Trang  châu tiến lộC


CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX



tải về 1.32 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.32 Mb.
#7259
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

36. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX

Từ những năm 40 của thế kỉ XX, loài người đã trải qua cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, được khởi đầu từ nước Mĩ. Với quy mô rộng lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, nhịp điệu vô cùng nhanh chóng, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đưa lại những thành tựu kì diệu và những thay đổi lớn lao trong đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước nhảy vọt chưa từng thấy,

  1. Con người và xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển cần phải thoả mãn những yêu cầu cơ bản nào ? Phải làm gì để thoả mãn những yêu cầu đó ? Tìm những dẫn chứng để chứng minh rằng, trong quá trình phát triển của lịch sử, con người luôn quan tâm đến cải thiện kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động.

  2. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai là gì ? Cho biết những nét chính về thành tựu và tác động của cuộc cách mạng đó đối với đời sống xã hội loài người.

Theo anh (chị), vai trò của cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay quan trọng như thế nào ? Vì sao ?

  1. Cho biết những nét chính về nội dung, đặc điểm, thành tựu và tác động của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đối với đời sống của xã hội loài người.

Theo anh (chị), thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để đưa trình độ khoa học – kĩ thuật của Việt Nam vươn lên đuổi kịp trình độ quốc tế ? (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)

  1. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử xã hội, trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng lớn nào ? So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản gì ? Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã có những tác động gì đối với sự phát triển của xã hội loài người ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)

  1. Anh (chị) hãy trình bày những thành tựu (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991) của cuộc Cách mạng khoa học kĩ thuật lân thứ hai của nhân loại.

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2004)

  1. Cho biết nội dung, đặc điểm, thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai. Từ đó, anh (chị) có suy nghĩ gì về nhiệm vụ công nghiệp hóa mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2001)

  1. Bằng những kiến thức lịch sử, anh (chị) hãy chứng minh cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy cùng những hệ quả về nhiều mặt là vô cùng to lớn.

  2. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai đã tạo “thời cơ” và “thách thức” cho nhân loại như thế nào ? Cho biết luận điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển khoa học – kỹ thuật để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật trong việc thực hiện công nghiệp hoá đất nước ra sao ?

  3. Bằng những kiến thức đã học hay đã đọc, hãy giải thích và chứng minh ý kiến sau: “Cứ mỗi lần ta đạt được thắng lợi, thì mỗi lần giới tự nhiên lại trả thù chúng ta”. Liên hệ với tình hình nước ta hiện nay.

  4. Vào những năm 80 của thế kỉ XX xu thế toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Hãy cho biết những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá ? Liên hệ đến Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay; là một công dân tương lai anh (chị) sẽ làm gì để giúp ích cho đất nước trong xu thế hiện nay?

  5. Chứng minh toàn cầu hoá là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Hãy kể tên ít nhất 8 các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực mà Việt Nam là thành viên.

  6. Trình bày những biểu hiện cụ thể của xu thế toàn cầu hoá. Vì sao nói : toàn cầu hóa vừa là “thời cơ” vừa là “thách thức” đối với các nước đang phát triển ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2009)

37. TỔNG KẾT LỊCH SỬ

THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

  1. Trong số các sự kiện lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 1945, anh (chị) hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao lại chọn sự kiện đó.

  2. Nêu tóm tắt bước chuyển biến mới của Cách mạng thế giới từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

  3. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 đã thể hiện mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới như thế nào ?

  4. Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến 1945 :

    Niên đại

    Sự kiện

    Diễn biến chính

    Kết quả, ý nghĩa













  5. Lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay được phân kì như thế nào ? Hãy nêu rõ nội dung của từng giai đoạn cụ thể.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2006)

  1. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một giai đoạn mới của lịch sử thế giới hiện đại [...]. Đó là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, phi thường, nhưng các cuộc đấu tranh cũng thật gay gắt, quyết liệt với không ít nguy cơ, hiểm hoạ. (Bài 12, SGK Lịch sử 12, Nâng cao, trang 101)

Qua nội dung lịch sử thế giới hiện đại đã học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

  1. Căn cứ vào quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay thì lịch sử thế giới được phân chia làm mấy thời kì ? Hãy nêu đặc điểm nổi bật của từng thời kỳ. Tại sao có thể khẳng định sự ra đời của Liên hợp quốc là một thành công to lớn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

  2. Trong lời mở đầu, sách giáo khoa lớp 12, tập 1 đã viết : “Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai chuyển biến to lớn làm thay đổi căn bản tình hình thế giới và đời sống của xã hội loài người…”

Anh (chị) có những hiểu biết gì về hai chuyển biến này ? Cho biết nhận định của anh (chị) về vấn đề nêu trên. (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1997)

  1. Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong lịch sử thế giới hiện đại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay, theo mẫu sau :

    Niên đại

    Sự kiện

    Diễn biến chính

    Kết quả, ý nghĩa













  2. Anh (chị) hãy trình bày và phân tích nét chính của ba sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội loài người từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2000)

  1. Nếu lựa chọn 5 sự kiện lịch sử lớn trên thế giới từ sau năm 1945 đến nay đã tạo ra những bước goặt trong sự phát triển của tiến trình lịch sử nhân loại thì anh (chị) sẽ chọn những sự kiện nào ? Tại sao ?



  • Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Liên Xô và Mĩ đã xây dựng kinh tế trong những hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

  • Cho biết những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng kinh tế ở Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nữa đầu những năm 70. Nêu nhận xét.

  1. Trình bày những nét chính về tình kinh tế của Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai cường quốc này ?

  2. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã diễn ra như thế nào từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 ? Phân tích tác động của quan hệ đó đối với quan hệ quốc tế nói chung.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1998)

  1. Tại sao nói “Chiến tranh lạnh” là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các mối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX ?



  1. Lập bảng so sánh các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra từ năm 1945 đến 1975 ở châu Á :




    Chiến tranh

    Đông Dương

    Chiến tranh

    Triều Tiên

    Chiến tranh

    Việt Nam

    Thời gian










    Các bên tham chiến










    Kết quả










    Văn kiện được kí kết










  2. Lập bảng kê các liên minh kinh tế, chính trị: SEV, ASEAN và EEC theo các nội dung sau :

Nội dung

SEV

ASEAN

EEC

Bối cảnh lịch sử










Quá trình thành lập










Mục tiêu










Vai trò, tác dụng










(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

  1. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đã có những tổ chức liên minh kinh tế – chính trị nào được thành lập ? (đã được nêu trong Sách Giáo khoa Lịch Sử lớp 12) Trình bày mục tiêu và sự phát triển của các tổ chức đó. (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2006)

  2. So sánh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với Liên minh châu Âu (EU), rút ra điểm giống và khác nhau giữa hai tổ chức này ?

  3. Lập bảng thống kê về mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai :

    Thời gian

    Phương thức giải quyết

    Nội dung chính

    của mối quan hệ

    Kết cục

    của mối quan hệ













  4. Nêu xu thế phát triển của quan hệ quốc tế từ cuối năm 1991 đến nay. Xu thế phát triển của quan hệ quốc tế đó đã tạo ra những thời cơ và thách thức như thế nào đối với dân tộc Việt Nam trong công cuộc đổi mới và hội nhập ?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2006)



.............. Hết ..............

TuyÓn tËp C©u hái & bµi tËp

Luyeän thi Ñaïi hoïc, Cao ñaúng & Hoïc sinh gioûi THPT

MOÂN LÒCH SÖÛ





PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 2000)



NỘI DUNG

BÀI HỌC

NỘI DUNG

TRỌNG TÂM

CÂU HỎI & BÀI TẬP

1. VIỆT NAM TRƯỚC NGUY CƠ BỊ PHÁP XÂM LƯỢC


Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc đẩy các nước tư bản phương Tây mở rộng những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. Các quốc gia phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã trở thành nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh đó.

Thông qua các mối quan hệ đã có từ trước và lợi dụng sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam, Chính phủ Pháp ráo riết xúc tiến việc thôn tính nước ta.

  1. Vì sao nói : Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn là “một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng” ? Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất đất nước ta từ nửa sau thế kỷ XIX ?

  2. Những nguyên nhân nào thúc đẩy các nước tư bản phương Tây xâm lược phương Đông thế kỉ XIX ? Tình thế Việt Nam trong bối cảnh đó ? Thực dân Pháp đã tiến hành những thủ đoạn gì trong cuộc xâm lược Việt Nam ?

  3. Những khả năng nào đặt ra cho Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc khủng hoảng trong nước và mối nguy cơ đe doạ từ bên ngoài ? Trình bày chính sách bảo thủ phản động của nhà Nguyễn về đối nội và đối ngoại ? Tại sao triều đình Nguyễn lại cố tình duy trì đường lối bảo thủ, phản động ?



1. Qua trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1885, anh (chị) hãy phân tích và nêu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.

2. Bình luận câu hỏi và câu trả lời trong bài thi văn sách của khoa thi Đình năm 1876 sau đây:

          • Nước Nhật Bản theo học các nước Thái Tây mà nên được phú cường. Vậy nước ta có nên bắt chước không ?”

          • Nhật Bản thưở trước vẫn theo văn minh của nước Tàu mà bây giờ thay đổi thói cũ theo nước Thái Tây, thì dẫu là có nên phú cường, về sau cũng hoá ra loài mọi rợ”.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2001)

2. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884)

Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng, mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp.

Sau khi chiếm được thành Gia Định, quân Pháp lần lượt đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông (1862), rồi 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (1867). Đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự chống cự quyết liệt của nhân dân ta. Đến năm 1884, thực dân Pháp mới tạm thời áp đặt được nền bảo hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

  1. Hãy đọc đoạn tư liệu sau đây :

...Chiều 31 – 8 – 1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha với 3000 binh lính và sĩ quan, bố trí trên 14 chiến thuyền, kéo tới dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

Sáng 1 – 9 – 1858, địch gửi tối hậu thư , đòi quan trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ. Nhưng không đợi hết hạn, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã nổ sung rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

Quân ta anh dũng chống trả quân xâm lược, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng, sau đó lại tích cực thực hiện “ vườn không, nhà trống” gây cho quân Pháp nhiều khó khăn. Liên quân Pháp -Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ cuối 8 – 1858 đến 2 – 1859) trên bán đảo Sơn Trà...

... Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, nhân dân tổ chức thành đội ngũ, chủ động tìm địch mà đánh. Thực dân Pháp phải thừa nhận “dân quân gồm tất cả những ai không đau ốm và không tàn tật ”. Từ Nam Định, đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mộ 300 người, chủ yếu là học trò của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiến trường…”

Qua đoạn tư liệu, anh (chị) hãy cho biết:

- Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công ta đầu tiên ?

- Nhận xét về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào những năm cuối 1858 đầu 1859? (Minh họa cụ thể bằng sự kiện)



  1. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta, kết quả và ý nghĩa trên Mặt trận Đà Nẵng 1858 và chiến sự ở Gia Định từ năm 1859 đến năm 1860.

    Mặt trận

    Cuộc xâm lược

    của thực dân Pháp

    Cuộc kháng chiến

    của nhân dân ta

    Kết quả, ý nghĩa













  2. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta tại miền Đông Nam Kì trước – sau Hiệp ước 1862 và kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

    Mặt trận

    Cuộc tấn công

    của thực dân Pháp

    Thái độ của triều đình

    Cuộc kháng chiến

    của nhân dân













  3. Nêu các lí do khiến Pháp chuyển quân từ Đà Nẵng vào đánh Gia Định. Trình bày những khó khăn của quân Pháp khi tổ chức đánh chiếm Gia Định và cho biết tại sao chúng vẫn đứng chân được ở Gia Định để đánh chiếm các nơi khác ?

  4. Kế hoạch đánh chiếm từng gói nhỏ từ năm 1859 đến năm 1873 được Pháp triển khai như thế nào ?

  5. Tường thuật ngắn gọn tiến trình cuộc khởi nghĩa của Trương Định và cho biếtnNét đặc sắc trong cuộc khởi nghĩa Trương Định.

  6. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì diễn biến ra sao ? Tình thế của cuộc kháng chiến ở Nam Kì khi mất ba tỉnh miền Tây như thế nào ?

  7. Khi thực dân Pháp xâm lược “lục tỉnh Nam Kì”, Triều đình nhà Nguyễn và nhân dân Nam Kì có phản ứng khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ?

  8. Âm mưu của Pháp sau khi chiếm được Nam Kì như thế nào ? Tình hình xã hội trong giai đoạn này có điểm gì nổi bật ?

  9. Kết quả đánh chiếm Hà Nội năm 1873 được Pháp thực hiện như thế nào ? Nội dung, tính chất của Hiệp ước 1874.

  10. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21 – 12 – 1873) và ảnh hưởng của nó đến cục diện chiến tranh?

  11. Cho biết những điểm đáng chú ý về tình hình Việt Nam từ sau Hiệp ước 1874 đến trước khi thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai (1882) ?

  12. Vì sao từ sau năm 1874, thực dân Pháp lại quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì ? Thực dân Pháp thực hiện âm mưu đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?

  13. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã anh dũng kháng chiến chống Pháp xâm lược lần thứ hai như thế nào ? Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy lần thứ hai tháng 5 – 1883, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng đó.

  14. Đường lối kháng chiến của triều đình Nguyễn có gì thay đổi sau chiến thắng Cầu Giấy 12 – 1873 ? Chủ trương của Pháp sau trận Cầu Giấy lần thứ hai (5 – 1883), có gì khác với trận Cầu Giấy lần thứ nhất (12 – 1873) ? Kết quả của việc Pháp thực hiện chủ trương đó ?

  15. Thái độ của thực dân Pháp trong hai lần đưa quân ra đánh Bắc Kì có gì khác nhau ? Tại sao lại có sự khác nhau đó ?

  16. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX, anh (chị) hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2009)

  1. Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam giai đoạn 1885 – 1918, giữa triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp đã kí kết những hiệp ước nào ? Hoàn cảnh kí kết, nội dung chính của các hiệp ước này.

  2. Nội dung cơ bản các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Hác-măng và Pa-tơ-nốt. Theo anh (chị), hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp ? Vì sao ? (Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2008)

  3. Dựa trên những điều kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, hãy chứng minh trong suốt quá trình xâm lược Việt Nam từ 1858 – 1884, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân ta.

  4. Thông qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hãy so sánh thái độ chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn và của nhân dân ta (1858 – 1873).

  5. Quá trình phân hoá tư tưởng trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX diễn ra như thế nào ?

  6. Dùng những sự kiện để chứng minh trong quá trình Pháp tiến hành cuộc chính trị xâm lược Việt Nam, thái độ nhà Nguyễn luôn chọn con đường cầu hoà, nhượng bộ, thiếu ý chí quyết tâm chống xâm lược.

  7. Phân tích những cơ hội mà Việt Nam có khả năng thắng thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Cho biết nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

3. TRÀO LƯU CẢI CÁCH VÀ DUY TÂN Ở VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

Từ những năm 60 của thế kỉ XIX, nhiều quan lại sĩ phu tiến bộ thức thời đã đưa ra các đề nghị duy tân về nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá – xã hội, mong cho nước nhà cường thịnh, có thể đương đầu với sự xâm lược của các nước phương Tây. Nhưng vì nhiều lí do, các đề nghị cải cách đó không được thực hiện.

  1. Nguyên nhân xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX ? Nêu tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách và những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ. Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào cải cách này.

  2. Hãy nêu những nét lớn về nội dung chương trình cải cách của Nguyễn Trường Tộ từ năm 1863 đến năm 1871. Theo anh (chị), những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ có khả năng thực hiện được không ? Vì sao ?

  3. Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã có những đề nghị cải cách gì ? Đánh giá vị trí của tư tưởng cải cách trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  4. Tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá ?

Каталог: store -> uploads
store -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
store -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
store -> Sim năm sinh 1974
uploads -> SỰ hoà HỢp giữa chủ ngữ VÀ ĐỘng từ
uploads -> Đề bài: Thiết kế dây truyền sợi pha Cotton/Pes 67/33 N44 làm sợi dọc dệt vải sản lượng 15000 tấn/năm
uploads -> NHỮng con sông lớn nhất thế giới tổ I lớp 10A5 Sông Nil (Ai Cập)
uploads -> English computer school

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương