em phải nỗ lực tìm kiếm”.




Lạy Chúa, xin giúp chúng con đừng bao giờ quên cốt lõi của Tin Mừng là yêu thương. Amen.


Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, CSsR

LuẬt Chúa, LuẬt NgưỜi,

ĐiỀu Nào TrỌng Hơn?

Mc 7,1-8.14-15.21-23

Lm. Giuse Phạm Ngọc Ngôn, csjb

Chúng ta biết trong thời gian Chúa Giêsu cùng các môn đệ bôn ba khắp đó đây để rao giảng Tin mừng, đã có không ít người bị cuốn hút vào lời rao giảng cũng như những việc Người làm. Thế nhưng cũng không thiếu những kẻ bước theo Chúa không ngoài mục đích để theo dõi, rình mò. Và chắc chắn trong số đó không thể không có “mật thám” của những người Pharisêu và Kinh sư được “cài” vào trong đám dân chúng để rồi sau khi “phát hiện” ra rằng các môn đệ Chúa dùng bữa mà không rửa tay theo đúng truyền thống của tiền nhân. Vì thế, họ lên tiếng phàn nàn, trách móc và chất vấn Chúa Giêsu. Trước vấn đề này, chúng ta hãy xem quan điểm của Chúa Giêsu thế nào.


Người Dothái từ lâu vẫn giữ rất cẩn thận luật sạch – dơ. Họ giữ cẩn thận đến mức lẫn lộn chẳng biết cái nào chính cái nào phụ nữa. Chung quy cũng bởi vì mấy ông lãnh đạo của họ “thừa giấy vẽ voi”, vẽ rồng vẽ rắn vào đấy. Chúng ta biết rằng đạo Dothái chỉ buộc các Tư tế thuộc chi tộc Aharon rửa tay trước khi cử hành tế tự (x. Xh 30, 17-21). Ấy vậy mà những “ông kẹ” này lại áp đặt cho tất cả mọi người Dothái phải thực hiện hành vi này ngay cả trước lúc dùng bữa. Lý do vì họ nại cớ rằng mọi bữa ăn đều là hành vi tôn giáo và do đó tất cả dân Dothái đều là dân Tư tế. Để biện minh cho cách lập luận này, họ gán tất cả cho Môsê đã truyền lại. Thế là “dân đen nhà ta” cứ thế tối mắt tối mũi tuân chỉ, còn họ thì rình rình mò mò để theo dõi, để bắt bớ, để trừng phạt những ai không tuân hành.

Chúng ta biết rằng, chính điều luật Thiên Chúa đượclưu truyền mới là truyền thống đích thực, một truyền thống phát xuất từ chính Thiên Chúa tuôn chảy đến con người, chứ không phải là thứ truyền thống do con người đặt ra, và, tệ hơn nữa, đặt ra để phục vụ cho những lợi ích nhỏ nhen và thấp hèn. Vì lẽ đó, trước sự phản ứng của mấy “ông kẹ” này, Chúa Giêsu đã cho họ thấy rằng lời Ngôn sứ Isaia xưa nói về họ quả không sai “dân này thờ Ta bằng môi miệng, nhưng lòng chúng thì xa Ta” (Is 29,13).

Chúa Giêsu đã chỉ cho họ thấy rằng điều căn bản nhất là điều răn của Thiên Chúa lẽ ra họ phải nhất mực tuân giữ; thì trái lại, họ lại quá chú trọng đến truyền thống của cha ông họ là những truyền thống đến từ người phàm; họ quan trọng hoá những hình thức bên ngoài mà quên mất những hành vi phượng tự xuất phát từ bên trong tâm hồn. Do đó, giáo huấn của Chúa Giêsu như một lời cảnh tỉnh, giúp họ tỉnh ngộ trước những việc làm đầy tính hình thức này.


Liên quan đến việc sạch dơ, Chúa Giêsu giải thích rõ ràng rằng không phải cái từ bên ngoài -là những luật lệ mà người Dothái tuân giữ, làm cho họ nên thanh sạch, nhưng chính là cái phát xuất từ bên trong mới làm cho con người ra ô uế. Đó là những tư tưởng, tâm tình, ý định bất chính, v.v…. Nguồn gốc làm cho con người ra ô uế chính từ bên trong “tận đáy lòng” của con người. Chúa Giêsu bắt đầu liệt kê hàng loạt những ý định xấu từ trong lòng con người phát xuất ra. Đó là nguồn gốc làm cho con người ra ô uế. Liệt kê 12 điều xấu xa của lòng người như tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo và ngông cuồng, Chúa Giêsu không gì khác hơn là nhắc nhớ họ đâu là điều cần phải tránh để khỏi làm tâm hồn họ ra ô uế.

Bên cạnh đó, Chúa Giêsu còn cho người Dothái và cả chúng ta nữa biết rằng, con người thanh sạch không hệ tại ở dáng vẻ bên ngoài, không phải là những tuân giữ luật Chúa cách máy móc, cốt cho người ta thấy; không phải là cử chỉ bên ngoài của những kẻ mang tâm địa “miệng nammô, ruột bồ dao găm” mà là xuất phát từ chính tâm hồn công chính thánh thiện. Con người thanh sạch phải là con người có trái tim phát xuất từ chính Thiên Chúa. Họ tuân giữ điều răn của Thiên Chúa không vì để “lòe” thiên hạ mà cốt để tôn vinh Thiên Chúa – Đấng mà họ mến yêu, tôn thờ. Họ tuân giữ các giới luật không bởi vì bị buộc phải làm vậy mà vì ý thức rằng những điều đó mang đến cho họ sự bình an thư thái, mang đến cho họ nguồn hạnh phúc đích thực trong tâm hồn.

Người Kytô chúng ta được mời gọi sống và giữ đạo để trở nên công chính ngay từ bên trong tâm hồn chứ không phải giữ đạo theo kiểu ngụy trang, hình thức bên ngoài. Xin cho Lời Chúa hôm nay giúp mỗi người chúng ta phản tỉnh để xem thái độ sống và giữ đạo của chúng ta có theo đường lối và huấn lệnh của Thiên Chúa hay là như cách sống và giữ đạo của mấy ông Pharisêu và Kinh sư xưa – lối sống và giữ đạo đã bị Chúa Giêsu lên án. Hãy nhớ rằng, giới luật của Thiên Chúa là trên hết, vượt trên mọi nguyên tắc luật lệ và truyền thống của con người.


Lm. Giuse Phạm Ngọc Ngôn, csjb
SỐNG TƯỞNG NHỚ ƠN CHA

Lm. Nguyễn Khoa Toàn

Hai thanh niên A và B ngồi tâm sự với nhau: A: “Sao mày có vẻ lo âu quá vậy?” B: “Tao sắp có con rồi !” người kia trả lời. A: “Có con thì vui chứ sao lại buồn như thế?” B: “Vui sao được! Vợ tao chưa biết…”


“Mẹ ơi! Bố đâu rồi hả Mẹ? Mẹ biết con rất cần Bố; nếu không, cuộc sống con sẽ không trọn vẹn đâu Mẹ ạ!” Thật không dễ dàng gì khi phải bàn về vai trò của người cha trong xã hội hiện nay, nhưng chẳng cần phải là một thiên tài để biết rằng con cái cần tình thương của cả người cha lẫn người mẹ để có thể phát triển bình thường. Tình thương của người cha ít nhiều khác với tình thương của người mẹ nhưng con cái phải cần đủ cả hai.


Chúa Nhật này là Father’s Day –ngày Nhớ Ơn Cha. Năm 1909, một phụ nữ Mỹ là Sonora Dodd chợt nảy sinh ý tưởng thành lập ngày Nhớ Ơn Cha trong lúc lắng nghe một bài thuyết giảng nhân ngày Nhớ Ơn Mẹ.


Bố của Sonora là William Smart –một cựu chiến binh thời Nội Chiến tại Hoa Kỳ. Mẹ Sonora mất khi vừa sinh đứa con thứ sáu và Wiiliam phải “gà trống nuôi con”. Rồi khi đầy lông đủ cánh, Sonora mới thấu hiểu đuợc những hy sinh trời biển của cha mình nhất là từ khi mẹ không còn sống cạnh bên. Và nếu đã có ngày Nhớ Ơn Mẹ, thì tại sao lại không có ngày Nhớ Ơn Cha?


Có ai đó đã viết rằng một trong những món quà qúy giá nhất mỗi người nhận được từ Thượng Đế là Bố. Là Ba. Là Tía. Là Cha … Dẫu cho xã hội có thay đổi như thế nào đi chăng nữa, ngày Nhớ Ơn Cha phải đuợc xem như một nhắc nhở là người cha vẫn còn giữ một vai trò quan yếu trong từng mỗi gia đình.


Viết như thế không phải là để chỉ trích những gia đình mà vì lý do này hay lý do kia, cha mẹ không còn chung sống với nhau đuợc nữa. Nhưng Ngày Nhớ Ơn Cha, cũng như ngày Nhớ Ơn Mẹ, là một cơ hội để những bậc làm cha mẹ khắc ghi trong tâm trong trí là có thể mua cho con cái bất cứ thứ gì, nhưng không thể mua bất cứ nơi đâu tình yêu của nguời cha. Và người mẹ.


Như Môisen đã nói cùng dân Do Thái năm xưa là “chớ thêm bớt điều gì nhưng hãy tuân giữ các giới răn của Chúa; hãy ý tứ và giữ mình và dạy cho con cái biết các điều ấy.” Thật thế, “điều quan trọng thiết yếu nhất mà mỗi người cha có thể làm cho con cái mình,” như Theodore Hesburgh nhận xét, “là yêu thương mẹ chúng nó.”


Chẳng cần phải chứng minh là sự giáo dục cần thiết nhất của con cái thường do tự nguời cha. Khi đuợc hỏi là nhận đuợc sự huấn luyện từ đâu, cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã không ngần ngại trả lời: “Từ Cha tôi.” Mà lắm khi cũng chẳng cần gì phải dạy dỗ khi lời nói đi đôi với việc làm, khi như thánh Giacôbê viết, “thực thi lời đã nghe.” Hoặc như Clarence Kelland đã có lần tâm sự rằng cha của cô không dạy cô phải sống thế nào: “Bố tôi sống, và Bố để cho tôi quan sát Bố sống. Thế thôi!”


“Một người cha bằng tá thầy giáo!” Hãy cầu nguyện để mỗi người cha đuợc biết sống trung thành với ơn gọi thiêng liêng cao qúy này. Như Mẹ Thánh Têrêsa đã khuyên những người cha: “Bạn có thể làm gì để cổ vũ cho hoà bình trên thế giới?. Hãy về và yêu thương chính gia đình mình.”



Lm. Nguyễn Khoa Toàn
LỀ LUẬT VÀ TRUYỀN THỐNG

Lm. Giuse Đinh lập Liễm
Người đời thường nói:”Thèm lòng chứ ai thèm thịt” hoặc “Vị tình vị nghĩa, không ai vị đĩa xôi đầy”, có nghĩa là người ta đến giỗ tết hiếu hỉ, thăm nom vì quan hệ tình cảm, vì cái lòng tốt đối với nhau chứ không phải cốt để ăn uống hoặc là thèm muốn miếng thịt đem biếu nhau. Trong quan hệ hằng ngày người ta cần cái lòng tốt chứ không cần hình thức bề ngoài. Câu tục ngữ này cũng giúp chúng ta hiểu rằng khi đến với Chúa, ta không cần phải chú trọng quá vào hình thức mà cần tấm lòng của chúng ta đối với Chúa, đó là yêu Chúa và tha nhân.


I. LỀ LUẬT VÀ TRUYỀN THỐNG

Trong Cựu ước, bộ luật có tới 613 khoản, nhưng những khoản luật đó chỉ nói trên nguyên tắc, còn trong áp dụng thực hành người ta còn thêm vào những lời cắt nghĩa mà ta gọi là truyền thống hay truyền khẩu. Như vậy có hai thứ luật:




1. Luật thành văn

Trong hai thứ luật này có cái cổ hơn và quan trọng hơn là Lề luật thành văn. Lề luật này căn cứ trên sách Torah (Ngũ Kinh), nghĩa là 5 cuốn sách đầu tiên của Cựu ước, đôi khi còn gọi là luật Maisen. Thật ra, Ngũ kinh hàm chứa một ít qui tắc và chỉ dẫn chi tiết, nhưng về các vấn đề đạo đức, những gì được nêu lên chỉ là một loạt nguyên tắc mà người ta phải tự giải nghĩa và ứng dụng cho riêng mình. Trong một thời gian dài, dân Do thái bằng lòng với những “kiểu mẫu” này. Họ áp dụng vào đời sống vì thấy chúng thích hợp.


2. Luật truyền khẩu hay truyền thống

Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, có một nhóm chuyên nghiên cứu Lề luật, dưới biệt hiệu là Luật sĩ (Kinh sư). Nhóm người này thấy những điều luật tổng quát trong bộ luật ấy quá mơ hồ, thiếu tính rõ ràng, cần phải được soạn thảo lại cho rõ ràng hơn, với nhiều chi tiết hơn. Do đó, họ muốn triển khai, phóng đại, phân tích các nguyên tắc lớn ấy biến chúng thành hàng ngàn lề luật, qui tắc nhỏ nhặt, để điều khiển từng hành động, từng hoàn cảnh của đời sống. Các luật lệ và qui tắc ấy không hề được viết ra cho đến sau thời Chúa Giêsu một thời gian dài. Chúng vẫn được gọi là Luật truyền khẩu, đây chính là cái gọi là tương truyền của người xưa.




II. TRUYỀN THỐNG TRONG NGHI THỨC RỬA TAY


1. Tập tục rửa tay

Trong khoảng thời gian này, trong dân chúng Do thái, có rất nhiều người muốn bắt chước các tư tế của họ về sự thánh thiện bề ngoài có tính cách nghi thức. Chẳng hạn theo lề luật thành văn, mọi tư tế đều phải rửa tay khi vào nơi thánh trong đền thờ. Mục đích của luật này là tẩy rửa đi tất cả những gì là ô uế về mặt tôn giáo để các tư tế xứng đáng thờ phượng Chúa hơn. Dần dần, dân chúng bắt chước các tư tế rửa tay trước khi cầu nguyện. Và bằng những suy nghĩ tương tự như thế, họ cũng rửa tay trước khi dùng bữa.


Có nhiều luật lệ rõ ràng và nghiêm nhặt về việc rửa tay. Trước khi dùng bữa và giữa hai món ăn, người ta phải rửa tay, và phải rửa theo một nghi thức nhất định. Để bắt đầu, phải làm cho đôi bàn tay không còn dính đất cát vôi vữa sỏi sạn vụn hay các vật tương tự. Nước rửa tay phải được đựng trong những choé đá lớn, hay bình bằng đồng, để chính chúng cũng thanh sạch theo ý nghĩa lễ nghi, và để được chắc chắn là chúng không được dùng vào việc gì khác và chẳng có vật gì rơi rớt hay lẫn lộn, pha trộn vào đó.


Nghi thức rửa tay phải như thế này: trước hết bàn tay được xoè ra, các đầu ngón tay chỉ lên trên, nước phải được đổ phía trên và chảy xuống ít nhất đến cổ tay. Lượng nước tối thiểu phải dùng là một phần tư log, tương đương với số nước đựng đầy một vỏ quả trứng rưỡi. Trong lúc bàn tay vẫn còn ướt phải rửa bàn tay này bằng mu bàn tay kia. Đây là cách giải nghĩa cách thức rửa tay bằng mu bàn tay kia: mu bàn tay này phải kỳ cọ vào lòng bàn tay kia và toàn thể bề mặt của bàn tay kia. Như thế có nghĩa là trong giai đoạn này, hai bàn tay đã ướt nước, nhưng bây giờ nước đó đã bị dơ vì đã tiếp xúc với hai bàn tay dơ rồi. Một lần nữa phải chụp các ngón tay lại, chúc xuống dưới rồi đổ nước lên, sao cho nước từ cổ tay chảy xuống khắp các đầu ngón tay. Sau khi đã làm đúng như thế, thì đôi tay mới được sạch.




2. Rửa tay là việc quan trọng

Đây là vấn đề không phải chỉ là vệ sinh mà là tập tục tôn giáo về “sạch” và “dơ”, được ghi thành luật của Maisen trong sách Lêvi, được thêm vào nhiều chi tiết và qui định rõ ràng qua truyền thống.


Vào thời Đức Giêsu, dân Do thái tuân giữ những lệnh truyền khẩu này cũng tỉ mỉ và thành tín chẳng khác nào lề luật thành văn của Ngũ Kinh. Ý tưởng hàm chứa đàng sau việc tuân giữ này quả thực cao đẹp, bởi vì nó nhằm mục đích làm cho tôn giáo thấm nhập vào mỗi hành vi của cuộc sống, nhưng trong quá trình thực thi luật lệ này, một điều bi đát đã xẩy ra vì tôn giáo đã dần dần thoái hoá thành một hoạt động chỉ đơn thuần là chu toàn những nghi thức bên ngoài: tuân giữ những nghi thức này thì được kể là làm đẹp lòng Thiên Chúa, còn không giữ chúng đồng nghĩa với phạm tội. Nói tóm lại, tuân giữ những nghi thức bên ngoài này được đồng hóa, được đánh giá là đạo đức, là biết phụng sự Chúa.




Truyện: Nhịn uống để rửa tay.

Có một thầy tiến sĩ luật Do thái bị đi tù ở Rôma. Ông chỉ được ăn uống tối thiểu, nhằm mục đích kéo dài cuộc sống cho qua ngày. Thời gian trôi qua, thầy luật sĩ yếu dần. Cuối cùng, người ta phải mời một y sĩ đến khám. Y sĩ bảo rằng cơ thể ông bị thiếu nước.


Các sĩ quan cai ngục không hiểu nổi tại sao ông ta lại có thể thiếu nước. Bởi vì khẩu phần nước mỗi ngày tuy là tối thiểu, nhưng vẫn tương đối đủ cho một cơ thể. Thế là đám lính gác liền chú ý quan sát thầy luật sĩ một cách kỹ lưỡng hơn, xem ông ta làm gì với số nước ấy. Cuối cùng, người ta khám phá ra bí mật. Thầy luật sĩ ấy đã sử dụng phần lớn số nước để rửa tay theo nghi thức tôn giáo trước khi cầu nguyện và ăn uống. Như thế ông ta chỉ còn lại rất ít nước để uống.




3. Ý nghĩa việc rửa tay

Ngày nay, có một sự quan tâm to lớn đối với việc làm sạch sẽ thân thể. Vì thế mới có mọi thứ quảng cáo về xà bông và nước hoa. Và cũng có sự quan tâm về môi trường – với chất lượng của nước uống, thực phẩm và không khí. Điều đó không phải là quan trọng. Chỉ có một điều là có một môi trường khác còn quan trọng hơn: môi trường đạo đức. Điều xấu là ô nhiễm tồi tệ nhất trong mọi thứ ô nhiễm (Flor McCarthy).

Thực ra, việc rửa tay không phải chỉ nhằm việc vệ sinh thân thể nhưng là việc vệ sinh tâm hồn. Rửa tay là có ý rửa cho linh hồn mình được sạch mọi vết nhơ tội lỗi. Trong thánh lễ, khi chủ tế rửa tay với chút nước thì đọc: ”Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tôi con phạm xin Ngài thanh tẩy”. Nhưng tiếc thay, nhiều người Do thái chỉ chú trọng rửa tay là rửa tay theo truyền thống mà không để ý đến việc thanh tẩy tâm hồn mình. Vì thế, nhà thần học William Barclay nói:”Người ta có thể căm thù tha nhân tận xương tủy mà không một chút áy náy vì họ đã tuân giữ một cách chặt chẽ các nghi thức rửa tay và các nghi thức thanh tẩy khác”.


III. SAI LẦM TRONG VIỆC GIỮ TRUYỀN THỐNG
1. Họ chỉ biết giữ lấy truyền thống

Đọc bốn sách Tin mừng, ta phải nể phục sự nghiêm túc giữ luật của các luật sĩ Do thái: họ giữ luật Maisen cẩn thận từng chi tiết, cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Ngoài những điều khoản của Lề luật, họ còn giữ cả những chi tiết nhỏ mọn trong truyền thống Do thái giáo.


Nhưng Đức Giêsu đã cho họ thấy rằng sự thánh thiện không hệ tại việc giữ một cách chi tiết như thế, hay giữ theo hình thức bên ngoài, mà hệ tại một cái gì đó sâu xa hơn nhiều. Cái đó ở trong nội tâm chứ không phải ở bên ngoài.


Điều đáng tiếc là những người đặt nặng những chi tiết hay những hình thức bên ngoài của lề luật, thì lại thường coi nhẹ cái cốt tủy của lề luật. Đức Giêsu đã tố giác điều ấy: ”Khốn cho các ngươi, hỡi các luật sĩ và biệt phái giả hình ! Các ngươi nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng (=tức những điều phụ thuộc), mà bỏ những điều quan trọng nhất trong lề luật là công lý, lòng nhân và sự thành thật. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được bỏ”(Mt 23,23). Như vậy, theo Đức Giêsu, ba điều quan trọng nhất trong lề luật, tinh thần của lề luật, cũng là cốt tủy của sự thánh thiện, chính là chân lý, công lý và tình thương.


Đối với lòng nhiệt thành giả tạo có vẻ quá hình thức này, Đức Giêsu nghĩ thế nào về họ ? Ngài trách cứ họ hai điều: một là giả hình, hai là làm đảo lộn giá trị.




Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 427.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương