TrưỜng đẠi học trà vinh khoa nông nghiệp thủy sản bộ MÔn thủy sản iso 9001: 2015



tải về 1.07 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2023
Kích1.07 Mb.
#55783
1   2   3   4   5   6   7   8   9
QUẢN LÝ SỨC KHỎE ĐVTS 1.9 (1)

    Điều hướng trang này:
  • Hình 2
3.3. Diệp hạ Châu. 
Chất chiết diệp hạ châu thân đỏ (P. urinaria) chiết xuất bằng dung môi methanol có khả 
năng kháng đồng thời hai loài vi khuẩn thường gây bệnh cho tôm nuôi (V. harveyi và V. 
parahaemolitycus). Chất chiết diệp hạ châu thân đỏ có hoạt tính kháng V. harveyi (nồng độ 
MIC = 0,09 mg/ml và MBC = 6,25 mg/ml), và V. parahaemolyticus (nồng độ MIC = 0,39 
mg/ml và MBC = 6,25 mg/ml). Cây thảo dược được rửa sạch, sấy ở 40 - 45
o
C và nghiền 
thành bột nguyên liệu. Bột nguyên liệu được ngâm trong methanol với tỉ lệ 1:10. Sau đó 
dịch chiết được lọc qua giấy lọc Whatman No.1 và cô quay chân không lọai bỏ dung môi 
thu được cao tổng thực vật (Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007). Chất chiết thảo dược được pha 
loãng trong dung môi DMSO (400mg/mL), tẩm vào đĩa giấy có đường khính 
8mm, để khô 
và sử dụng cho bước phân tích hoạt tính kháng khuẩn. Chất chiết diệp hạ châu thân đỏ được 



xác định có chứa các thành phần hóa học alkaloids, flavonoids, steroid và triterpenoids, 
đường khử, tanins và sesquiterpene lactones. Trong đó, hàm lượng polyphenol tổng là 
28,6±0,9 mg GAE/g và flavonoids tổng là 341±2,4 mg QE/g. 
Hình 2: Đĩa thạch khảo sát khả năng năng kháng Vibrio parahaemolyticus của diệp hạ 
châu thân đỏ (A).
 
3.4 Cây thầu dầu. 
Một nghiên cứu ở nước ngoài đã đi đến kết luận: chiết xuất từ lá cây thầu dầu có hoạt 
tính kháng khuẩn cao, có thể ức chế vi khuẩn gram âm và gram dương (Bacillus algicola, 
Listeria innocua, Viridibacillus arenosi, Escherichia coli). Kết quả của nghiên cứu ở Đại 
học Cần Thơ cho thấy chất chiết xuất từ thầu dầu có hoạt tính kháng khuẩn cao, giúp tôm 
nuôi tăng cường khả năng kháng vi khuẩn V. harveyi gây bệnh phát sáng; Bổ sung cao 
chiết thầu dầu 1,0% giúp gia tăng khả năng miễn dịch và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng 
khi cảm nhiễm với V. Parahaemolyticus, gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm 
(AHPND). 



Phương pháp nghiên cứu: Cao chiết thầu dầu (R. communis L.) được chuẩn bị bằng 
cách sấy khô lá thầu dầu và nghiền thành bột. Bột thầu dầu được ngâm với methanol có 
tỷ lệ 1:10 trong 3 ngày. Sau đó dịch chiết được lọc qua giấy lọc Whatman No. 1 và cô 
quay chân không ở 48
o
C để loại bỏ dung môi, phần còn lại là cao chiết thầu dầu. 
Bổ sung cao chiết thầu dầu vào thức ăn tôm thẻ chân trắng với nồng độ 0,5% và 
1,0% trong 30, 60 ngày giúp tăng cường các chỉ tiêu miễn dịch (THC, GC, HC và hoạt 
tính PO) và nồng độ 1% giúp tôm gia tăng tỷ lệ sống chống lại V. parahaemolyticus. 
Tiếp tục thực hiện thử nghiệm đánh giá tác động của cao chiết thầu dầu đối với tôm 
nuôi thực địa ngoài ao. 
Hình 3: Tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng sau 14 ngày cảm nhiễm với vi khuẩn V. 
parahaemolitycus. 
 




tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương