TRƯỜng đẠi học vinh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 2.63 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.63 Mb.
#18344
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

GIẤY BÁO LÀM THÊM GIỜ


(Mẫu số C01c-HD)
1- Mục đích: Là chứng từ xác nhận số giờ công, đơn giá và số tiền làm thêm được hưởng của từng công việc và là cơ sở để tính trả lương cho công chức, viên chức và người lao động.

2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

- Góc trên, bên trái ghi rõ tên đơn vị và bộ phận làm việc

- Ghi rõ số ngày, tháng, năm lập phiếu

- Ghi rõ họ, tên và nơi công tác của người làm thêm giờ (nếu là cả tổ thì ghi tên tổ)

- Cột A, B: Ghi ngày, tháng và nội dung công việc làm thêm

- Cột 1, 2, 3: Người làm thêm giờ ghi rõ giờ bắt đầu, giờ kết thúc công việc làm thêm và tính ra tổng số giờ làm thêm

- Phiếu này có thể lập cho từng cá nhân theo từng công việc của một đợt công tác hoặc có thể lập cho cả tổ.

Giấy báo làm thêm giờ sử dụng trong trường hợp đơn vị có người làm thêm giờ không thường xuyên (Khi sử dụng Giấy báo làm thêm giờ thì không phải lập Bảng công làm thêm giờ).

Khi sử dụng “Giấy báo làm thêm giờ” để theo dõi ngày công làm thêm giờ thì không phải lập Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu C01b- HD). “Giấy báo làm thêm giờ” dùng làm căn cứ lập “Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ”.

Phiếu này do người báo làm thêm giờ lập và chuyển cho người có trách nhiệm kiểm tra và ký duyệt chấp nhận số giờ làm thêm và đồng ý thanh toán. Sau khi có đầy đủ chữ ký phiếu báo làm thêm giờ được chuyển đến kế toán để làm cơ sở tính lương tháng.


BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG

(Mẫu số C02a - HD)


1- Mục đích: Bảng thanh toán tiền lương là chứng từ kế toán làm căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho công chức, viên chức và người lao động, đồng thời để kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

- Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng

- Cơ sở để lập Bảng thanh toán tiền lương là các chứng từ liên quan như: Bảng chấm công, Bảng tính phụ cấp, Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH,...

Góc trên, bên trái của Bảng thanh toán tiền lương ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, mã số công chức, viên chức, họ và tên người được hưởng lương

Cột D, E: Ghi cấp bậc chức vụ, mã số ngạch lương

Cột 1: Ghi hệ số lương tính theo ngạch bậc

Cột 2: Ghi hệ số phụ cấp chức vụ,...

Cột 3, 4, 5: Ghi hệ số phụ cấp khác như: Phụ cấp trách nhiệm vượt khung, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm, các loại phụ cấp đặc thù theo nghề nghiệp khác...

Cột 6: Ghi tổng hệ số lương và hệ số phụ cấp (cột 6 = cột 1 + cột 2 + cột 3 + cột 4 + cột 5)

Cột 7: Ghi tổng mức lương được hưởng bằng mức lương tối thiểu nhân với hệ số lương và hệ số phụ cấp

Cột 8: Ghi số tiền lương của những ngày nghỉ việc không được hưởng lương bằng số ngày nghỉ việc không được hưởng lương (căn cứ vào Bảng chấm công để lấy số ngày nghỉ không được hưởng lương) nhân với (x) lương bình quân ngày

Cột 9: Ghi số tiền BHXH trả thay lương bằng số ngày nghỉ hưởng BHXH (căn cứ vào Bảng chấm công để lấy số ngày nghỉ được hưởng BHXH) nhân với (x) tiền lương bình quân ngày nhân với (x) tỷ lệ hưởng BHXH

Cột 10: Ghi tổng tiền lương và BHXH được hưởng của mỗi người (Cột 10 = cột 7 - cột 8 + cột 9)

Cột 11, 12, 13: Ghi các khoản trừ vào lương như: BHXH, BHYT (Phần cá nhân phải đóng góp thêm),... thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

Cột 14: Ghi tổng số tiền phải khấu trừ vào lương (Cột 14 = cột 11 + cột 12 + cột 13)

Cột 15: Ghi tổng số tiền lương còn lĩnh (Cột 15 = cột 10 - cột 14)

Cột G: Ký xác nhận của người được hưởng lương hoặc người nhận hộ. Đối với các đơn vị thực hiện thanh toán tiền lương qua Kho bạc thì người nhận lương ký trực tiếp vào tờ séc của mình và không phải ký xác nhận vào Bảng thanh toán tiền lương.

Cuối mỗi tháng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán tiền lương lập Bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán trưởng soát xét và thủ trưởng duyệt, trên cơ sở đó lập phiếu chi và phát lương cho công chức, viên chức, người lao động. Bảng thanh toán tiền lương được lưu tại phòng kế toán của đơn vị. Nếu đơn vị thực hiện việc trả lương tại Kho bạc thì Bảng thanh toán tiền lương được lập thành 2 liên:

- 1 liên lưu tại phòng kế toán đơn vị để làm cơ sở ghi sổ.

- 1 liên chuyển cho Kho bạc (Nơi chịu trách nhiệm trả lương cho đơn vị) để làm cơ sở thanh toán tiền lương cho từng cá nhân.


BẢNG THANH TOÁN THU NHẬP TĂNG THÊM

(Mẫu số C02b - HD)


1- Mục đích: Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm từ khoản tiết kiệm chi là chứng từ làm căn cứ để thanh toán số thu nhập tăng thêm từ khoản tiết kiệm để chi cho công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

- Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm từ khoản tiết kiệm chi được lập khi có quyết định chia khoản tiết kiệm từ khoán chi hoạt động thường xuyên cho công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị.

Góc trên, bên trái của Bảng thanh toán tiền lương ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, mã số công chức, viên chức, họ và tên người được hưởng lương

Cột D, E: Ghi cấp bậc chức vụ, mã số ngạch lương

Cột 1: Ghi hệ số chia thêm

Cột 2: Ghi mức chia thêm

Cột 3: Ghi số tiền được nhận thêm của từng người bằng hệ số chia thêm nhân với (x) mức chia thêm (Cột 3 = cột 1 x cột 2)

Cột E: Ký xác nhận của người được hưởng thu nhập chia thêm từ khoản tiết kiệm chi hoặc người nhận hộ.


BẢNG THANH TOÁN HỌC BỔNG (SINH HOẠT PHÍ)

(Mẫu số C03- HD)


1- Mục đích: Bảng thanh toán học bổng (sinh hoạt phí) dùng làm căn cứ để thanh toán học bổng (sinh hoạt phí) cho học sinh, học viên thuộc các đối tượng được hưởng học bổng và ghi sổ kế toán.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Bảng thanh toán học bổng (sinh hoạt phí) ghi rõ tên trường, khoa, lớp của đối tượng hưởng học bổng, mã số sử dụng ngân sách của trường.

Cột A, B, C: Ghi rõ số thứ tự, họ và tên, mã số từng học viên.

Cột D: Ghi rõ học viên thuộc loại đối tượng nào được hưởng học bổng (vùng sâu vùng xa, dân tộc ít người, sinh viên đạt điểm được hưởng học bổng,...)

Cột 1: Ghi mức học bổng hoặc sinh hoạt phí được hưởng

Cột 2, 3: Ghi hệ số và số tiền của các khoản phụ cấp ngoài mức học bổng (sinh hoạt phí) mà học viên được hưởng.

Cột 4: Ghi tổng số học bổng (sinh hoạt phí) và các khoản phụ cấp được hưởng của mỗi người (Cột 4 = cột 1 + cột 3)

Cột 5, 6, 7: Ghi các khoản phải khấu trừ vào học bổng và tổng số các khoản phải khấu trừ.

Cột 8: Ghi số học bổng còn được nhận của mỗi người (Cột 8 = Cột 4 - Cột 7)

Cột E: Các đối tượng được hưởng học bổng khi nhận học bổng phải ký nhận đầy đủ (xác nhận là đã nhận tiền đầy đủ)

Bảng thanh toán học bổng phải có đầy đủ chữ ký của người lập biểu, kế toán trưởng và Thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền.

Bảng thanh toán học bổng (sinh hoạt phí) lập xong được chuyển đến cho từng đơn vị (lớp) để thanh toán học bổng (sinh hoạt phí) cho từng học viên. Sau khi thanh toán học bổng xong phải có đầy đủ chữ ký của người nhận tiền. Bảng thanh toán học bổng (sinh hoạt phí) được lưu tại phòng kế toán đơn vị để làm cơ sở ghi sổ kế toán.


BẢNG THANH TOÁN TIỀN THƯỞNG

(Mẫu số C04- HD)


1- Mục đích: Bảng thanh toán tiền thưởng là chứng từ dùng làm căn cứ để thanh toán tiền thưởng cho công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Bảng thanh toán tiền thưởng được lập khi có quyết định chia tiền thưởng cho công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị từ quỹ thưởng. Góc trên bên trái của Bảng thanh toán tiền thưởng phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đăng ký.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng công chức, viên chức, người lao động thuộc đối tượng được thưởng.

Cột C: Ghi rõ chức vụ

Cột D: Ghi xếp loại thưởng (Loại A, B, C,...)

Cột 1, 2, 3: Ghi rõ các khoản tiền thưởng trong kỳ như thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,.... và số tiền được thưởng của từng khoản.

Cột 4: Ghi tổng số tiền thưởng (Cột 4 = cột 1 + cột 2 + cột 3)

Cột E: Ký nhận của từng người. Trường hợp có người khác nhận hộ thì người nhận hộ phải ký thay và ghi rõ họ và tên vào cột này.


BẢNG THANH TOÁN PHỤ CẤP

(Mẫu số C05- HD)


1- Mục đích: Bảng thanh toán phụ cấp nhằm xác định khoản phụ cấp tháng hoặc quý được hưởng ngoài lương (Khoản phụ cấp này chưa được tính trong Bảng thanh toán tiền lương tháng của đơn vị) của những cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc cùng 1 lúc được hưởng phụ cấp theo chế độ, là cơ sở để thanh toán tiền phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức được hưởng (Ví dụ: Phụ cấp cán bộ tham gia ban quản lý dự án, phụ cấp Hội đồng khoa học...).
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Bảng thanh toán phụ cấp ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đăng ký.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, họ và tên, chức vụ, địa chỉ cơ quan làm việc của từng người được nhận phụ cấp

Cột 1: Ghi mức lương đang hưởng (gồm cả phụ cấp trách nhiệm nếu có)

Cột 2: Ghi tỷ lệ (%) được hưởng phụ cấp theo quy định (nếu quy ước trả cố định hàng tháng theo mức lương chung thì cột này để trống)

Cột 3: Ghi số tiền phụ cấp từng người được hưởng theo tháng hoặc theo quý

Cột E: Từng người ký nhận khi nhận phụ cấp

Bảng thanh toán phụ cấp được lập 1 bản theo tháng hoặc theo quý và phải có đầy đủ chữ ký theo quy định.



GIẤY ĐI ĐƯỜNG

(Mẫu số C06- HD)


1- Mục đích: Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ, viên chức và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về tới cơ quan.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Sau khi có lệnh cử cán bộ, viên chức đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí... mang giấy đi đường đến phòng tài vụ làm thủ tục ứng tiền. Kế toán ghi số tiền đã tạm ứng vào góc giấy đi đường. Ngày, giờ xuất phát từ cơ quan có thể do bộ phận hành chính hoặc người đi công tác tự ghi.

Góc trên, bên trái của Giấy đi đường phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đăng ký.

Cột A: Ghi nơi đi, nơi đến công tác

Cột 1: Ghi ngày đi và ngày đến

Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).

Cột 2- Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hoả, máy bay ...

Cột 3- Số ngày công tác (Kể cả thời gian trên đường và thời gian ở nơi công tác).

Cột 4: Ghi lý do lưu trú

Cột B: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, viên chức đến công tác

Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, vé trọ...) vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán. Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở phòng kế toán.
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LÀM THÊM GIỜ

(Mẫu số C07- HD)


1- Mục đích: Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ nhằm xác định khoản tiền làm thêm giờ mà người lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu công việc.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách đăng ký.

Dòng tháng năm: Ghi rõ tháng và năm mà người lao động tiến hành làm thêm giờ.

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, họ và tên, bộ phận của người làm việc thêm giờ (theo mẫu C01b- HD của tháng đó).

Cột 1: Ghi tổng số giờ làm thêm

Cột 2: Ghi đơn giá làm thêm giờ tính theo ngày/buổi.

Cột 3: Ghi đơn giá làm thêm giờ tính theo giờ (cột 3) = cột (2)/số giờ làm việc trong ngày/buổi (cột 1).

Cột 4: Ghi thành tiền của làm thêm giờ (cột 4) = số giờ (cột 1) x Đơn giá làm thêm giờ (cột 3).

Cột 5: Người làm thêm sau khi nhận tiền phải ký vào cột này

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ phải kèm theo Bảng chấm công làm thêm giờ của tháng đó, có đầy đủ chữ ký của người lập, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị. Bảng thanh toán tiền làm ngoài giờ được lập thành 1 bản để làm căn cứ thanh toán.


HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN CÔNG VIỆC, SẢN PHẨM

(Mẫu số C08- HD)


1- Mục đích: Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm là bản ký kết giữa bên giao khoán và bên nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc, nội dung công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, và số của hợp đồng giao khoán.

Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán.

Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ, số CMND đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên nhận khoán.

Phần I. Ghi rõ nội dung, trách nhiệm và quyền lợi của người nhận khoán: Ghi rõ tên sản phẩm (hoặc công việc giao khoán) yêu cầu kỹ thuật của từng sản phẩm, từng công việc giao khoán, đồng thời ghi rõ trách nhiệm và quyền lợi của người nhận khoán đối với nội dung công việc được giao.

Phần II. Ghi rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của bên giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thanh toán) đối với bên nhận khoán.

Phần III. Những điều khoản chung về hợp đồng.

- Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng.

- Phương thức thanh toán: Ghi rõ phương thức thanh toán cho người nhận khoán.

- Xử phạt các hình thức vi phạm hợp đồng: Ghi rõ các hình thức xử phạt khi 1 trong 2 bên vi phạm hợp đồng. Các hình thức xử phạt phải được bàn bạc, thống nhất giữa bên giao và bên nhận khi ký hợp đồng.

Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản :

- 1 bản giao cho người nhận khoán;

- 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;

- 1 bản chuyển cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.

Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán.
BẢNG THANH TOÁN TIỀN THUÊ NGOÀI

(Mẫu số C09- HD)


1- Mục đích: Bảng thanh toán tiền thuê ngoài là chứng từ kế toán nhằm xác nhận số tiền đã thanh toán cho người được thuê để thực hiện những công việc không lập thành hợp đồng, như: Thuê lao động bốc vác, thuê vận chuyển thiết bị, thuê làm khoán 1 công việc nào đó.... Chứng từ này được dùng để thanh toán cho người đi thuê lao động ngoài đơn vị.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái ghi rõ đơn vị, bộ phận mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Chứng từ này do người thuê lao động ngoài đơn vị lập.

Ghi họ và tên người thuê thuộc bộ phận (phòng, ban, trung tâm)

Ghi rõ nội dung công việc, địa điểm và thời gian thuê

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, họ tên, địa chỉ hoặc chứng minh thư của người được thuê

Cột D: Ghi rõ nội dung, hoặc tên công việc thuê

Cột 1: Ghi số công lao động hoặc khối lượng công việc đã làm

Cột 2: Ghi đơn giá phải thanh toán cho 1 công lao động hoặc 1 đơn vị khối lượng công việc. Trường hợp thuê khoán gọn công việc thì cột này để trống

Cột 3: Ghi số tiền phải thanh toán

Cột 4: Tiền thuế khấu trừ phải nộp nếu người được thuê có mức thu nhập thuộc đối tượng ở diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo qui định của Luật thuế (nếu có).

Cột 5: Số tiền còn lại được nhận sau khi đã khấu trừ thuế (Cột 5 = cột 3 - cột 4)

Cột E: Người được thuê ký nhận khi nhận tiền.

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN

(Mẫu số C10- HD)


1- Mục đích: Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là chứng từ kế toán nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận, mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách

Ghi rõ ngày thanh lý hợp đồng, số hiệu bản thanh lý.

Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán.

Ghi rõ họ tên, chức vụ, địa chỉ, số CMND đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên nhận khoán.

Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý

Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng.

Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.

Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.

Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.

Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có)

Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán, đại diện bên nhận khoán.


BẢNG KÊ TRÍCH NỘP CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG

(Mẫu số C11- HD)


1- Mục đích: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn mà đơn vị và người lao động phải nộp trong tháng (hoặc quý) cho cơ quan bảo hiểm xã hội và công đoàn. Chứng từ này là cơ sở để ghi sổ kế toán về các khoản trích nộp theo lương, tính vào chi của đơn vị trừ vào lương của cán bộ, công chức, viên chức.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

- Cột A: Ghi số thứ tự trích nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, kinh phí công đoàn

- Cột B: Ghi số tháng trích nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, KPCĐ áp dụng trong trường hợp kê khai theo quí.

- Cột 1: Ghi tổng quỹ lương dùng làm cơ sở để trích lập BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, kinh phí công đoàn

- Cột 2, 3, 4: Ghi tổng số tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp phải nộp trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của cán bộ công chức, viên chức.

- Cột 5, 6, 7: Ghi tổng số tiền kinh phí công đoàn phải nộp, trong đó chia theo nguồn trích tính vào chi phí và tính trừ vào lương của cán bộ công chức, viên chức.

- Cột 8: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị phải nộp cấp trên

- Cột 9: Ghi số kinh phí công đoàn đơn vị được để lại chi tại đơn vị.

Bảng kê được lập thành 2 bản theo kỳ nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, KPCĐ.

Bảng kê trích nộp theo lương sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị.
BẢNG KÊ THANH TOÁN CÔNG TÁC PHÍ

(Mẫu số C12- HD)


1- Mục đích: Bảng kê thanh toán công tác phí dùng để liệt kê các khoản thanh toán công tác phí cho cán bộ, công nhân viên trong cơ quan trong trường hợp phải thanh toán công tác phí cho nhiều người, cho nhiều giấy đi đường khác nhau hoặc nhiều giấy của 1 người cùng thanh toán 1 lầc.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Bảng kê các khoản thanh toán công tác phí phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng cán bộ, công nhân viên đi công tác theo giấy công tác được thanh toán

Cột C: Ghi tên đơn vị hoặc bộ phận làm việc của cán bộ (Ví dụ: Ban Tài chính kế toán; Phòng kế hoạch...)

Cột 1: Ghi tiền vé tàu, vé xe theo quy định của nhà nước được thanh toán

Cột 2: Ghi số tiền lưu trú được hưởng trong chuyến công tác

Cột 3: Ghi số tiền trọ, tiền nhà nghỉ, khách sạn được thanh toán

Cột 4: Ghi tổng số tiền (Cột 4 = cột 1 + cột 2 + cột 3)

Cột 5: Ghi số tiền đã tạm ứng

Cột 6: Ghi số thực được nhận (Cột 6 = cột 4 - cột 5), nếu số đã tạm ứng lớn hơn số được thanh toán thì cột này ghi bằng số âm

Cột D: Người đi công tác sau khi thanh toán tiền công tác phí thì ký nhận.

Bảng kê thanh toán công tác phí sau khi lập xong phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.


DANH SÁCH CHI TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN

THU NHẬP KHÁC QUA TÀI KHOẢN CÁ NHÂN

(Mẫu số C13- HD)


1- Mục đích

Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân là chứng từ đơn vị yêu cầu Kho bạc, Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị.


2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân được lập hàng tháng.

Cơ sở lập Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân là các chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản thu nhập khác phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị như: Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu C02a- HD), Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (Mẫu C02b- HD), Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu C04- HD), Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu C07- HD).

Góc trên, bên trái của Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân ghi rõ tên đơn vị, bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, họ và tên và số CMND từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị.

Cột D: Ghi số tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị.

Cột 1: Ghi số tiền lương tính theo ngạch bậc của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ, số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 15 của “Bảng thanh toán tiền lương” (Mẫu số C02a-HD).

Cột 2: Ghi số tiền thưởng của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác số liệu được ghi vào cột này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 của “Bảng thanh toán tiền thưởng” (Mẫu số C04-HD).

Cột 3, 4: Ghi các khoản cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác được hưởng mà đơn vị thanh toán qua tài khoản cá nhân như tiền làm thêm giờ, tiền thu nhập tăng thêm.

Cột 5: Ghi tổng số tiền lương và các khoản thu nhập khác cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác (Cột 5= cột 1+cột 2+cột 3+cột 4…)


B- CHỈ TIÊU VẬT TƯ
1- Mục đích: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, làm căn cứ kiểm tra tình hình tiêu dùng, dự trữ vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý vật tư.

2- Nội dung: Thuộc chỉ tiêu vật tư gồm các biểu mẫu sau:

Phiếu nhập kho

Mẫu số C20-HD

Phiếu xuất kho

Mẫu số C21-HD

Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ

Mẫu số C22-HD

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

Mẫu số C23-HD

Bảng kê mua hàng

Mẫu số C24-HD

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá

Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ



Mẫu số C25-HD

Mẫu số C26-HD




PHIẾU NHẬP KHO

(Mẫu số C20- HD)


1- Mục đích: Phiếu nhập kho nhằm xác nhận số lượng vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho làm căn cứ ghi sổ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.
2 - Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc phát hiện thừa trong kiểm kê. Khi lập Phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.

Góc trên, bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập).

Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.

Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hoá đơn,... tuỳ theo qui định tính giá của từng trường hợp nhập) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực nhập.

Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá nhập cùng một phiếu nhập kho.

Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.

Phiếu nhập kho do kế toán lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hoá mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất), kế toán trưởng hoặc người phụ trách bộ phận (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu nhập, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.


PHIẾU XUẤT KHO

(Mẫu số C21 - HD)


1- Mục đích: Phiếu xuất kho nhằm theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị, làm căn cứ để hạch toán chi hoạt động, chi dự án, chi thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước, chi phí đầu tư XDCB, chi sản xuất, kinh doanh và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư, định mức sử dụng công cụ, dụng cụ.
2 - Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Phiếu xuất kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận xuất kho và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Phiếu xuất kho lập cho một hoặc nhiều thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng. Khi lập Phiếu xuất kho phải ghi rõ: Họ tên, người nhận hàng, tên đơn vị (bộ phận); số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.

- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, đơn vị tính và mã số của vật tư, sản phẩm, hàng hoá.

- Cột 1: Ghi số lượng vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.

- Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).

- Cột 3, 4: Kế toán ghi đơn giá (tuỳ theo qui định hạch toán của đơn vị) và tính thành tiền của từng loại vật tư, dụng cụ sản phẩm, hàng hoá xuất kho (cột 4 = cột 2 x cột 3).

Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực tế đã xuất kho.

Dòng tổng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền viết bằng chữ trên Phiếu xuất kho.

Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý bộ phận kho lập (tuỳ theo tổ chức quản lý và qui định của từng đơn vị) thành 3 liên. Sau khi lập phiếu xong kế toán trưởng hoặc phụ trách bộ phận sử dụng ký (ghi rõ họ tên) giao cho người nhận cầm phiếu xuống kho để nhận hàng. Sau khi xuất kho thủ kho ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên).

Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu.

Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào Thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ kế toán.

Liên 3: Người nhận vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng.
GIẤY BÁO HỎNG, MẤT CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

(Mẫu số C22- HD)


1- Mục đích: Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ nhằm xác nhận số lượng công cụ, dụng cụ bị hỏng, mất làm căn cứ ghi sổ của bộ phận kế toán và bộ phận quản lý sử dụng.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Khi có công cụ, dụng cụ bị mất hoặc hỏng phải lập giấy báo hỏng, mất căn cứ vào hiện vật bị hỏng, sổ theo dõi tài sản công cụ tại nơi sử dụng. Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ do bộ phận quản lý, sử dụng lập khi có công cụ, dụng cụ hỏng, mất.

Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ có thể lập cho 1 hay nhiều công cụ, dụng cụ.

Góc trên, bên trái của Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Cột A: Ghi số thứ tự

Cột B: Ghi tên công cụ, dụng cụ báo hỏng, mất (mỗi thứ ghi một dòng)

Cột C: Ghi đơn vị tính của công cụ, dụng cụ

Cột 1: Ghi số lượng báo hỏng, mất của từng thứ công cụ, dụng cụ

Cột 2: Ghi rõ thời gian sử dụng công cụ, dụng cụ từ ngày.... tháng.... năm…… đến tháng, năm……

Cột 3: Ghi giá trị của công cụ, dụng cụ bị hỏng, mất khi xuất hàng (Căn cứ vào đơn giá nhân (x) số lượng trong sổ công cụ, dụng cụ đang sử dụng)

Cột D: Ghi lý do hỏng, mất của từng trường hợp hoặc căn cứ để xử lý.

Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ khi lập xong phải có chữ ký của người lập phiếu, ý kiến và chữ ký, họ tên của người phụ trách bộ phận sử dụng, chữ ký, họ tên của Thủ trưởng đơn vị.




BIÊN BẢN KIÊM KÊ VẬT TƯ,

CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

(Mẫu số C23- HD)


1- Mục đích: Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá nhằm xác định số lượng, chất lượng và giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá có ở kho tại thời điểm kiểm kê làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá thừa, thiếu và ghi vào sổ kế toán.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm thực hiện kiểm kê

Ban kiêm kê gồm trưởng ban và các uỷ viên

Mỗi kho được kiểm kê lập 1 biên bản riêng

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá được kiểm kê tại kho

Cột 1: Ghi đơn giá của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (tuỳ theo quy định của đơn vị để ghi đơn giá cho phù hợp)

Cột 2, 3: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá theo sổ kế toán

Cột 4, 5: Ghi số lượng, số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá theo kết quả kiểm kê

Nếu thừa so với sổ kế toán (cột 2, 3) ghi vào cột 6, 7, nếu thiếu ghi vào cột 8, 9

Số lượng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá thực tế kiểm kê sẽ được phân loại theo phẩm chất:

- Cột 10: Tốt 100%

- Cột 11: Kém phẩm chất

- Cột 12: Mất phẩm chất

Nếu có chênh lệch, Thủ trưởng đơn vị ghi rõ ý kiến giải quyết số chênh lệch này

Biên bản được lập thành 2 bản:

- 1 bản phòng kế toán lưu

- 1 bản thủ kho lưu

Sau khi lập xong biên bản, trưởng ban kiểm kê, kế toán trưởng, thủ kho ký (ghi rõ họ, tên) và thủ trưởng đơn vị ghi rõ ý kiến giải quyết chênh lệch, ký (ghi rõ họ, tên).
BẢNG KÊ MUA HÀNG

(Mẫu số C24-HD)


1- Mục đích: Bảng kê mua hàng dùng cho những cán bộ có trách nhiệm mua hàng cho đơn vị nhằm kê khai số vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ mua trên thị trường tự do trong trường hợp người bán thuộc đối tượng không phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo qui định của pháp luật, làm căn cứ lập phiếu nhập kho và thanh toán.

2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Về nguyên tắc mua hàng hoá, vật tư, công cụ, dụng cụ, dịch vụ phải có hoá đơn bán hàng của người bán. Nếu người bán thuộc đối tượng không phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo qui định của pháp luật thì khi mua hàng, người mua hàng phải lập Bảng kê mua hàng.

Bảng kê mua hàng phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Mỗi quyển “Bảng kê mua hàng” phải được ghi số liên tục từ đầu quyển đến cuối quyển.

Góc trên, bên trái của Bảng kê mua hàng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Ghi rõ họ tên, bộ phận phòng, ban nơi làm việc của người trực tiếp mua hàng.

Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, quy cách, phẩm chất, địa chỉ mua hàng hoặc tên người bán hàng và đơn vị tính của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ mua vào.

Cột 1: Ghi số lượng của mỗi loại vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ đã mua.

Cột 2: Ghi đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ.

Cột 3: Ghi số tiền phải trả của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ (Cột 3 = cột 1 x cột 2)

Dòng cộng ghi tổng số tiền đã mua các loại hàng hóa, vật tư, dụng cụ, dịch vụ ghi trong phiếu.

Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì được gạch 1 đường chéo từ trên xuống.

Bảng kê mua hàng do người mua lập và ký, ghi rõ họ tên sau đó chuyển “Bảng kê mua hàng” cho người có thẩm quyền duyệt mua và kế toán trưởng ký làm thủ tục nhập kho hoặc đưa ngay vào sử dụng (nếu có) hoặc giao hàng cho người quản lý sử dụng.

Bảng kê mua hàng do người mua lập 2 liên: Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ tục thanh toán và ghi sổ kế toán.

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM

VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ

(Mẫu số C25 - HD)


1- Mục đích: Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhằm xác định số lượng, qui cách, chất lượng vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá trước khi nhập kho, làm căn cứ để qui trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản.
2- Phương pháp và trách nhiệm ghi

Biên bản kiểm nghiệm áp dụng cho các loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá cần phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho trong các trường hợp:

- Nhập kho với số lượng lớn.

- Các loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá có tính chất lý, hoá phức tạp.

- Các loại vật tư quý hiếm.

Những vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá không kiểm nghiệm trước khi nhập kho, nhưng trong quá trình kiểm nhận để nhập kho nếu phát hiện có sự khác biệt lớn về số lượng và chất lượng giữa hoá đơn và thực nhập thì vẫn phải lập Biên bản kiểm nghiệm.

Góc trên, bên trái của Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

- Cột A, B, C: Ghi số thứ tự, tên hiệu, quy cách và mã số của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa kiểm nghiệm.

- Cột D: “Phương thức kiểm nghiệm”, phương pháp kiểm nghiệm toàn diện hay xác suất.

- Cột E: Ghi rõ đơn vị tính của từng loại

- Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (như hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu giao hàng,...)

- Cột 2 và 3: Ghi kết quả thực tế kiểm nghiệm.

Ý kiến của Ban kiểm nghiệm: Ghi rõ ý kiến về số lượng, chất lượng, nguyên nhân đối với vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất và cách xử lý.

Biên bản kiểm nghiệm lập 2 bản: 1 bản giao cho phòng (ban) cung tiêu hoặc người giao hàng; 1 bản giao cho phòng (ban) kế toán.

Trường hợp vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất so với chứng từ hóa đơn, thì lập thêm một liên, kèm theo chứng từ liên quan gửi cho đơn vị bán vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để giải quyết.

PHIẾU GIAO NHẬN NGUYÊN LIỆU,

VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

(Mẫu số C26- HD)


1- Mục đích

Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhằm xác nhận việc giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sau khi mua về giao ngay cho các phòng, ban, bộ phận sử dụng mà không qua nhập kho. Là căn cứ để thanh toán tiền hàng tính vào chi phí, xác định trách nhiệm đối với những người được giao quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ và là căn cứ để ghi sổ kế toán.


2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người giao và người nhận nguyên liệu, vật liêu, công cụ, dụng cụ.

Ghi rõ địa điểm giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Cột A, B: Ghi số thứ tự và tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất từng nguyên liệu, vật liệu, công cụ , dụng cụ.

Cột C: Ghi mã số của từng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Cột D: Ghi đơn vị tính của từng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Cột 1: Ghi số lượng thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Cột 2: Ghi đơn giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Cột 3: Ghi thành tiền của từng nguyên liệu, vật liêu, công cụ, dụng cụ (Cột 3 = cột 1 x cột 2).

Sau khi giao nhận xong nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ người lập phiếu (nếu có) và đại diện các bên giao, bên nhận cùng ký vào Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. Đồng thời kế toán trưởng hoặc phụ trách bộ phận và Thủ trưởng đơn vị phải ký vào Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ.

Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ được lập thành 3 bản, mỗi bên (giao, nhận) giữ 1 bản và 1 bản chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và lưu.


C- CHỈ TIÊU TIỀN TỆ
1- Mục đích: Theo dõi tình hình thu, chi tồn quỹ của các loại tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý... và các khoản tạm ứng, thanh toán tạm ứng của đơn vị, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho kế toán và quản lý của đơn vị trong lĩnh vực tiền tệ.
2- Nội dung: Thuộc chỉ tiêu tiền tệ gồm các biểu mẫu sau:

Phiếu thu

Mẫu số C30-BB

Phiếu chi

Mẫu số C31-BB

Giấy đề nghị tạm ứng

Mẫu số C32-HD

Giấy thanh toán tạm ứng

Mẫu số C33-BB

Biên bản kiểm kê quỹ (Dùng cho đồng Việt Nam)

Mẫu số C34-HD

Biên bản kiểm kê quỹ (Dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí, đá quí)

Mẫu số C35-HD

Giấy đề nghị thanh toán

Mẫu số C37-HD

Biên lai thu tiền

Mẫu số C38-BB

Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo, tập huấn

Mẫu số C40a-HD

Bảng kê chi tiền cho người tham dự hội thảo, tập huấn

Bảng kê đề nghị thanh toán



Mẫu số C40b-HD

Mẫu số C41-HD





PHIẾU THU

(Mẫu số C30- BB)


1- Mục đích: Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí, đá quí thực tế nhập quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ kế toán các khoản thu có liên quan. Mọi khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ nhập quỹ đều phải có Phiếu thu. Đối với ngoại tệ trước khi nhập quỹ phải được kiểm tra và lập “Bảng kê ngoại tệ" đính kèm với Phiếu thu.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Phiếu thu phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Trong mỗi Phiếu thu phải ghi số quyển và số của từng Phiếu thu. Số Phiếu thu phải được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.

Góc trên, bên trái của phiếu thu phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Từng Phiếu thu phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm thu tiền.

- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nộp tiền.

- Dòng “Lý do nộp": Ghi rõ nội dung nộp tiền như: Thu tiền bán hàng hoá, sản phẩm, thu tiền tạm ứng còn thừa.

- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số và bằng chữ của số tiền nộp quĩ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam, hay đơn vị tiền tệ khác.

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ kế toán khác kèm theo Phiếu thu.

Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét, thủ trưởng duyệt, chuyển cho thủ quĩ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quĩ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu trước khi ký tên.

Phiếu thu được lập thành 3 liên:

Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu

Liên 2 thủ quĩ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ kế toán khác để ghi sổ kế toán.

Liên 3 giao cho người nộp tiền.

Trường hợp người nộp tiền là đơn vị hoặc cá nhân ở bên ngoài đơn vị thì liên giao cho người nộp tiền phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị và đóng dấu đơn vị.



Chú ý: Nếu là thu ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí, đá quí phải ghi rõ tỷ giá ngoại tệ tại thời điểm nhập quĩ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng Việt Nam để ghi sổ.


PHIẾU CHI

(Mẫu số C31- BB)


1- Mục đích: Phiếu chi nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quí, đá quý thực tế xuất quĩ và làm căn cứ để thủ quĩ xuất quĩ, ghi sổ quĩ và kế toán ghi sổ kế toán.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Phiếu chi phải đóng thành quyển, trong mỗi Phiếu chi phải ghi số quyển và số của từng Phiếu chi. Số phiếu chi phải được đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán.

Góc trên, bên trái của phiếu chi ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm chi tiền.

- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền.

- Dòng “Lý do chi" ghi rõ nội dung chi tiền.

- Dòng “Số tiền": Ghi bằng số hoặc bằng chữ số tiền xuất quĩ, ghi rõ đơn vị tính là đồng Việt Nam, hay đơn vị tiền tệ khác.

- Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ kế toán khác kèm theo Phiếu chi.

Sau khi có chữ ký (Ký theo từng liên) của người lập phiếu, chuyển cho kế toán trưởng soát xét và thủ trưởng đơn vị duyệt thủ quĩ mới được xuất quĩ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi.

Phiếu chi được lập thành 3 liên:

Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.

Liên 2 thủ quĩ dùng để ghi sổ quĩ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ kế toán khác để ghi sổ kế toán.

Liên 3 giao cho người nhận tiền.

Đối với liên dùng để giao dịch thanh toán với bên ngoài thì phải đóng dấu của đơn vị.



Chú ý: Nếu là chi ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá ngoại tệ, đơn giá vàng, bạc đá quí tại thời điểm xuất quĩ để tính ra tổng số tiền theo đơn vị đồng Việt Nam ghi sổ.
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

(Mẫu số C32- HD)


1- Mục đích: Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng.

2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Giấy đề nghị tạm ứng do người xin tạm ứng viết 1 liên gửi cho phụ trách bộ phận và kế toán trưởng soát xét gửi thủ trưởng đơn vị duyệt tạm ứng.

Góc trên, bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu), tên bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

- Người xin tạm ứng phải ghi rõ họ tên, đơn vị, bộ phận và số tiền xin tạm ứng (viết bằng số và bằng chữ).

- Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng như: Đi công tác, mua văn phòng phẩm, tiếp khách ...

- Thời hạn thanh toán: Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.

Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị Thủ trưởng đơn vị duyệt chi. Căn cứ quyết định của Thủ trưởng đơn vị, kế toán ghi số vào Giấy đề nghị tạm ứng lập Phiếu chi kèm theo Giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ.
GIẤY THANH TOÁN TẠM ỨNG

(Mẫu số C33- BB)


1- Mục đích: Giấy thanh toán tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.

2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Giấy thanh toán tạm ứng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu), tên bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách. Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, số hiệu của Giấy thanh toán tạm ứng; Họ tên, đơn vị người thanh toán.

Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán thanh toán ghi vào cột 1 như sau:

Mục I- Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này.

Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán để ghi.

Mục 2: Số tạm ứng kỳ này căn cứ vào các Phiếu chi tạm ứng để ghi. Mỗi Phiếu chi ghi 1 dòng.

Mục II- Số tiền đã chi: Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.

Mục III- Chênh lệch: Là số chênh lệch giữa mục I và mục II.

- Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của mục III.

- Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của mục III.

Giấy thanh toán tạm ứng do kế toán thanh toán lập sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán soát xét và thủ trưởng đơn vị xét duyệt. Người đề nghị thanh toán sẽ ký xác nhận trước khi nhận hoặc nộp trả lại tiền. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan.
BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho đồng Việt Nam)

(Mẫu số C34- HD)


1- Mục đích: Biên bản kiểm kê quỹ nhằm xác nhận tiền mặt bằng đồng Việt Nam tồn quĩ thực tế và số chênh lệch thừa, thiếu so với sổ quỹ, trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán quỹ là các thành viên. Trước khi kiểm kê quỹ, thủ quỹ phải ghi vào sổ quỹ tất cả các phiếu thu, phiếu chi và tính số dư tồn quỹ đến thời điểm kiểm kê. Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại tiền có trong quỹ như: loại 500 000 đồng, loại 100 000 đồng,...

Góc trên, bên trái của biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu), bộ phận và mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (...giờ .... ngày ... tháng ... năm ...)

- Dòng I “Số dư theo sổ quĩ ": Căn cứ vào số tồn quỹ trên sổ quỹ tại ngày cộng sổ để kiểm kê quỹ để ghi vào cột 2.

- Dòng II “Số kiểm kê thực tế": Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại tiền vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.

- Dòng III “Chênh lệch”: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quỹ với số kiểm kê thực tế.

Trên Biên bản kiểm kê quỹ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quĩ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê quỹ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quỹ, người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét giải quyết.

Biên bản kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản: 1 bản lưu ở thủ quỹ, 1 bản lưu ở kế toán quỹ tiền mặt.
BIÊN BẢN KIỂM KÊ QUỸ

(Dùng cho ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí, đá quí)

(Mẫu số C35- HD)


1- Mục đích: Biên bản kiểm kê quỹ này nhằm xác nhận số ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí, đá quí tồn quỹ thực tế và số thừa, thiếu so với sổ quĩ, trên cơ sở đó tăng cường quản lý quỹ và làm cơ sở qui trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Việc kiểm kê quỹ được tiến hành định kỳ vào cuối tháng, cuối quí, cuối năm hoặc khi cần thiết có thể kiểm kê đột xuất hoặc khi bàn giao quỹ. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó, thủ quỹ và kế toán quỹ là các thành viên. Trước khi kiểm kê quĩ, thủ quỹ phải ghi sổ quĩ tất cả các Phiếu thu, Phiếu chi bằng ngoại tệ và tính số dư tồn quĩ ngoại tệ đến thời điểm kiểm kê. Khi tiến hành kiểm kê phải tiến hành kiểm kê riêng từng loại ngoại tệ có trong quĩ như: USD, EURO,… từng loại vàng, bạc, kim khí quý, đá quí (nếu có).

Góc trên, bên trái Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ tên đơn vị, bộ phận, mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

Biên bản kiểm kê quỹ phải ghi rõ số hiệu chứng từ và thời điểm kiểm kê (giờ .....ngày .....tháng .....năm .....).

- Dòng I “Số dư theo sổ quĩ": Căn cứ vào số tiền quĩ ngoại tệ trên sổ quĩ để ghi vào cột 2

- Dòng II “Số kiểm kê thực tế": Căn cứ vào số kiểm kê thực tế để ghi theo từng loại ngoại tệ vào cột 1 và tính ra tổng số tiền để ghi vào cột 2.

- Dòng III “Chênh lệch”: Ghi số chênh lệch thừa hoặc thiếu giữa số dư theo sổ quĩ với số kiểm kê thực tế.

Trên Biên bản kiểm kê quĩ cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu quĩ, có ý kiến nhận xét và kiến nghị của Ban kiểm kê. Biên bản kiểm kê quĩ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quĩ, người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quĩ đều phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị xem xét giải quyết.

Biên bản kiểm kê quĩ do ban kiểm kê quĩ lập thành 2 bản: 1 bản lưu ở thủ quĩ; 1 bản lưu ở kế toán quĩ.
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN

(Mẫu số C37- HD)


1- Mục đích: Giấy đề nghị thanh toán dùng trong trường hợp đã chi nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa nhận tạm ứng để tổng hợp các khoản đã chi kèm theo chứng từ (nếu có) để làm thủ tục thanh toán.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Góc trên, bên trái của Giấy đề nghị thanh toán ghi rõ tên đơn vị, bộ phận (hoặc đóng dấu đơn vị) và mã đơn vị đăng ký sử dụng ngân sách.

Ghi rõ họ và tên người đề nghị thanh toán

Ghi rõ bộ phận (hoặc địa chỉ) của người đề nghị thanh toán

Nội dung thanh toán: Ghi tóm tắt nội dung đề nghị thanh toán

Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ

Sau khi mua hàng hoặc sau khi chi tiêu cho những nhiệm vụ được giao, người mua hàng hoặc chi tiêu lập Giấy đề nghị thanh toán chuyển cho kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán kiểm soát và chuyển cho người có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi đã được duyệt chuyển cho kế toán để làm thủ tục thanh toán và ghi sổ kế toán.
BIÊN LAI THU TIỀN

(Mẫu số C38- BB)


1- Mục đích: Biên lai thu tiền là giấy biên nhận của đơn vị hoặc cá nhân đã thu tiền hoặc thu séc của người nộp tiền làm căn cứ để lập Phiếu thu, nộp tiền vào quỹ, đồng thời để người nộp thanh toán với cơ quan hoặc lưu quỹ.
2- Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

Biên lai thu tiền phải đóng thành quyển, phải ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ của cơ quan thu tiền và đóng dấu cơ quan, phải đánh số từng quyển. Trong mỗi quyển phải ghi rõ số của từng tờ biên lai thu tiền và số của biên lai thu tiền được đánh liên tục trong 1 quyển.

Góc trên, bên trái của Biên lai thu tiền ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ, mã đơn vị có quan hệ với ngân sách

Ghi rõ họ tên, địa chỉ của người nộp tiền

Dòng “Nội dung thu” ghi rõ nội dung thu tiền như: Tạm thu tiền viện phí, thu tiền bán hàng bằng séc,...

Dòng “Số tiền thu” ghi số tiền đã thu bằng số và bằng chữ, ghi rõ đơn vị tính là “đồng” hoặc đơn vị tiền tệ khác.

Nếu thu bằng séc phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm của tờ séc bắt đầu lưu hành và họ tên người sử dụng séc.

Biên lai thu tiền do người thu tiền lập thành hai liên (đặt giấy than viết một lần)

Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác nhận số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu liên 1, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ.

Cuối ngày, người được cơ quan giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào bản lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (nếu thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập Phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp Kho bạc, Ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó.

Biên lai thu tiền áp dụng trong các trường hợp thu tiền liên quan đến hoạt động sự nghiệp, hoạt động khác và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ. Biên lai thu tiền phải được bảo quản như tiền. Trường hợp đánh mất Biên lai thu tiền thì người làm mất phải bồi thường vật chất theo qui định của pháp luật hiện hành. Các trường hợp thu phí, lệ phí theo qui định của Pháp lệnh phí, lệ phí thì sử dụng biên lai của cơ quan thuế phát hành và đơn vị phải thực hiện quyết toán tình hình sử dụng “Biên lai thu phí, lệ phí” theo đúng qui định của cơ quan thuế.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 2.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương