Trang  châu tiến lộC


PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN



tải về 1.32 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.32 Mb.
#7259
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

8. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN

VÀO NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Giai cấp công nhân ra đời và lớn mạnh cùng với sự hình thành và phát triển cuả chủ nghĩa tư bản. Do đối lập về quyền lợi, mâu thuẫn giữa tư sản với công nhân đã nảy sinh, dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt.

  1. Từ những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp vô sản bước lên vũ đài lịch sử với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy chứng minh điều đó.

  2. Nêu và nhận xét hành động đấu tranh của giai cấp công nhân thế nửa đầu thế kỉ XIX. Tại sao phong trào công nhân lúc đó chưa giành được thắng lợi và yêu cầu đặt ra cho phong trào công nhân quốc tế là gì ?

  3. Cuộc khởi nghĩa nào diễn ra năm 1848 – 1849 mà Các Mác nhận định “đây là trận đánh nhau lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay” ? Nêu diễn biến và vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc khởi nghĩa đó ?



  1. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời trong điều kiện như thế nào ? Nội dung tư tưởng Xa Ximông, Phuritê, Ôoen. Vì sao gọi là “chủ nghĩa xã hội không tưởng” ?

  2. So sánh chủ nghĩa xã hội khoa học (Mác – Ănghen) với chủ nghĩa xã hội không tưởng (Xanh Ximông, Phuritê và Ôoen) ?

9. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

KHOA HỌC

QUỐC TẾ THỨ NHẤT

Chủ nghĩa xã hội không tưởng không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đấu tranh cuả giai cấp công nhân. Phong trào công nhân phát triển, đòi hỏi một lí luận khoa học cách mạng mới. Trong điều kiện ấy, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do Các Mác và Phi-đrích Ăng-ghen sáng lập.

  1. Trình bày sơ lược tiểu sử và những nét chính về buổi đầu hoạt động của C.Mác và Ph.Ănghen. Cơ sở hình thành tình bạn giữa Các Mác và Ăngghen là gì ?

  2. Phân tích vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.

(Đề thi Olympic 30/4, khối 10, năm 2006)

  1. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời trong điều kiện như thế nào ? Những luận điểm cơ bản và ý nghĩa của Tuyên ngôn đối với sự phát triển của cách mạng thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu Tuyên ngôn Đảng Cộng sản như thế nào ? Căn cứ vào đâu để khẳng định : “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” là văn kiện có tính chất cương lĩnh của chủ nghĩa xã hội khoa học ?

  2. Vào giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống thế giới, đẩy mạnh áp bức tàn bạo với công nhân. Giai cấp công nhân nhận thấy cần phải có một tổ chức quốc tế, đó là tổ chức nào ? Anh (chị) hãy nêu hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, hoạt động và ý nghĩa của tổ chức này.

  3. Chứng minh câu nói của Lênin : “Mác là linh hồn của Quốc tế thứ nhất”.

  4. Hãy trình bày đặc điểm của phong trào công nhân từ khi giai cấp vô sản ra đời đến khi thành lập Quốc tế thứ nhất :

  • Các giai đoạn phát triển của phong trào công nhân.

  • Đặc điểm của phong trào công nhân qua từng giai đoạn.

10. CÔNG XÃ

PARI (1871)

Vào những năm 1850 – 1860, phong trào công nhân, dưới sự lãnh đạo cuả Quốc tế thứ nhất, phát triển đến đỉnh cao. Cuộc Cách mạng năm 1871 ở Pháp đã đưa tới sự thành lập nhà nước vô sản đầu tiên cuả giai cấp công nhân thế giới.

  1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến và tính chất của cuộc chính trị Pháp – Phổ (1870).

  2. Trong chiến tranh Pháp – Phổ và Công xã Pari (1870 – 1871) do áp lực của làn song yêu nước, chính phủ vệ quốc phải thành lập 200 tiểu đoàn mới. Hãy cho biết :

  • Hoàn cảnh thành lập

  • Vai trò của tổ chức này.



  • Nguyên nhân và diễn biến của cuộc cách mạng ngày 18 – 3 – 1871 ở Pháp.

  • Vai trò của quần chúng trong cuộc đấu tranh cách mạng ngày 18 – 3 – 1871 ?

  • Vì sao nói cuộc cách mạng ngày 18 – 3 – 1871 là cách mạng vô sản ?

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2002)

  1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến và phân tích tính chất của cuộc cách mạng ngày 18 – 3 – 1871. Cách mạng Việt Nam đã học tập được những gì của cuộc cách mạng ngày ngày 18 – 3 – 1871 ?

  2. Vẽ sơ đồ và nêu rõ nguyên nhân của cuộc cách mạng 18 – 3 – 1871 ở Pháp. Trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ Công xã (từ ngày 2 – 4 đến 28 – 5 – 1871). Phân tích nguyên nhân thất bại của Công xã Pari.

  3. Nhận định về cách mạng 18 – 3 – 1871 ở Pari, sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB Giáo dục, 1992, có viết: “Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới mà giai cấp công nhân nắm được chính quyền”. Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc cách mạng và vì sao lại nói đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới ?

  4. Hãy chứng minh rằng Công xã Pari là nhà nước kiểu mới. Theo anh (chị) biện pháp nào mà Công xã thực hiện rõ nhất bản chất Công xã là nhà nước của giai cấp vô sản ?

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 1998)

  1. Vẽ sơ đồ bộ máy Công xã Pari và giải thích nguyên tắc tổ chức nhà nước theo sơ đồ Công xã.

  2. Phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Công xã Pari. Từ Công xã Pari, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam ?

  3. Đánh giá về Công xã, Sách giáo khoa lịch sử 11 viết : “Đây là một nhà nước kiểu mới, một nhà nước vô sản, do dân và vì dân”.

    1. Trên cơ sở trình bày bộ máy tổ chức và phân tích chính sách kinh tế - xã hội của Công xã Pari, anh (chị) hãy chứng minh đánh giá nêu trên.

    2. Hãy nêu và phân tích những nguyên nhân thất bại của Công xã Pari

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2000)

  1. Bằng những sự kiện lịch sử ở Pháp (1870 – 1871), hãy chứng minh câu nói của Mác : “Công nhân Pháp đã dám tấn công lên trời”.

  2. Trình bày khái quát tình hình nước Pháp từ tháng 9 – 1820 đến tháng 5 – 1871, qua đó nêu sự kiện tiêu biểu và nhận định của anh (chị).

  3. Dưới đây là bảng thống kê về những sự kiện chính trị dẫn tới sự thành lập Công xã Pari:

    Thời gian

    Sự kiện

    19 – 7 – 1870




    2 – 9 – 1870




    4 – 9 – 1870




    28 – 1 – 1871




    18 – 3 – 1871




    1. Xác định tên sự kiện sao cho phù hợp với thời gian

    2. Trình bày và phân tích sự kiện quan trọng nhất dẫn tới việc thành lập Công xã Pari.

  4. Trình bày cuộc nội chiến (1871) ở Pháp, qua đó chứng minh tinh thần chiến đấu, dũng cảm vô biên của các chiến sĩ công xã Pari.

  5. Tường thuật diễn biến cuộc chiến đấu của các chiến sĩ công xã ở nghĩa địa Cha Lasedơ.

  6. Hãy ghi lại nội dung và tác giả bài thơ Quốc tế ca (về sau được phổ nhạc), dịch ra lời việc. Tìm hiểu nội dung bài thơ có liên quan đến sự kiện Công xã Pari.

11. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ

(Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)

Sau khi Công xã Pari thất bại (1871) và Quốc tế thứ nhất giản tán (1876), phong trào công nhân ở các nước tư bản bị khủng bố song vẫn từng bước được phục hồi và phát triển. Trên cơ sở ấy, Quốc tế thứ hai được thành lập.

  1. Phong trào công nhân quốc tế từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?

(Đề thi Olympic, khối 11, năm 1998)

  1. Phân tích những thắng lợi quan trọng trong phong trào công nhân quốc tế những năm cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Trên cơ sở so sánh phong trào công nhân các nước Âu – Mỹ với nước Nga trong thời gian trên (về hình thức, quy mô, lãnh đạo phong trào), anh (chị) có nhận định như thế nào về phong trào công nhân Nga với cách mạng thế giới.

  2. Tường thuật về cuộc bãi công của công nhân Sicagô ngày 1 – 5 – 1886.

  3. Cho biết những thông tin cơ bản về phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX theo bảng sau :




    Khởi nghĩa Liông (Pháp)

    Phong trào Hiến chương (Anh)

    Khởi nghĩa Sơlêdin (Đức)

    Nguyên nhân bùng nổ










    Hình thức đấu tranh










    Mục tiêu đấu tranh










    Kết quả










    Tính chất










  4. Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 – 1914).

(Đề thi Olympic, khối 11, năm 2000)

  1. Những điều kiện lịch sử nào dẫn đến thành lập Quốc tế thứ hai (1889 – 1914) ? Nêu nội dung của Đại hội Pari 1889. Vai trò của Ănghen đối với Quốc tế thứ hai và phong trào công nhân quốc tế như thế nào ? Nêu đóng góp của Quốc tế thứ hai đối với sự phát triển của phong trào công nhân.

  2. Cuộc đấu tranh tư tư tưởng trong Quốc tế thứ hai đã diễn ra gay gắt và phức tạp trong những năm đầu thế kỉ XX như thế nào ?



1. Lập bảng so sánh hai khuynh hướng cách mạng trong Quốc tế thứ thứ hai đầu thế kỉ XX :

Nội dung

Tư tưởng

Quan điểm

Hành động

Khuynh hướng cách mạng










Chủ nghĩa cơ hội










2. Vì sao Lênin lại nói : “Quốc tế thứ hai đã chết vì bị chủ nghĩa cơ hội đánh bại” ?

  1. Thế nào là tầng lớp “công nhân quý tộc” ? Tầng lớp này xuất hiện ở nước nào, vào thời điểm nảo ? Mối liên hệ giữa tầng lớp công nhân quý tộc và chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân Tây Âu ?

12. V. I. LÊNIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA

ĐẦU THẾ KỈ XX – CÁCH MẠNG NGA (1905 – 1907)

Đầu thế kỉ XX, kế tục sự nghiệp cuả Các Mác và Phi-đrích Ăng-ghen, V.I.Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ nghiã, làm cho chủ nghiã Mác ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân thế giới.

Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga nổ ra, có ảnh hưởng lớn đến cuộc đấu tranh cuả nhân dân các nước.

  1. Trình bày tiểu sử của Lênin và quá trình thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga. Cho biết đặc điểm chủ yếu của khái niệm “Đảng vô sản kiểu mới”.

  2. Trình bày sơ lược tiểu sử của Lênin và quá trình thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga. Ý nghĩa của việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới. So sánh sự khác nhau của Đảng Đảng vô sản kiểu mới với các Đảng xã hội dân chủ ở châu Âu.

  3. Chứng minh cuộc Cách mạng Nga (1905 – 1907) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Nga đối với các nước châu Á như thế nào ?

  4. Trình bày nguyên nhân, diễn biến của cuộc cách mạng Nga (1905 – 1907). Phân tích nguyên nhân thất bại, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga (1905 – 1907). Lập bảng so sánh cuộc cách mạng cách mạng Nga (1905 – 1907) với các cuộc cách mạng buổi đầu thời cận đại.

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2004)

  1. Khái quát quá trình đấu tranh lật đổ chế độ chuyên chế Nga Hoàng của nhân dân Nga. Lênin đã có những đóng góp như thế nào cho phong trào công nhân Nga cuối thế kỉ XIX và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ?

13. NHẬT BẢN

(Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, ở Nhật đã diễn ra cuộc cải cách trên tât cả các lĩnh vực, từ chính trị, quân sự, văn hoá cho đến kinh tế, xã hội – cuộc Duy tân Minh Trị. Chính cuộc Duy Tân đã đưa Nhật từ một nước nông nghiệp trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển.

  1. So sánh chính sách đóng cửa của Nhật Bản dưới thời Mạc Phủ với chính sách đóng của của Trung Quốc dưới thời Mãn Thanh. Phân tích tích vị trí, vai trò của tầng lớp Samurai trong cuộc cải cách đất nước Nhật Bản.

  2. Hoàn cảnh lịch sử nào đã đưa Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền ở Nhật, Minh Trị đã thực hiện cải cách đất nước như thế nào ? Cho biết kết quả.

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2000)

  1. Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc ? Liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?

(Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2004 và năm 2008)

  1. Cuộc Duy Tân Minh Trị được xem là một cuộc cách mạng tư sản. Anh (chị) hãy nêu những thay đổi diễn ra ở Nhật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – giáo dục, quân sự trong nửa sau thế kỉ XIX để chứng minh điều đó. Trên thế giới, nước nào đã tiến hành cách mạng tư sản có những bước đi, nội dung và tính chất tương tự như cuộc cải cách (1868) ở Nhật ?

  2. Phát biểu bản chất và nêu kết quả của cuộc cải cách Minh Trị. Vì sao cuộc cải cách kinh tế ở Nhật Bản lại mang tính chất là một cuộc “Cách mạng công nghiệp” ?

  3. Tại sao lại coi cải cách giáo dục là “nhân tố chìa khoá” cho công cuộc hiện đại hoá đất nước ? Hiện nay, theo quan niệm của người Nhật , trong những ngành công nghệ mũi nhọn thì công nghệ nào là quyết định?

  4. Phân tích các tiền đề của “Cải cách Minh Trị” (1868) và nêu những chuyển biến của Nhật Bản sau cuộc cải cách.

  5. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Nhật Bản diễn ra vào thời gian nào ? Vì sao lịch sử Nhật Bản gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ?

  6. Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã chuyển sang đế quốc chủ nghĩa ? Từ đó, giải thích vì sao gọi chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt ?

  7. Nước Nhật tiến lên chủ nghĩa tư bản và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa bằng con đường nào ? Dùng những biện pháp gì ?

  8. Trình bày nội dung Hiến pháp năm 1889 ở Nhật Bản. Vẽ sơ đồ cấu trúc quyền lực của Thiên hoàng Nhật Bản theo Hiến Pháp năm 1889. Dựa vào sơ đồ, hãy giải thích quyền lực vô hạn của Nhật hoàng. So sánh chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật Bản sau cải cách Minh Trị với chế độ quân chủ lập hiến ở Anh sau Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVIII ?

  9. Một nhà báo kể lại : “Anh có thể đi đến Nhật Bản trên chiếc tàu thuỷ của hãng Mítxưi, tàu chạy bằng than đá của Mítxưi, cập bến của Mítxưi, sau đó tàu điện của Mítxưi đóng, đọc sách do Mítxưi xuất bản, dưới ánh sáng bóng điện do Mítxưi chế tạo...” (Sách giáo viên Lịch sử 8, NXBGD, 2004, trang 88)

Anh (chị) biết gì về hãng Mítxưi được nhắc đến trong đoạn viết trên ? Phạm vi hoạt động rộng lớn của hãng Mítxưi đã nói lên đặc điểm gì về nền kinh tế Nhật Bản trong thời kì này ? Liên hệ với tình hình các nước Anh, Đức, Mĩ vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX để tìm ra nét tương đồng trong sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc.

  1. Tại sao cuộc Duy Tân Minh Trị diễn ra ở Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX lại thành công trong khi đó cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc và những đề nghị cải cách của những nhà Duy Tân Việt Nam trong thời nhà Nguyễn lại thất bại ? Qua đó, anh chị có suy nghĩ gì về công cuộc đổi mới của Việt Nam ngày nay ?



  1. Lập bảng so sánh nội dung cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) và phong trào Duy Tân (1898) ở Trung Quốc về các mặt : lãnh đạo, nội dung cải cách, kết quả và tính chất. Từ đó, hãy nhận xét kết cục của hai cuộc cải cách đó.

14. ẤN ĐỘ

(Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

Từ giữa thế kỉ XIX, do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Đô với thực dân Anh trở nên sâu sắc. Nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra quyết liệt với nhiều hình thức, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Điển hình là cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859), phong trào của giai cấp tư sản dẫn tới sự ra đời của Đảng Quốc đại, cuộc bãi công của công nhân Bombay năm 1908…

  1. Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ ? Hậu quả của những chính sách đó đối với Ấn Độ ?

  2. Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Xipay là cuộc khởi nghĩa dân dộc ?

  3. Sự thành lập và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ ? Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.

  4. Lập bảng so sánh các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, theo các nội dung sau :




    Cuộc khởi nghĩa Xipay

    (1857 – 1859)

    Cao trào 1905 – 1097

    Nguyên nhân bùng nổ







    Diễn biến chính







    Tính chất







    Kết quả và ý nghĩa







Каталог: store -> uploads
store -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
store -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
store -> Sim năm sinh 1974
uploads -> SỰ hoà HỢp giữa chủ ngữ VÀ ĐỘng từ
uploads -> Đề bài: Thiết kế dây truyền sợi pha Cotton/Pes 67/33 N44 làm sợi dọc dệt vải sản lượng 15000 tấn/năm
uploads -> NHỮng con sông lớn nhất thế giới tổ I lớp 10A5 Sông Nil (Ai Cập)
uploads -> English computer school

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương