TRƯỜng đẠi học vinh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH



tải về 2.63 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.63 Mb.
#18344
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20


BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số C50- HD)


1- Mục đích: Biên bản giao nhận TSCĐ nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp phát, được tặng biếu, viện trợ, nhận góp vốn, TSCĐ thuê ngoài... đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn,... (không sử dụng Biên bản giao nhận TSCĐ trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê). Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ TSCĐ, sổ kế toán có liên quan.

2 - Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Khi có tài sản cố định mới đưa vào sử dụng hoặc điều TSCĐ cho đơn vị khác, đơn vị phải lập Hội đồng bàn giao gồm: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số uỷ viên. Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và do cùng 1 đơn vị giao 1 đơn vị nhận có thể lập chung 1 Biên bản giao nhận TSCĐ.

Góc trên, bên trái của Biên bản giao nhận TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) của TSCĐ.

Cột C: Ghi số hiệu TSCĐ

Cột D: Ghi nước sản xuất (Nga, Nhật ...)

Cột 1: Ghi năm sản xuất.

Cột 2: Ghi năm bắt đầu đưa vào sử dụng

Cột 3: Ghi công suất (diện tích) thiết kế. Ví dụ xe TOYOTA 12 chỗ ngồi, hoặc máy phát điện 75 KVA, ...

Cột 4, 5, 6, 7: Ghi các yếu tố cấu thành nên nguyên giá TSCĐ gồm: Giá mua (hoặc giá thành sản xuất) (cột 4); chi phí vận chuyển, lắp đặt (cột 5); chi phí chạy thử (cột 6), ...

Cột 8: Ghi nguyên giá TSCĐ (Cột 7 = Cột 4 + cột 5 + cột 6).

Cột E: Ghi những tài liệu kỹ thuật kèm theo TSCĐ khi bàn giao.

Bảng kê dụng cụ, phụ tùng kèm theo: Liệt kê số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ khi bàn giao. Sau khi bàn giao xong các đại diện bên giao, bên nhận TSCĐ cùng ký vào biên bản. Đồng thời thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng bên nhận phải ký vào Biên bản giao nhận TSCĐ.

Biên bản giao nhận TSCĐ được lập thành 2 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.



BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số C51- HD)



1- Mục đích: Biên bản thanh lý TSCĐ nhằm xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Biên bản thanh lý TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách. Khi có quyết định về việc thanh lý TSCĐ đơn vị phải thành lập Ban thanh lý TSCĐ. Thành viên Ban thanh lý TSCĐ được ghi chép ở mục I.

Mục II: Ghi các chỉ tiêu chung về TSCĐ có quyết định thanh lý như:

- Tên, ký hiệu TSCĐ, số hiệu, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, số thẻ TSCĐ.

- Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ đó.

Mục III: Ghi kết luận của Ban thanh lý, ghi ý kiến nhận xét của Ban về việc thanh lý TSCĐ.

Mục IV: Sau khi thanh lý xong căn cứ vào chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi (giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính).

Biên bản thanh lý phải do Ban thanh lý TSCĐ lập và có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của Trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị.


BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.

(Mẫu số C52- HD)



1- Mục đích: Biên bản đánh giá lại TSCĐ nhằm xác nhận việc đánh giá lại TSCĐ và làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ.
2 - Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá lại TSCĐ, ghi rõ số và ngày, tháng, năm của Quyết định, họ và tên từng thành viên của Hội đồng đánh giá.

Góc trên, bên trái của Biên bản đánh giá lại TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) số hiệu và số thẻ của TSCĐ.

Cột 1, 2, 3: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán tại thời điểm đánh giá.

Cột 4: Ghi giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại. Trường hợp đánh giá lại TSCĐ để điều chỉnh lại sổ kế toán thì cột 4 chia thành 3 cột tương tự cột 1, 2, 3 để ghi như sau: Ghi nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại theo giá mới đánh giá lại.

Cột 6, 7: Cột chênh lệch tăng, giảm cũng tính cho từng chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại giữa giá mới đánh giá lại và giá trị ghi trên sổ kế toán.

Sau khi đánh giá xong, Hội đồng có trách nhiệm lập biên bản ghi đầy đủ các nội dung và các thành viên trong Hội đồng ký, ghi rõ họ tên vào Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Mẫu số C53- HD)



1. Mục đích: Biên bản kiểm kê tài sản cố định nhằm xác nhận số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, thừa thiếu của đơn vị so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý tài sản cố định, làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất và ghi sổ kế toán số chênh lệch.

2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Khi tiến hành kiểm kê phải thành lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên, ghi rõ thời điểm kiểm kê (...giờ.... ngày… tháng… năm…), họ và tên từng thành viên của Ban kiểm kê. Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi tài sản cố định

Góc trên, bên trái của Biên bản kiểm kê TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên TSCĐ, mã số TSCĐ, nơi sử dụng TSCĐ

Cột 1, 2, 3: Ghi số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ theo sổ kế toán.

Cột 4, 5, 6: Ghi số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ theo kết quả kiểm kê

Cột 7, 8, 9: Ghi số chênh lệch về số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ giữa sổ kế toán với kết quả kiểm kê

Trên Biên bản kiểm kê TSCĐ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê TSCĐ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị. Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của đơn vị đều phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét.


BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ

SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH

(Mẫu số C54- HD)


1- Mục đích: Biên bản giao nhận TSCĐ, sửa chữa lớn hoàn thành nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ sửa chữa và bên thực hiện việc sửa chữa. Biên bản này là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa TSCĐ.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Khi có TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành phải có Quyết định thành lập bộ phận sửa chữa, khi sửa chữa xong phải lập Biên bản giao nhận gồm đại diện bên thực hiện việc sửa chữa và đại diện bên có TSCĐ sửa chữa.

Góc trên, bên trái của Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách, phía dưới ghi số Quyết định những người đại diện cho đơn vị sửa chữa và đơn vị có TSCĐ sửa chữa

Ghi tên, ký mã hiệu, qui cách, số thẻ, số hiệu TSCĐ sửa chữa.

Ghi nơi quản lý sử dụng TSCĐ. Ghi rõ thời gian bắt đầu sửa chữa và hoàn thành việc sửa chữa TSCĐ.

Ghi rõ các bộ phận sửa chữa.

Cột A: Ghi rõ tên của bộ phận cần phải sửa chữa của TSCĐ.

Cột B: Ghi nội dung (mức độ) của công việc sửa chữa như: thay thế mới hoặc sửa chữa, tân trang lại v.v...

Cột 1: Ghi giá dự toán (giá kế hoạch) (đối với trường hợp đơn vị tự làm) hoặc giá hợp đồng hai bên đã thoả thuận (đối với trường hợp thuê ngoài) của từng bộ phận cần sửa chữa.

Cột 2: Ghi số chi phí thực tế đã chi cho từng bộ phận sửa chữa (đối với trường hợp đơn vị tự sửa chữa).

Đối với trường hợp thuê ngoài sửa chữa thì chỉ ghi vào cột này khi có sự thay đổi về giá cả (so với giá ghi theo hợp đồng) phát sinh trong quá trình sửa chữa được bên có TSCĐ sửa chữa chấp nhận thanh toán.

Cột 3: Ghi rõ kết quả kiểm tra của từng bộ phận sau khi đã sửa chữa xong.

Kết luận: Ghi ý kiến nhận xét tổng thể về việc sửa chữa lớn TSCĐ của Ban giao nhận.

Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành lập thành 2 bản, đại diện hai bên giao nhận cùng ký và mỗi bên giữ một bản, sau đó chuyển cho kế toán trưởng của đơn vị nhận ký duyệt và lưu tại phòng kế toán.


BẢNG TÍNH HAO MÒN TSCĐ

(Mẫu số C55a- HD)


1. Mục đích: Bảng tính hao mòn TSCĐ dùng để phản ánh số hao mòn đã tính của từng loại TSCĐ cho các đối tượng TSCĐ. Bảng tính này áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp phải tính hao mòn TSCĐ vào cuối năm để có cơ sở ghi giảm nguyên giá TSCĐ.
2. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Bảng tính hao mòn TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Bảng tính hao mòn TSCĐ được lập theo kỳ hạn quy định tính hao mòn TSCĐ cho các đối tượng TSCĐ (thường là cuối năm).

Cột A, B: Ghi số thứ tự và loại TSCĐ của đơn vị

Cột 1: Ghi nguyên giá của từng loại TSCĐ

Cột 2: Ghi tỷ lệ hao mòn của từng loại TSCĐ

Cột 3: Ghi số hao mòn tính trong kỳ của từng loại TSCĐ (Cột 3 = Cột 1 x cột 2)

Bảng này do kế toán TSCĐ lập. Sau khi lập xong người lập bảng ký, ghi rõ họ tên và chuyển cho kế toán trưởng ký, ghi rõ họ tên.

Bảng này là cơ sở để ghi sổ TSCĐ (phần hao mòn), sổ chi tiết TK 466 để tính giá trị còn lại của tài sản cố định và các sổ kế toán khác có liên quan.
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ

(Mẫu số C55b- HD)


1- Mục đích: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ trong kỳ. Bảng này áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh phải trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ,...
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được lập theo kỳ hạn quy định tính khấu hao TSCĐ cho các đối tượng TSCĐ.

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ (sản phẩm, dịch vụ) và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong kỳ trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong kỳ này.

Cơ sở để lập:

+ Dòng khấu hao đã tính kỳ trước lấy từ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kỳ trước.

+ Các dòng số khấu hao TSCĐ tăng, giảm kỳ này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ trong kỳ theo chế độ qui định hiện hành về khấu hao TSCĐ.

Dòng số khấu hao phải tính kỳ này được tính bằng (=) số khấu hao tính kỳ trước cộng (+) Số khấu hao tăng, trừ (-) Số khấu hao giảm trong kỳ.

Số khấu hao phải trích kỳ này trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các sổ kế toán có liên quan, đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

PHẦN III- MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC THANH TOÁN

1. Mọi khoản thanh toán theo từng nội dung chi đều phải tuân thủ các quy định tại Quy trình thanh toán này. Khi thanh toán các khoản chi, phòng KHTC phải đóng dấu “Đã thanh toán” vào các chứng từ gốc đã được thanh toán để tránh trường hợp thanh toán trùng lặp.

2. Hồ sơ thanh toán của các tổ chức ở bên ngoài chuyển đến đề nghị Nhà trường thanh toán nếu không phải là người có chức vụ cao nhất ở tổ chức ký thì phải có Bản chính hoặc Bản sao có công chứng giấy uỷ quyền bằng văn bản.

3. Khi mua hàng hoá, dịch vụ có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên thì phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

4. Các khoản thanh toán có giá trị từ 200.000 đồng trở lên phải có hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng thông thường do người bán cung cấp cho từng lần thanh toán. Nghiêm cấm các trường hợp tách nhỏ 1 khoản thanh toán để sử dụng hoá đơn bán lẻ.

5. Quy định về tạm ứng và thanh toán tạm ứng



5.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

- Quy định này được áp dụng trong phạm vi toàn ĐHV;

- Đối tượng là cán bộ viên chức và người lao động khác (gọi tắt CBVC) đã được ký hợp đồng lao động với ĐHV.

5.2. Mục đích

- Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư của ĐHV giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện các nhiệm vụ của ĐHV như mua vật tư, hàng hóa, tạm ứng hóa chất thí nghiệm để phục vụ cho công tác giảng dạy,… hoặc giải quyết một công việc nào đó được Hiệu trưởng phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là cán bộ viên chức của ĐHV.

- Khoản tiền do người nhận tạm ứng nhưng chưa thanh toán, là khoản nợ phải thu của ĐHV với CBVC, là vật tư của ĐHV đang bị CBVC nắm giữ phát sinh từ các hoạt động thường xuyên của nhà trường (như: do thanh toán chậm, đã chi tiền nhưng chưa có đủ chứng từ thanh toán theo qui định,…).

Qui định về chế độ tạm ứng và thanh toán hoàn tạm ứng nhằm đưa công tác tạm ứng, thanh toán đi vào nề nếp, đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước và nhanh chóng thu hồi tiền tạm ứng; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán.



5.3. Nguyên tắc tạm ứng

- Người nhận tạm ứng phải (cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với ĐHV về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.

- Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán toàn bộ, dứt điểm (Theo từng lần, từng khoản) số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng (nếu có). Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì ĐHV sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

- Phải thanh toán dứt điểm đợt tạm ứng trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau. Đặc biệt đối với các đơn vị trực thuộc ĐHV hàng tháng phải hoàn tạm ứng rồi mới cho tạm ứng tháng sau. Trừ trường hợp đặc biệt được Hiệu trưởng đồng ý.



5.4. Quy trình tạm ứng

Căn cứ vào yêu cầu công việc được giao, người tạm ứng có trách nhiệm điền đầy đủ các nội dung qui định trong giấy đề nghị tạm ứng (theo mẫu), đính kèm các hồ sơ đề nghị tạm ứng để thực hiện công việc (nếu có) đã được Hiệu trưởng phê duyệt như tạm ứng mua vật tư, phục vụ công tác hành chính, đi công tác, chi tiếp khách, hóa chất thí nghiệm,… gửi về phòng KHTC thẩm định và trình Hiệu trưởng phê duyệt.



5.5. Quy trình thanh toán hoàn tạm ứng

- Sau khi thực hiện xong công việc, người tạm ứng có trách nhiệm tập hợp đầy đủ chứng từ theo qui định, nộp về phòng KHTC. Kế toán tiến hành phân loại chứng từ, tất cả chứng từ thanh toán phải được kế toán trưởng thẩm tra trước khi trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Khi nội dung đề nghị thanh toán vượt so với dự toán,… đã được duyệt, người trực tiếp chi tiền phải có giải trình lý do chi vượt, có xác nhận của phụ trách đơn vị và gửi về phòng KHTC trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Phòng KHTC phải theo dõi tài khoản tạm ứng, thường xuyên đối chiếu số phát sinh, số dư chi tiết với số liệu tổng hợp, phân tích các khoản dư nợ tồn đọng, hàng tháng báo cáo và đề xuất phương án giải quyết để Hiệu trưởng quyết định.

6. Quy định về chứng từ kế toán

a) Về chữ ký trên chứng từ kế toán

Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, hoặc dấu khắc sẵn chữ ký, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải thống nhất với chữ ký các lần trước đó.

Các đơn vị trực thuộc ĐHV nếu được phân cấp hạch toán độc lập, có tổ chức bộ máy kế toán riêng trường hợp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với KBNN, Ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.

Chữ ký của Hiệu trưởng (hoặc người được uỷ quyền), của kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) và dấu đóng trên chứng từ phải phù hợp với mẫu dấu và chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại KBNN hoặc Ngân hàng. Chữ ký của kế toán viên trên chứng từ phải giống chữ ký trong sổ đăng ký mẫu chữ ký. Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của Thủ trưởng đơn vị. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.

ĐHV phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Hiệu trưởng (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Hiệu trưởng (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Hiệu trưởng quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản. Chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên.



b) Về chữ ký đăng ký tại KBNN nơi ĐHV giao dịch và mở tài khoản

Chữ ký thứ nhất: là chữ ký của Chủ tài khoản (hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tài khoản) và người được uỷ quyền ký thay Chủ tài khoản.

- Chữ ký của Chủ tài khoản là chữ ký của Hiệu trưởng hoặc chữ ký của người được uỷ quyền làm Chủ tài khoản theo quy định của Pháp luật. Trường hợp Hiệu trưởng là chủ tài khoản, người được uỷ quyền ký thay là Phó Hiệu trưởng.

- Chữ ký của người được ủy quyền ký thay Chủ tài khoản được ghi trong Giấy đăng ký mở tài khoản và mẫu dấu, chữ ký:

Chữ ký thứ hai: là chữ ký của Kế toán trưởng của ĐHV và người được uỷ quyền ký thay Kế toán trưởng.

- Mỗi đơn vị chỉ được đăng ký tối đa 4 người ký chữ ký thứ nhất (Chủ tài khoản và 3 người được uỷ quyền); 3 người ký chữ ký thứ hai (Kế toán trưởng và 2 người được uỷ quyền).

7. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán

a) Tất cả các chứng từ kế toán do ĐHV lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của nhà trưòng. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:

- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;

- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Hiệu trưởng ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ (nếu có);

- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;

- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.

b) Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán; Đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;

- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.

c) Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho Hiệu trưởng biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành.

d) Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ thanh toán.

8. Quản lý, sử dụng chứng từ kế toán

a) Chứng từ kế toán sau khi sử dụng để ghi sổ kế toán phải được phân loại theo nội dung kinh tế, sắp xếp theo trình tự thời gian và đóng thành từng tập, ngoài mỗi tập ghi: Tên tập chứng từ, tháng, năm của chứng từ và số lượng chứng từ trong tập chứng từ. Các tập chứng từ được lưu tại bộ phận kế toán trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, sau đó chuyển vào lưu trữ theo quy định tại Nghị định này.

b) Biểu mẫu chứng từ kế toán chưa sử dụng phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát. Chứng từ kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước chưa sử dụng phải được quản lý theo chế độ quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính. Chứng từ kế toán có giá trị như tiền trong thời hạn có giá trị sử dụng phải được quản lý như tiền.

9. Mẫu chứng từ kế toán: Mẫu chứng từ kế toán bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn:

a) Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền gồm: séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái, các loại hoá đơn bán hàng và mẫu chứng từ bắt buộc khác. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nội dung, kết cấu của mẫu mà đơn vị kế toán phải thực hiện đúng về biểu mẫu, nội dung, phương pháp ghi các chỉ tiêu và áp dụng thống nhất cho các đơn vị kế toán hoặc từng đơn vị kế toán cụ thể.

b) Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; ngoài các nội dung quy định trên mẫu, đơn vị kế toán có thể bổ sung thêm chỉ tiêu hoặc thay đổi hình thức mẫu biểu cho phù hợp với việc ghi chép và yêu cầu quản lý của đơn vị.

Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính uỷ quyền in và phát hành. Đơn vị được ủy quyền in và phát hành chứng từ kế toán bắt buộc phải in đúng theo mẫu quy định, đúng số lượng được phép in cho từng loại chứng từ và phải chấp hành đúng các quy định về quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính.




PHẦN IV- MỘT SỐ QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC THANH TOÁN CHỦ YẾU




STT

Quy trình

Nội dung thanh toán

Chứng từ, hồ sơ

Bộ phận

thực hiện

Thời gian thực hiện

I.

QUY TRÌNH THANH TOÁN CÁC KHOẢN CHI CHO CÁ NHÂN







Mục đích:

Đảm bảo thanh toán đầy đủ và kịp thời các khoản chi thanh toán cho cá nhân cán bộ, viên chức và người lao động khác của Nhà trường theo quy định của chế độ tài chính của nhà nước và quy chế, quy định của nội bộ Nhà trường.



Yêu cầu:

Các bộ phận có liên quan đến quy trình thanh toán phải tuân thủ đầy đủ quy định của quy trình đối với việc thanh toán từng khoản chi cho cá nhân có liên quan, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ và hoàn thiện hồ sơ chứng từ thanh toán theo quy định của từng quy trình.






1

Quy trình thanh toán tiền lương, phụ cấp lương và khoản thu nhập tăng thêm hàng tháng cho cán bộ, viên chức và người lao động







Bước 1

Phòng TCCB lập Danh sách lương tháng của cán bộ chia theo 4 loại cán bộ biên chế, cán bộ hợp đồng dài hạn, cán bộ hợp đồng thử việc, người lao động. Các danh sách lương được chi tiết theo từng khoa, phòng, ban, Trung tâm và chi tiết đến từng người. Danh sách lương phải có chữ ký của người lập, lãnh đạo phòng TCCB.

1- Danh sách lương của cán bộ biên chế;
2- Danh sách lương của cán bộ hợp đồng dài hạn;
3- Danh sách lương của cán bộ hợp đồng thử việc (có đóng BHXH);
4- Danh sách lương của cán bộ hợp đồng lao động có xác định thời hạn (không đóng BHXH);
5- Bảng tổng hợp tiền lương và phụ cấp tháng.

Phòng TCCB

Định kỳ ngày 28 hàng tháng, Phòng TCCB lập DS cho tháng sau




Bước 2

Phòng TCCB chuyển Giấy đề nghị thanh toán tiền lương kèm theo DS lương bằng bản cứng có đầy đủ chữ ký của lãnh đạo phòng TCCB và file bản mềm cho kế toán thanh toán của Phòng KHTC kiểm tra, rà soát. Trường hợp có sai sót thì phản hồi ý kiến về Phòng TCCB để kiểm tra, đối chiếu lại và trình Lãnh đạo Phòng KHTC và Ban giám hiệu phê duyệt, sau đó kế toán Kho bạc làm thủ tục rút ngân sách để chi trả lương.

1- Giấy đề nghị thanh toán tiền lương;
2- Các danh sách lương.

Phòng TCCB; Phòng KHTC; Ban giám hiệu.

Chậm nhất là ngày 5 tháng sau




Bước 3

Định kỳ hàng tháng, sau khi rút tiền từ KB về tài khoản ngân hàng phục vụ thanh toán lương, kế toán tiền lương căn cứ vào số liệu thực tế tiền lương phải trả sau khi thu hồi các khoản tạm ứng, các khoản phải thu khác (nếu có) đồng thời căn cứ vào nguồn được rút về để cân đối chuyển trả lương cho cán bộ, viên chức.

1- Giấy đề nghị chuyển lương kèm theo Bảng chi tiết thanh toán lương;
2- Bảng tổng hợp tiền lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên, lương tăng thêm của cán bộ biên chế;
3- Bảng tổng hợp tiền lương, phụ cấp ưu đãi, lương tăng thêm của cán bộ hợp đồng dài hạn;
4- Bảng tổng hợp tiền lương của cán bộ thử việc;
5- Bảng tổng hợp tiền lương theo đơn vị (trường mầm non thực hành, Khoa Sau Đại học. Khối THPT chuyên, tất cả các khoa, phòng ban và đơn vị còn lại) (theo mẫu);
6- Bảng tổng hợp lương theo khoản mục.

Phòng KHTC

Chậm nhất là ngày 15 hàng tháng

2

Quy trình thanh toán các khoản truy lĩnh lương và phụ cấp hàng tháng










Bước 1

- Hàng tháng, Phòng TCCB rà soát lại các Quyết định liên quan đến lương của các cán bộ trong tháng, lập danh sách cán bộ tăng, giảm và thay đổi hệ số hoặc phụ cấp để tính tiền truy lĩnh lương và phụ cấp và lập Bảng thanh toán truy lĩnh lương và các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, số tiền còn được nhận và ký nhận.

1- Các quyết định liên quan đến điều chỉnh tiền lương, phụ cấp của CBVC;
2- Bảng thanh toán truy lĩnh lương và các khoản phụ cấp.

Phòng TCCB

Định kỳ ngày 28 hàng tháng




Bước 2

- Phòng TCCB chuyển Bảng thanh toán truy lĩnh tiền lương và các khoản phụ cấp bằng bản cứng có đầy đủ chữ ký của lãnh đạo phòng TCCB và file bản mềm cho kế toán tiền lương của Phòng KHTC kiểm tra, rà soát. Trường hợp có sai sót thì phản hồi ý kiến về Phòng TCCB để kiểm tra, đối chiếu lại.

1- Bảng thanh toán truy lĩnh lương và các khoản phụ cấp.

Phòng TCCB; Phòng KHTC.







Bước 3

Sau khi được phê duyệt, kế toán tiền lương chuyển hồ sơ cho kế toán thanh toán lập Phiếu chi và toàn bộ hồ sơ liên quan chuyển thủ quỹ chi tiền. Sau khi thực hiện chi tiền, thủ quỹ phải chuyển lại Phiếu chi kèm toàn bộ hồ sơ (đã có đầy đủ chữ ký của những người nhận tiền) cho KT tổng hợp.

1- Phiếu chi
2- Các quyết định liên quan đến điều chỉnh tiền lương, phụ cấp của CBVC;
3- Bảng thanh toán truy lĩnh lương và các khoản phụ cấp.

KT thanh toán, KT NH, KB và thủ quỹ Phòng KHTC

- Kế toán TT: Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phải làm thủ tục chi tiền;
- Thủ quỹ: Chậm nhất sau 7 ngày kể từ ngày ghi trên chứng từ chi tiền phải chuyển hồ sơ cho kế toán tổng hợp.

3

Quy trình thanh toán tiền thu nhập ngày lễ tết hoặc các ngày kỷ niệm và thu nhập tăng thêm cuối năm, tiền phụ cấp ngoài lương cho cán bộ, viên chức và người lao động

a)

Đối với thanh toán thu nhập ngày lễ tết hoặc các ngày kỷ niệm và thu nhập tăng thêm cuối năm







Bước 1

- Định kỳ, vào những ngày lễ tết, Phòng TCCB căn cứ vào Quy chế chi tiêu nội bộ hoặc các văn bản cá biệt khác lập danh sách các cán bộ, viên chức được hưởng thu nhập gửi phòng KHTC kiểm tra, rà soát. Trường hợp có sai sót thì phản hồi ý kiến về Phòng TCCB để kiểm tra, đối chiếu lại.

1- Quyết định hay văn bản cá biệt (nếu có) về việc chi nhân dịp các ngày lễ tết, ngày kỷ niệm trong năm;
2- Bảng danh sách chi tiền (link)

Phòng TCCB; Phòng KHTC

Khi có phát sinh




Bước 2

Sau khi được phê duyệt, kế toán thanh toán lập Phiếu chi và toàn bộ hồ sơ liên quan chuyển thủ quỹ chi tiền. Sau khi thực hiện chi tiền, thủ quỹ phải chuyển lại Phiếu chi kèm toàn bộ hồ sơ (đã có đầy đủ chữ ký của những người nhận tiền) cho kế toán tổng hợp.

1- Phiếu chi;
2- Quyết định hay văn bản cá biệt (nếu có) về việc chi nhân dịp các ngày lễ tết, ngày kỷ niệm trong năm;
3- Bảng danh sách chi tiền

KT thanh toán và thủ quỹ, Phòng KHTC.

- Kế toán TT: Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phải làm thủ tục chi tiền;
- Thủ quỹ: Chậm nhất sau 7 ngày kể từ ngày ghi trên chứng từ chi tiền phải chuyển hồ sơ cho kế toán tổng hợp.

b)

Đối với thanh toán các khoản tiền thưởng theo danh hiệu thi đua hàng kỳ







Bước 1

- Căn cứ vào Quyết định khen thưởng, định mức chi khen thưởng theo QCCTNB hoặc các văn bản cá biệt. Phòng hành chính tổng hợp lập Bảng tổng hợp thanh toán tiền thưởng gửi KT tiền mặt của phòng KHTC kiểm tra, rà soát. Nếu có sai sót phản hồi, cùng điều chỉnh và thống nhất trình Ban giám hiệu phê duyệt

1- Quyết định khen thưởng;
2- Bảng tổng hợp thanh toán tiền thưởng.

Phòng hành chính tổng hợp; Phòng KHTC.







Bước 2

Sau khi được phê duyệt, kế toán thanh toán lập Phiếu chi và toàn bộ hồ sơ liên quan chuyển thủ quỹ chi tiền. Sau khi thực hiện chi tiền, thủ quỹ phải chuyển lại Phiếu chi kèm toàn bộ hồ sơ (đã có đầy đủ chữ ký của những người nhận tiền) cho KT tổng hợp.

1- Phiếu chi
2- Quyết định khen thưởng;
3- Bảng tổng hợp thanh toán tiền thưởng.

KT thanh toán và thủ quỹ, Phòng KHTC

- Kế toán TT: Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phải làm thủ tục chi tiền;
- Thủ quỹ: Chậm nhất sau 7 ngày kể từ ngày ghi trên chứng từ chi tiền phải chuyển hồ sơ cho kế toán tổng hợp.

c)

Đối với thanh toán các loại tiền thưởng đột xuất cho cán bộ, viên chức







Bước 1

- Căn cứ vào Quyết định khen thưởng đột xuất, định mức chi khen thưởng tại các văn bản cá biệt. Đơn vị lập tờ trình liên quan đến nội dung được khen thưởng lập Bảng tổng hợp thanh toán tiền thưởng gửi KT tiền mặt của phòng KHTC kiểm tra, rà soát. Nếu có sai sót phản hồi, cùng điều chỉnh và thống nhất trình Ban giám hiệu phê duyệt.

1- Tờ trình về việc khen thưởng;
2- Quyết định chi tiền thưởng;
3- Bảng tổng hợp thanh toán tiền thưởng.

Các đơn vị; Ban giám hiệu

Khi có phát sinh




Bước 2

- Đơn vị lập tờ trình liên quan đến nội dung được khen thưởng lập Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu) gửi Phòng KHTC.

1-Giấy đề nghị thanh toán;
2- Quyết định chi tiền thưởng;
3- Bảng tổng hợp thanh toán tiền thưởng.

Các đơn vị; Phòng KHTC







Bước 3

Sau khi được phê duyệt, kế toán thanh toán lập Phiếu chi và toàn bộ hồ sơ liên quan chuyển thủ quỹ chi tiền. Sau khi thực hiện chi tiền, thủ quỹ phải chuyển lại Phiếu chi kèm toàn bộ hồ sơ (đã có đầy đủ chữ ký của những người nhận tiền) cho KT tổng hợp.

1- Phiếu chi
2- Giấy đề nghị thanh toán
3- Quyết định chi tiền thưởng;
4- Bảng tổng hợp thanh toán tiền thưởng.

KT thanh toán tiền mặt và thủ quỹ, Phòng KHTC

- Kế toán TT: Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phải làm thủ tục chi tiền;
- Thủ quỹ: Chậm nhất sau 7 ngày kể từ ngày ghi trên chứng từ chi tiền phải chuyển hồ sơ cho kế toán tổng hợp.

d)

Đối với thanh toán tiền phụ cấp ngoài lương







Bước 1

- Hàng tháng, các đơn vị có liên quan căn cứ vào Quyết định hưởng phụ cấp để lập danh sách những cán bộ kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp theo chế độ (Phụ cấp cho cán bộ tham gia Ban quản lý dự án, phụ cấp Hội đồng khoa học,... khoản phụ cấp này chưa được tính trong Bảng thanh toán tiền lương của Nhà trường) để lập Bảng thanh toán phụ cấp gửi phòng KHTC để đối chiếu rà soát. Nếu có sai sót phản hồi, cùng điều chỉnh và thống nhất trình lãnh đạo phòng KHTC ký và trình Ban giám hiệu phê duyệt

1- Bảng thanh toán phụ cấp.

Các đơn vị; Phòng KHTC, Ban Giám hiệu

Hàng tháng




Bước 2

Sau khi được phê duyệt, kế toán thanh toán lập Phiếu chi và toàn bộ hồ sơ liên quan chuyển thủ quỹ chi tiền. Sau khi thực hiện chi tiền, thủ quỹ phải chuyển lại Phiếu chi kèm toàn bộ hồ sơ (đã có đầy đủ chữ ký của những người nhận tiền) cho kế toán tổng hợp.

Phiếu chi

KT thanh toán tiền mặt và thủ quỹ, Phòng KHTC

- Kế toán TT: Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phải làm thủ tục chi tiền;
- Thủ quỹ: Chậm nhất sau 7 ngày kể từ ngày ghi trên chứng từ chi tiền phải chuyển hồ sơ cho kế toán tổng hợp.

4

Quy trình thanh toán tiền BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH và KPCĐ cho cơ quan công đoàn







Bước 1

- Căn cứ quy định của Nhà nước hiện hành về tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho các cán bộ, viên chức trong Trường, phòng TCCB lập Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN kèm theo Bảng đối chiếu chênh lệch số tiền đóng bảo hiểm giữa số liệu tính toán của ĐHV và cơ quan BHXH. Sau đó có xác nhận của Lãnh đạo phòng TCCB gửi về phòng KHTC.

1- Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN;
2- Bảng đối chiếu chênh lệch số tiền đóng bảo hiểm.



Phòng TCCB, Kế toán tiền lương Phòng KHTC

Hàng tháng




Bước 2

- Kế toán tiền lương Phòng KHTC kiểm tra, đối chiếu, lập Giấy đề nghị chuyển tiền thanh toán BHXH, BHYT, BHTN kèm theo Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN của phòng TCCB trình lãnh đạo Phòng KHTC ký, sau đó trình Ban Giám hiệu phê duyệt và giao hồ sơ chuyển tiền bảo hiểm cho kế toán kho bạc.

1- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương;
2- Giấy đề nghị chuyển tiền thanh toán BHXH, BHYT, BHTN.

Kế toán tiền lương, Phòng KHTC, Ban Giám hiệu







Bước 3

- Kế toán Kho bạc lập 03 Giấy rút dự toán ngân sách kiêm chuyển khoản kèm theo hồ sơ gửi Kho bạc đề nghị rút dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan BHXH.

1- Giấy rút dự toán ngân sách kiêm chuyển khoản;
2- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương;
3- Giấy đề nghị chuyển tiền thanh toán BHXH, BHYT, BHTN

Kế toán Kho bạc Phòng KHTC




5

Quy trình thanh toán tiền làm thêm giờ, trực đêm cho cán bộ, viên chức và người lao động




5.1

Trường hợp làm thêm giờ thường xuyên







Bước 1

- Các bộ phận, phòng, ban chức năng do tính chất công việc có cán bộ, viên chức làm thêm giờ thường xuyên đầu kỳ phải có Tờ trình hoặc Bản đăng ký làm thêm giờ được phòng TCCB và Ban giám hiệu duyệt;
- Hàng tháng, các bộ phận có người làm thêm lập Bảng chấm công làm thêm giờ (theo mẫu) có ký xác nhận của người phụ trách bộ phận, Phòng TCCB và các đơn vị liên quan (nếu có). Sau đó, lập Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu) kèm theo Bảng chấm công và Tờ trình hoặc Bảng đăng ký làm thêm giờ (tháng đầu tiên là bản gốc và từ tháng thứ 2 trở đi là bản sao) gửi cho Phòng KHTC để đối chiếu rà soát. Nếu có sai sót sẽ cùng điều chỉnh và thống nhất trình lãnh đạo phòng KHTC ký và trình Ban giám hiệu phê duyệt.

1- Tờ trình hoặc Bản đăng ký làm thêm giờ;
2- Bảng chấm công làm thêm giờ;
3- Giấy đề nghị thanh toán.

Các phòng ban chuyên môn, Phòng TCCB, Ban giám hiệu

Khi có phát sinh




Bước 2

Sau khi được phê duyệt, kế toán thanh toán lập Phiếu chi và toàn bộ hồ sơ liên quan chuyển thủ quỹ chi tiền. Sau khi thực hiện chi tiền, thủ quỹ phải chuyển lại Phiếu chi kèm toàn bộ hồ sơ (đã có đầy đủ chữ ký của những người nhận tiền) cho KT tổng hợp.

1-Phiếu chi;
2- Tờ trình hoặc Bản đăng ký làm thêm giờ;
3- Bảng chấm công làm thêm giờ;
4- Giấy đề nghị thanh toán.

Kế toán thanh toán Phòng KHTC

- Kế toán TT: Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phải làm thủ tục chi tiền;
- Thủ quỹ: Chậm nhất sau 7 ngày kể từ ngày ghi trên chứng từ chi tiền phải chuyển hồ sơ cho kế toán tổng hợp.

5.2

Trường hợp làm thêm giờ không thường xuyên







Bước 1

- Các bộ phận, phòng, ban chức năng do tính chất công việc đột xuất có cán bộ, viên chức làm thêm giờ phải có làm Tờ trình hoặc kế hoạch làm thêm giờ được phòng TCCB và Ban giám hiệu duyệt.

- Tờ trình hoặc Bảng đăng ký làm thêm giờ đã được phòng TCCB và Ban giám hiệu phê duyệt.

Các phòng ban chuyên môn, Phòng TCCB, Ban giám hiệu

Chậm nhất là 15 ngày sau khi kết thúc công việc làm thêm




Bước 2

- Bộ phận có người làm thêm giờ lập Giấy đề nghị thanh toán (theo mẫu), Bảng kê chi tiền kèm theo bảng chấm công và bản gốc Tờ trình hoặc Bảng đăng ký làm thêm giờ gửi phòng KHTC để đối chiếu rà soát. Nếu có sai sót sẽ cùng điều chỉnh và thống nhất trình lãnh đạo phòng KHTC ký và trình Ban giám hiệu phê duyệt

1- Giấy báo làm thêm giờ;
2- Giấy đề nghị thanh toán;
3- Bảng kê chi tiền.

Các phòng ban chuyên môn, Phòng KHTC







Bước 3

Sau khi được phê duyệt, kế toán thanh toán lập Phiếu chi và toàn bộ hồ sơ liên quan chuyển thủ quỹ chi tiền. Sau khi thực hiện chi tiền, thủ quỹ phải chuyển lại Phiếu chi kèm toàn bộ hồ sơ (đã có đầy đủ chữ ký của những người nhận tiền) cho KT tổng hợp.

1- Phiếu chi;
2- Giấy báo làm thêm giờ;
3- Giấy đề nghị thanh toán;
4- Bảng kê chi tiền.

Kế toán tiền mặt, Phòng KHTC

- Kế toán TT: Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phải làm thủ tục chi tiền;
- Thủ quỹ: Chậm nhất sau 7 ngày kể từ ngày ghi trên chứng từ chi tiền phải chuyển hồ sơ cho kế toán tổng hợp.

5.3

Quy trình thanh toán chi trực đêm







Bước 1

- Các đơn vị lập Giấy đề nghị thanh toán (có xác nhận của Phòng TCCB) kèm theo Bảng chấm công số ca trực, Bảng kê chi tiền gửi về Phòng KHTC để kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai sót sẽ điều chỉnh và thống nhất trình lãnh đạo phòng ký và trình Ban giám hiệu phê duyệt.

1'- Giấy đề nghị thanh toán;
2- Bảng chấm công;
3- Bảng kê chi tiền.

Phòng KHTC, Các đơn vị; Phòng TCCB.

Chậm nhất ngày 15 của tháng sau phải nộp chứng từ cho tháng trước




Bước 2

Sau khi được phê duyệt, kế toán thanh toán lập Phiếu chi và toàn bộ hồ sơ liên quan chuyển thủ quỹ chi tiền. Sau khi thực hiện chi tiền, thủ quỹ phải chuyển lại Phiếu chi kèm toàn bộ hồ sơ (đã có đầy đủ chữ ký của những người nhận tiền) cho KT tổng hợp.

1- Phiếu chi
2- Giấy đề nghị thanh toán;
3- Bảng chấm công;
4- Bảng kê chi tiền

Kế toán tổng hợp Phòng KHTC, Các đơn vị.

- Kế toán TT: Chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phải làm thủ tục chi tiền;
- Thủ quỹ: Chậm nhất sau 7 ngày kể từ ngày ghi trên chứng từ chi tiền phải chuyển hồ sơ cho kế toán tổng hợp.

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 2.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương