TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ thông báO


Công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập



tải về 0.92 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2017
Kích0.92 Mb.
#34870
1   2   3   4   5   6

Công tác thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

- Quy chế về tổ chức thi, kiểm tra từng môn học; cách thức thi ( vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận…): tuân theo quy chế chung của ĐHNN, ĐHQGHN. Hình thức thi chủ yếu là thi viết dạng bán trắc nghiệm và các bài tập lớn.

Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học: Tuân theo quy chế Đào tạo đại học của Đại học Quốc Gia Hà Nội, ban hành kèm theo Quyết định số 3079/QĐ-ĐHQGHN ngày 26 tháng 10 năm 2010. Đối với hai năm do ĐHNN đảm nhiệm, việc chấm thi, thang điểm do Trung tâm Giáo dục quốc tế tổ chức theo quy chế của ĐHQGHN. Kết quả thi, bảng điểm của hai năm đầu tại ĐHNN sẽ được chuyển sang cho trường đại học đối tác để đưa vào kết quả học tập đại học của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đối với các môn học do UPJV phụ trách, giáo viên của UPJV trực tiếp chấm điểm. Bảng điểm tốt nghiệp do UPJV cấp cùng với bằng đại học.

Bài thi, kiểm tra được người học được làm bằng tiếng Pháp. Việc lưu trữ, bảo quản bài thi, kiểm tra do Trung tâm Giáo dục Quốc tế thực hiện đối với các môn học do ĐHNN đảm nhiệm. Đối với các môn học do đại học UPJV đảm nhiệm, việc tổ chức thi, kiểm tra sẽ do ĐHNN thực hiện và gửi bài thi qua đường bưu điện sang UPJV. Quy định cụ thể về thi lại, học lại, bảo lưu kết quả học tập: Theo quy chế đào tạo đại học của ĐHQGHN theo quyết định số 3079/QĐ-ĐHQGHN ngày 26/10/2010. - Khiếu nại của người học đối với công tác thi, kiểm tra được Trung tâm Giáo dục Quốc tế và đại học UPJV giải đáp trực tiếp. - Thời gian học: Sinh viên học vào các buổi sáng/chiều trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Thời gian học buổi sáng từ 8h00 đến 11h15, buổi chiều từ 13h00 đến 16h15. Toàn khóa học kéo dài 03 năm tương đương 36 tháng. Định kỳ tổ chức buổi Thuyết trình, Seminar cho sinh viên với sự tham gia của các diễn giả là học giả nước ngoài hoặc các nhà doanh nhân thành đạt trong và ngoài nước. Sinh viên làm bài khóa luận và bảo vệ.



c) Giáo trình, học liệu của môn học viết bằng Pháp:
DANH MỤC SÁCH, TÀI LIỆU

(Lưu trữ tại Văn phòng Trung tâm Giáo dục Quốc tế - Trường ĐH Ngoại ngữ- ĐHQGHN)




TT

Tên Sách/tác giả & Nhà/năm xuất bản

01

Alfredo Suarez. Commerce International et Environment. Hachette Supérieur. 2010

02

Jean Jacques Friedrich. Comptabilité Générale et gestion des entreprises (Préparation aux examens). Hachette Superieur. 2009

03

Jean Jacques Friedrich. Comptabilité générale & gestion des entreprises. Hachette Superieur. 2009

04

J.Buridant, A.Figliuzzi, M.Montoussé, G.Noel, J.M.Vaslin, L.Waquet. Historie des faits économiques. Bréal. 2007

05

Agnès Bénasy, Quéré, Benoit Coeuré, Pierre Jacquet, Jean Pisani, Ferry. Politique économique. De Boeck. 2008

06

Jacques BRASSEUL. Introduction à l'économie du développement. Armand Colin. 2008

07

J.L.Bailly, J.Buridant, G.Caire, K.Huynh, C.Lavialle, M.Montoussé. Historie de la pensée économique. Bréal. 2008

08

J.L.Bailly, J.Buridant, G.Caire, K.Huynh, C.Lavialle, M.Montoussé. Macroéconomie. Bréal. 2009

09

L'économie mondiale: trente ans de turbulences. La documentation Francaise. 2010

10

Christian Chavagneux. Économie politique internationale. La Découverte. 2010

11

Centre d'études prospectives et d'informations international. L'économie mondiale 2011. La Découverte. 2010

12

Gérard Lafay. Initiation à l'économie internationale. Economica. 2006

13

Frédéric leroy. Les Stratégies de l'entreprise. Dunod 2008

14

Collection Grand Amphi Esconomie. Économie monétaire et financière. Bréal. 2006

15

Tahar Ben Marzouka & Mongi Safra. Monnaie et finance internationales (approche macro-esconomique). L'Harmattan. 1994

16

Sébastien BOSSU, Philippe HENROTTE. Finance des marchés (Techniques quantitatives et applications practiques). Dunod. 2008

17

Xavier Bradley, Christian Descamps. Monnaie Banque Financement. Dalloz. 2005

18

La gestion financière de l'entreprise (nouvelle esdition - entièrement refondue et mise à jour). La Descouverte. 2006

19

Pierre Conso & Farouk Hemici. Gestion financière de L'entreprise. Dunod. 2005

20

Alain Schatt & Jacques Lewkowicz. Introduction à la gestion d'entreprise. EMS Management & Societe. 2007

21

Richard Soparnot. Organisation et gestion de l'entreprise. Dunod. 2006

22

Pascal Rigaud. Les BRIC: Bré sil, Russie, Inde, Chine, puissances émergentes. Bréal. 2010

23

Thierry de Montbrial. Vingt ans qui boulversèrent le monde: De Berlin à Pékin. Dunod. 2008

24

Julien Vercueil. Les Pays Émergents: Brésil - Russie - Inde – Chine. Bréal. 2010

25

Jean-Louis Mucchielli. La mondialisation. Hachette Supérieur. 2008

26

Alfredo Suarez. Intégration Régionale. Évolution d'un concept. Hachette Supérieur. 2009

27

Jagdish Bhagwati. Plaidoyer pour la mondialisation. Odile Jacob. 2010

28

Philip Kotler, Kevin Keller, Delphine Manceau, Bernard Dubois. Marketing Management. Pearson Education France. 2009

29

Michael Wickens. Analyse macroéconomique approfondie. De Boeck. 2010

30

Thierry de Montbrial, Emmanuelle Fauchart. Introduction à l'économie .Microéconomie – Macroéconomie. Dunod. 2009

31

Gregory N.Mankiw. Macroéconomie. De Boeck. 2010

Biểu mẫu 2-ĐHQGHN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ




THÔNG BÁO

Công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp

chương trình đào tạo: Cử nhân ngành Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc

liên kết giữa Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN và ĐHSP Thiểm Tây (Trung Quốc)

Năm học 2013 - 2014


Thông tin chung về chương trình đào tạo:

Tên chương trình đào tạo: Cử nhân ngành Ngôn ngữ và Văn hoá Trung Quốc

+ Trường Đại học Sư phạm Thiểm Tây – Trung Quốc. Năm thành lập: 1944.

Địa chỉ: Số 199, đường Trường An, tp Tây An. Webiste: http://snnu.edu.cn

Họ tên, chức vụ người phụ trách chương trình liên kết đào tạo quốc tế với Khoa:

Ông Feng Wei, Phòng Quan hệ quốc tế của đại học Thiểm Tây.

Đại học Thiểm Tây là một trong các trường đại học trọng điểm của Trung Quốc và được Bộ Giáo dục Trung Quốc công nhận

Chương trình đào tạo Cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc triển khai từ tháng 8/2008.

Trường ĐH Sư phạm Thiểm Tây trường đại học sư phạm trọng điểm của Bộ Giáo dục Trung Quốc.

Cơ quan phê duyệt chương trình liên kết: Đại học Quốc gia Hà Nội.



Cơ sở pháp lý tổ chức đào tạo :

(1) Nghị định số : 73/NĐ-CP ngày 26/9/2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

(2) Quy định về quản lý và tổ chức đào tạo liên kết quốc tế ở Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số : 1777/QĐ-ĐHQGHN ngày 16/6/2011 của Giám đốc ĐHQGHN.

1. Đối tượng tuyển sinh, yêu cầu đối với người học:

Hình thức tuyển sinh:

- Cách thức tìm hiểu của Khoa về bên nước ngoài về: tư cách pháp nhân, mức độ uy tín, xếp hạng

- Cách thức chiêu sinh (thông báo trên báo, đài, truyền hình, treo áp phích, băng rôn…): Thông báo trên báo Tuổi trẻ, treo băng zôn tại cổng trường và trong trường.

- Cách thức thu nhận hồ sơ tuyển sinh; các giấy tờ cần có trong hồ sơ tuyển sinh; các căn cứ (quy định) để yêu cầu người nộp hồ sơ nộp các giấy tờ; cách thức kiểm tra hồ sơ thu nhận được (có đối chiếu văn bằng, chứng chỉ với văn bằng, chứng chỉ gốc không; khi kiểm tra đối chiếu có ghi nhận trên hồ sơ không…)

+ Các giấy tờ cần có trong hồ sơ tuyển sinh: Bản sao Giấy khai sinh, Học bạ PTTH, Giấy chứng nhận (bằng) tốt nghiệp PTTH, Giấy báo điểm thi đại học, Sơ yếu lý lịch, Phiếu đăng ký dự tuyển, Bản cam kết sinh viên.

+ Căn cứ vào quy chế Tuyển sinh của Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội

+ Cách thức kiểm tra hồ sơ thu nhận được: đối chiếu với giấy tờ gốc, yêu cầu bản sao có công chứng

- Điều kiện ngoại ngữ: Giỏi



Phương thức tuyển sinh

- Văn bản thành lập Hội đồng tuyển sinh. Xét tuyển các đối tượng thí sinh đạt điểm sàn trở lên tại kỳ thi ĐH – CĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký tham gia xét tuyển.



Điều kiện tuyển sinh: - Điều kiện tuyển sinh được xây dựng dựa theo văn bản, căn cứ, quy định nào của Việt Nam và bên nước ngoài; Điều kiện tuyển sinh được xây dựng dựa trên căn cứ điểm thi đại học các khối tổ chức hàng năm của Bộ GD-ĐT. Thí sinh tham gia xét tuyển phải có bằng tốt nghiệp PTTH, đạt điểm sàn trở lên tại kỳ thi tuyển sinh ĐH _ CĐ của Bộ Giáo dục & Đào tạo trở lên hoặc chứng nhận sinh viên các trường ĐH..

2. Mục tiêu đào tạo, kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp & Chuẩn đầu ra:

2.1. Kiến thức:

Sau hai năm học tại Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, sinh viên phải đạt trình độ tiếng Trung HSK cấp 3 trở lên, khi tốt nghiệp tại ĐH Thiểm Tây phải đạt trình độ Tiếng Trung cấp 5 trở lên. Vận dụng được các kiến thức vào nghề nghiệp và cuộc sống. Trình độ ngoại ngữ 2 tối thiểu đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu Châu Âu. Khai thác được các kiến thức tin học nâng cao, các kỹ năng sử dụng và khai thác công nghệ thông tin tiên tiến nhằm phục vụ công việc và các tính toán thống kê đơn giản. Thấm nhuần những nội dung cơ bản về công tác quốc phòng – an ninh của Việt Nam trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước.

- Vận dụng một số kiến thức cơ bản về thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe.

- Nắm được các kiến thức cơ bản về địa lý thế giới, có vốn hiểu biết tốt về địa lý Trung Quốc, và thể hiện được các kiến thức đó bằng Tiếng Trung Quốc.

- Vận dụng được kiến thức cơ bản về khoa học thống kê trong học tập và nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành đào tạo.

- Nắm vững và vận dụng được những kiến thức cơ bản về văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống của người Việt, qua đó có lòng nhân ái, ý thức và trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc và tương lai của văn hóa Việt Nam.

- Nắm được bản chất và chức năng, nguồn gốc và sự phát triển của ngôn ngữ, các khái niệm cơ bản về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa học, dụng học.

- Vận dụng được kỹ năng sử dụng tiếng Việt như tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản nhằm tăng cường khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt

- Nắm vững và hiểu biết tri thức văn hoá – xã hội, nghệ thuật, phát triển năng lực tư duy phê phán, hình thành phương pháp học tập ngoại ngữ có hiệu quả.

- Nắm bắt và áp dụng được những kiến thức cơ bản trong Ngữ âm học và Âm vị học tiếng Trung Quốc, để có thể tự điều chỉnh, nâng cao khả năng phát âm và có thể truyền đạt và sửa chữa lỗi sai phát âm cho học sinh trong quá trình dạy học.

- Nắm vững những vấn đề cơ bản của ngữ nghĩa học tiếng Trung Quốc và những kỹ năng phân tích ngữ nghĩa để có thể nắm bắt chính xác ý nghĩa của từng đơn vị ngôn ngữ tiếng Trung Quốc.

- Nắm bắt được những vấn đề cơ bản của ngữ pháp tiếng Trung Quốc, đặc biệt có thể giúp người học lí giải, phân biệt được những hiện tượng ngữ pháp khó trong tiếng Hán và vận dụng được những kiến thức đó trong dạy học.

- Nắm được những kiến thức cơ bản về tiếng Hán cổ đại và hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, để giúp người học có thể hiểu chính xác những nội dung hàm chứa yếu tố văn hóa trong các văn bản tiếng Trung Quốc.

- Người học sẽ phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Trung Quốc.

- Nắm vững kiến thức văn học và văn hoá Trung Quốc, bao gồm các mặt: lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục .v.v. Người học có khả năng phát triển các kỹ năng thuyết trình, phân tích phê phán, làm việc nhóm, nghiên cứu liên ngành và kỹ năng tranh luận, nâng cao vốn từ vựng, các kỹ năng tiếng Trung Quốc.

- Sử dụng tốt tiếng Trung Quốc ở trình độ cấp 5 HSK và có thể sử dụng năng lực này trong quá trình dạy học, nghiên cứu và hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học.

- Nắm và vận dụng các kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học giảng dạy tiếng nước ngoài, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, và công nghệ trong giảng dạy vào thực tiễn công tác.

- Có kiến thức nền tảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin và ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học

- Nắm vững và vận dụng kiến thức về bản chất của quá trình dạy và học ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn sau này.

- Hiểu biết về bối cảnh và các vấn đề của việc giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam, cũng như vai trò của tiếng Trung Quốc như một ngôn ngữ mang tính quốc tế cao.

- Thông qua chương trình thực tập sư phạm cũng như chương trình thực hành giảng dạy đã được tích hợp trong chương trình của Hệ đào tạo, cử nhân ngành Tiếng Trung Quốc Sư phạm (Hệ đào tạo Cử nhân Chất Lượng Cao) có kiến thức thực tiễn về hoạt động của trường phổ thông, đại học và các cơ sở giáo dục khác, tiếp cận và hoàn thành tốt các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm đã học tại đại học (kiến thức chuyên môn, kỹ năng soạn bài, giảng bài, kỹ năng quản lý lớp học v.v…), đồng thời mở rộng các kỹ năng cần thiết khác của người giáo viên (kỹ năng thâm nhập vào thực tế nhà trường phổ thông, kỹ năng tìm hiểu học sinh, kỹ năng chủ nhiệm lớp v.v…), làm quen với thực tế nhà trường phổ thông, đại học và xã hội, trở nên tự tin với nghề nghiệp hơn.

- Thông qua khối kiến thức khóa luận tốt nghiệp được thực hiện theo hình thức sinh viên tiến hành một dự án nghiên cứu độc lập theo chuyên ngành được đào tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên có cơ hội nghiên cứu sâu về một vấn đề chuyên môn, phát triển khả năng phân tích, nghiên cứu khoa học, tư duy phê phán.



2.2. Về kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng cứng

- Hiểu biết và có khả năng xây dựng, thực hiện bài tập, hoạt động, kế hoạch, chương trình giảng dạy theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục;

- Có năng lực thực hiện kế hoạch sử dụng tiếng Trung Quốc đảm bảo kiến thức môn học, làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

- Có năng lực đổi mới, sáng tạo, thử nghiệm, triển khai và đánh giá tri thức, sản phẩm và phương thức mới nhằm thực hiện công việc và nhiệm vụ sư phạm được giao, phát triển nghề nghiệp, biết tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả dạy học tiếng Trung Quốc. Biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới.

Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực; có khả năng đưa ra giải pháp và đưa/viết đề xuất, kiến nghị. Có khả năng hình thành các giả thuyết, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, tham gia nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định giả thuyết và ứng dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực giảng dạy. Có khả năng phát triển tư duy logic, hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực, phát triển kỹ năng tư duy phản biện, thực hành ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) phản biện. Có khả năng tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

2.2.2. Kỹ năng mềm

- Có thể quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân, thích ứng với sự phức tạp của thực tế và xử lý tốt khi gặp áp lực trong công việc, tự đánh giá kết quả công việc, lập kế hoạch, hoàn thành công việc đúng hạn, đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp;

- Có thể hình thành nhóm làm việc hiệu quả, vận hành và phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm (quản lý, phân công nhiệm vụ, phối hợp cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp động viên...), làm việc trong các nhóm khác nhau, xử lý xung đột trong nhóm.

- Có thể lãnh đạo, quản lí những thay đổi hoặc áp dụng những tiến bộ mới trong hoạt động, công tác.

- Có thể giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình), truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức dưới dạng nói và viết, có hay không có sự chuẩn bị từ trước.

- Có thể áp dụng những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế trong các hoàn cảnh cụ thể và đa dạng.

- Có thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ (tiếng Trung Quốc) với trình độ tiếng Trung Quốc tương đương cấp 5 HSK trở lên.

- Có thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ khác với trình độ tương đương B1 trở lên.

- Có thể sử dụng thành thạo các công cụ tin học như các phần mềm văn phòng (Word, Excel, PowerPoint) ; thành thạo trong việc tìm kiếm tài liệu trên Internet, biết cách chọn lọc, biên soạn chỉnh lý, sử dụng và đánh giá phản biện những tài liệu này nhằm phục vụ cho học tập, nghiên cứu.

2.3. Phẩm chất đạo đức.

Phẩm chất đạo đức cá nhân: Tự tin, linh hoạt, đương đầu với rủi ro; Tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; Can đảm, quyết tâm hành động.

Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Trung thực, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo, có tính kiên trì, say mê công việc, có tính chuyên nghiệp cao, không ngừng học hỏi, đổi mới và bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, tác phong và phẩm chất nghề nghiệp. Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục, làm việc khoa học. Biết ứng xử thân thiện, khiêm tốn, nhiệt tình và trách nhiệm với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp. Có thái độ thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng, công khai, minh bạch và tác phong chuyên nghiệp

Phẩm chất đạo đức xã hội:

Xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Có tư cách, tác phong đúng đắn, có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và Đất nước.



2.4. Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí như: giáo viên, cán bộ giảng dạy tại các cơ sở dạy tiếng Trung Quốc ở các cấp học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, đặc biệt cán bộ giảng dạy hay trợ giảng tại các trường đại học và cao đẳng, tại các trường phổ thông trung học, hoặc trở thành những cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ học hay quốc tế học.Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức kinh tế (có thể sử dụng tiếng Trung thành thạo) của nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế nước ngoài, làm việc tại các viện nghiên cứu hoặc giảng dạy Tiếng Trung.



4. Khung chương trình đào tạo, giảng viên và trợ giảng; giáo trình, tài liệu và địa chỉ tìm kiếm:

Theo thỏa thuận hợp tác về CT ĐT liên kết, ĐH Thiểm Tây công nhận chương trình đào tạo 2 năm đầu của ĐHNN và tiếp nhận sinh viên sau khi học hết 02 năm đầu tại ĐH Ngoại ngữ.



a) Khung chương trình đào tạo: Môn học cụ thể trong 02 năm học đầu tại ĐH Ngoại ngữ:

STT

Tên môn

Số tín chỉ

Số tiết

1

Nghe hiểu tiếng Trung sơ cấp

5

75

2

Đọc hiểu tiếng Trung sơ cấp

7

105

3

Viết tiếng Trung sơ cấp

8

120

4

Khẩu ngữ tiếng Trung sơ cấp

5

75

5

Nghe hiểu tiếng Trung trung cấp

5

75

6

Đọc hiểu tiếng Trung trung cấp

7

105

7

Viết tiếng Trung trung cấp

8

120

8

Khẩu ngữ tiếng Trung trung cấp

5

75

9

Nghe hiểu tiếng Trung cao cấp (1)

4

60

10

Đọc hiểu tiếng Trung cao cấp(1)

4

60

11

Viết tiếng Trung cao cấp(1)

4

60

12

Khẩu ngữ tiếng Trung cao cấp(1)

4

60

13

Nghe hiểu tiếng Trung cao cấp (2)

4

60

14

Đọc hiểu tiếng Trung cao cấp (2)

6

90

15

Viết tiếng Trung cao cấp (2)

4

60

16

Khẩu ngữ tiếng Trung cao cấp (2)

4

60

- Giáo trình, học liệu của môn học bằng tiếng Trung. Thời gian học vào các buổi sáng/chiều trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Thời gian học buổi sáng từ 8h00 đến 11h15, buổi chiều từ 13h00 đến 16h15. Toàn khóa học kéo dài 2 năm tương đương 24 tháng.


tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương