Trang  châu tiến lộC



tải về 1.32 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích1.32 Mb.
#7259
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1999)

  1. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN : Quá trình, thời cơ và thách thức.

(Đề thi HSG Quốc gia – Bảng B, năm 2001)

  1. Hãy nêu nhận xét về quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á từ năm 1954 đến nay và lấy dẫn chứng cụ thể để chứng minh.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)

  1. Để thực hiện chính sách “Ngoại giao phòng ngừa”, các nước ASEAN đã có sáng kiến thành lập Diễn đàn khu vực (ARF). Anh (chị) hãy cho biết quá trình thành lập và mục đích chính của Diễn đàn này ?

  2. Nêu những sự kiện chứng tỏ : từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” .

32. ẤN ĐỘ VÀ KHU VỰC TRUNG ĐÔNG

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dâng cao và giành được thắng lợi cuối cùng. Tiếp đó, nhân dân Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội. Ở khu vực Trung Đông, tình hình ngày càng căng thẳng do sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước đế quốc. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Palextin, mặc dù đạt được những thành tựu bước đầu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

  1. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của Ấn Độ (1945 – 1950) ?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2002)

  1. Vì sao thực dân Anh buộc phải công nhận nền độc lập hoàn toàn của Ấn Độ ?

  2. Quá trình đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước của Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 diễn ra như thế nào ? Vai trò của Ấn Độ trong phong trào không liên kết ?

  3. Nêu kết quả của cuộc “cách mạng xanh” ở Ấn Độ.

  4. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình hình Trung Đông luôn luôn căng thẳng, không ổn định.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)

  1. Hãy xác định vị trí và đặc điểm của khu vực Tây Á. Trình bày sự tranh chấp của các thế lực đế quốc giai đoạn trước và sau 1945 ở khu vực này.

Nguồn gốc bùng nổ và quá trình phát triển phong trào kháng chiến của nhân dân Palextin từ 1948 đến nay như thế nào ?

  1. Bằng những dẫn chứng cụ thể, hãy nêu rõ đặc điểm của lịch sử các nước Trung Đông từ năm 1945 đến nay. (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2002)

33. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh bùng nổ, đã giành được thắng lợi to lớn. Sau đó, hàng loạt các quốc gia bước vào thời kì xây dựng đất nước, bộ mặt hai khu vực từng bước thay đổi song còn đầy khó khăn và nhiều nơi không ổn định.

  1. Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này ? Tại sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” ? Tác dụng của phong trào cách mạng Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi trong những năm 1954 – 1960 ?

  2. Những nhân tố nào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai phát triển ? Hãy nêu những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau năm 1945. Anh (chị) biết gì về Nenxơn Manđêla ?

  3. Trình bày những nét chính các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đặc điểm riêng biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2003)

  1. Hiện nay, các nước châu Phi đang phải đối mặt những khó khăn gì trên chặng đường phát triển ? Cho biết một vài việc làm của cộng đồng quốc tế nhằm giúp đỡ châu lục này.

  2. Anh (chị) có những hiểu biết gì về một cuộc cách mạng được xem là thắng lợi mở đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

Ngoài mục tiêu giải phóng dân tộc, nhân dân châu Phi còn tiến hành cuộc đấu tranh nhằm mục tiêu nào khác ? Anh (chị) hãy trình bày một phong trào đấu tranh tiêu biểu cho mục tiêu đó ở châu Phi.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

  1. Thế nào là chủ nghĩa Apácthai và chế độ Apácthai ở Nam Phi đã phản động, tàn bạo như thế nào ?

  2. Trình bày khái quát những thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh (chị) biết gì về tổ chức Thị trường chung Nam Mĩ (Mercosur) ?

  3. Tại sao gọi khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là “Lục địa bùng cháy” ? Nêu những sự kiện chính trong quá trình đấu tranh của cách mạng Cuba.

  4. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mỹ Latinh có những biến đổi to lớn gì ? Theo anh (chị), trong những biến đổi đó thì biến đổi nào là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của khu vực Mĩ Latinh ? Vì sao ?

  5. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh có gì khác so với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi ?

Cho biết những thành tựu và khó khăn về kinh tế – xã hội của các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2008)

  1. Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Kể từ đó phong trào đã diễn ra như thế nào ?

  2. Trình bày tóm tắt cuộc đấu tranh chống chế độc tài Cuba trong những năm 1953 – 1959.

(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2008)

  1. Cho biết những thành tựu về cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba từ năm 1959 đến nay và ý nghĩa của nó. Cho biết mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phiđen Catxtơrô với Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.

  2. Chứng minh “Cuba là lá cờ đầu của phong trào cách mạng ở khu vực Mĩ Latinh”.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2007)

  1. Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai phong trào này.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)

  1. Hãy lập bảng so sánh sự khác nhau trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và châu Phi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với ba nội dung:

- Trong quá trình đấu tranh giành độc lập.

- Trong công cuộc xây dựng và phát triển.



- Thực trạng châu Á và châu Phi hiện nay.

  1. Nêu điểm khác nhau về đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á (theo các nội dung sau : tổ chức lãnh đạo phong trào, hình thức đấu tranh, mức độ giành độc lập và sự phát triển kinh tế sau chiến tranh).

34. NƯỚC MĨ, TÂY ÂU VÀ NHẬT BẢN

(1945 – 2000)

1. Mĩ : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ bước sang giai đoạn phát triển với tiềm lực kinh tế - tài chính và lực lượng quân sự to lớn. Dựa vào đó, các giới cầm quyền Mĩ theo đuổi mưu đồ thống trị toàn thế giới và nô dịch các quốc gia – dân tộc trên hành tinh

2. Tây Âu : Từ sau năm 1945, tình hình các nước Tây Âu đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Tiêu biểu là sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức Liên minh châu Âu (EU) – một tổ chức khu vực lớn nhất, chặt chẽ nhất, có những thành công lớn về kinh tế và chính trị.

3. Nhật : Là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, song từ sau năm 1945, Nhật Bản đã bước vào một thời kì phát triển mới với những đổi thay căn bản về chính trị - xã hội cùng những thành tựu như một sự thần kì về kinh tế - khoa học công nghệ. Nhật Bản đã vươn lên, trở thành một siêu cường kinh tế, một trong những trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

  1. Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế và khoa học – kỹ thuật, chính trị – xã hội của nước Mĩ từ năm 1945 đến nay và nguyên nhân Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)

  1. Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo anh (chị), trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất và có thể giúp ích cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình ?

  2. Phân tích chính sách đối nội và chính sách đối ngoại của Mĩ sau năm 1945 đến năm 1991.

  3. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như thế nào ? Anh (chị) hãy nêu nhận xét của mình về kết quả thực hiện chiến lược đó.

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2006)

  1. Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” tại châu Á từ 1945 – 1947 như thế nào ?

  2. Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” và “Ngăn đe thực tế” của Mĩ đã ứng dụng như thế nào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) ? Sự thất bại của nó ?

  3. Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1991 đến nay và phân tích tác động của những chính sách đó đối với các mối quan hệ quốc tế.

  4. Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ 1945 – 1975. Cho biết những sự kiện chứng tỏ mối quan hệ Mĩ và Việt Nam hiện nay được cải thiện.

  5. Nét chính về tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ năm 1991 đến năm 2000. Những mục tiêu cơ bản trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ dưới thời Tổng thống Bill Clintơn là gì ?

  6. Trình bày sự phát triển về kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Những nguyên nhân tạo nên sự phát triển kinh tế Nhật và hạn chế của nó là gì ?

  7. Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 và nêu rõ đặc điểm của từng giai đoạn. Hiện tượng “thần kì Nhật Bản” là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng đó ? Theo anh (chị), có thể học tập được bài học kinh nghiệm gì từ hiện tượng “thần kì Nhật Bản” ?

(Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2005)

  1. Trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ? Nguyên nhân đó có thể giúp ích gì cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình ? Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước ?

  2. Nêu nội dung cơ bản của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng (1945 – 1952) và cho biết ý nghĩa của chúng.

  3. Quan hệ Mĩ – Nhật là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bằng những kiến thức lịch sử, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

  4. Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật từ sau 1945 đến nay.

  5. Hãy phân chia các giai đoạn phát triển của lịch sử các nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay và nêu tóm lược nội dung chính của từng giai đoạn. Cho biết những nhân tố thúc đẩy Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới nửa sau thế kỉ XX.

  6. Phân tích những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế của Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973 và nêu những nét chính trong tình hình chính trị ở Tây Âu trong giai đoạn này.

  7. Trình bày sự không ổn định về kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu và những nét chính trong tình hình chính trị – xã hội ở khu vực này trong giai đoạn 1973 – 1991.

  8. Nêu những biểu hiện chứng tỏ sự phục hồi, phát triển và vị trí kinh tế của Tây Âu trong thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX.

  9. Căn cứ vào đâu để khẳng định Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới ? Mối quan hệ hiện nay giữa Việt Nam và EU như thế nào?

  10. Bằng những kiến thức lịch sử, anh (chị) hãy nêu rõ quá trình phân hoá chính trị trong đường lối đối ngoại của các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

  11. Có ý kiến cho rằng : tình hình kinh tế – chính trị và chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Cộng hòa liên bang Đức sau Chiến tranh thế giới hai (1945) có những điểm tương đồng. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

  12. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, chính sách đối ngoại của nước Pháp và Nhật Bản có gì giống nhau và khác nhau ? (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

  13. Cho biết quá trình ra đời của Cộng đồng Châu Âu (EC). Tại sao nói hội nghị cấp cao giữa các nước EC tại Maxtrích (Hà Lan) năm 1991 đã đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu ?

  14. Cho biết quá trình thành lập và phát triển của EEC. Mục tiêu kinh tế và chính trị của EEC là gì ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)

  1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mĩ và Nhật đã xây dựng nền kinh tế trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau như thế nào ? Nêu nhận xét. Hãy chứng minh nền kinh tế Mĩ – Nhật phát triển nhất, nhì thế giới vào những năm 70. Trình bày những nguyên nhân chung giúp cho nền kinh tế hai nước đạt được những thành tựu như trên.



        1. Những nét chính về sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

        2. Phân tích những nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế Mỹ và Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. (Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2000)

  1. Trình bày và phân tích nguyên nhân của sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đấy, anh (chị) hãy phát biểu nhận thức của mình về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

(Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1997)

  1. Trình bày những nét chính về sự phát triển của Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1996)

  1. Trình bày chính sách đối ngoại của các nước Mĩ, Anh, Tây Đức, Nhật từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến 1991 và tác động của các chính sách đó đối với tình hình thế giới ?

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005)

  1. Dựa vào số liệu về thu nhập GNP tính theo đầu người của Mỹ và Nhật Bản những năm 1965, 1970, 1980 và 1988 dưới đây để vẽ đồ thị để biểu diễn việc tăng thu nhập / đầu người của mỗi nước. Qua đó, so sánh tốc độ tăng thu nhập / đầu người của Mỹ và Nhật.

    Nước

    Thời gian

    1965

    1970

    1980

    1988

    Mỹ

    694 USD

    1930 USD

    9870 USD

    20908 USD

    Nhật

    2850 USD

    4949 USD

    11998 USD

    19744 USD

  2. Dựa vào số liệu về thu nhập GNP của Mỹ và Nhật Bản những năm 1950, 1970 và 1988 dưới đây để vẽ biểu đồ thể hiện khoảng cách GNP của hai nước này trong những năm trên. Qua đó, nhận xét về tốc độ GNP giữa hai nước ?

    Nước

    Thời gian

    1950

    1970

    1988

    Mỹ

    349,5 tỷ USD

    1015,0 tỷ USD

    4863,0 tỷ USD

    Nhật

    20,0 tỷ USD

    201,4 tỷ USD

    2559,1 tỷ USD

  3. Lập bảng so sánh tình hình kinh tế của nước Mĩ, Nhật và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 (theo mẫu sau) :






    Nhật

    Tây Âu

    Giai đoạn 1945 – 1973










    Giai đoạn 1973 – 1991










    Giai đoạn 1991 – 2000










  4. Trình bày các nước tư bản chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX : đặc điểm, tóm lược diễn biến tình hình và triển vọng ?

  5. Cho biết những nét chính về các giai đoạn phát triển và sau đó nêu rõ mặt tích cực, hạn chế của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (giai đoạn 1945 – 1991).

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2007)

  1. Sách giáo khoa lớp 12, NXB Giáo dục 2009, trang 102 có đoạn viết : “Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những bước chuyển biến quan trọng...”

Anh (chị) có những hiểu biết gì về những bước chuyển biến này ? Cho biết nhận định của anh (chị) về vấn đề nêu trên.

  1. a. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhận định sau đây :

“…Trước mắt, chủ nghĩa tư bản đạt được những thành tựu to lớn và chiếm ưu thế nhiều mặt so với chủ nghĩa xã hội, song trong lòng nó vẫn tồn tại những mâu thuẫn, những mặt xấu xa (không công bằng và không nhân đạo…) mà chủ nghĩa tư bản không thể khắc phục được.”

b. Anh (chị) có nhận xét gì về xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại trong thời kì mới ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1996)

35. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH

Vừa ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia bị lôi cuốn vào tình trạng đối đầu của cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô, thậm chí có lúc đã trở thành nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các quan hệ quốc tế trong bốn thập kỉ của nửa sau thế kỉ XX.

  1. Quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay trải qua những thời kỳ nào? Nêu đặc điểm của từng thời kỳ.

(Đề thi HSG cấp THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005)

  1. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào ? Việt Nam trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

  2. Tại sao từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, dần dần đi tới tình trạng chiến tranh lạnh ?

  3. Một trong những nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các cường quốc lớn nhằm tranh giành, phân chia phạm vi thế lực và thiết lập một trật tự thế giới mới có lợi cho mình.

Bằng những kiến thức lịch sử đã học hoặc đọc thêm, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và trình bày nhận xét của mình về vấn đề này. (Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1997)

  1. Trình bày những sự kiện dẫn đến sự đối đầu Đông – Tây trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

(Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2009)

  1. So sánh Liên minh phòng thủ Vácsava và Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về : sự thành lập, mục tiêu, tính chất, vai trò - tác dụng và nêu nhận xét.

  2. Bằng những dẫn chứng lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy chứng minh rằng từ năm 1947 đến năm 1991 là thời kì căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa phe đế quốc chủ nghĩa với phe xã hội chủ nghĩa. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt.

Trong quá trình hội nhập với thế giới hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức nào ? (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2007)

  1. Sự ra đời của “Kế hoạch phục hưng châu Âu Mácsan” và sự thành lập khối quân sự NATO đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa ?

  2. Trình bày và nhận xét về sự phân chia khu vực ảnh hưởng và sự xung đột Đông – Tây diễn ra ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ II đến giữa những năm 70 (thế kỉ XX).

(Đề thi HSG Quốc gia, năm 2009)

  1. Bối cảnh, mục tiêu và những âm mưu của Mĩ trong “chiến tranh lạnh”? Tác động của “Chiến tranh lạnh” đối với tình hình thế giới ?

  2. Thế nào là “Chiến tranh lạnh” ? Phân tích những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á.

  3. Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vì sao Liên Xô và Mĩ lại quyết định chấm dứt “Chiến tranh lạnh” ? Việc chấm dứt “chiến tranh lạnh” đã tác động đến các mối quan hệ quốc tế như thế nào ?

  4. Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta được thể hiện như thế nào ?

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2007)

  1. “...Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn, quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến xâm lược và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức giai cấp công nhân và nhân dân các nước nhằm bốn mục tiêu lớn của thời đại...”

Bốn mục tiêu lớn của thời đại là gì ? Qua những sự kiện đã diễn ra trên thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên và cho biết vai trò của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành bốn mục tiêu của thời đại.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm1998)

  1. Cuộc đấu tranh giành hoà bình độc lập, dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào và đã có những tác động gì đến mối quan hệ quốc tế hiện nay ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2004)

  1. Sự hình thành trật tự thế giới mới hiện nay phụ thuộc vào những nhân tố nào ? Xu thế và đặc điểm trong quan hệ quốc tế hiện nay là gì ?

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 2003)

  1. Trình bày nhận xét của anh (chị) về quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay và nêu rõ vì sao trong khoảng bốn thập niên gần đây, quan hệ quốc tế có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại ? (Đề thi HSG cấp THPT, Hà Nội, năm 2004)

  2. Vì sao mối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991 có xu hướng chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại ?

(Đề HSG Quốc gia, bảng B, năm 2002)

  1. Đặc trưng của mối quan hệ quốc tế hiện nay (thời kì sau chiến tranh lạnh) là gì ?

Bằng những sự kiện đã diễn ra trên thế giới trong vòng 10 năm gần đây, anh (chị) hãy minh chứng cho sự hình thành đặc trưng trên.

(Đề thi HSG cấp THPT, TP.Hồ Chí Minh, năm 1998)

  1. Trình bày những thay đổi lớn của thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”.

(Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2007)

  1. Từ những đặc điểm của quan hệ quốc tế trong trật tự thế giới ở thế kỉ XX, anh (chị) có suy nghĩ gì về sự hình thành trật tự thế giới mới.

Каталог: store -> uploads
store -> HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh bắc giang cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
store -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
store -> Sim năm sinh 1974
uploads -> SỰ hoà HỢp giữa chủ ngữ VÀ ĐỘng từ
uploads -> Đề bài: Thiết kế dây truyền sợi pha Cotton/Pes 67/33 N44 làm sợi dọc dệt vải sản lượng 15000 tấn/năm
uploads -> NHỮng con sông lớn nhất thế giới tổ I lớp 10A5 Sông Nil (Ai Cập)
uploads -> English computer school

tải về 1.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương