TRƯỜng đẠi học nông lâm huế khoa lâm nghiệp khóa luận tốt nghiệp têN ĐỀ TÀI


Tình hình sử dụng đất của quận Sơn Trà



tải về 0.8 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.8 Mb.
#31620
1   2   3   4   5   6   7   8

4.2.2.2 Tình hình sử dụng đất của quận Sơn Trà

Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất của Quận Sơn Trà.


TT

Loại hình sử dụng đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %




Tổng diện tích tự nhiên

6.076,45

100

1

Đất nông nghiệp

136,21

2,2

2

Đất lâm nghiệm

4.195,70

69,1

3

Đất chuyên dùng

915,22

15,1

4

Đất ở

377,85

6,2

5

Đất chưa sử dụng

451,47

7,4

(Nguồn: Niên giám Thống kê Sơn Trà 2004)

Cơ cấu đất đai quận Sơn Trà cho thấy diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn với 4.195,7 ha. Chiếm 69,1 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Quận. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đều nằm trong khu bảo tồn (4.189,7 ha).

Với một Quận thuộc thành phố Đô thị loại I lại có diện tích rừng lớn như vậy, điều này cho thấy tài nguyên rừng ở Quận Sơn Trà rất phong phú, đặc biệt giá trị của nguồn LSNG là rất nhiều điều này dẫn đến việc người dân thường xuyên vào rừng khai thác để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày là không thể tránh khỏi.

4.2.2.3 Các chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn quận Sơn Trà

- Thuỷ sản

Thủy sản là ngành sản xuất quan trọng trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Quận. Với lợi thế vị trí của Quận có cảng biển, nhân dân trong Quận làm nghề biển chiếm tỷ lệ rất lớn, sản xuất thuỷ sản đã giải quyết được phần lớn lao động và ngày càng phát triển ổn định, có đóng góp lớn vào toàn bộ nền kinh tế của Quận. Giá trị sản xuất của thuỷ sản năm 2004 đạt 163.310 triệu đồng chiếm 96% trong tổng số giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư của địa phương.



- Nông nghiệp

Trong những năm về trước, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ổn định cuộc sống cho nông hộ, cung cấp một phần lương thực thực phẩm tại chỗ, cung cấp rau, hoa quả cho cả thành phố Đà Nẵng.

Nhưng gần đây do nhu cầu phát triển đô thị nên diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 chỉ đạt 3.455 triệu chiếm khoảng 2% so với tổng giá trị sản xuất nông- lâm - ngư của địa phương.

- Lâm nghiệp

Sơn Trà có 4.195,7 ha đất lâm nghiệp nhưng đều tập trung ở khu Bảo tồn, với chức năng là quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường và đóng vai trò quan trọng trong các công tác phòng hộ.

Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng phân tán, cây xanh đô thị, làm kinh tế vườn rừng của các hộ gia đình có giao đất, nhận khoán đất lâm nghiệp trong khu bảo tồn và chế biến lâm sản.

Hiện tại chung quanh chân núi Sơn Trà diện tích đất được giao và khoán theo nghị định 184/NĐ-HĐBT, Nghị định 02/NĐCP, Nghị định 163/NĐCP và Nghị định 01/CP là 625ha cho 247 đơn vị tập thể và cá nhân sử dụng để trồng rừng và làm kinh tế vườn rừng. Đây cũng là giải pháp giải quyết công ăn việc làm cho người dân sống chung quanh bán đảo Sơn Trà, nhằm giảm bớt những tác động sấu đến tài nguyên rừng.



- Giao thông

Mạng lưới giao thông ở Quận Sơn Trà tương đối hoàn chỉnh, với trục đường chính là đường Ngô Quyền dài 12 km, nối với Cảng Tiên Sa. Tuyến giao thông ven biển Sơn Trà-Điện Ngọc chạy dọc theo bờ biển rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá và du lịch.

Trong khu bảo tồn hệ thống đường giao thông được nâng cấp và mở mới với các tuyến đường bao bọc quanh bán đảo Sơn Trà và tuyến đường nối liền các đỉnh trên bán đảo Sơn Trà tạo ra hệ thống giao thông khép kín rất thuận tiện cho việc tuần tra rừng cũng như phục vụ cho du lịch sinh thái.

- Du lịch

Vị trí của Quận Sơn Trà rất có nhiều điểm thuận lợi cho việc phát triển du lịch, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh quan môi trường, trong đó phải kể đến là tiềm năng du lịch sinh thái rừng - biển.

Hiện tại trong khu bảo tồn đã có 5 dự án du lịch sinh thái đã triển khai thực hiện và đưa vào hoạt động. Góp phần đáng kể trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân, giảm được áp lực vào rừng.


4.3 Công tác tổ chức quản lý của khu BTTN Sơn Trà (Nay là hạt kiểm lâm liên Quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn).

4.3.1 Cơ cấu tổ chức.

Thành lập một Ban quản lý (BQL) khu BTTN Sơn Trà theo quyết định số: 905/QĐ-UB ngày 10 tháng 4 năm 1997, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi cục kiểm lâm Thành phố Đà Nẵng. Theo đó BQL gồm:

+ Văn phòng ban : 5 người

Trong đó: Lãnh đạo ban: 2 người (1 trưởng ban, 1 phó ban)

Bộ phận tổng hợp : 1 người

Bộ phận quản lý bảo vệ rừng : 1 người

Bộ phận kế toán : 1 người

+ Trạm kiểm lâm Suối Đá - Tiên Sa: 5 người

Trong đó : 1 trạm trưởng và 4 kiểm lâm viên

+ Trạm kiểm lâm Bãi Nam – Hải Đăng : 4 người

Trong đó: 1 trạm trưởng và 3 kiểm lâm viên.

* Được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ bộ máy tổ chức Hạt Kiểm Lâm Liên Quận Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn.

4.3.2 Cơ cấu quản lý.

4.3.2.1 Về năng lực quản lý.

Như trình bày ở trên, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ khu bảo tồn phần lớn được đào tạo qua các trường lớp, các nhiệm vụ trong khu bảo tồn: vận động nhân dân bảo vệ rừng, trông rừng, tuần tra truy quét, PCCR được triển khai và thực hiện tôt. Đối với cán bộ KBT còn cần phải có khả năng phân tích, tổng hợp tình hình, nghiên cứu khoa học, dự báo, dự đoán tình hình phát triển rừng và những yếu tố nảy sinh trong KBT.



4.3.2.2 về chức năng, nhiệm vụ.

* Khu bảo tồn:

Theo luân chứng kinh tế kỹ thuật năm 1989, khu bảo tồn có diện tích là 4.439ha nằm trên địa bàn phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà. Được chia thành 3 tiểu khu: 62,63,64; diện tích đất lâm nghiệp: 4189,7ha. Trong đó diện tích có rừng là 3431,7ha; diên tích chưa có rừng là 764ha. Nhưng đến nay thực tế diện tích đất rừng đặc dụng được chuyển mục đích sử dụng cho các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phục vụ cho dự án du lịch là 260,433ha. Như vậy diên tích đất lâm nghiệp thực tế thuộc rừng đặc dụng là 3929,267ha.

Diện tích đất rừng trồng chung quanh chân núi Sơn Trà hầu như đã giao và khoán cho các tổ chức, cá nhân sử dụng để trồng rừng và giao cho thuê cho các tổ chức, cá nhân làm dự án du lịch. Điều này cần phải tổ chức rà soát thống kê lại diện tích để theo dõi và quản lý. Việc cắm mốc ranh giới chưa tổ chức thực hiện, chỉ cắm mốc ranh giới các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng do sở tài nguyên môi trường thực hiện, nhưng chưa đủ để phân biệt và nhận biết.

Trong khu bảo tồn hiện nay có nhiều đơn vị bộ đội đóng quân và nhiều công trình kiến trúc hạ tầng phục vụ cho hoạt động phát triển du lịch đã triển khai và đang thi công, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý của KBT. Bên cạnh đó việc đi lại của nhiều du khách trong khu BTTN không được kiểm soát, người dân xung quanh KBT vẫn thường xuyên vào rừng để lấy lá, mây, quả, chặt củi, bẫy động vật, bắt ếch… Ngoài ra lực lượng bộ đội đóng quân tại các tiểu khu vẫn thường xuyên chặt củi với số lượng lớn để đun nấu. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì tài nguyên rừng(chủ yếu là LSNG), tài nguyên ĐDSH sẽ bị xâm hại. Vào năm 2010 tại các khu vực rừng trồng và rừng phục hồi trạng thái rừng (IIA) và rừng nguyên sinh (IIIB) bị giây leo loài Bìm Bìm xâm lấm với diện tích khá lớn, làm cho cây rừng không có không gian dinh dưỡng dẫn đến cây rừng bị chết tạo ra những khoảng trống ảnh hưởng đến việc xói mòn, suy thoái đất. Cho đến nay bằng nhiều biện pháp diệt trừ sinh học và hóa học đã ngăn chặn được sự lan rộng của loại dây leo này.



* Các phân khu chức năng.

a. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 2593,1ha nằm ở phía đông hải đảo, ranh giới phân cách phân khu phục hồi là đường từ Bãi Con qua đỉnh 82, theo đường lên dốc đỉnh 621 dọc đường nhựa đến đỉnh truyền hình (647) theo suối Heo xuống đến suối Bãi Xếp.

Chức năng bảo vệ toàn bộ diện tích rừng trung bình và hệ động thực vật còn lại đặc biệt là bảo vệ loài voọc chà vá, khỉ đuôi dài, chò đen, dầu lá bóng…



b. Phân khu phục hồi: Diện tích 1843,9ha, nằm ở phía tây khu BTTN, ranh giới giữa Bãi Con đến Bãi Xếp.

Chức năng là phục hồi thảm thực vật bằng con đường nhân tạo khoanh nuôi tái sinh và tái sinh tự nhiên. Đây cũng là phân khu nhằn ngăn cách tác động của con người vào phân khu bảo vệ nghiên ngặt.



c. Phân khu đệm: là khu vực biển bao quanh chân núi với chiều rộng 500m và chức năng là ngăn các hoạt động phá hoại vào khu bảo tồn nhưng thực tế không có tác động đến phân khu đệm, việc quản lý mặc nước do ngành thủy sản và du lịch quản lý khai thác.

Việc quy hoạch phân khu hành chính chủ yếu là xây dựng văn phòng ban và các trạm ở phía dưới chân núi. Tuy nhiên hiện nay chỉ có văn phòng ban ở tại đường lên đài FM còn các trạm Bãi Nam, Bãi bắc, suối Đá, Tiên sa hiện nay nằm trong diện giãi tỏa thu hồi phục vụ cho các dự án du lịch – hệ thống các trạm chưa được bố trí xây dựng điều này gây trở ngại khó khăn cho lực lượng bảo vệ rừng.



Tóm lại KBT có các nhiệm vụ chính sau:

+ Bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái rừng trên bán đảo Sơn Trà là lá chắn quan trọng và là rừng tạo môi trường sinh thái cho thành phố Đà nẵng và khu công nghiệp.

+ Bảo vệ nghiêm ngặt 2593,1 ha rừng trung bình với các nguồn gen quý về thực vật và động vật rừng đặc biệt là loài Voọc chà vá chân nâu, hay gọi là Voọc Douc (Pygathrix nemaeus) trong đó có các loài lưỡng cư.

+ Bảo vệ nguồn nước ngọt quan trọng cho Quận Sơn Trà và phục vụ cho cảng biển Đà Nẵng.

+ Tổ chức tham quan du lịch và giáo dục môi trường.

Ngoài ra, trong công tác quản lý bảo vệ rừng ban quản lý khu bảo tồn còn điều hành lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng theo chương trình 661, lực lượng phải ứng nhanh phòng cháy chữa cháy rừng; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương các cơ quan chức năng khác (Quân đội, Công an, Địa chính ..) và nhân dân địa phương để ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.



4.4 Thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại địa phương

4.4.1 Tình hình chung của việc sử dụng LSNG từ trước đến nay

Đối với mọi người dân sống tại khu BTTN Sơn Trà thì rừng là thứ thân thiết, gần gũi với họ nhất. Rừng liền kề nơi họ sống, từ người già đến trẻ em đều hiểu rõ về rừng. Các sản phẩm từ rừng có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống của họ. Từ những năm trước khi thành lập khu bảo tồn việc vào rừng khai thác các nguồn tài nguyên rừng là công việc hết sức bình thường và diễn ra thường xuyên. Từ các loài LSNG có nguồn gốc thực vật, động vật dùng làm thức ăn, làm thuốc, vật liệu xây dựng đến các loài cây gỗ lớn. Họ canh tác hoa màu trên đất rừng, hằng ngày ngoài công việc sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá thì họ thường xuyên vào rừng thu hái các loài rau, củ, quả, săn bắt các loài động vật làm thức ăn, tìm cây thuốc chữa bệnh, xuống suối mò ốc, bắt cá, tìm lá tranh, lá dừa lợp nhà, tre nứa làm vật dụng, củi để đun nấu nhằm đáp ứng cho nhu cầu hàng ngày và đôi khi đó là nguồn thu nhập chính cho gia đình của họ. Cứ như vậy đã hình thành nên những con đường mòn dẫn vào rừng, đó là từng khu vực riêng để họ khai thác. Thế hệ trước lại truyền đạt lại cho thế hệ sau những kiến thức và cách thu hái về loài LSNG, vị trí nào sẽ khai thác được nguồn LSNG gì, từng loài có công dụng ra sao. Có thể nhận thấy vào thời gian này việc thu hái của người dân tại đây là tự do, số lượng khai thác nhiều, không có sự kiểm soát.

Nhưng trong những năm trở lại đây, khi mà tình trạng rừng ngày càng bị suy thoái về số lượng và chất lượng, nhà nước có nhiều quan tâm hơn đến rừng, đặc biệt là khi thành lập khu BTTN Sơn Trà từ năm 1990 cho đến nay thì việc thu hái LSNG của người dân đã có nhiều thay đổi. Nhờ có sự quản lý của cán bộ bên ban quản lý mà mức độ thu hái của người dân đã hạn chế rất nhiều. Việc chặt phá cây gỗ lớn làm nhà hoàn toàn bị cấm, việc đốt nương làm rẫy không còn phổ biến thay vào đó là làm hoa màu trên đất được giao trồng xen kẻ với cây lâm ngiệp, thu hái LSNG có dè dặt hơn trước đây việc săn bắt các loài động vật lớn như: hoẵng, lợn rừng, khỉ, voọc, mang, nhím cho bữa ăn hàng ngày và nấu cao làm thuốc trước kia là rất phổ biến thì hiện nay do bị cấm nên người dân không còn công khai thác săn bắt, mặc dù vẫn còn nhưng là nhỏ lẻ và đã hạn chế rất nhiều, việc thu hái chỉ tập trung chủ yếu vào thực vật thân thảo là chính.
4.4.2 Thực trạng nguồn tài nguyên LSNG là thực vật tại khu BTTN Sơn Trà

Để có thể thấy được sự đa dạng về hệ thực vật tại bán đảo Sơn Trà ta có thể so sánh hệ thực vật ở Sơn Trà với Vườn Quốc gia Bạch Mã và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sông Thanh thì sự đa dạng và phong phú của các họ, loài càng thể hiện rõ hơn:



Bảng 4: So sánh hệ thực vật Sơn Trà với hệ thực vật

Vườn quốc gia Bạch Mã, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.


TT

Các chỉ tiêu

Sơn Trà

Bạch Mã

Sông Thanh

1

Họ

143

170

135

2

Chi

483

635

494

3

Loài

985

1407

831

(Nguồn: Dự án BTTN các khu bảo tồn và vườn quốc gia).

Qua số liệu trên, ta thấy khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với một diện tích rất nhỏ so với hai khu vực trên bằng 1/4 diện tích khu vườn Quốc gia Bạch Mã, bằng 1/20 diện tích Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sông Thanh. Nhưng số lượng họ, chi, loài chiếm số lượng tương đối lớn và nhiều hơn số lượng họ, chi, loài ở khu vực bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh. Như vậy thực vật Sơn Trà rất đa dạng và phong phú, không những đa dạng về loài mà còn đa dạng về họ.

Trong 985 loài thực vật tại khu bảo tồn, bước đầu đã thống kê được gần 500 loài có giá trị kinh tế và chia làm 6 nhóm công dụng. Trong đó một loài có thể thuộc nhiều nhóm công dụng khác nhau như có loài vừa là cây cảnh vừa là cây thuốc, có loài vừa cây lấy dầu vừa cây lấy gỗ ... Kết quả điều tra thực địa và nguồn dữ liệu đã công bố của TS. Đinh Thị Phương Anh (1997), chúng tôi đã lập được danh sách các loài theo nhóm công dụng như sau.
Bảng 5: Các loài thực vật thuộc nhóm công dụng tại Khu BTTN Sơn Trà.


TT

Nhóm công dụng

Số loài

Tỷ lệ % so với tổng số loài thực vật

1

Nhóm cây thuốc

143

14,5

2

Nhóm cây dầu, nhựa

11

1,1

3

Nhóm đan lát, lợp nhà

31

3,1

4

Nhóm cho lá, củ, quả ăn được

57

5,8

5

Nhóm cây cảnh

104

10,6

6

Nhóm cây cho gỗ

134

13,6

Hệ thực vật khu BTTN Sơn Trà không những đa dạng về mặt số lượng mà còn đa dạng cả về mặt chất lượng.

- Có thể nói đây là một kho dự trữ lương thực và thuốc chữa bệnh với nhóm cây làm thuốc gồm 143 loài, chiếm 14,5% tổng số loài thực vật trong khu bảo tồn. Nhóm cây này có nhiều loài có giá trị cao như kim cang, vàng đắng, ngũ gia bì, đậu ba chẽ, cam thảo nam v.v...

- Nhóm cây lấy dầu, nhựa gồm 11 loài, chiếm 1,1% tổng số loài.

- Nhóm cây này có loài vừa lấy dầu, nhựa, vừa cho gỗ, tốt như chò chai (chò đen), dầu lá bóng. Số lượng loài chò chai chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổ thành ở rừng Sơn Trà. Hiện nay số lượng chò chai bị tác động rất lớn do người dân vùng biển trước đây vào rừng thu hái nhựa chai để làm vật liệu trám tàu thuyền, loài dầu lá bóng bị khai thác lấy gỗ làm cho số lượng loài dầu bị khai thác triệt để chỉ còn lại số lượng rất ít.

- Nhóm cây đan lát, lợp nhà gồm 31 loài chiếm 3,1% tổng số loài trong khu bảo tồn. Đáng chú ý nhất là các loài làm thủ công , mỹ nghệ như các loài mây, đất, sậy, lá nón ...

- Nhóm cây cho lá, củ, quả ăn được gồm 57 loài, chiếm 5,8% tổng số loài trong khu bảo tồn. Đây là nhóm cây đáng chú ý nhất trong vùng vó nó cung cấp một nguồn lương thực lớn cho nhân dân trong vùng, bao gồm một số loài cây như trán, sấu, bứa, mít, dâu da .... Đặc biệt là cây dẽ cau chiếm tỷ lệ rất lớn ở rừng Sơn Trà hàng năm cho hàng tấn quả.

- Nhóm cây cảnh gồm 104 loài, chiếm 10,6% tổng số loài trong khu bảo tồn. Đa số là những cây cho hoa quả đẹp và hình thác đẹp, dáng đẹp để thuần hoá để làm cây cảnh như lộc, vừng, sanh, si, đa ... Ngoài ra nó còn phục vụ cho việc trồng cây xanh đô thị hoặc trong công viên, công sỡ ...

- Nhóm cây cho gỗ gồm 134 loài, chiếm 13,6% tổng số loài thực vật trong khu bảo tồn. Nhóm cây này hầu hết là các loài cây lấy gỗ ở Việt Nam, ta có thể tìm thấy ở đây như : Gụ, sến, re hương, chò đen, dầu. Đặc biệt đối với loài chò đen loài chiếm ưu thế nhất trong khu vực, số lượng có thể còn nhiều, có khả năng cung cấp nguồn giống cây bản địa cho địa phương



4.4.3 Các loài LSNG chủ yếu được khai thác tại địa phương

Qua gần hai tháng điều tra phỏng vấn 30 hộ đại diện cho phường Thọ Quang và các nhóm sử dụng LSNG như thầy thuốc, phụ nữ đã tìm hiểu được các loài LSNG mà người dân thường thu hái phục vụ cho đời sống của họ. Theo số liệu phỏng vấn thu được với các hộ gia đình cho biết phần lớn các hộ đều tham gia thu hái LSNG là thực vật, sau khi điều tra tổng hợp thì được biết số hộ tham gia thu hái các loài đó như sau:





Hình 2. Số hộ thu hái các loài LSNG là thực vật

Qua hình 2 cho thấy mức độ thu hái LSNG của người dân địa phương đối với từng loài là khác nhau cụ thể các loài được thu hái nhiều nhất là củi(73,33%), song mây(46,67%), các loài cây cảnh(40%). Loài có số hộ thu hái ít nhất là mủ chò(16,67%), rau củ(13,33%).

Đối với các loài LSNG là động vật, theo điều tra và tổng hợp thì có kết quả tham gia săn bắt đối với mỗi loài của các hộ như sau:
Hình 3. Số hộ thu hái các loài LSNG là động vật
Mức độ thu hái các loài LSNG là động vật được thể hiện qua hình 3, loài được khai thác nhiều nhất là Cá(có đến 46,67% hộ khai thác) tiếp đến lần lược là Bìm bịp(36,67%), Ếch(33,33%), Mật ong và Ốc(30%), Gà rừng(23,33%), cuối cùng là Chim cảnh và Heo rừng là 13,33% hộ bắt.

Trong đó, các loài LSNG được thu hái có nguồn gốc từ thực vật bao gồm nhiều dạng sống khác nhau rất đa dạng từ thân thảo, dây leo, bụi cho đến cả cây gỗ lớn. Kết quả thu được như sau:




Hình 4. Tỷ lệ sống các loài LSNG có nguồn gốc thực vật
Kết quả hình 4 cho thấy từng dạng sống có sự chênh lệch lớn về số lượng loài các dạng sống hơn kém nhau nhiều nhất là 19 loài. Các loài thực vật Thân thảo là có số lượng nhiều nhất chiếm 27,63% tiếp đến là các loài thực vật Thân gỗ(17,74%), Bụi(17.11%), Dây leo(15,79%), Thân bò(10,52%). Loài có số lượng ít nhất là Thân cột(3,95%) chỉ có 3 loài được thu hái, còn Thân hành và Tre(2,63%) chỉ có 2 loài được thu hái.

So với các loài LSNG là thực vật, các loài LSNG có nguồn gốc từ động vật được người dân khai thác ít hơn cả về số loài lẫn dạng sống, 16 loài so với 76 loài. Trong các loài động vật thì số lượng khai thác chiếm phần lớn là các loài Chim. Số lượng các loài Thú ít được khai thác, thỉnh thoảng thì họ mới săn Heo rừng. Với kết quả thu được như sau:


Hình 5. Tỷ lệ dạng sống các loài LSNG có nguồn gốc động vật

Nhìn chung, dạng sống của LSNG có nguồn gốc động vật cũng được khai thác khá chênh lệch về số lượng, số loài giữa loài khai thác ít nhất so với loài khai thác nhiều nhất hơn kém nhau đến 8 loài. Trong đó loài Chim có số lượng nhiều nhất chiếm 56,25% tiếp đến là các loài Thủy sinh(31,25%) và cuối cùng là Thú và Côn trùng chiếm 6,25%. Như vậy sự tác động của người dân không nhiều đến các loài thú lớn.



4.4.4 Phân loại LSNG theo mục đích sử dụng của người dân địa phương.

Nguồn thu nhập của người dân tại bán đảo Sơn Trà chủ yếu nhờ vào các nguồn lợi từ biển, từ rừng và trồng hoa màu. Tuy nhiên LSNG có nhiều vai trò khác nhau như cung cấp lương thực cho các bữa ăn hàng ngày, cung cấp thuốc chữa bệnh, vật liệu sinh hoạt và nguồn thu từ rừng nhờ việc bán các sản phẩm làm từ LSNG như mây, tre…Do vậy việc phân loại LSNG theo mục đích sử dụng của người dân được chia thành các nhóm sử dụng như sau:



Bảng 6: Phân loại LSNG theo mục đích sử dụng.

Nhóm sử dụng

Tổng số loài

Thực vật

Động vật

Phân bố

Số hộ sử dụng

Công dụng

Thực phẩm

30

21

9

R,r,S,H,V

8

Thức ăn

Dược liệu

37

36

1

R,r,S,V

9

Chữa bệnh

Vật liệu xây dựng

3

3

0

R,r,V

9

Xây dựng

Vật dụng sinh hoạt

5

5

0

R,r,V

14

Dụng cụ sinh hoạt

Làm cảnh

23

16

7

R,S,V

12

Làm cảnh

Bán

6

5

1

R,r,S,H

14

Tăng thu nhập

Chất đốt

1

1

0

R,V,r

22

Đun nấu




tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương