TRƯỜng đẠi học nông lâm huế khoa lâm nghiệp khóa luận tốt nghiệp têN ĐỀ TÀI


Bảng 10: Thực trạng quản lý LSNG ở KBTTN Sơn Trà



tải về 0.8 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.8 Mb.
#31620
1   2   3   4   5   6   7   8

Bảng 10: Thực trạng quản lý LSNG ở KBTTN Sơn Trà.

Điểm mạnh

- KBTTN đã có ban quản lý và được kiện toàn.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng và các trạm bảo vệ đang được thiết lập khá đầy đủ.

- Tiếp cận được với phát triển tiềm năng du lịch sinh thái, tạo ra nguồn thu từ du lịch cho người dân địa phương hạn chế tác động và rừng.

- Kinh nghiệm, kiếm thức bản địa trong sử dụng và quản lý tài nguyên LSNG của người dân địa phương.

- KBTTN Sơn Trà có nguồn tài nguyên LSNG rất phong phú và đa dạng.

- Nhu cầu thị trường ngày càng cao đối với các loài LSNG đặc biệt là nhóm cây thuốc và cây cảnh


Điểm yếu

- Thiếu cán bộ chuyên môn về LSNG.

- Chưa có sự quan tâm đúng đắn đến nguồn tài nguyên LSNG.

- Trang thiết bị phục vụ bảo vệ và nghiên cứu còn hạn chế.

- Nguồn tài nguyên LSNG phân bố rãi rác trong rừng tự nhiên gây khó khăn cho việc đi lại, tìm kiếm, thu hái, vận chuyển về nhà.

- Đây là rừng thuộc sự quản lý của KBT chỉ cho phép người dân chỉ được thu hái trên diện tích được giao khoán và không được phép khai thác các loài quý hiếm thuộc sách đỏ, chính vì vậy cũng hạn chế việc thu hái hay săn bắt.



Cơ hội

- Sự quan tâm ngày càng nhiều hơn đến nguồn tài nguyên này.

- Là nơi cung cấp nguồn giống cho người dân trồng tại vườn, hạn chế được sự tác động vào rừng của người dân.

- Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế.



Thách thức

- Chính những tiềm năng lớn về LSNG đó trong tương lai có thể là nguy cơ cho việc khai thác bất hợp lý nguồn LSNG tại địa phương.

- Sự khai thác lén lút của người bên ngoài tập trung chủ yếu vào nguồn tài nguyên này sẽ làm cho các loài LSNG có thể mất đi, suy giảm về số lượng và chất lượng.

- Có nhiều cách thức thu hái của người dân có thể gây hại cho nguồn tài nguyên này. Như việc lấy mật ong họ đốt lửa, hun khói sẽ gây nguy cơ cháy rừng.

- Hiểu biết và nhận thức về nguồn tài nguyên LSNG và pháp luật của người dân còn hạn chế.


4.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến khu hệ sinh vật Sơn Trà

Trong các nhân tố ảnh hưởng thì nhân tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng và là yếu tố gần như quyết định sự tồn tại, duy trì và phát triển của hệ sinh thái.

Bằng những hoạt động của mình con người đã không ngừng tác động đến thiên nhiên nhằm thỏa mãn các nhu cầu của đời sống. Những tác động tích cực hoặc tiêu cựu của con người đều làm biến đổi tự nhiên, làm ảnh hưởng đến động thực vật tại Sơn Trà.

Bên cạnh đó các yếu tố bất lợi từ tự nhiên cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu bảo tồn. Do đó không thể không quan tâm đến vấn đề tác động của người dân địa phương, thông qua việc tìm hiểu thái độ, nhận thức của cư dân địa phương và những hoạt động của họ là biện pháp khoa học và hữu hiệu để thực hiện phương án quản lý bảo vệ khu bảo tồn theo hướng phát triển bền vững.


4.6.1 Nhân tố tự nhiên.

4.6.1.1 Thiên tai và sự cố môi trường.

Trong những năm gần đây, thời tiết có nhiều biến động phức tạp gây bất lợi đến hệ thực vật rừng, hạn hán kéo dài làm khoảng 2/3 số con suối trong khu bảo tồn bị khô, cạn nước, độ ẩm không đảm bảo cho cây rừng sinh trưởng phát triển đồng thời nước cung cấp cho người dân ở xung quanh khu bảo tồn bị thiếu trầm trọng.

Hàng năm với vai trò như một bức bình phong cho thành phố Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà phải đón nhận từ 3-5 cơn bảo từ biển đông. Gió biển thường xuyên hàng ngày và gió bảo đã tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng thực vật tại đây. Phần lớn các loài thân gỗ đều có kích thước nhỏ hơn và thấp hơn so với cùng loài phân bố tại các khu rừng khác như Bà Nà-Núi Chúa và Nam Hải Vân. Mưa lũ cũng đã gây nên hiện tượng sụt lỡ đất ở Sơn Trà hàng năm.

4.6.2 Nhân tố xã hội.

4.6.2.1 Những tác động của người dân đối với khu bảo tồn.

Trước năm 1990 khi Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà chưa hình thành bộ máy quản lý, công tác quản lý rừng còn lỏng lẻo, các tác động xâm hại tài nguyên rừng diễn ra rất phức tạp. Sau năm 1990 đến nay công tác bảo vệ rừng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tốt, nhận thức của người dân về bảo vệ rừng được nâng cao, những tác động trái phép vào rừng được ngăn chặn và giảm đáng kể. Kết quả điều tra tại vùng đệm của khu bảo tồn cho thấy như sau:



Bảng 11: Tỷ lệ % tác động của người dân đối với khu BTTN Sơn Trà

từ trước năm 1990 và hiện nay.

TT

Các hoạt động

Tỷ lệ % Tác động trước năm 1990

Tỷ lệ % tác động hiện nay

1

Chặt củi

100

73,33

2

Khai thác mây

73,33

46,67

3

Khai thác nhựa cây

53,33

16,67

4

Khai thác cây thuốc

63,33

30

5

Đào cây cảnh

0

40

6

Bẩy chim cảnh

3,3

13,33

7

Săn bẫy động vật rừng

86,67

46,67

Dẫn liệu trên cho thấy khi Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà chưa xây dựng Dự án đầu tư (Luận chứng Kinh tế-Kỹ thuật), trước năm 1990 đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người dân phải dựa vào rừng để kiểm sống bằng những hoạt động như khai thác củi chiếm 100% tổng số người được phỏng vấn, khai thác mây 73,33%, săn bẫy động vật 86,67%, nhựa mủ 53,33%, cây thuốc 63,33%, cây cảnh 0%, chim cảnh 3,3%. Trong đó các hoạt động khai thác củi và săn bẫy động vật chiếm tỷ lệ cao nhất, bởi nó là nguồn nguyên liệu chất đốt chủ yếu của người dân ở trong giai đoạn này.

Từ năm 1990 đến nay tổ chức bộ máy Ban quản lý được củng cố và phát huy tốt, từng bước thu hút cộng đồng tham gia nghề rừng bằng các hoạt động trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng và sản xuất kinh tế vườn rừng. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân ngày càng được nâng cao, từ đó đã giảm thiểu được các hoạt động trái phép xâm hại đến tài nguyên rừng. So với trước năm 1990 các hoạt động khai thác đều giảm xuống, khai thác củi và mây giảm 26,67%, nhựa cây giảm 36,67%, cây thuốc giảm 33,33%, săn bẫy động vật rừng giảm 40%. Tuy nhiên lại có hai nhóm LSNG được khai thác ngày càng nhiều, cây cảnh tăng 40% so với trước kia là 0%, bẫy chim cảnh tăng 10% so với trước kia là 3,3%.

Nhìn chung các tác động trái phép vào khu bảo tồn tuy đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn nhiều đối tượng xâm hại đến tài nguyên rừng. Do đó cần phải thường xuyên tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục và tăng cường công tác tuần tra kiểm tra để kịp thời ngăn chặn các hoạt động trái phép trên.

4.6.2.2 Thái độ của người dân hiện nay đối với khu bảo tồn.

Kết quả điều tra tại cộng đồng gần khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà cho thấy có 73,33% ý kiến tán của người dân tán đồng chủ trương của nhà nước về bảo vệ rừng. Điều này chứng tỏ người dân sống ở xung quanh khu bảo tồn đều nhận thấy được vai trò và ích lợi của rừng, thấy được việc bảo vệ rừng là điều cần thiết, là trách nhiệm của mỗi người dân, của toàn xã hội.

Có 6,67% tổng số người được phỏng vấn có ý kiến không tán đồng chủ trương bảo vệ rừng và cho rằng rừng là của chung mặc sức khai thác hưởng lợi và có 20% tổng số người được hỏi không quan tâm đến việc bảo vệ rừng.

Tỷ lệ người dân bày tỏ quan điểm thiếu hợp tác trên tuy chiếm số ít nhưng là điều đáng báo động, đòi hỏi chính quyền địa phương và Ban quản lý khu bảo tồn phải có giải pháp hợp lý nhằm thu hút số người này tham gia cùng cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà


Bảng 12: Tỷ lệ % thái độ của người dân đối với khu BTTN Sơn Trà.


TT

Thái độ

Tỷ lệ %

1

Tán đồng chủ trương bảo vệ rừng

73,33

2

Không tán đồng cho rừng là của chung

6,67

3

Sao cũng được

20

4.6.2.3 Quy hoạch sử dụng đất.

Theo yêu cầu phát triển đô thị, thành phố Đà Nẵng đã điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại Sơn Trà theo hướng phục vụ cho các dự án phát triển hạ tầng và dịch vụ du lịch. Đã có 260 ha đất lâm nghiệp ở khu bảo tồn được chuyển mục đích sử dụng cho 17 dự án du lịch trên bán đảo Sơn Trà. Đồng nghĩa với việc kinh doanh kèm theo là diện tích rừng bị mất đi để xây dựng cơ sở hạ tầng như khách sạn, nhà nghĩ, bãi xe, đường sá ... Nhìn chung việc quy hoạch phát triển du lịch trên bán đảo Sơn Trà là hợp lý, khai thác được thế mạnh về du lịch sinh thái rừng để phát triển kinh tế địa phương, song việc quy hoạch này chưa hợp lý và đã gây tổn thất về tài nguyên rừng tại đây.

Phát triển du lịch tại bán đảo Sơn Trà là hướng đi đúng đắn nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và phát triển kinh tế xã hội cho thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc đó đồng thời tạo ra nhiều cơ hội cho những người dân thiếu ý thức hay khách du lịch hiếu kỳ săn bắt các loài ếch nhái, câu cá, nhổ cây có hình thái đẹp, lạ mắt.

Ngoài ra, qua điều tra thu thập thông tin hiện có 410 hộ gia đình cá nhân, tổ chức được nhà nước giao đất, nhận khoán đất lâm nghiệp để trồng rừng và làm trang trại trên vùng đất thấp ven chân núi Sơn Trà. Các chủng loại cây được trồng phổ biến là bạch đàn, phi lao, keo, Gió cùng một số lòai cây ăn quả như xoài, mít, vải thiều, chuối ... Một số gia đình bước đầu đã có thu nhập kinh tế gia đình từ nghề rừng. Hoạt động này đã góp phần tạo công ăn việc làm, giảm áp lực vào rừng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên điều tồn tại qua đây chưa được giải quyết hợp lý là quy định về cơ cấu cây trồng và vật nuôi đảm bảo quy chế quản lý rừng đặc dụng.



4.6.2.4 Cháy rừng.

Trong thời gian 15 năm 1996 - 2010 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã xảy ra 35 vụ cháy rừng. Bình quân mỗi năm có gần 3 vụ cháy rừng. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại 12,66 ha. Trong đó có 3,2 ha rừng tự nhiên và 9,46 ha rừng trồng và cây bụi lau lách.

Vụ cháy gây thiệt hại lớn nhất xảy ra trong năm 1998 với diện tích thiệt hại là 3,2 ha rừng tự nhiên. Nguyên nhân gây ra cháy rừng chính là do con người như đốt dầu phế liệu, cúng đốt giấy, hút thuốc vứt tàn, khai thác mật ong và đốt dọn thực bì trồng rừng gây cháy lan.

So với các địa bàn khác ở thành phố Đà Nẵng, Sơn Trà có số vụ cháy và diện tích rừng bị thiệt hại thấp nhất trong 10 năm qua. Điều này chứng tỏ rằng công tác phòng cháy chữa cháy của khu bảo tồn luôn được chú trọng, nhất là về công tác phòng cháy rừng, góp phần bảo vệ tốt tài nguyên rừng và giữ gìn môi trường sinh thái tại khu vực.



Bảng 13: Tình hình cháy rừng tại khu BTTN Sơn Trà 1996-2010

Năm

Số vụ

Diện tích(ha)

Loại rừng

1996

2

0,65

Rừng trồng và cây bụi lau lách

1997

1

0,75

Rừng trồng

1998

2

3.6

Rừng tự nhiên và rừng trồng

1999

0

0




2000

0

0




2001

0

0




2002

6

0,53

Rừng trồng và cây bụi lau lách

2003

4

0,7

Rừng trồng

2004

5

1,71

Cây bụi lau lách

2005

6

0,8

Cây bụi lau lách

2006

0

0




2007

3

1,12

Rừng trồng

2008

0

0




2009

0

0




2010

5

2,8

Cây bụi, lau lách, dây leo Bìm bìm

tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương