TẬp tài liệu môn luật thưƠng mại quốc tế



tải về 1.2 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.2 Mb.
#27058
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16





QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Cần bao nhiêu thời gian để giải quyết một vụ kiện?

Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO:

Các thời hạn nêu dưới đây phù hợp với thời gian dự kiến cho mỗi giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp. Bản ghi nhớ tỏ ra mềm dẻo về vấn đề này. Ngoài ra, các nước có thể tự mình giải quyết tranh chấp ở bất cứ thời điểm nào. Tất cả các mốc tổng thời gian dự kiến cũng chỉ là tương đối

60 ngày                  Tham vấn, hoà giải, v.v…

45 ngày                  Thành lập nhóm chuyên gia và chỉ định các thành viên của ban

6 tháng                   Trình bày báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm cho các bên liên quan

3 tuần                     Trình bày báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia cho các thành viên WTO

60 ngày                  Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo (nếu không có xét xử phúc thẩm)

Tổng số thời gian: 1 năm (nếu bản báo cáo không bị kháng cáo)

60-90 ngày             Trình bày báo cáo phúc thẩm

30 ngày                  Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo phúc thẩm

Tổng số thời gian: 1 năm 3 tháng (nếu bản báo cáo bị kháng cáo)

Tình Huống 1:

Vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam


  • Bên khởi kiện: Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Mỹ (Catfish Farmers of America - CFA).

  • Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến hải sản Việt nam. Đại diện: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt nam – VASEP.

  • Nội dung vụ kiện:

Việt nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa (phía Mỹ gọi là cá da trơn – catfish) sang Mỹ từ năm 1996, và đến năm 2001 thì sản lượng xuất khẩu đạt 9 triệu kg, chiếm gần 2% tổng sản lượng cá da trơn tại Mỹ.

Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn kiện lên Department of commerce (DOC) yêu cầu mở điều tra chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam với lý do là các mặt hàng này được nhập vào Mỹ dưới giá hợp lý, đe doạ ngành sản xuất nội địa Mỹ và qua sự cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trường của Mỹ.

Ngày 18 tháng 7 năm 2002, DOC bắt đầu tiền hành các thủ tục điều tra và tiến hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên CFA và VASEP. Ngày 8 tháng 11 năm 2002, DOC thông báo quyết định coi Việt nam là nước có nền kinh tế phi thị trường (NME).

Sau khi phản đối không thành quyết định bất lợi này, tháng 12 năm 2002, VASEP chính thức đề nghị DOC sử dụng Bangladesh là nước thứ ba để tính các chi phí sản xuất trong 5 nước được DOC đề xuất là Bangladesh, Ấn độ, Guinea, Kenya và Pakistan. Sở dĩ VASEP chọn Bangladesh là vì quốc gia này gần với Việt nam về một số yếu tố như mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người (380 USD/người), cùng nằm ở châu thổ các dòng sông lớn thuận tiện cho việc nuôi cá nước ngọt tương tự như catfish.

Ngày 27 tháng 1 năm 2003, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ là các công ty Việt nam có hành vi bán phá giá cá tra tại Mỹ và ấn định mức thuế chống phá giá từ 37.94% đến 61,88 % cho các công ty này, và một mức chung 63,88% cho toàn Việt nam. Ngay sau đó, VASEP đã phản đối và nêu lên những sai sót, bất hợp lý trong quyết định này. Tháng 3 năm 2003, DOC đã quyết định sửa lại mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các công ty tham gia vụ kiện (chẳng hạn như từ 61,88% xuống 31,45% cho Agifish, từ 53,96% xuống 38,09% cho Navisfishco) và giữ nguyên mức 63,88% cho các công ty không tham gia.

Sau phán quyết cuối cùng này của DOC, kết quả của vụ kiện chỉ còn tuỳ thuộc vào phán quyết của ITC về vấn đề thiệt hại hại. Ngày 24 tháng 7 năm 2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng, khẳng định các doanh nghiệp Việt nam đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Mỹ, do đó ấn định mức thuế chống bán phá giá từ 36,84 đến 63,88%.



Tình huống 2: Vụ kiện chống bán phá giá ngũ cốc từ Mỹ

- Bên khởi kiện: Hiệp hội các sản phẩm nông nghiệp Mexico.

- Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến ngũ cốc của Mỹ.

- Nội dung vụ kiện:

Tháng 1 năm 1998, cơ quan chức năng của Mexico đã quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ngũ cốc giàu hàm lượng đường - một sản phẩm thường được sử dụng trong các đồ uống và một số sản phẩm khác tại thị trường Mexico. Lý do là Mexico cho rằng những sản phẩm ngũ cốc nhập khẩu từ Mỹ có giá rất thấp và đe doạ đến ngành công nghiệp sản xuất đường và thực phẩm của quốc gia này.

Sau khi có phán quyết của tòa án Mexico, Mỹ đã khởi kiện lên WTO và đề nghị cơ quan này xem xét lại tính hợp pháp của việc áp thuế chống bán phá giá.

Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép áp thuế chống bán phá giá, nếu việc phá giá là có thật và gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Lập luận của phía Mỹ là các cơ quan chức năng của Mexico đã không tiến hành điều tra chống bán phá giá theo đúng trình tự, những phân tích về khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất còn nhiều kẽ hở và chưa thực sự chính xác, các quyết định áp thuế chống bán phá giá không dựa trên cơ sở thực tế là hàng nhập khẩu từ Mỹ đang tăng mạnh. Mỹ đưa ra một vài số liệu cho thấy trung bình hàng năm sản lượng ngũ cốc từ Mỹ vào thị trường Mexico chỉ tăng khoảng 10%, hoàn toàn không đủ đe dọa đến thị trường trong nước.

Tháng 1 năm 2000, WTO đã ra quyết định rằng có nhiều bằng chứng cho thấy việc áp thuế chống bán phá giá của Mexico là chưa thực sự chuẩn xác do quốc gia này không xác định rõ ràng mức độ thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. WTO cũng kết luận rằng những phân tích của Mexico không được tiến hành một cách khác quan. Mexico đã kháng nghị quyết định này lên Ban hội thẩm của WTO và vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Sau đó, Ban hội thẩm của WTO đã ra phán quyết rằng việc Mexico đánh thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm ngũ cốc giàu hàm lượng đường là không đúng với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO. Ban hội thẩm cũng khước từ quyền kháng cáo tiếp theo của Mexico và buộc quốc gia này phải hủy bỏ các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm ngũ cốc nhập khẩu từ Mỹ.


3. Vụ kiện giữa Hoa Kỳ - EU Vụ về trợ cấp máy bay

-Bên khởi kiện: cả hai bên

- Bên bị kiện: cả hai bên

- Nội dung vụ kiện:



Vụ tranh chấp thương mại lớn nhất trong lịch sử giữa hai hãng hàng không Boeing (của Mỹ) và Airbus (của Liên minh châu Âu - EU) chưa được giải quyết đả gây căng thẳng cho các mối quan hệ buôn bán xuyên Đại Tây Dương. Mỹ đã chính thức đưa vấn đề này lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO), về phần mình EU đã nộp đơn tới WTO cáo buộc Mỹ viện trợ bất hợp pháp cho Boeing .

Căng thẳng giữa hai hãng hàng không âm ỉ từ cuối năm 2004 và tiếp tục bùng phát vào cuối tháng 5-2005 khi Boeing lớn tiếng phản đối việc đối thủ bên kia bờ đại dương là Airbus đang đề nghị chính phủ Anh trợ cấp để phát triển loại máy bay thân dài A350. Loại máy bay này được Airbus phát triển để cạnh tranh với chiếc 787 Dreamliner mà Boeing hy vọng sẽ tạo dựng vị thế độc tôn cho mình trên thị trường sản xuất máy bay toàn cầu. Do đó, dự án chế tạo A350 của Airbus được thông qua tháng 12-2004 và dự kiến sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2010, đã làm tăng tính quyết liệt đối với cuộc chiến vốn đã rất căng thẳng giữa Boeing và Airbus.

Tranh cãi giữa hai bên được đưa tới WTO từ tháng 10 năm 2005, sau khi Mỹ cáo buộc EU trợ cấp tài chính cho Airbus tung ra các mẫu máy bay mới và kết tội đây chẳng khác nào một hình thức trợ cấp xuất khẩu. Họ yêu cầu EU không được có động thái hỗ trợ Airbus tung ra dòng A350, đối thủ của Boeing 787 Dreamliner.

EU cáo buộc Mỹ có nhiều hỗ trợ ngầm cho Boeing thông qua ưu đãi thuế, chỉ định thầu các hợp đồng cung cấp máy bay cho quân đội. Hai bên đã ký thỏa thuận hạn chế trợ cấp hàng không vào năm 1992.

Ngày 20/7 năm 2005, WTO đã quyết định thành lập ban hội thẩm để điều tra vụ kiện cáo giữa EU và Mỹ về những cáo buộc tài trợ cho 2 nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing và Airbus. WTO sẽ thành lập 2 ban hội thẩm, một làm việc với Boeing và một làm việc với Airbus.

4.Vụ kiện thép –Hoa Kỳ

-Bên khởi kiện: EU, Nhật Bản và sáu quốc gia khác

- Bên bị kiện: Hoa Kỳ

- Nội dung vụ kiện:

Tháng 3/2002, Chính phủ Hoa Kỳ quyết định áp đặt mức thuế 30% đối với một loạt sản phẩm thép nhập khẩu. Nguyên nhân là do Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ thấy rằng lượng thép nhập khẩu lớn bất ngờ tràn vào thị trường Hoa Kỳ, gây tổn thất cho ngành công nghiệp thép trong nước và kết luận các sản phẩm thép này được bán phá giá trên thị trường Mỹ.

Nhiều hãng sản xuất thép của Mỹ đã đứng trước nguy cơ phá sản nhiều năm nhưng tốc độ tái cơ cấu lại vô cùng chậm chạp. Họ cho rằng biểu thuế nhập khẩu thép cao sẽ để cho họ dễ thở hơn, có thời gian lấy lại sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

EU cùng 8 nước khác đã hợp tác đệ đơn lên WTO kiện Hoa Kỳ vi phạm luật thương mại quốc tế. Uỷ ban giải quyết tranh chấp WTO vừa chính thức đưa ra kết luận hành động của Mỹ trái với các quy định của luật thương mại quốc tế và yêu cầu "Hoa Kỳ cần điều chỉnh lại biện pháp tự vệ sao cho phù hợp với quy định trong các nguyên tắc của WTO",

 Biện hộ cho mình, Hoa Kỳ cho rằng các chính sách thuế quan của nước này đều nhất quán với Hiệp định bảo hộ của WTO cho phép các nước hạn chế tạm thời hàng nhập khẩu khi chúng gây ''thiệt hại nghiêm trọng'' cho ngành công nghiệp đó trong nước. Tuy nhiên, WTO đã tuyên bố Washington đã không đưa ra được sự giải thích hợp tình hợp lý cho mối quan hệ giữa hiện tượng xuất khẩu tăng mạnh và cái gọi là ''thiệt hại nghiêm trọng'' gây ra cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ.

Dù đã có phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì mức thuế nói trên 9 tháng tiếp đó.

11/ 2003 EU yêu cầu Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cho phép áp dụng biện pháp trả đũa đối với hành vi không tuân thủ phán quyết giải quyết tranh chấp này của Hoa Kỳ và được chấp thuận. Theo đó, EU có quyền áp dụng biểu thuế trả đũa đối với hàng hoá của Mỹ nhập khẩu vào cộng đồng này tương đương mức thiệt hại mà EU phải chịu do thuế nhập khẩu thép vào Mỹ gây ra. EU đang lên kế hoạch tăng thuế cao hơn 8 đến 30% đối với hàng xuất khẩu từ Mỹ với tổng giá trị lên tới 2,2 tỷ USD.



5. Vụ kiện Nhật Bản- đồ uống có cồn:

-Bên khởi kiện: Hoa Kỳ, EU và Canada

- Bên bị kiện: Nhật Bản

- Nội dung vụ kiện:

Luật thuế đối với đồ uống có cồn của Nhật Bản (The Japanese Liquor Tax Law), phân loại các thức uống có cồn ra làm 10 loại và các loại phụ bổ sung bao gồm: 1.Sake, 2. Sake Compound, 3. Shochu (Nhóm A và Nhóm B), 4. Mirin, 5. Beer, 6. Wine (wine and sweet wine), 7. Wishky/Brandy, 8. Spirits, 9. Liqueurs, 10. Miscellaneous (gồm nhiều loại phụ). Theo Luật này, một số loại đồ uống có cồn nhập khẩu như Rum, Vodka, Brandy, và các loại rượu nhập khẩu khác phải chịu một khoản thuế trong nước. Tuy nhiên, rượu Shochu của Nhật Bản lại chịu mức thuế thấp hơn nhiều, với căn cứ là rượu Shochu được xếp vào nhóm khác với các loại rượu nhập khẩu kể trên.

Hoa Kỳ, EU và Canada khiếu kiện rằng luật thuế của Nhật Bản đã vi phạm khoản 2 điều III của GATT 1947. Cụ thể là Nhật Bản đã áp dụng các mức thế khác nhau cho những “sản phẩm tương tự” hay các “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế nhau” giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước. Vấn đề cần xác định là:



  • Liệu rượu Shochu của Nhật Bản và các loại rượu nhập khẩu (Whisky, Brandy,…) có phải là sản phẩm tương tự hay không?

  • Nhật Bản phản đối cáo buộc của bên nguyên đơn, lập luận rằng các quy định của họ không nhằm mục đích bảo vệ hay bất cứ tác động tích cực nào khác cho hàng nội địa. Nhật Bản đưa ra một định nghĩa khá hẹp về “sản phẩm tương tự”, đó là chỉ khi chúng giống hệt nhau.

  • Ban Hội thẩm đã từ chối cách tiếp cận hạn chế của Nhật Bản khi đưa ra tiêu chí để xác định “sản phẩm tương tự”.

+ Ban Hội thẩm lưu ý rằng các bên tranh chấp yêu cầu xác định rõ một số sản phẩm trong vụ tranh chấp là “sản phẩm tương tự” và một số sản phẩm khác là “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế”. Và họ kết luận rằng, dù các hàng hóa đang xem xét có là “sản phẩm tương tự” hay không cũng phải được xác định theo từng trường hợp cụ thể, về cơ bản, để xác định vấn đề này, cần căn cứ vào đặc tính của sản phẩm, bản chất tự nhiên và chất lượng sản phẩm, vào mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm, căn cứ vào thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, cũng như đáp ứng các tiêu chí khác trong bảng phân loại thuế quan.

+ Hàng hóa được xem là “cạnh tranh trực tiếp” sẽ được xác định dựa vào khả năng thay thế lẫn nhau của hàng hóa trên cơ sở so sánh giá cả giữa chúng, so sánh khả năng mua được trên thị trường và so sánh các mối tương quan mang tính cạnh tranh khác giữa chúng.

+ Căn cứ trên thị trường Nhật Bản, Ban Hội thẩm kết luận rằng Shochu và Vodka là những sản phẩm tương tự và Nhật Bản khi đánh thuế cao hơn đối với rượu Vodka đã vi phạm nghĩa vụ của họ theo câu đầu tiên, Khoản 2 Điều III GATT. Thêm nữa, với rượu Shochu, whisky, brandy, rum, gin, genever, liqueurs và “các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế” khác Nhật Bản cũng không áp thuế tương tự nhau và do đó, vi phạm nghĩa vụ theo câu thứ 2, Khoản 2 Điều 3 GATT. Trong phần kết luận và khuyến nghị, Ban Hội thẩm kết luận rằng Nhật Bản đã vi phạm nghĩa vụ đã cam kết theo Điều III Khoản 2, câu thứ nhất và câu thứ hai và khuyến nghị Nhật Bản điều chỉnh các quy định của mình về phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết theo GATT 1994.

+ Về cơ bản, Cơ quan Phúc thẩm của WTO đồng ý với quyết định của Ban Hội thẩm



Tình Huống 6:

TRANH CHẤP GIỮA NHẬT BẢN VÀ MỸ

LIÊN QUAN ĐẾN BIỆN PHÁP ẢNH HƯỞNG VIỆC NHẬP KHẨU TÁO MỸ.

Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds245_e.htm 

Nội dung ngắn gọn của tranh chấp:

Vụ tranh chấp số WT/DS 245 – các biện pháp ảnh hưởng đến việc nhập khẩu táo.

Bên khiếu kiện: Mỹ.

Bên bị khiếu kiện: Nhật Bản.

Các bên thứ ba: Úc, Braxin, Đài Bắc Trung Quốc, Cộng đồng châu Âu, New Zealand.

Ngày yêu cầu tham vấn: ngày 1 tháng 3 năm 2002.

Ngày công bố bản báo cáo của Panel: ngày 15 tháng 7 năm 2003.

Ngày công bố bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm: ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Giải pháp được thông báo vào ngày 2 tháng 9 năm 2005.

Ngày 1 tháng 3 năm 2002, Mỹ yêu cầu tham vấn với Nhật Bản về việc Nhật Bản hạn chế việc nhập khẩu táo từ Mỹ. Việc khiếu nại của Mỹ bắt nguồn từ việc Nhật áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo của Mỹ mà việc hạn chế này được cho là cần thiết để ngăn chặn căn bệnh làm thối lê, táo… Mỹ khiếu nại về việc cấm nhập khẩu táo từ các vườn trái cây nơi mà căn bệnh làm thối lê táo ấy bị phát hiện. Và theo yêu cầu của Nhật thì trái cây xuất khẩu phải được kiểm tra 3 năm một lần để phát hiện sự hiện diện của căn bệnh ấy và bất cứ sự thiếu tiêu chuẩn, phẩm chất nào của các vườn trái cây xuất khẩu tới Nhật phải kiểm tra xem có căn bệnh ấy hay không trong vòng 500m xung quanh các vườn trái cây này. Do vậy, Mỹ cho rằng các biện pháp mà Nhật áp dụng là không nhất quán với các điều : điều 11 Gatt 1994; điều 2.2, 2.3, 5.1, 5.2, 5.3, 5.6, 6.1, 6.2, 7 và phụ lục B của hiệp định SPS; điều 14 hiệp định về nông nghiệp.

 

Các mốc thời gian của vụ tranh chấp trên:

01/03/2002 Mỹ gởi yêu cầu tham vấn.

07/05/2002 Ban hội thẩm được thành lập.

15/07/2003 bản báo cáo của ban hội thẩm được thông qua.

28/08/2003 Nhật thông báo về việc kháng cáo.

26/11/2003 Bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm được thông qua.

10/12/2003 DSB thông qua bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm và của panel.

30/06/2004 Mỹ và Nhật gởi đến DSB các thủ tục xác nhận giữa các bên theo điều 21 và 22 của hiệp định DSU.

02/09/2005 các bên đạt được sự thỏa thuận cuối cùng.

 

Vấn đề pháp lý liên quan đến vụ tranh chấp:

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Erwiniw Amylovora, Nhật Bản đã áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo Mỹ. Như vậy hành động này của Nhật Bản là đúng với khoảng b điều 20 của hiệp định Gatt hay không? Hay cơ sở mà Nhật lấy để áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu táo Mỹ là đi ngược lại với các quy định của hiệp định SPS ( the Agreement on the application on Sanitary and phytosanitary Measures – các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật) ?

Vi khuẩn Erwinia Amylovora này có ảnh hưởng đối với lê, táo … hay không? Có hại đối với sức khỏe con người hay không?

 

Quan điểm về vụ tranh chấp trên:

Mục đích cơ bản của hiệp định SPS là duy trì quyền lợi tối cao của tất cả các nước thành viên, đó là xây dựng mức bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, động thực vật thích hợp, nhưng phải bảo đảm rằng các quyền lợi này không bị lạm dụng với mục đích bảo hộ và không được tạo ra các rào cản thương mại quốc tế trá hình.

Căn cứ vào khoản b điều 20 hiệp định gatt 1994 và để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Erwinia amylovora, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo Mỹ. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 2.2 hiệp định SPS thì tất cả các biện pháp SPS chỉ có thể được áp dụng trên cơ sở khoa học và không thể duy trì nếu thiếu chứng cứ khoa học. Thật vậy, các bằng chứng khoa học đã cho ta thấy rằng vi khuẩn Erwinia amylovora mặc dù có ảnh hưởng đến một số loại thực vật như lê và táo nhưng vi khuẩn này không có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặt khác, việc Nhật Bản hạn chế nhập khẩu hầu như bất kì loại táo nào của Mỹ kể cả các loại táo được chứng nhận an toàn là đi ngược lại các tiêu chí mà WTO đặt ra đó là thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới. Do vậy, theo quy định tại Điều 2.2 hiệp định SPS, việc hạn chế nhập khẩu táo của Nhật Bản không trên cơ sở, chứng cứ khoa học đã triệt tiêu hoặc hạn chế các lợi ích của Mỹ. Do vậy, Nhật Bản phải gỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu táo từ Mỹ.

 

Kết luận rút ra từ vụ tranh chấp trên:

Điều 3 hiệp định SPS khuyến khích các nước thành viên thiết lập các biện pháp SPS phù hợp với các tiêu chuẩn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như ủy ban an toàn thực phẩm CAC… Và trên thực tế thì các tiêu chuẩn quốc tế thường cao hơn tiêu chuẩn quốc gia. Hiệp định SPS cho phép quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, nếu tiêu chuẩn quốc gia đưa ra cao hơn tiêu chuẩn quốc tế thì quốc gia ấy phải đưa ra các cơ sở khoa học để chứng minh. Vì Mỹ đã tìm ra các chứng cứ khoa học bác bỏ lập luận của Nhật Bản nên trong vụ tranh chấp trên Mỹ đã "thành công" trong việc buộc Nhật Bản gỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo Mỹ.

Tình huống 7:

Vụ tranh chấp

Quy chế thương mại đối với thịt bò tươi, đông lạnh nhập khẩu của Hàn Quốc” (vụ tranh chấp “Thịt bò-Hàn Quốc”)1



XEM: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds169_e.htm

(a) Các bên tranh chấp

Nguyên đơn: Mỹ, Úc

Bị đơn: Hàn Quốc

Bên thứ ba: New ZeaLand, Canada

Vấn đề pháp lý chủ yếu của vụ tranh chấp này là việc Hàn Quốc phân biệt thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa trong cơ chế bán lẻ song song có phải là vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia?

(b) Nội dung cụ thể

Năm 1999, Hàn Quốc thiết lập cơ chế bán lẻ song song đối với thịt bò, theo đó các cửa hàng thịt và siêu thị trong nước muốn bán thịt bò nhập khẩu phải có giấy phép riêng biệt do cơ quan quản lý thị trường cấp, khi bán phải để thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa tại các quầy thịt riêng biệt và phân biệt rõ ràng bằng các biển ghi chú “Quầy thịt nhập khẩu đặc chủng”.

Tháng 2/1999, Mỹ và Úc, hai ước nhập khẩu thịt bò chủ yếu vào Hàn Quốc đã đưa vụ việc này ra WTO với lập luận Chính phủ Hàn Quốc vi phạm nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (Điều III, GATT). Vụ tranh chấp được thụ lý bởi cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DBS) ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

(c) Lập luận của các bên

Hàn Quốc lập luận rằng việc đưa ra chế độ bán lẻ song song là không vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia theo quy định của Điều III GATT bởi điều khoản này chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên WTO đảm bảo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa. Như vậy, việc yêu cầu bán thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa tại hai quầy khác nhau là hoàn toàn bảo đảm điều kiện cạnh tranh bình đẳng. Cơ chế bán lẻ song song thực tế vẫn bảo đảm sự “đại ngộ không kém thuận lợi hơn cho hàng hoá nước ngoài” theo quy định của Điều III, GATT. Ngoài ra Hàn Quốc giải thích mục đích chính của yêu cầu phân loại quầy bán thịt bò là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Hàn Quốc. Theo lập luận của Hàn Quốc thì thịt bò của Han Quốc ngon hơn và tươi hơn thịt bò nhập khẩu và vì thế đắt hơn thịt bò nhập khẩu, tuy nhiên khi đặt trên cùng một quầy thì người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là thịt bò nội địa đâu là thịt bò nhập khẩu. Điều này dễ dẫn đến tình trạng chủ cửa hàng cố tình đánh lừa người tiêu dùng khi để chung hai loại thịt cùng một nơi. Chính vì vậy việc phân biệt bằng các biển thông báo là cần thiết và cũng là phương thức bảo vệ lợi ích người tiêu dùng đơn giản và rẻ tiền nhất. Quy chế này hoàn toàn phù hợp với quy định của Điều XX (d), Hiệp định GATT (ngoại lệ chung liên quan tới chính sách bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng)

Mỹ và Úc lập luận rằng cơ chế bán lẻ song song của Hàn Quốc là vi phạm quy định của điều III, GAT trước hết bởi việc phân biệt hàng nhập khẩu khỏi hệ thống bán lẻ thông thường hạn chế cơ hội thị trường tiêm tàng của thịt bò nhập khẩu. Việc yêu cầu giấy phép riêng biệt để bán thịt bò nhập khẩu là một thủ tục không cần thiết, gây tâm lý cho chủ cửa hàng và vì thế ít cửa hàng bán thịt bò nhập khẩu. Ngoài ra, việc yêu cầu các quầy hàng riêng biệt để bán thịt bò nhập khẩu hạn chề khả năng so sánh chất lượng thịt và giá cả của người tiêu dùng.Việc thịt bò nhập khẩu không được hưởng cơ hội cạnh tranh và điều kiện bán tương tự như thịt bò nội địa tại các cửa hàng thịt và siêu thị ở Hàn Quốc có thể lập luận cơ chế bán lẻ song song do chính phủ Hàn Quộc đề ra là sự đãi ngộ kém thuận lợi hơn so với thịt bò nội địa.

Bên cạnh đó, Mỹ và Úc cũng cho rằng quy định của Hàn Quốc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều XX (d) bởi vì Điều khoản này đòi hòi quốc gia phải chỉ ra quy định liên quan phải dựa trên cơ sở luật hay quy chế pháp lý cụ thể. Trong khi đó Hàn Quốc không chỉ ra được luật hay quy chế pháp lý sẽ có hiệu lực liên quan tới việc phân biệt thịt bò nhập khẩu ở các cửa hàng bán lẻ. Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng không chỉ ra được rằng hạn chế bán lẻ là cần thiết để bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Cũng như không có bằng chứng thuyết phục cho thấy việc lừa dối khách hàng của chủ cửa hàng là có thực. Hàn Quốc vì vậy không thể vận dụng điều XX (d) Hiệp định GATT để giải thích cho quy định về quy chế bán lẻ của mình.



(d) Quyết định về vụ việc

Ngày 31 tháng 7 năm 2000 Ban hội thẩm của WTO sau khi xem xét vụ việc đã ra quyết định rằng cơ chế bán lẻ song song của Hàn Quốc là phân biệt đối xử đối với thịt bò nhập khẩu vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của Điều III:4 Hiệp định GATT. Đồng thời bác bỏ lập luận của Hàn Quốc đối với hiệu lực của điều XX (d) Hiệp định GATT.

Tại cấp xét xử phúc thẩm, cơ quan phúc thẩm của WTO tiếp tục khẳng định biện pháp phân loại hàng hoá nhập khẩu trong cơ chế bán lẻ của Hàn Quốc là vi phạm Điều III, Hiệp định GATT. Đồng thời đưa ra giải thích cụ thể về vấn đề diễn giải điểu khoản ngoại lệ chung trong Hiệp định GATT, theo đó “một biện pháp thương mại không phù hợp với quy định chung của GATT nhưng vẫn được coi là hợp pháp trên cơ sở của điều XX (d) hiệp định GATT nếu đáp ứng được 2 yêu tố. Thứ nhất, biện pháp đó phải được thiết lập nhằm “bảo đảm việc tuân thủ” pháp luật hoặc quy chế pháp lý có nội dung không trái với các quy định của GATT 1994. Thứ hai, biện pháp phải là “cần thiết” để bảo đảm thực thi những quy định đó. Bất kỳ quốc gia thành viên nào muốn vận dụng điều XX (d), Hiệp định GATT biện chứng cho biện pháp thương mại của mình phải chứng minh được hai yếu tố này.

Ngày 2/12/2000, Cơ quan phúc thẩm của WTO đưa ra phán quyết cuối cùng yêu cầu Hàn Quốc phải chấm dứt thực hiện quy chế bán lẻ song song và thiết lập một cơ chế phù hợp với nghĩa vụ của họ theo quy định của Hiệp định GATT.2



Tình Huống 8:

Vụ Indonesia – Auto

(WT/DS 54, 55, 59, 64)

http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds54_e.htm

Phất lờ kinh nghiệm phát triển của các nước Đài Loan, Singapo, Thụy Sĩ và các nước Scandinavia, nhiều nước thuộc thế giới thứ ba coi việc thành lập nghành công nghiệp ôtô trong nước và cố gắng đến mức độ có thể đảm bảo tự cung cấp đủ ôtô là một phận tối cần thiết của quá trình tăng trưởng kinh tế. Cựu thủ tướng Inđônêsia ông Suharto đã trở thành nạn nhân của tư duy kiểu này. Tháng 02- 1996 Ông công bố “ chương trình ôtô tiên phong” (PAP) nhằm sản xuất ôtô hiệu Inđônêsia.

Theo PAP “ xe hơi Timo 1500 phân khối”. Phương tiện vận tải quý hoá này do xí nghiệp liên doanh giữa hãng KIA của Hàn Quốc và công ty Timo Patra Nasional PTY ( TPN), một công ty do TomMy làm chủ sở hữu, trong đó KIA chiếm 35% vốn số còn lại của TPN, sản xuất. Do TPN không có phương tiện sản xuất ôtô tại Inđônêsia nên công ty này được phép nhập khẩu tối đa là 45.000 ôtô nguyên chiếc miễn thuế từ Hàn Quốc, đồng thời được bán số ôtô này tại Inđônêsiakhông phải trả thuế, trong thời gian một năm ( từ 03-1996 đến 09- 1997).

Chuyến thứ nhất với 4000 chiếc Timo cập bến JaKaTa vào tháng 08- 1996. Tháng 02- 1997, TPN bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất ôtô tại JaKaTa với công suất sản xuất là 120.000 chiếc/năm. Dự tính sẽ hoàn thành việc xây dựng nhà máy vào tháng 09- 1998. Cần lưu ý là đối với tất cả những nhà nhập khẩu xe ôtô còn lại thì mức thuế thông thường của Inđônêsia là 200% đối với phương tiện vận chuyển người và xe gia đình. Đối với các phương tiện vận tải khác, thuế quan nằm ở mức từ 5- 10%, tuỳ thuộc chúng được nhóm vào loại nào. Ngoài ra theo PAP, các nnhà sản xuất xe Nhật, Hoa Kỳ và các nước ngoài khác bị hạn chế cạnh tranh tại thị trường Inđônêsia qua việc hạn chế về tên sản phẩm.

Lẽ tự nhiên, các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản, người chiếm giữ tới 95% thị trường ôtô Inđônêsia tính đến tháng 10- 1996, khiếu nại chuyện này; General Motors, công ty lắp rắp Chevolet Balaren thể thao tay lái bên phải cũng khiếu nại. Lượng bán xe của các công ty nước ngoài giảm, còn ngưòi tiêu dung Inđônêsia ngừng mua xe Nhật, Hoa Kỳ, Châu Âu để chờ mua xe Timor. Do mức thuế quan quá cao cũng như cơ cấu thuế bán xe bất hợp lý, làm sao các công ty nước ngoài có thể cạnh tranh với giá của Timor từ 12.300 USD đến 20.600 USD/chiếc, tức chỉ bằng nửa giá thành xe Nhật rẻ nhất.

Sự việc còn trở nên tồi tệ hơn khi vào tháng 06-1996, Chính phủ Inđônêsia ban hành tiếp sắc lệnh về PAP. Thứ nhất, KIA được phép lắp rắp xe ở Hàn Quốc sau đó nhập miễn thuế vào Inđônêsia và bán ở Inđônêsia cũng không phải chịu thuế. Thứ hai, nhà sản xuất ôtô nước ngoài làm xe chở khách cỡ trung bình, xe chở khách cỡ nhỏ hoặc xe tải nhỏ ở Inđonêsia có thể được xin miễn thuế đánh vào bán hang xa xỉ, thuế tiêu thụ đặc biệt ( một khoản thuế khá nặng, 35% đối với xe chở khách, 20% đối với các phưong tiện vận chuyển thương mại khác) và miễn thuế đối với nhập khẩu linh kiện rời (mức thuế khá nạng là 65%), nhưng với điều kiện là đáp ứng được 60% hàm lượng hàng nội địa. Ngược lại Timor có thể được xin miễn thuế hàng xa xỉ và thuế nhập khẩu tương tự mà chỉ cần đáp ứng 20% yêu cầu hàm lượng nội địa tính đến thời điểm cuối năm sản xuất thứ nhất ở Inđônêsia (09-1997), và 10% tính đến cuối năm thứ hai. Chỉ đến cuối năm thứ ba khi đuợc sản xuất ở Inđônêsia thì Timor mới phải đáp ứng yêu cầu 60% hàm lượng nội địa để được miễn hai loại thuế trên. Chưa cần nói đến quy định của GATT- WTO, yêu cầu 60% hàng nội địa quả là nực cười, khi Tôyôta, hãng sản xuất xe hiệu Kijang thông dụng nhất ở Inđônêsia cũng không vượt nổi mốc 40% hàm lượng nội địa tính cho đến đầu thập niên 90, đó là chưa nói sau khi hãng này đã đầu tư khá nhiều vào các nhà máy của Inđônêsia.



Các bên tranh chấp:

Các bên Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu lập luận, sắc lệnh tháng 06- 1996 vi phạm trắng trợn nghĩa vụ MFN và NT của Inđônêsia, kể cả Điều III của GATT cấm đặt ra yêu cầu xuất xứ hàng nội địa. Inđônêsia cũng đồng thời vi phạm cam kết “ giữ nguyên trạng” đối với WTO mà theo đó Inđônêsia không được công bố mức thuế quan mới hoặc các quy định khác về thuế đối với nghành sản xuất ôtô. Ngoài ra thuế quan ưu đãi và áp dụng thuế đến mức có thể coi là trợ cấp riêng rẻ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với quyền lợi của các nước này, gây tình trạng ép giá, mất giá và mất khả năng bán- Tất cả đều có thể bị coi là vi phạm Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) kí tại vòng URUGUAY. Ngoài ra Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu cũng cáo buộc Inđônêsia vi phạm Hiệp định TRIPS; PAP làm nhụt chí các nhà sản xuất ôtô nước ngoài, những ngưòi có thể muốn liên doanh với các công ty Inđônêsia để sản xuất ôtô trong nước, trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá toàn cầu của họ đối với xe sản xuất tại Inđônêsia; và vì lẽ đó, có thể họ phải huỷ nhãn hiệu hàng hoá này ở Inđônêsia do không sử dụng.

Về phần mình, Inđônêsia cho rằng đã mở cửa thị trường ôtô trên 20 năm; còn bây gìơ Inđônêsia chỉ áp dụng ngoại lệ trong 3 năm để giúp phát triển một ngành sản xuất mới mà thôi. Ngoài ra liên doanh KIA- TPN nhập khẩu Timor sản xuất tại Hàn Quốc phải đặt cho cục Hải quan Inđônêsia một khoản tiền bảo lãnh ngân hàng bằng số tiền thuế nhập khẩu và số tiền thuế hàng xa xỉ đuợc miễn; như vậy có thể nói Timor không được đối xử một cách quá khác, quá ưu tiên so với các loại ôtô khác được sản xuất tại Inđônêsia. Tháng 05- 1997, sau khi Nhật Bản tính khiếu nại lên WTO vào tháng 10- 1996, và sau khi Hoa Kỳ và Châu Âu cùng khiếu nại, cùng với việc Inđônêsia bất chấp tất cả tuyên bố kế hoạch sản xuất ôtô trong nước thứ hai, “ Sportage”, một loại xe thể thao nhỏ sẽ liên doanh KIA- PTN sản xuất, bắt đầu từ đầu năm 1998. Sportage cũng sẽ được hưởng đối xử ưu tiên giống như Timor. Ngoài ra, Chính phủ Inđônêsia còn chỉ thị cho 10 ngân hàng tư nhân và 3 ngân hàng nhà nước cho liên doanh KIA- TPN vay 690 triệu USD để hình thành công trình xây dựng nhà máy mới. Tháng 06- 1997, chính quyền SuHarTô chỉ thị tiếp là tất cả các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chỉ được duyệt mua ôtô do Inđônêsia sản xuất.

Lập luận của Inđônêsia không đủ sức thuyết phục ban hội thẩm của WTO; Tháng 08- 1998, ban ra báo cáo nhan đề: Inđônêsia- Một số biện pháp ảnh hưởng đến ngành sản xuất ôtô. Ban hội thẩm phán quyết như sau: thuế quan và lợi ích thuế theo PAP vi phạm nghĩa vụ MFN và NT của Inđônêsia quy định tương ứng tại các điều I và II:2 của GATT; điều kiện yêu cầu hàm lượng hàng nội địa để được ưu đãi thuế quan và thuế hàng xa xỉ, thuế tiêu thụ đặc biệt theo PAP vi phạm Điều 2 Hiệp định TRIPS. Tóm lại, việc phân biệt đối xử đối với hàng tương tự của các nhà sản xuất khác nhau đồng thời đặt điều kiện về hàm lượng hàng nội địa, cho hưởng ưu đãi thuế và trợ cấp sản xuất trong nước và loại đối thủ cạnh tranh là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ban hội thẩm bác ý kiến của Hoa Kỳ cho rằng trợ cấp PAP gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất ôtô Hoa Kỳ do bán hàng rẻ hơn nhiều so với ôtô Hoa Kỳ ở Iđônêsia. Ban hội thẩm cũng bác lập luận về vi phạm Hiệp định TRIPS của Hoa Kỳ.



Kết Luận:

Với những tư duy của mình, Chính phủ Inđônêsia đã phải trả giá cho những tư duy không thể chấp nhận đó. Hậu quả là nền kinh tế Inđônêsia sụp đổ do ảnh hưởng dây chuyền của khủng hoảng kinh tế ở Châu Á. Qua vụ tranh chấp, chúng ta có thể thấy một quốc gia muốn phát triển cũng phải có quy luật và phải theo những quy tắc nhất định. Không thể làm trái với tự nhiên, những gì đã được thống nhất bởi đại đa số các quốc gia. Vụ Inđônêsia vi phạm các Điều I và II:2 của GATT và các Hiệp định SCM và TRIPS. Theo quy định tại Điều I và II:2 thì PAP vi phạm nguyên tắc MFN và NT.

Anh chị hãy tham khảo vụ tranh chấp thứ hai của WTO (Vụ xăng Venezuela – Hoa kỳ) và trình bày vắn tắt về những nguyên tắc hoạt động của WTO thể hiện trong vụ tranh chấp này.

Tình Huống 9

Vụ Xăng Venezuela – Hoa Kỳ

Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds2_e.htm

Ngày 23/1/1995, Vênêzuêla đã đệ đơn kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến việc Mỹ áp dụng các quy định phân biệt đối xử với xăng dầu nhập khẩu và Vênêzuêla đã chính thức yêu cầu mở các cuộc tham khảo ý kiến với Mỹ. Khoảng hơn một năm sau (ngày 29/1/1996), Nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm giải quyết vụ kiện đã hoàn thành việc soạn thảo báo cáo cuối cùng của mình. (Trong thời gian đó, Braxin đã trở thành một bên liên quan đến vụ kiện sau khi đệ đơn kiện vào tháng 4/1996. Và cũng Nhóm chuyên gia đó đã thụ lý cả hai đơn kiện). Mỹ đòi xét xử phúc thẩm. Cơ quan phúc thẩm đã soạn thảo báo cáo và được Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua ngày 20/5/1996, tức là một năm 4 tháng sau khi nước đầu tiên đệ đơn kiện.

Sau đó, Mỹ và Vênêzuêla phải cần tới sáu tháng rưỡi để thoả thuận về các biện pháp mà Mỹ sẽ phải thực hiện. Thời hạn thoả thuận cho việc thực hiện giải pháp là 15 tháng tính từ khi kết thúc phiên xử phúc thẩm (tức là từ ngày 20/5/1996 cho đến 20/8/1997).

Vụ tranh chấp nảy sinh khi Mỹ áp dụng đối với xăng nhập khẩu các quy định về thành phần hoá lý ngặt nghèo hơn so với xăng được tinh chế tại Mỹ. Theo quan điểm của Vênêzuêla (và sau đó là của Braxin), điều đó là không công bằng vì xăng của Mỹ không bị lệ thuộc vào các chuẩn mực đó; biện pháp này là đi ngược lại nguyên tắc “đối xử quốc gia” và không thể chứng minh là trường hợp ngoại lệ theo các quy định thông thường của WTO liên quan tới các biện pháp y tế và các biện pháp bảo vệ môi trường. Nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm giải quyết vụ tranh chấp đã kết luận là Vênêzuêla và Braxin đã có lý. Trong bản báo cáo của mình, Cơ quan phúc thẩm khẳng định các kết luận của Nhóm chuyên gia (chỉ thay đổi một vài điểm tham chiếu pháp luật do Nhóm chuyên gia đưa ra). Mỹ đã thoả thuận với Vênêzuêla sẽ sửa đổi quy định của mình sau thời gian 15 tháng; và ngày 26/8/1997 họ đã thông báo với Cơ quan giải quyết tranh chấp việc ký kết một quy định mới vào ngày 19/8/1997.



Thời gian
(0 = thời điểm
bắt đầu xét xử)

Thời hạn

Ngày

Diễn biến vụ kiện (dự kiến
trong Bản ghi nhớ/
thời hạn thực tế)

- 5 năm

 

1990

Luật chống ô nhiễm khí quyển của Mỹ được sửa đổi

- 4 tháng

 

9/1994

Mỹ hạn chế nhập khẩu xăng theo Luật chống ô nhiễm khí quyển.

0

 

60 ngày


23/1/1995

Vênêzuêla đệ đơn kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp và yêu cầu tham khảo ý kiến với Mỹ.

+ 1 tháng

 

24/2/1995

Các cuộc tham vấn đã diễn ra nhưng thất bại.

+2 tháng

 

25/3/1995

Vênêzuêla yêu cầu Cơ quan giải quyết tranh chấp thành lập nhóm chuyên gia.

+2 tháng rưỡi

 

30 ngày


10/4/1995

Cơ quan giải quyết tranh chấp chấp nhận thành lập nhóm chuyên gia. Mỹ không phản đối. (Braxin cũng đệ đơn kiện và yêu cầu có các cuộc tham khảo ý kiến với Mỹ).

+3 tháng

 

28/4/1995

Nhóm chuyên gia được thành lập (vào ngày 31/5, và cũng chịu trách nhiệm xem xét cả đơn kiện của Braxin)

+ 6 tháng

9 tháng


10-12/7 và

13-15/7/1995



Nhóm chuyên gia họp ((Thời hạn dự kiến: 6 tháng + thời gian kéo dài))

+ 11 tháng

 

11/12/1995

Nhóm chuyên gia trao báo cáo giữa kỳ cho Mỹ, Vênêzuêla và Braxin để xem xét.

+1 năm

 

29/1/1996

Nhóm chuyên gia trao báo cáo cuối cùng cho Cơ quan giải quyết tranh chấp

+ 1 năm 1 tháng

 

21/2/1996

Mỹ yêu cầu xét xử phúc thẩm

+1 năm 3 tháng

60 ngày

29/4/1996

Cơ quan phúc thẩm công bố báo cáo của mình

+ 1 năm 4 tháng

30 ngày

20/5/1996

 Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm.

+ 1 năm 10 tháng rưỡi

 

3/12/1996

Mỹ và Vênêzuêla thoả thuận về việc Mỹ sẽ phải làm (thời hạn thực hiện là 15 tháng kể từ ngày 20/5)

+ 1 năm 11 tháng rưỡi

 

9/1/1997

Mỹ công bố cho Cơ quan giải quyết tranh chấp bản báo cáo đầu tiên về tình hình thực hiện các thoả thuận.

+2 năm 7 tháng

 

19-20/8/1997

Mỹ ký một quy định mới (ngày 19/8). Kết thúc thời hạn thoả thuận thực hiện (ngày 20).



Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 1.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương