Trang  châu tiến lộC



tải về 1.32 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.32 Mb.
#7259
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13



    • Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định như thế nào về vấn đề thời cơ thuận lợi để phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám (1945) ?

    • Vì sao lại nói đây là thời cơ ngàn năm có một ? Tác dụng của thời cơ đó ?

    • Anh (chị) hãy liên hệ với yếu tố thời cơ trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    1. Thành công của Cách mạng tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại thắng mùa Xuân 1975 là những mốc lớn, đánh dấu những thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta trong vòng 30 năm qua (1945 – 1975). Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy :

    • Phân tích ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi trên.

    • Chứng minh mỗi thắng lợi là một mốc lớn mở ra một giai đoạn phát triển cao hơn của cách mạng Việt Nam.

    1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của nhân dân ta là các sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu những chặng đường đấu tranh anh dũng, thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

    Anh (chị) hãy trình bày kết quả và ý nghĩa của các sự kiện đó để thấy được tác động to lớn của nó đối với cách mạng trong nước và góp phần tích cực vào phong trào cách mạng thế giới.

    1. Đánh giá những nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và cuộc Tổng tiến công & nổi dậy Xuân 1975.

    2. Trình bày và nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 – 1930), Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 – 1930) và Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).

    (Đề thi tuyển sinh Đại học năm 2009)

    1. Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) thắng lợi, một phần là do ta đã có căn cứ địa cách mạng vững chắn và hậu phương. Hãy cho biết căn cứ địa được xây dựng dựa vào những điều kiện như thế nào ? Nêu vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến.

    2. Hãy hoàn thiện bảng sau về đấu tranh ngoại giao trong phong trào cách mạng Việt Nam :

    Thời gian

    Nội dung

    Kết quả và ý nghĩa

    Từ 2 – 9 – 1945 đến 19 – 12 – 1946







    Từ 8 – 5 – 1954 đến 21 – 7 – 1954







    Từ tháng 5 – 1968 đến tháng 1 – 1973







    (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)

    1. Trong thời kỳ 1954 – 1975, Việt Nam đã trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc là do những nguyên nhân nào ?

    (Đề thi HSG Quốc gia năm 2008)

    1. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến 1975, có những sự kiện lịch sử nào quan trọng ? Hãy cho biết những sự kiện đó có ảnh hưởng như thế nào đến từng giai đoạn của thời đó ?

    2. “Đẩy lùi kẻ địch từng bước, giành thắng lợi từng bước cho cách mạng, tiến lên đánh bại hẳn kẻ địch, giành thắng lợi hoàn toàn, đó là một quy luật đấu tranh cách mạng” (Lê Duẫn).

    Qua từng bước phát triển, thắng lợi của cách mạng miền Nam và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta (từ tháng 7 – 1954 đến tháng 5 – 1975), anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.

    1. Các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 ? Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ?

    2. Chứng minh rằng : Cách mạng Việt Nam từ “Đồng khởi” cuối năm 1959 đến đầu năm 1960 đến chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là quá trình liên tục tấn công, đẩy lùi từng bước, đánh bại địch từng âm mưu chiến lược, giành thắng lợi từng bước, tiến lên đánh bại hẳn quân địch, giành thắng lợi hoàn toàn.

    3. Đánh giá về cuộc cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam Việt Nam (1954 – 1975), có quan điểm cho rằng: “Ba mươi năm nội chiến từng ngày”. Theo anh (chị), ý kiến này có đúng hay không ? Vì sao ?

    4. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1854 – 1975) đã trải qua những thời kì lịch sử nào ? Nêu tóm tắt nhiệm vụ chính của những thời lịch sử đó.

    5. Trong hơn 20 năm từ 1954 đến 1975, miền Bắc đã đạt được những thành tựu cơ bản như thế nào trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ? Ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi trên đối với sự nghiệp cách mạng chung của các nước.

    6. Miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã đóng vai trò như thế nào đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ?

    (Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2006)

    1. Bằng sự hiểu biết về lịch sử dân tộc từ năm 1945 đến 1975, anh (chị) hãy trình bày những cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng và chính phủ ta để bảo vệ độc lập và giải phóng dân tộc.

    Từ đó, rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa mặt trận ngoại giao và mặt trận quân sự trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

    1. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp định sơ bộ (6 – 3 – 1946), Hiệp định Giơnevơ (21 – 7 – 1954) và Hiệp định Pari (27 – 1 – 1973) ? Khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bước giành các quyền dân tộc cơ bản sau mỗi hiệp định trên.

    (Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2007)

    1. Lập bảng so sánh ba Hiệp định mà Ta kí với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, theo nội dung sau :




    Hiệp định Sơ bộ

    Hiệp định Giơnevơ

    Hiệp định Pari

    Thời gian kí kết










    Hoàn cảnh lịch sử










    Kết quả đạt được










    Ý nghĩa lịch sử










    Từ nội dung những hiệp định trên, anh (chị) hãy làm rõ thắng lợi từng bước của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản.

    1. Dựa vào hai sự kiện lịch sử sau đây :

    • Hội nghị Giơnevơ (1954) về Đông Dương

    • Hội nghị Pari (5/1968 – 1/1973) về Việt Nam

    Anh (chị) hãy làm sáng tỏ tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong tiến trình Cách mạng Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.

    1. Nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu thể hiện tinh thần đoàn kết đấu tranh giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì chống Pháp và chống Mĩ (1945 – 1975). (Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2005)

    2. Tính chủ động, liên tục và kiên quyết tiến công trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã được thể hiện qua sự chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta như thế nào ? Thí dụ liên hệ với chiến cuộc Đông xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ để phân tích ?

    3. Phân tích những điểm khác nhau giữa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

    4. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Luận cương chính trị (1930), Đại hội lần II (2 – 1951) và Đại hội lần III (9 – 1960) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã lần lượt đề ra đường lối nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam như thế nào ?

    Cho biết đường lối xuyên suốt trong cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng ta ra đời. Thắng lợi của cách mạng nước ta đã khẳng định chân lý cách mạng lớn nhất của thời đại chúng ta là gì ?

    1. Bằng những kiến thức lịch sử từ 1954 đến 1975, chứng minh: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo…” ( SGK Lịch sử lớp 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, trang 260)

    (Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2009)

    1. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của dân tộc ta đã được kết thúc như thế nào ? Hãy so sánh sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) ?

    (Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005)

    1. Qua các kì Đại hội Đảng lần I, lần II, lần III, anh (chị) hãy chứng minh rằng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

    2. Từ ngày thành lập cho đến năm 2006, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành mấy lần Đại hội ? Nêu mốc thời gian, địa điểm, nội dung cơ bản.

    3. Giải thích hai khái niệm sau và cho ví dụ :

    • Chiến lược

    • Sách lược

    (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

    1. Từ năm 1930 đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã thực hiện thắng lợi mục tiêu : độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội như thế nào ?

    2. Từ năm 1930 đến năm 1975 đường lối cách mạng bạo lực của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực hiện như thế nào ?

    3. Trình bày quá trình ra đời, phát triển và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nêu những chiến công vang dội của quân đội Việt Nam và lí giải nguyên nhân quyết định những chiến công oanh liệt đó ?

    4. Từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và xúc tiến thành lập những mặt trận nào ? Vì sao Đảng lại chủ trương thành lập những mặt trận ấy.

    5. Qua công cuộc đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay, hãy làm sáng tỏ các ý sau :

    • Vì sao ta phải đổi mới đất nước ? Đổi mới như thế nào cho đúng ?

    • Nêu nội dung đường lối đổi mới đất nước về kinh tế và chính trị.

    • Theo anh (chị), đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra có điểm gì giống với Chính sách Kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết ?

    MỘT VÀI DẠNG ĐỀ BÀI TỔNG HỢP CẦN THAM KHẢO THÊM :

    ĐỀ I : Thế kỉ XIII và thế kỉ XX, lịch sử Việt Nam ghi nhận hai sự kiện tiêu biểu thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân để giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

    Đó là hai sự kiện nào ? Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hai sự kiện đó.



    ĐỀ II : Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý (1075 – 1077), anh (chị) hãy :

    1. Trình bày và phân tích những nét nổi bật trong việc phòng thủ, tấn công và kết thúc cuộc chiến tranh này.

    2. Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến này được vận dụng như thế nào trong công cuộc giữ nước của thế hệ sau (qua việc trình bày một cuộc kháng chiến, do anh (chị) tự chọn).

    (Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1998)

    ĐỀ III : 1. Trên cơ sở trình bày và phân tích những nét lớn về diễn biến của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII, anh (chị) hãy nêu những bài học về huy động sức mạnh toàn dân và nghệ thuật tiến hành cuộc hiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta thời Trần.

    2. Những bài học đó được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975), của nhân dân ta như thế nào?

    (Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1999)

    ĐỀ IV : Trong Chiếu Cần Vương có câu : “Mọi người hãy góp sức, nghiến răng, dựng tóc, thề giết giặc cho hả, nào ai là không có lòng như thế”.

    Thông qua diễn biến chính của phong trào Cần Vương, anh (chị) hãy bình luận câu nói đó.



    ĐỀ V : Trong Phan Bội Châu niên biểu, ông có viết : “Trông bánh xe đã đổ trước, thay đổi con đường thất bại, tìm con đường thành công”.

    Bằng những sự kiện cụ thể trong cuộc đời của Phan Bội Châu, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.



    ĐỀ VI : Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, anh (chị) hãy phân tích nội dung chủ yếu trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1945.

    (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2001)

    ĐỀ VII : 1. Lập bảng thống kê về các anh hùng dân tộc trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến năm 1975, theo yêu cầu sau:

    Số thứ tự

    Anh hùng dân tộc

    Thời gian

    Chiến công nổi bật





































    2. Qua một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (tự chọn) của nhân dân ta trong thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, anh (chị) hãy nêu một bài học đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

    3. Bài học lịch sử nêu ở câu 2 đã được vận dụng sáng tạo như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 (Hoặc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975) ?

    (Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2002)


  • Tư liệu tham khảo :

    • Đề thi Olympic Truyền thống 30/4 ( khối 10, 11) từ năm 2000 đến 2009.

    • Đề thi Học sinh giỏi Quốc gia (từ năm 1997 đến 2009).

    • Đề thi Học sinh giỏi cấp THPT, Hà Nội từ năm 2000 đến 2008.

    • Đề thi Học sinh giỏi cấp THPT & THCS, TP.Hồ Chí Minh (từ năm 1998 đến 2009).

    • Đề thi Học sinh giỏi cấp THPT & THCS, tỉnh Thừa Thiên – Huế (từ 2000 đến 2008).

    • Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (từ năm 2000 đến 2009).

    • Đề thi tốt nghiệp THPT (từ năm 1998 đến 2008).

    • Sách “Các loại bài thi HSG môn Lịch sử”, Hội Giáo dục lịch sử, NXB ĐH Sư phạm)

    Каталог: store -> uploads
    store -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    store -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
    store -> Sim năm sinh 1974
    uploads -> SỰ hoà HỢp giữa chủ ngữ VÀ ĐỘng từ
    uploads -> Đề bài: Thiết kế dây truyền sợi pha Cotton/Pes 67/33 N44 làm sợi dọc dệt vải sản lượng 15000 tấn/năm
    uploads -> NHỮng con sông lớn nhất thế giới tổ I lớp 10A5 Sông Nil (Ai Cập)
    uploads -> English computer school

    tải về 1.32 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
    1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương