TRƯỜng đẠi học nông lâm huế khoa lâm nghiệp khóa luận tốt nghiệp têN ĐỀ TÀI



tải về 0.8 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.8 Mb.
#31620
1   2   3   4   5   6   7   8

(Nguồn: Ban quản lý khu Bảo tồn thiên nhien Sơn Trà)

4.7 Đề xuất giải pháp bảo tồn Đa Dạng Sinh Học nói chung và LSNG nói riêng tại khu BTTN Sơn Trà.

4.7.1 Đối với nguồn tài nguyên LSNG

Nên tiếp tục điều tra khảo sát tại khu vực để thống kê đầy đủ các hộ tham gia thu hái LSNG và các loài LSNG có mặt tại đây.



* Đối với các loài phổ biến:

Tạo mọi điều kiện cần thiết để các loài LSNG sinh trưởng, phát triển. Vẫn cho săn bắt nhưng trong giới hạn ( kích thước, số lượng, thời điểm…) và luôn trong tầm kiểm soát.



* Đối với các loài bị đe dọa:

- Có nhiều biện pháp đã được tiến hành để đảm bảo duy trì các loài bị đe dọa ở khu bảo tồn, tuy nhiên vẫn cần thêm rất nhiều nổ lực. Các nổ lực bảo tồn này có thể xếp vào các nhóm như chính sách và thể chế, các khu bảo vệ, bảo tồn cảnh quan, các giải pháp tài chính và sự tham gia của cộng đồng. Cải thiện hệ thống các khu bảo vệ hoặc các hành động bảo tồn cảnh quan rất cần được ưu tiên vì phần lớn các biện pháp bảo tồn hiện có ở Việt Nam là các hành động liên quan đến sinh cảnh.

- Thu thập một số thông tin cần thiết về các biện pháp bảo tồn đã có đối với các loài bị đe dọa. Thực hiện nghiêm nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về bảo tồn sinh cảnh cho các loài bị đe dọa, các hành động bảo tồn cần thiết do IUCN liệt kê cho các loài lưỡng cư Việt Nam ( có 39% là hành động nhiên cứu, 38% là hành động liên quan đến sinh cảnh và 6% là các hành động chính sách (IUCN et al. 2006)).

4.7.2 Tăng cường và thực hiện tốt công tác phòng chống chát rừng.

- Thành lập ban chỉ đạo PCCR, phương án PCCR.

- Thành lập tổ chức phản ứng nhanh PCCR.

- Xây dựng các công trình phục vụ cho công tác PCCR.

- Trang bị các dụng cụ PCCR.

- Kinh phí bồi thường cho các lực lượng tham gia chữa cháy.

- Thông tin thường xuyên cấp dự báo cháy rừng.

- Tổ chức trực và dự báo cháy rừng.

- Tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm.


4.7.3 Tạo điều kiện cho cộng đồng làm công tác bảo tồn.

- Tham gia vào việc lập kế hoạch, xây dựng các dự án đầu tư trong khu bảo tồn và vùng đệm.

- Tăng cường vai trò và sự tham gia của người dân trong việc đánh giá tác động môi trường ở các dự án cụ thể như ở các dự án phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái.

- Có cơ chế hưởng lợi rõ ràng khi người dân tham gia vào các dự án trên.



PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận.

Qua kết quả điều tra đã được thảo luận thực hiện, các kết luận được rút ra như sau:

- Khu BTTN Sơn Trà là một rừng giàu tiềm năng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây rừng tạo ra một hệ thực vật và động vật phong phú thông qua số loài: có 985 loài (trong đó 143 loài có giá trị dược liệu, 140 loài có giá trị cây cảnh, 31 loài có giá trị sử dụng đan lát, 143 loài có giá trị cung cấp gỗ gia dụng và 57 loài cho củ quả làm thức ăn cho người và động vật ) và có 22 loài thực vật quý hiếm. Tuy trong diện tích nhỏ chỉ chiếm 0,014% diện tích cả nước nhưng số họ thực vật chiếm 37,83% tổng số họ thực vật của Việt Nam. Có 287 loài động vật thuộc 93 họ, 38 bộ, trong đó lớp thú có 36 loài, lớp bò sát có 23 loài, lớp ếch nhái có 9 loài, lớp côn trùng có 113 loài.

- Từ khi thành lập khu BTTN Sơn Trà việc quản lý bảo vệ rừng có chặt chẽ hơn trước, các hoạt dộng chặt phá cây gỗ, săn bắt các loài thu lớn của ngời dân trước đây đã hạn chế đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, người dân vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn lâm sản phụ của rừng, đặc biệt là các loài LSNG có nguồn gốc thực vật. Người dân địa phương khai thác LSNG một cách thuần thục, có nhiều kiến thức phong phú về nhiều loài LSNG.

- Cơ quan quản lý tại địa phương có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ, quản lý rừng. Tuy nhiên, công tác quản lý chưa chú trọng nhiều đến LSNG mà chỉ coi trọng quản lý các cây gỗ lớn, các loài thú lớn. Cán bộ chưa nắm rõ về nguồn tài nguyên LSNG có tại đây,chưa có biện pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên này.

5.2 Kiến nghị

- Cán bộ quản lý nên phối hợp với người dân cùng điều tra, thống kê các loài LSNG hiện có trên các diện tích rừng của cộng đồng nhận khoán, biết rõ trữ lượng, số lượng, phân bố, công dụng của từng loài. Nắm bắt thông tin thị trường về các loài LSNG nhằm hỗ trợ người dân nhận thức được giá trị tài nguyên mà họ có, đồng thời có các biện pháp quản lý hiệu quả đối với các loài LSNG đó có hiệu quả hơn.

- Cần hỗ trợ người dân các kiến thức về gây trồng, chăn nuôi, chăm sóc các loài LSNG có giá trị như cây thuốc, hay các loài có giá trị hàng hóa nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên lâm sản phụ này và tạo sinh kế cho người dân, góp phần xoa đói giảm nghèo, hạn chế sự thu hái trực tiếp nguồn tài nguyên này từ rừng.

- Đối với các loài quý hiếm phải có biện pháp tuyên truyền tích cực hơn (bằng phương tiện truyền thông, băng rôn, áp phích..) giúp người dân nhận biết được loài nào không được phép khai thác, nếu vi phạm thì mức độ sử phạt như thế nào.

- Nên khoanh vùng trọng điểm các loài LSNG để dễ dàng tăng cường các biện pháp bảo vệ, rà soát các đối tượng, những hộ dân có kế sinh nhai chủ yếu từ LSNG để nắm rõ tình hình khai thác cụ thể.

- Tăng cường công tác quản lý vào mùa sinh sản của các loài chim thú để hạn chế người dân vào đặt bẫy hay săn bắt. Hướng dẫn người dân khai thác hợp lý như lấy mật ong nên hạn chế việc đốt lửa hun khói, lấy trái cây rừng không nên chặt cành. Mở các lớp đào tạo để người dân học cách khai thác bền vững một số loài LSNG.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đinh Thị Phương Anh (1997), Điều tra khu hệ động thực vật và nhân tố ảnh hưởng. Đề xuất phương án sử dụng hợp lý khu BTTN Sơn Trà. Trường Đại Học Sư Phạm Đại Học Đà Nẵng.

[2] Phan Thế Dũng (2005), Đánh giá công tác quản lý rừng đặc dụng khu BTTN Sơn Trà-Thực trạng và các giải pháp để phát triển bềnh vững khu BTTN Sơn Trà, Ban quản lý khu BTTN Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.

[3] Dương Văn Thành (2009), Bài giảng Lâm Sản Ngoài Gỗ, khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm Huế.

[4] Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp & đối tác. Cẩm nang ngành lâm nghiệp. chương Lâm sản ngoài gỗ, Hà nội 2006.

[5] Jeenn De Beer, GS Hà Chu Chử, KS Trần Quốc Túy. Phân tích ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt nam, Báo cáo soạn thảo cho IUCN và trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản.

[6] Nguyễn Tập 2007, Cẩm Nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam cần bảo vệ. Hà Nội.

[7] Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học 1997

Và một số trang web:

+ google.com.vn

+ mekonginfo.org



+ danang.gov.vn

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Các Bảng Biểu

1. Danh mục các loài LSNG được thu hái tại địa phương.

TT

Loài LSNG

Tên Khoa Học

Dạng Sống

Chú Thích

1

Rau bợ

Marsilea quadrifolia L.

TB




2

Rau ngổ

Limnophila chinensis

TT




3

Chà là biển

Phoenix paludosa Roxb.

TC




4

Rau má rừng

Hydocotyle nepalensis Hook

TB




5

Song mây

Calamus spp

DL




6

Guột

Dicranopteris linearis (Burm.) Underw.

DL




7

Lau sậy

Phragmites australis Cav.

TT




8

Sắn dây

Pueraria thomsoni Benth.

DL




9

Táo rừng

Zizyphus oenoplia (L.) Saim-Dyck

TG




10

Chò đen, Chò chai

Dipterocarpus retusus Bl.

TG




11

Thiên niên kiện

Homalomena aromatica Roxb.

TB




12

Cỏ xướt

Achyranthes aspera.



TT




13

Hà thủ ô trắng

Steptocaulon juventas.

DL




14

Lồ ô

Bambusa procera

Tr




15

Măng lồ ô




Tr




16

Cây chó đẻ

Phyllathus amarus Schum.et Thonn

TT




17

Hạt muồng

Cassia Tora L.

TG




18

Cam thảo nam

Scoparia dulcis L.

TT




19

Cây lạc tiên

Passiflora foetida L.


DL




20

Rau đắng

Glinus oppositifolius (L) Dc

TT




21

Lá lốt

Piper lolos

TT




22

Cây lồng đèn

Physalis peruviana L.

TT




23

Dây chiều

Tetracera scandens (L.) Merr.

DL




24

Cỏ mực

Eclipta alba Hassk.

TT




25

Bướm bạc

Mussaenda pubescens Ait.f.

TB




26

Nấp ấm

Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce.

DL




27

Ngũ da bì

Acanthopanax  gracilistylus.

B




28

Cây Mã đề

Plantago asiatica

TT




29

Thường sơn

Mentha arvensis L

TG




30

Thăng mộc núi

Anadendrum montanum (Blume) Schott

DL




31

Cỏ gấu

Cyperus rotundus L.

B




32

Ráy dại

Alocasia odora (Roxb) C.Koch. (Colocasia macrorhiza Schott)

B




33

Cỏ bạc đầu

Kyllinga nemoralis (Forst, et Forst.f.) Dandy ex Hutch, et Dalz. (K. monocephala Rottb)

TB




34

Ngót nghẻo

Gloriosa superba

B




35

Thổ phục linh

Smilax glabra

DL




36

Cây Bách bộ

Stemona tuberosa Lour.

DL




37

Dây gắm

Gnetum montanum Markgr. (G. scandens Roxb.)

DL




38

Tổ rồng

Drynaria fortunei J.Sm

TB




39

Đuôi chuột

Stachytarpheta jamaicensis (L.,) Vahl

TT




40

Sanh,si

Ficus benjamina

TG




41

sung

Ficus racemosa

TG




42

Mít nài

Artocarpus rigidus

TG




43

Khế rừng

Hibiscus surattensis

TG




44

Mít rừng(Chay rừng)

Artocarpus rigidus Bl ssp. Asperulus.

TG




45

Kim tiền thảo

Desmodium Styracifolium (Osb.)

TT




46

Mùng quân

Flacourtia cataphracta Roxb.

TG




47

Dâu đất

Baccaurea ramiflora

TG




48

Chuối rừng

Musa acuminata

TT




49

Dừa

Cocos nucifera

TC




50

Sả

Cymbopogon nardus

B




51

Củi




TG




52

Cỏ tranh

Imperata cylindaria

TT




53

Đậu triều

Cajanus cajan

B




54

Bóng nước Đà Nẵng

Impatiens touranensis

TT




55

Xương rồng bà

Opunua cocheniliifera (Lem.) Saim-Dyck.

B




56

Xương rồng

Euphorbia antiquorum L.

B




57

Mẫu đơn

Paeonia lactiflora

TT




58

Ngũ sắc

Ageratum conyzoides
L.

TT




59

Tóc thần vệ nữ

Adiantum tenerum

TB




60

Dương xỉ thân gỗ

Cathea contaminans (Hook.) copel.


TG




61

Thiên tuế

Cycas balansae Warb

TC




62

Đoản kiếm

Cymbidium ensifolium Sw.

B




63

Quế lan hương

Aerides odoratum Lour.

B




64

Trúc lan

Arundina bambusaefolia

TT




65

Trân châu

Nervilia prainiana (King & Pantl.) Seidenf.

TT




66

Lô hội

Cymbidium aloifolium (L) Sw.

B




67

Đuôi phượng

Pteris ensiformis Burm.f.

DL




68

Trinh nữ hoàng cung

Crinum latifolium L.

TH




69

Nha đam

Aloe Vera

TG




70

Sâm đại hành

Eleutherine  bulbosa

TH




71

Hương nhu

Ocimum Gratissimum L

TT




72

Dẻ cau

Lithorpus fênstratus (Roxb.) Rehd.

TG




73

Ngải cứu

Artemisia vulgaris
L.

TT




74

Rau diếp

Houttuynia cordata Thunb

TB




75

Cỏ tóc bạc




B

Tên địa phương

76

Cỏ vút




B

Tên địa phương


tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương