TRƯỜng đẠi học nông lâm huế khoa lâm nghiệp khóa luận tốt nghiệp têN ĐỀ TÀI


Hình 6. Phân loại LSNG theo mục đích sử dụng



tải về 0.8 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.8 Mb.
#31620
1   2   3   4   5   6   7   8

Hình 6. Phân loại LSNG theo mục đích sử dụng

+ Nhóm các loài LSNG dùng làm thực phẩm: Có 30 loài được người dân sử dụng để làm thực phẩm, bao gồm các loài động vật, thực vật dùng trong bữa ăn của gia đình. Những loài được dùng cho mục đích này thì rất đa dạng về thành phần, sử dụng cả thân, lá, trái, củ. Chúng được khai thác trên đất canh tác, vườn hộ và cả trong rừng tự nhiên. Tuy nhiên nhóm lương thực thực phẩm không phải là nhóm ưa thích thu hái của người dân bởi lẻ chúng đem lại nguồn thu nhập không cao cho gia đình của họ có thể thấy rõ qua 30 hộ được phỏng vấn thì chỉ có 8 hộ khai thác nhóm này.

+ Nhóm các loài LSNG dùng làm dược liệu: Nhóm mục đích sử dụng này cũng rất quan trọng đối với người dân sống ở đây. Họ đã có nhiều cách thức chữa bệnh bằng cây thuốc rất hiệu quả. Đó là những bài thuốc dùng để giải cảm, đau bụng, rắn cắn, mất ngủ, mụn nhọt, u bướu, dùng cho phụ nữ sau khi sinh thậm chí cả bệnh ung thư. Kinh nghiệm này được truyền từ thế này này sang thế hệ khác trong gia đình ngoài ra còn thông qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ có những gia đình nào làm thầy thuốc mới hiểu nhiều về cây thuốc, còn lại đa số người dân không nắm rõ về cây thuốc chữa bệnh. Do vậy, số lượng loài LSNG được dùng cho mục đích này là khá nhiều, 37 loài chiếm 21,9%. Phần lớn các loài này được lấy từ rừng tự nhiên.

+ Nhóm các loài LSNG dùng làm vật liệu xây dựng: Trong nhóm này, nghiên cứu chỉ điều tra các loại được dùng làm vật liệu xây dựng trong gia đình là LSNG, không tính các loài cây gỗ, có 3 loài được người dân nhận biết và sử dụng.

+ Nhóm các loài LSNG dùng làm vật dụng cho sinh hoạt gia đình: Người dân ở bán đảo Sơn Trà từ lâu đã biết dùng những vật liệu có từ rừng để làm ra những vật dụng cần thiết cho nhu cầu của gia đình. Kết quả bảng 6 cho biết có 5 loài là thực vật được người dân sử dụng để tạo nên các vật dụng trong gia đình. Các loài thực vật được dùng cho mục đích này chủ yếu là mây, sậy, tre. Không có loài nào là cây thân gỗ được khai thác cho mục đích này. Điều đáng chú ý ở nhóm này là khai thác mây, sậy là nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình ở đây vì ở đây mây, sậy có nguyên một làng nghề và các sản phẩm từ những sản vật này rất được ưa chuộng ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài, mành sậy ở đây được làm ra để xuất khẩu đi nước ngoài.

+ Nhóm các loài LSNG dùng làm cảnh: Nhóm này được khai thác phổ biến gần đây do nhu cầu của thị trường quá lớn và tất nhiên chúng chở thành nguồn lợi béo bở cho những ai khai thác nhóm cây cảnh này vì giá trị trên thị trường của nó rất cao. Theo hình 6 có đến 23 loài thuộc nhóm này trong đó thực vật là 16 loài và động vật là 7 loài. Đây là nguồn lợi rất lớn và được người dân bán đảo khai thác ngày một nhiều, nó trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân ở đây. Các loài cây cảnh được khai thác chủ yếu là sanh, si, sung, các loài lan và các loài cây thân thảo cho hoa đẹp, các loài động vật được khai thác để làm cảnh chủ yếu là các loài chim.

+ Nhóm các loài LSNG dùng để bán: Nhóm loài này được tách riêng vì người dân thường không biết chúng được sử dụng cho các mục đích sử dụng gì. Tuy nhiên, người dân tại bán đảo khai thác các loài thuộc nhóm này chỉ nhằm mục đích là bán các sản phẩm để có thu nhập chung cho gia đình. Kết quả điều tra cho thấy có 6 loài được người dân khai thác chủ yếu để bán. Một số loài thường được bán nhiều nhất là mây, mật ong, củi.

+ Ngoài ra người dân tại đây còn dùng LSNG làm chất đốt: Họ thường xuyên thu hái các cành nhánh khô và các thực bì tận dụng được từ rừng. Không chỉ người dân ở đây khai thác củi mà các doanh trại bộ đội, hải quân đóng quân ở đây cũng sử dụng củi hàng ngày để nấu nướng. Củi thu hái về được chẻ nhỏ, phơi khô xếp thành bó trữ trong nhà để sử dụng dần. Việc đun nấu trong gia đình đều sử dụng các chất đốt thu được từ rừng, các hoạt động thu hái diễn ra hằng ngày. Mặt khác, củi còn đem lại nguồn thu nhập cho một số hộ gia đình ở đây. Do vậy, số loài không được người dân chú ý nên không thống kê được, các loài này được xếp chung là cây gỗ.

Tóm lại, số lượng các loài LSNG người dân tại đây dùng làm cảnh và dược liệu là chiếm đa số sau đó lần lược đến các nhóm thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, vật liệu xây dựng và cuối cùng là chất đốt. Như vậy, LSNG được người dân bán đảo Sơn Trà sử dụng là rất đa dạng với nhiều mục đích khác nhau.



4.4.5 Đối tượng khai thác và cách thức khai thác LSNG

4.4.5.1 Đôi tượng khai thác LSNG

KBTTN Sơn Trà là một bán đảo với đường đi lên khá dễ dàng, nó lại rất gần khu dân cư nên việc vào rừng khai thác của người dân địa phương và ven đô là khó tránh khỏi và khó kiểm soát.

Tại đây có nhiều đường lưu thông chính vào địa phận bán đảo nên ngoài người dân địa phương còn có các đối tượng khác từ các nơi khác trong thành phố vào khai thác với nhiều mục đích khác nhau. Những người vào đây khai thác bất hợp pháp phải lén lút băng rừng từ những con đường mòn vào được rừng. Do đó, việc khai thác bất hợp pháp nếu có xảy ra chỉ tập trung vào cây gỗ lớn đặc biệt là cây Chò đen, các loài cây cảnh, săn bẫy các loài thú linh trưởng để nấu cao đặc biệt là quần thể Vooc Chà vá chân nâu loài có trong sách đỏ thế giới mà hiện nay ở bán đảo hiện còn khoảng hơn 200 cá thể hoặc các loài LSNG thực sự giá trị, tuy nhiên việc khai thác cũng rất hạn chế, nhỏ lẻ. Việc người bên ngoài vào khai thác LSNG là rất hiếm thấy, việc khai thác chủ yếu là người dân địa phương sống tại đây. Do vậy, đối tượng khai thác các loài LSNG, theo kết quả điều tra, đồng nhất là người dân địa phương.

Mặc khác, người dân tại đây từ lâu đã phụ thuộc vào rừng, từ sau khi thành lập khu bảo tồn thì việc thu hái LSNG của họ có phần dè dặt hơn nhưng vẫn không tách rời cuộc sống của họ với nguồn tài nguyên này. Họ khai thác LSNG để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và dùng để bán tăng thêm thu nhập cho gia đình. Rất nhiều hộ gia đình sống ở đây thu hái LSNG, họ vừu tham gia đánh bắt cá, sản xuất nông nghiệp vừa bám vào các nguồn LSNG hiện có để lấy thêm thức ăn, dược liệu, vật liệu và chất đốt. Họ không kể mưa nắng, có thời gian rãnh rỗi là họ vào rừng để tìm kiếm và thu hái nguồn tài nguyên này. Họ là đối tượng chính vừa khai thác, vừa vận chuyển, vừa sử dụng và vừa buôn bán các sản phẩm từ LSNG.

Việc khai thác của người dân tại đây được chia làm 2 nhóm mục đích chính:

+ Khai thác để bán: Đây là các loài LSNG có tính chất hàng hóa. Chúng được khai thác theo nhu cầu của thi trường. Khi có nhu cầu đặt mua, người dân vào rừng thu hái về bán để đổi lấy tiền. Đây là nhóm mục đích quan trọng làm cho người dân ngày càng xâm lấn sâu hơn vào rừng.

+ Khai thác cho nhu cầu hàng ngày: Đây là những loại LSNG cần thiết cho đời sống của họ. Các loài được khai thác nhiều như các loài cây chữa bệnh, các loài rau, củ, quả ăn được, đây cũng là một cách tìm kiếm rau sạch ở rừng của những hộ dân nghèo ở đây trong thời đại bão giá như hiện nay.

Tuy nhiên, việc phân chia này cũng chỉ mang tính chất tương đối. Các loài LSNG trước đây chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu trong gia đình nhưng hiện nay khi thị trường có nhu cầu thì các loài LSNG này nhanh chóng trở thành nguồn hàng hóa.



4.4.5.2 Cách thức khai thác, thu hái, bảo quản LSNG tại địa phương.

Các loài LSNG có mục đích sử dụng khác nhau, yêu cầu khác nhau thì cách thức khai thác cũng khác nhau. Phụ nữ, trẻ em, đôi khi cả người già thường làm những công việc nhẹ nhàng như hái rau, sậy, cây thuốc còn người đàn ông, thanh niên làm những công việc nặng nhọc hơn như chặt tre, săn bắt. Việc khai thác được dùng các công cụ thô sơ mà mỗi gia đình đều có như dao, cuốc, rựa. Cụ thể một số cách thức khai thác, thu hái và bảo quản của một số loài LSNG được tổng hợp theo bảng sau:



Bảng 7. Thống kê một số cách thức thu hái, bảo quản LSNG

Nhóm LSNG

Loài LSNG

Cách thức thu hái, bảo quản

Thực phẩm

Các loài rau, củ

Các loài rau, củ có sẵn trong rừng rất nhiều, có loài được hái theo mùa, có loài thu hái quanh năm, do đó chỉ vào rừng thu hái mà không cần bảo quản dự trữ, sau khi thu hái về thì sử dụng ngay. Với các loài củ thì thu hái bằng cách dùng cuốc để đào lấy củ, chỉ khai thác những cây lớn. Củ mang về luộc hoặc ăn sống, thời gian để củ không lâu vì dễ bị sượng, không còn bột và mùi vị, có khi đắng. Như củ săn dây nếu để lâu thì không ăn được vì củ đã bị biến chất, nhưng nếu sắt lát phơi khô thì dùng được lâu hơn.

Các loài trái cây

Đến mùa dẻ, chuối, khế, táo chín thì họ vào rừng hái về cho trẻ em ăn, có thể trèo lên cây cây hái đôi khi hái cả cành.

Măng

Bắt đầu khai thác từ đầu mùa mưa cho đến hết mùa mưa. Dùng dao hoặc tay bẻ măng. Người dân tại đây hái về sử dụng liền và làm măng chua.

Các loài động vật

+ Sau cơn mưa kéo dài, tại các hốc đá, ven suối, hồ thường có ếch bắt về ăn liền.

+ Vào buổi sáng người dân thường đặt vó ở các khe đá theo dòng chảy của khe suối khi chiều tối thì đến kiểm tra các vó, còn tại các hồ người dân sử dụng cần để câu cá. Cá bắt về ăn liền.

+ Chim, thú: Thường đặt bẫy.

+ Mật ong: Tốt nhất là lấy lúc sáng sớm hoặc trưa là lúc ong bay đi ra ngoài nhiều. Dùng dao cắt tầng ong với các tổ ong trên cao, đối với các tổ ong trong thân cây phải đục thân cây lấy ra. Tầng ong lấy về cắt miếng nhỏ đặt lên thanh tre kê ở chậu phơi ngoài nắng sáp sẽ bị chảy lỏng ra hoặc đốt lửa hun khói vào tổ ong, ong bay ra khỏi tổ thì lấy nguyên tổ ong.



Chất đốt




Người dân tại địa phương cho biết tất cả các loài cành nhánh trong rừng đều có thể thu hái dùng làm củi đun nấu, việc thu hái chủ yếu diễn ra vào mùa nắng, cất trữ cho mùa mưa dùng dần. Dùng rựa để chặt nhỏ phơi khô xếp thành đống hoặc bó để nơi thoáng mát. Các loài được khai thác nhiều nhất là bạch đàn và keo

Cây cảnh




Người dân sử dụng xẻn, cuốc, cưa và dao để vào rừng đào bới cây cảnh. Đa số các loài đều khai thác cả cây, ngoại trừ ngoại trừ những cây thuộc họ dâu tằm Moraceae đặt biệt là chi Ficus như sanh si, sung có thể khai thác những thân, cành, nhánh đẹp hoặc khai thác cả cây sau đó đem về dăm xuống đất là cây có thể sống được.

Cây thuốc




Đa số các loài cây thuốc được khai thác ở trong rừng về đều được sắt nhỏ phơi khô khoảng 4-5 nắng, nếu khai thác với số lượng ít có thể sao vàng để cắt trữ lâu hơn. Vào những ngày trời không nắng hoặc mưa người dân ở đây sấy khô thuốc bằng cách dùng một cái lu to và một cái trẹt vừa miệng lu cho thuốc cần sấy lên trên trẹt dùng củi đốt lửa dưới miệng lu sấy thuốc đến khi nào cảm thấy đạt yêu cầu thì dừng lại. Sau đó cắt trữ thuốc vào các thùng giấy hoặc bao nilon để nơi khô ráo không bị ẩm ướt.

Vật liệu xây dựng, vật dụng

Lồ ô

Dùng dao, rựa chặt. Sau khi chặt được đem phơi nắng. Có thể chẻ nhỏ để làm tăm răng, que kem, làm lồng bẫy hoặc đan lát…

Song mây

Chọn những cây có chiều dài trên 4m bóc vỏ từ dưới lên, cuộn tròn, phơi khô trước khi sử dụng. Đa số người dân không phơi trước khi bán.

Lau sậy

Dùng dao cắt phần bông sậy đã vàng và cả thân sậy, phơi khô, đập cho hết các mẩy, bông dùng làm chổi, thân dùng làm mành, hàng rào…

Đa số các cách thức khai thác rất đơn giản như việc thu hái măng, rau, củ, quả đến mây, sậy thì chỉ cần kinh nghiệm đi rừng là xác định được vị trí phân bố của các loài cây này. Ngoài ra việc khai thác còn phải dựa trên kinh nghiệm thực tế của người dân, thời điểm thu hái các loài LSNG như thế nào là tốt nhất. Cách thức làm bẫy, đặt bẫy như thế nào thường những người đi trước sẽ chỉ lại cho thế hệ con cháu mình. Phương thức bảo quản chỉ có cách thức đơn giản là phơi khô, để cất trữ sử dụng dần ngoài ra không có gì khác.

Bên cạnh những loài LSNG được thu hoạch theo mùa nhất định thì đa số các loài LSNG đều được thu hái không có mùa rõ ràng, khi cần thì được người dân thu hái, và có loài lại được người dân thu hái quanh năm. Kết quả điều tra cho thấy, một số loài LSNG có mùa vụ thu hái như sau:



Bảng 8. Lịch mùa vụ của một số loài LSNG được ngời dân khai thác.

LSNG

Tháng Dương Lịch




1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Song mây

X

X

X

X

X

X

X

X










X

Măng
















X

X

X

X

X







Dẻ

























X

X







Mật ong

X

X

X




























Các loại rau

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Củi

X

X

X

X

X

X

X

X










X

Các loại cây cảnh

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Các loài động vật

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Các loài LSNG trên là các loài được khai thác theo mùa như song mây, măng, dẻ, mật ong, ngoài ra các loài khác có thể thu hái quanh năm như: các loại rau, cây cảnh, cây thuốc và động vật. Có một vài loài có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào, nhưng có những thời điểm mức độ thu hái chúng không đáng kể, chủ yếu tập trung vào một khoảng thời gian nhất định. Như lồ ô hay song mây vào khoảng thời gian tháng 9,10,11 là khoảng thời gian ở Sơn Trà có lượng mưa nhiều nhất, nước làm cho các thớ trong thân cây không còn đàn hồi như các mùa khác. Đặc biệt, mùa mưa, cây ẩm ướt dễ bị mối mọt xâm nhập vào, do đó người dân ít khai thác vào thời điểm này.

Nhìn chung, nguồn LSNG tại đây khai thác không theo một quy luật nào cụ thể, thuận đâu lấy đấy.

4.4.6 Cách thức mua bán, giá cả của một số loài LSNG tại địa phương.

Tại địa phương các loài LSNG được mua bán với nhiều hình thức khác nhau và qua nhiều khâu trung gian, trong đó trực tiếp thu hái là người dân địa phương và người thực tiếp thu mua là các thương buôn tại địa phương và các thương buôn có nhu cầu trong thành thị. Hiện tại có rất nhiều điểm thu mua có thể kể ra một số điểm thu mua tiêu biểu với số lượng lớn như hợp tác xã mây tre, ba tiệm bán thuốc nam và chợ Mai tại phường Thọ Quang là những nơi chuyên thu mua các mặt hàng LSNG. Riêng đối với ba tiệm thuốc nam tại đây ngoài việc các thầy thuốc tự vào rừng hái thuốc thì họ còn dùng các mẫu cây thuốc thuê người dân vào rừng thu hái theo mẫu, ngoài ra người dân còn chở ra thành phố để bán với giá cao hơn nhiều so với khi bán trong địa phương hoặc họ bán trực tiếp tại nhà và có người đến thu mua vì vậy các hình thức mua bán LSNG tại đây diễn ra khá tự do và rất khó kiểm soát.

Tại địa phương có khoảng 80% hộ dân tham gia mua bán các mặt hàng về LSNG điều đó thể hiện rõ qua đồ thị sau.

Hình 7: Số hộ tham gia mua bán các loài LSNG tại địa phương.

Qua hình trên có thể thấy được các mặt hàng được các hộ dân mua bán nhiều nhất là củi(73,33%), tiếp đến là mây(46,67%), cây cảnh(40%), 2 loài được mua bán ít nhất là măng và chim cảnh chiếm 13,33%.

Sau khi tìm hiểu giá cả các loại LSNG được người dân thường xuyên mua bán và giá cả thu mua của các thương buôn có bảng tổng hợp sau về thông tin chung các loài LSNG có tính chất hàng hóa được mua bán tại địa phương.



Bảng 9: Giá cả của một số loài LSNG tại địa phương.

TT

Loài LSNG dùng để bán

Dạng bán

Cách thu mua

Giá bán

1

Mây

Tươi

Kilogam

2.000đ/kg

2

Sậy

Tươi

kilogam

1.500đ/kg

3

Măng

Tươi

kilogam

4.000-6.000đ/kg

4

Cây cảnh

Cây

Cây

3.000-500.000đ/Cây

5

Chim cảnh

Con

Con

20.000-200.000đ/Con

6

Mật ong

Mật

Lít

+ Mật ong rừng: 350.000đ/l

+ Mật ong nuôi: 200.00đ/l



7

Cây thuốc

Tươi

Kilogam

1.000-50.000đ/kg

8

Củi

Khô



15.000-20.000/bó

Qua bảng 9 cho ta thấy giá cả của một số loài LSNG rất rõ ràng như mây, sậy, măng, mật ong, củi và có khoảng biến động giá không lớn, còn các nhóm cây cảnh, chim cảnh, cây thuốc là các nhóm có khoản biến động giá khá cao thùy thuộc vào từng loài, hình dáng đẹp, công dụng cũng như giá trị của chúng hiện nay trên thị trường đó là những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cả của các nhóm này.

Qua bảng trên có thể thấy 2 loài có giá trị cao nhất là chim cảnh và cây cảnh với khoảng biến động giá khá lớn và 2 loài này nguồn cầu rất cao ở thành phố và điều hiển nhiên nó trở thành nguồn thu béo bở của các hộ dân ở đây và ngày có càng nhiều người tại địa phương và người bên ngoài tham gia thu hái các loại LSNG thuộc các nhóm này, bất chấp các quy định của pháp luật và trên thực tế có rất nhiều biên bản sử phạt hành chính về các tội này, nhưng hình thức sử phạt chưa mạnh vì vậy các đối tượng vẫn bất chấp vì giá trị thực của 2 nhóm loài này rất dễ tiêu thụ và có giá trị so với mức sử phạt hiện nay. Vì vậy cần phải mạnh tay hơn với các trường hợp này nếu không ngày sẽ có càng nhiều người vào rừng tìm kiếm khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên này.



4.5 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc khai thác LSNG tại địa phương.

Qua điều tra, phỏng vấn 30 hộ dân và cán bộ các trạm và hạt kiểm lâm liên Quận Sơn Trà-Ngũ Hành Sơn tôi rút ra được thực trạng quản lý lâm sảng ngoài gỗ tại khu BTTN Sơn Trà như sau:



tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương