Trang  châu tiến lộC



tải về 1.32 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.32 Mb.
#7259
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

  • Trình bày sự khác biệt trong những chủ trương của phái “ôn hoà” của Đảng Quốc đại và của phái “dân chủ cấp tiến” đối với thực dân Anh.

  • 15. TRUNG QUỐC

    (Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX)

    Sau cuộc Chiến tranh thuốc phiện (1840 – 1842), lịch sử Trung Qốc chuyển sang một thời kì mới. Đó là thời kì Trung Quốc bị các nước đế quốc Âu – Mĩ đua nhau xâm lược; cùng là thời kì nhân dân Trung Quốc anh dũng đấu tranh chống xâm lược, chống phong kiến Mãn Thanh mà đỉnh cao là cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911).

    1. Hãy nêu tình hình xã hội Trung Quốc và công cuộc đấu tranh chống đế phong kiến, chống đế quốc, xâm lược của nhân dân Trung Quốc cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

    (Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2001)

    1. Trình bày bối cảnh lịch sử của Trung Quốc cuối thế kỉ XIX. Cho biết tính chất, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc sau :

    - Cuộc cải cách Mậu Tuất (1898)

    - Phong trào Nghĩa Hoà đoàn (1900)



    - Cách mạng Tân Hợi (1911)

    1. Tại sao gọi cuộc xâm lược của thực dân Anh vào Trung Quốc là “Chiến tranh thuốc phiện” ? Thái độ của triều đình và nhân dân Trung Quốc trước nguy cơ bị thực dân Anh xâm lược như thế nào ?

    2. Nêu nội dung chính của Hiệp ước Nam Kinh (tháng 8 – 1842). Việc triều đình Mãn Thanh kí hiệp ước này đã gây những hậu quả gì đối với xã hội Trung Hoa ?

    3. Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ rằng từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Trung Quốc đã trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến ?

    4. Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc (cuối thế kỉ XIX), đặc biệt là phong trào Duy Tân Mậu Tuất đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào ?

    5. Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và nguyên nhân thất bại của cuộc Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc. Qua đó, liên hệ với cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản và lí giải vì sao cải cách Minh Trị lại thành công. (Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2004)

    6. Nêu diễn biến, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc.

    (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1999)

    1. Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc : Hoàn cảnh bùng nổ, những biến chính và ý nghĩa lịch sử. (Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2000)

    2. Những nhiệm vụ đặt ra cho Cách mạng Tân Hợi (1911) và điều kiện bùng nổ cách mạng ? Tác động của cuộc cách mạng này đối với phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX ? Hãy lập bảng sánh so cuộc Cách mạng Tân Hợi và Cách mạng Nga (1905 – 1907).

    3. Lập bảng so sánh cuộc vận động Duy Tân với Cách mạng Tân Hợi về : Lực lượng lãnh đạo, thành phần tham gia, mục đích, phương thức tiến hành, kết quả.

    4. Trình bày vài nét về tiểu sử Tôn Trung Sơn và sự thành lập tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội (cương lĩnh chính trị, ưu điểm và hạn chế của cương lĩnh đó). Theo anh (chị), trong những nhiệm vụ của Trung Quốc Đồng minh hội thì nhiệm vụ nào là cống hiến vĩ đại của Đồng minh hội và Tôn Trung Sơn đối với lịch sử Trung Quốc ? Vì sao ?

    5. Trên cơ sở trình bày những hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, hãy nhận xét vai trò của ông đối với lịch sử Cách mạng Trung Quốc.

    6. Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là một cuộc “cách mạng tư sản không triệt để”. Anh (chị) đánh giá như thế nào về nhân vật Viên Thế Khải ?

    7. Lập bảng thống kê các phong trào đấu tranh chống đế quốc phong kiến, chống xâm lược của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. (theo mẫu sau)

      Nội dung

      Khởi nghĩa

      Thái bình Thiên quốc

      Phong trào

      Duy tân Mậu Tuất

      Phong trào

      Nghĩa Hòa đoàn

      Diễn biến chính










      Lãnh đạo










      Lực lượng










      Tính chất










      Kết quả , ý nghĩa










    8. Lập niên biểu về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, chống phong kiến từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Từ đó, rút ra nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc trong thời kì này.

    16. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX).

    Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và thống trị khu vực Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực đều trở thành thuộc địa, trừ Xiêm là giữ được độc lập nhưng phụ thuộc nước ngoài về nhiều mặt. Sự xâm lược và đô hộ của thực dân đã gây nên những chuyển biến lớn trong xã hội ở Đông Nam Á, đưa đến những phong trào đấu tranh mạnh mẽ vì độc lập và tiến bộ xã hội.

    1. Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á vào cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra như thế nào ? Tại sao trong hoàn cảnh khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Xiêm lại là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây ?

    2. Hãy nêu nêu những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân Inđônêxia cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?

    3. Hãy hoàn thiện bảng so sánh dưới đây hai xu hướng chính trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Philíppin vào những năm 90 của thế kỉ XX :




      Liên minh Philíppin”

      Liên hiệp những người con yêu quý của nhân dân”

      Thời gian thành lập







      Người khởi xướng







      Thành phần tham gia







      Đường lối đấu tranh







      Kết quả, ý nghĩa







    4. Cho biết diễn biến và tính chất của cuộc Cách mạng năm 1896 ở Philíppin. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ đối với Philípin như thế nào ?

    5. Tóm lược diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nông dân Campuchia. Sự đoàn kết đấu tranh giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Campuchia thể hiện như thế nào trong các cuộc khởi nghĩa của Acha Xoa và Pucômbô ?

    6. Tóm lược diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Lào. Cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Commađam diễn ra như thế nào ?

    7. Qua việc trình bày diễn biến chính các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia và Lào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, anh (chị) có nhận xét chung như thế nào về phong trào đấu tranh của nhân dân hai nước này ?

    8. Trình bày những biện pháp cải cách của Rama IV và Rama V. Cho biết tính chất và ý nghĩa của những cải cách này đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm.

    9. Tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở Việt Nam lại không được hiện thực hoá ?

    10. Hãy trình bày những nét lớn về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tại sao những phong trào này đều bị thất bại ?



    17. CÁC NƯỚC CHÂU PHI, MĨ LATINH THỜI CẬN ĐẠI

    Nếu thế kỉ XVIII thế giới chứng kiến sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến, thì thế kỉ XIX là thế kỉ tăng cường xâm chiếm thuộc đại của các nước tư bản Âu - Mĩ. Cũng như châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh không tránh khỏi cơn lốc xâm lược đó.

    1. So sánh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi và các nước Mĩ Latinh thời cận đại về mục tiêu, hình thức, giai cấp lãnh đạo và kết cục. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các phong trào. Liên hệ cuộc đấu tranh của các nước châu Á thời điểm này và nêu nhận xét điểm giống và khác nhau.

    2. Hãy hoàn thành bảng niên biểu sau về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh :

      Thời gian

      Tên phong trào đấu tranh

      Châu lục (khu vực)

      1830 – 1847







      1879 – 1882







      1889 – 1896







      1791 – 1804







      Trong hai thập niên đầu của thế kỉ XIX







    3. Hãy trình bày nét lớn của lịch sử châu Phi từ thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

    4. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi trong thế kỉ XIX diễn ra như thế nào ? Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi trong giai đoạn này.

    5. Vì sao vùng Trung, Nam Mĩ và một phần Bắc Mĩ (Mêhicô) được gọi là “khu vực Mĩ Latinh” ? Trình bày những nét cơ bản về sự xâm lược của thực dân châu Âu vào khu vực Mĩ Latinh.

    6. Phân tích nguyên nhân dẫn đến thất bại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Phi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

    7. Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX ? Đánh giá thắng lợi của các nước Mĩ Latinh. Theo anh (chị), những thắng lợi đó có triệt để không ? Vì sao ?

    8. Điền vào bảng sau cho hoàn chỉnh về quá trình bành trướng của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh :

    Thời gian

    Sự kiện




    Mĩ đưa ra học thuyết Mơnrôn “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

    Năm 1889







    Mĩ gây chiến tranh với Tây Ban Nha để chiếm Haoai, Cuba, Puéctô Ricô.

    Đầu thế kỉ XX







    Mĩ độc chiếm kênh đào Panama.

    Năm 1911







    Mĩ xâm chiếm Hati, đánh chiếm Mêhicô.

    1914 – 1916






    1. Anh (chị) biết gì về chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” của Mĩ ? Âm mưu chính sách của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh như thế nào ?

    18. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)

    Từ năm 1914 – 1918 nhân loại đã trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, lôi cuốn hàng chục nước tham gia, lan rộng khắp các châu lục, tàn phá nhiều nước, gây nên những thiệt hại lớn về người và của.

    1. Sự kiện nào châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Trình bày và phân tích nội dung sự kiện đó.

    2. Trình bày những đặc điểm nổi bật trong quan hệ Quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hãy nêu nội dung cơ bản của các hiệp ước dẫn đến sự hình thành hai khối đế quốc trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

    3. Xác định tên sự kiện cho phù hợp với thời gian : 1882, 1907, 1904 – 1905, 28 – 6 – 1914, 28 – 7 – 1914. Trình bày và phân tích những sự kiện nào sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    4. Ai là thủ phạm của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ? Thái độ của nhân dân các nước đối với cuộc chiến tranh này ?

    5. Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và phân tích tính chất, kết quả của cuộc chiến tranh này.

    (Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2001)

    1. Dưới đây là bảng kê các cột mốc thời gian quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất , hãy điền tên các sự kiện cho phù hợp :

    Thời gian

    Sự kiện

    28 – 6 – 1914




    28 – 7 – 1914




    01 – 8 – 1914




    03 – 8 – 1914




    04 – 8 – 1914




    09 – 11 – 1914




    11 – 11 – 1914




    28 – 6 – 1919




    (Đề thi Olympic 30/4, khối 11, năm 2004)

    1. Vì sao, Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất muộn ?

    2. Sự kiện nào diễn ra ngoài mong muốn của các nước đế quốc và tác động của sự kiện đó đến tiến trình của chiến tranh ?

    3. Trình bày diễn biến và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Hãy giải thích nhận xét của Lênin về Chiến tranh thế giới thứ nhất : “...Trong cuộc chiến tranh này, chín mươi chín phần trăm là phi nghĩa...” ?

    4. Nêu các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và kết quả của nó.



    1. Dựa vào nguyên nhân, tính chất và kết quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất , hãy làm rõ nhận định “Chiến tranh thế giới thứ nhất là kết quả lôgíc giữa mâu thuẫn các nước đế quốc, là cuộc chiến tranh đế quốc lớn, gây nhiều tai hoạ cho nhân loại”.

    2. Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh : Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết hợp quy luật về mẫu thuẫn giữa các nước đế quốc với đế quốc và chiến tranh tạo thêm điều kiện cho cách mạng với thắng lợi ở khâu yếu nhất của hệ thống đế quốc.

    3. Trình bày tính chất và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao nói nền hoà bình do Hiệp ước Vécxai đem lại không phải là một nền hoà bình công bằng và bền vững ?

    4. Phân tích sách lược của Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

    5. Đánh giá về cục diện thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và mối quan hệ giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự điều chính chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương.

    19. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI

    Những biến động lịch sử từ đầu thời cận đại đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tác động mạnh mẽ đến tình hình văn hoá. Nhiều thành tựu đã đạt được trong các lĩnh vực văn hoá – nghệ thuật, tư tưởng.

    1. Tại sao đầu thời cận đại nền văn hóa thế giới nhất là ở châu Âu có điều kiện phát triển ? Trình bày những thành tựu về văn học, nghệ thuật đầu thời kì cận đại đến giữa thế kỉ XIX.

    2. Những thành tựu văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX – đến đầu thế kỉ XX và tác dụng của nó ?

    3. Trình bày những hiểu biết về những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận đại và sự ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học.

    4. Lập bảng hệ thống kiến thức về thành tựu của văn hoá thời cận đại (với các nhà văn hoá và trào lưu tư tưởng tiến bộ).

    20. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

    1. Đánh dấu những mốc thời gian gắn liền với những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới cận đại vào đường trục thời gian cho dưới đây :



    1. Nguyên nhân sâu xa và tóm lược diễn biến chính của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Đánh giá vai trò của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của các nước tư bản Âu – Mĩ.

    2. Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có những điểm chung và điểm gì khác biệt gì ? Đánh giá mặt tích cực và hạn chế của cách mạng tư sản và chủ nghĩa tư bản.

    3. Hãy cho biết những sự kiện lịch sử sau đây diễn ra ở nước nào trong thời kỳ thứ nhất của lịch sử thế giới cận đại. Đánh dấu (X) vào cột có tên nước đó.



    (Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005)

    1. Phân tích những mâu thuẫn cơ bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Hệ quả tất yếu của những mâu thuẫn đó là gì ?

    2. Khái quát tình hình các nước tư bản Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hãy liên hệ với tình hình Việt Nam giai đoạn này để làm rõ hơn đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc.

    3. Dấu hiệu nào chứng tỏ chủ nghĩa tư bản chuyển sang đế quốc chủ nghĩa ?

    4. Nêu nguyên nhân bùng nổ, hình thức đấu tranh và các sự kiện cơ bản đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XVIII, XIX.

    5. Nêu một số luận điểm cơ bản trong tư tưởng của Mác, Ăngghen và Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

    6. Nhận xét khái quát về phong trào công nhân quốc tế từ thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Hãy liên hệ với phong trào công nhân Việt Nam để thấy rõ tình cảnh của giai cấp công nhân dưới sự đàn áp và bóc lột của tư sản và quy luật “có áp bức có đấu tranh”.

    7. Lập bảng kê về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

    Tên nước

    Chống thực dân

    Phong trào đấu tranh tiêu biếu

    Kết quả, ý nghĩa

    Nhật Bản










    Ấn Độ










    Trung Quốc










    Inđônêxia










    Philíppin










    Campuchia










    Lào










    Xiêm (Thái Lan)












    1. Trên cơ sở sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở Á, Phi, Mĩ Latinh, hãy giải thích khái niệm “hoàn thành việc phân chia thuộc địa”.

    2. Nhật xét khái quát tình hình châu Á từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Hãy liên hệ tình hình Việt Nam để thấy sự phát triển của mỗi quốc gia có những nét riêng song không nằm ngoài quy luật chung của khu vực và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.

    3. Nhật xét khái quát về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi và Mĩ Latinh từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX về mục tiêu, hình thức đấu tranh, nguyên nhân thất bại.

    4. Dựa vào gợi ý hãy điền thông tin thích hợp vào ô còn trống trong bảng dưới đây :

      Mâu thuẫn

      Hệ quả

      Sự kiện dẫn chứng

      Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời với lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa







      Mâu thuẫn giữa các đế quốc







      Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản







      Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với các đế quốc







    5. Trình bày khái quát những sự kiện quan trọng đã xảy ra trong 20 năm đầu của thế kỉ XX. Theo anh (chị), sự kiện nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?



    Каталог: store -> uploads
    store -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    store -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
    store -> Sim năm sinh 1974
    uploads -> SỰ hoà HỢp giữa chủ ngữ VÀ ĐỘng từ
    uploads -> Đề bài: Thiết kế dây truyền sợi pha Cotton/Pes 67/33 N44 làm sợi dọc dệt vải sản lượng 15000 tấn/năm
    uploads -> NHỮng con sông lớn nhất thế giới tổ I lớp 10A5 Sông Nil (Ai Cập)
    uploads -> English computer school

    tải về 1.32 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
    1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




    Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
    được sử dụng cho việc quản lý

        Quê hương