TrưỜng đẠi học trà vinh khoa nông nghiệp thủy sản bộ MÔn thủy sản iso 9001: 2015



tải về 1.07 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2023
Kích1.07 Mb.
#55783
1   2   3   4   5   6   7   8   9
QUẢN LÝ SỨC KHỎE ĐVTS 1.9 (1)

1. Đặt vấn đề. 
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ở 
Việt Nam, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cả nước tính đến tháng 10/2019 là 99.740 
ha. Sản lượng thu hoạch tôm thẻ chân trắng là 386.701 tấn. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính 
được xem là bệnh nguy hiểm và gây ra nhiều thiệt hại đến sản lượng tôm nuôi trong những 
năm gần đây ở các nước Đông Nam Á và Mexico, Riêng tại tỉnh Trà Vinh, tính đến tháng 
3/2019, tổng sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt 4.332 tấn, tăng 600 tấn so với cùng kì năm 
2018. Tổng hộ nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại là 773 hộ và diện tích tôm thẻ chân trắng 
bị thiệt hại là 258 ha. Nguyên nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính là do vi khuẩn V. 
parahaemolyticus gây ra. Sự lạm dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã gây 
ảnh hưởng xấu tới sức khỏe động vật nuôi, môi trường sinh thái và đặc biệt là tạo ra các 
chủng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và tăng nguy 
cơ nhiễm khuẩn có khả năng kháng thuốc cho con người, động vật và tồn dư trong thịt động 
vật thủy sản. Hiện nay, việc nghiên cứu hoạt chất kháng khuẩn có nguồn gốc thảo dược 
đang được quan tâm nhằm tạo ra các sản phẩm sử dụng trong phòng trị bệnh thân thiện với 
môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, hạn chế việc lạm dụng các loại hóa chất, kháng 
sinh cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là giảm khả năng kháng thuốc của vi 
khuẩn. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo đã ghi nhận hiệu quả của các loại thảo mộc như là chất 
khai vị và thúc đẩy tăng trưởng trong các loài thủy sản, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, 
tăng lợi nhuận. Thù lù, hành tây và trứng cá
là những cây thuốc có giá thành rẻ và phổ biến. 
Chúng chứa nhiều hợp chất quý như flavonoid, steroid, saponin, tannin và triterpen. Vì vậy 
chuyên đề “ Sử Dụng Thảo Dược Kháng Vibrio Parahaemolyticus Trong Nuôi Trồng Thủy 
Sản” được tiến hành. 
2. Mục tiêu. 
Tìm được các cây thuốc có thể ứng dụng phòng và trị bênh trên dộng vật thủy sản, 
nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe động vật thủy sản và con người khi lạm 
dụng các thuốc kháng sinh. 




tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương