Trường Đại học Điện lực Tập đoàn Điện lực Việt Nam



tải về 1.67 Mb.
trang23/48
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.67 Mb.
#1821
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   48

4.3.6 Kiểu LÔGIC (BOOLEAN)


Kiểu Boolean chỉ có hai giá trị là TRUE (đúng) và FALSE (sai), không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Về quan hệ thứ tự thì FALSE< TRUE. Mỗi giá trị boolean chiếm một byte bộ nhớ.

Các phép toán lôgic gồm có: NOT, AND, OR và XOR. Nếu A và B là hai đại lượng lôgic thì NOT A, A and B, A or B và A xor B cũng là những đại lượng lôgic có kết qủa được cho ở bảng dưới đây:



A

not A

True

False

False

True




A

B

A and B

A or B

A xor B

True

True

True

True

False

True

False

False

True

True

False

True

False

True

True

False

False

False

False

False


Bảng 3.5: Phép toán logic
Cũng từ bảng này ta rút ra các nhận xét :

  • A and B là đúng khi và chỉ khi A và B đồng thời đúng. (Do đó chỉ cần một trong hai biến A hoặc B sai thì A and B sẽ sai).

  • A or B là sai khi và chỉ khi A và B đồng thời sai. (Do đó chỉ cần một trong hai biến A hoặc B đúng thì A or B sẽ đúng).

  • A xor B là đúng khi và chỉ khi A khác B.

Thứ tự thực hiện các phép toán lôgic là như sau: NOT tính trước, kế đến AND, sau cùng là OR, XOR.

Ví dụ 4.18: sau khi thực hiện lệnh:

A:=Not (2*3=5) or (‘A’<‘B’) and not (4/2=2) xor (Sqrt(2) >1);

thì giá trị của A= FALSE, thật vậy :

Not (2*3=5) or (‘A’<‘B’) and not (4/2=2) xor (Sqrt(2) >1)

= TRUE or TRUE and FALSE xor TRUE

= TRUE or FALSE xor TRUE

= TRUE xor TRUE

= FALSE


Biến chỉ nhận giá trị là TRUE hoặc FALSE gọi là biến kiểu lôgic. Khi khai báo biến kiểu lôgic ta dùng từ khóa Boolean.

Ví dụ 4.19:

Var A, B : Boolean;

Trong chương trình ta có thể gán :

A:= true;

B:=2*2 < 3;

Giá trị của biến B sẽ là False vì biểu thức 2*2< 3 là sai.

Về thứ tự tính toán, các phép so sánh thì ngang cấp nhau và được tính sau tất cả các phép toán khác.

Ví dụ 4.20: tính biểu thức :

5+7 div 2 < -7 mod 3 + 5*2 =

= 5 + 3 < -1 + 10

= 8< 9


= TRUE

Do đó, khi trong một biểu thức mà có các phép toán lôgic xen kẽ với các biểu thức so sánh thì các biểu thức so sánh phải để trong ngoặc đơn.

Chẳng hạn, biểu thức sau là sai quy cách:

N > 0 and N<10

Cần sửa đúng thành : (N > 0) and (N<10)

4.3.7. Một số kiểu dữ liệu đơn giản do người lập trình định nghĩa


Ngoài các kiểu dữ liệu chuẩn thì Turbo pascal chấp nhận các kiểu dữ liệu khác do người dùng lập trình định nghĩa. Việc khai báo kiểu dữ liệu cho phép chúng ta xây dựng các kiểu dữ liệu mới.

Các kiểu dữ liệu mới được khai báo trong phần khai báo TYPE với cú pháp như sau:



TYPE = ;

Ví dụ 4.21: TYPE kieu_nguyen = Integer;

KieuSV = Record

masv: int;

ht: string[30];

diem:float;

End;


Var a: kieu_nguyen;

c: integer;

sv: KieuSV;

4.3.7.1 Kiểu liệt kê (enumerated type)

* Cách khai báo

Ngoài các kiểu dữ liệu đã có sẵn như kiểu nguyên, thực, ký tự, lôgic và kiểu chuỗi, Turbo Pascal còn cho phép người sử dụng có thể tự xây dựng các kiểu dữ liệu mới.

Kiểu liệt kê được định nghĩa bằng cách sử dụng từ khóa TYPE và liệt kê ra tất cả các giá trị của kiểu, theo mẫu sau:

Type Tênkiểu = (tên1, tên2, ..., tênN) ;

trong đó tên1, tên2,..., tênN là các tên tự đặt theo đúng quy ước về đặt tên.



Ví dụ 4.22 :

Type Phai=(nam, nu) ;



Ten_mau = (den, trang, xanh, vang, tim, nau);

Theo khai báo này thì Phai là một kiểu dữ liệu liệt kê chỉ có hai giá trị là nam và nu, Ten_mau cũng là kiểu dữ liệu liệt kê và có sáu giá trị là : den, trang, xanh, vang, tim, nau.

Khi một kiểu liệt kê đã được định nghĩa thì có thể khai báo các biến thuộc kiểu liệt kê này bằng từ khóa Var.

Ví dụ 4.23: Var Ph1, Ph2 : Phai;

M1, M2 : Ten_mau ;

Trong chương trình, ta có thể gán :

Ph1:=nam;

Ph2:=nu;

M1:=den;

M2:=trang;

Pascal còn cho phép khai báo trực tiếp biến kiểu liệt kê không cần qua giai đoạn định nghĩa Type bằng cách liệt kê các giá trị mà biến có thể nhận.


Ví dụ 4.24: các biến Ph1, Ph2, M1, M2 nói trên có thể khai báo trực tiếp như sau:

Var Ph1, Ph2 : (nam, nu) ;

M1, M2 : ( den, trang, xanh, vang, tim, nau);

* Các hàm liên quan đến kiểu liệt kê

- Hàm ORD(tên): Trả về số thứ tự của tên trong kiểu liệt kê. Các giá trị liệt kê được đánh số thứ tự bắt đầu từ 0. Ví dụ:

Ord(nam)=0,

Ord(xanh)=2

Thông qua hàm Ord, các giá trị liệt kê có thể so sánh với nhau theo quy tắc: giá trị nào có số thứ tự nhỏ hơn thì nhỏ hơn:

den < trang < xanh< vang< tim< nau

- Hàm PRED(tên) và hàm SUCC(tên): trả về giá trị đứng ngay trước và ngay sau tên trong kiểu liệt kê tương ứng.

Ví dụ 4.25: Pred(nu)=nam

Pred(nau)=tim

Succ(den)=trang

- Hàm Tênkiểu(k): trả về giá trị liệt kê có số thứ tự là k trong Tênkiểu, ví dụ:

Phai(0)=nam

Ten_mau(2)= xanh

Hàm này là hàm ngược của hàm Ord.



* Nhập , xuất kiểu liệt kê

Các giá trị liệt kê không thể nhập, xuất trực tiếp bằng lệnh Readln và Write được. Đây là hạn chế của kiểu liệt kê, khiến nó không thông dụng.

Khi muốn nhập hay xuất kiểu liệt kê, ta có thể dùng một biến trung gian St kiểu chuỗi. Chẳng hạn, muốn nhập màu xanh cho biến M1, ta dùng hai lệnh:

Readln(St);

If St=’xanh’ then M1:=xanh;

Tương tự, muốn in màu xanh lên màn hình , ta dùng lệnh :

If M1= xanh then Writeln(‘xanh’);
4.3.7.2 Kiểu đoạn con (Subrange type)

Kiểu đoạn con được mô tả bằng cách chỉ ra phạm vi giá trị mà các biến thuộc kiểu đó có thể nhận :



TYPE Tênkiểu = hằng1..hằng2;

VAR Tênbiến : Tênkiểu;

hoặc khai báo trực tiếp :

VAR Tênbiến : hằng1..hằng2;

Trong đó, hằng1< hằng2 là hai hằng thuộc cùng một kiểu dữ liệu. Kiểu dữ liệu của hằng1 và hằng2 chỉ có thể là kiểu nguyên, ký tự, lôgic, hay liệt kê



Ví dụ 4.26: Type Chu_Hoa =‘A’..’Z’;

Tuoi= 0..200;

Var Ch : Chu_hoa;

T: Tuoi;


Theo khai báo này thì ch là một biến kiểu đoạn con, có thể nhận các giá trị là các ký tự từ ‘A’ đến ‘Z’, tương tự, biến T có thể nhận các giá trị là các số nguyên từ 0 đến 200.

Cũng có thể khai báo hai biến Ch và T trực tiếp theo cách sau:

Var Ch : ‘A’..’Z’;

T : 0..200;

Trong nhiều trường hợp, việc khai báo đoạn con có tác dụng tiết kiệm bộ nhớ. Tùy theo phạm vi hằng1..hằng2 mà Turbo Pascal sẽ cấp phát cho biến một số byte tối thiểu. Trong ví dụ trên, mỗi biến Ch hay T sẽ được chứa trong 1 byte.

Kiểu đoạn con còn cho phép kiểm soát được giá trị của biến có vượt ra ngoài phạm vi của nó hay không. Ví dụ, nếu đối với biến T mà gán: T:=201; thì máy sẽ báo lỗi "const out of range". Ngoài ra khi chạy chương trình trong mode {$R+}, chương trình sẽ dừng ngay nếu biến nhận giá trị vượt khỏi phạm vi.

Kiểu liệt kê và kiểu đoạn con thuộc loại đơn giản và đếm được.


Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương